Giáo án Vật lý khối 9 - Học kì I - Tuần 12

I. MỤC TIÊU

- Mô tả được từ tính của nam châm

- Biết cách xác định các từ cực bắc, nam của nam châm vĩnh cửu

- Biết được các từ cực loại nào thì hút nhau, loại nào thì đẩy nhau

- Mô tả được cấu tạo và giải thích được hoạt động của la bàn

II.CHUẨN BỊ

- Thanh nam châm thẳng

- Sắt vụn

- Nam châm hình chữ U

- Kim nam châm

- La bàn

- Giá thí nghiệm

- Dây treo

 

doc5 trang | Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 591 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Vật lý khối 9 - Học kì I - Tuần 12, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 12 Tiết 23: NAM CHÂM VĨNH CỬU MỤC TIÊU Mô tả được từ tính của nam châm Biết cách xác định các từ cực bắc, nam của nam châm vĩnh cửu Biết được các từ cực loại nào thì hút nhau, loại nào thì đẩy nhau Mô tả được cấu tạo và giải thích được hoạt động của la bàn II.CHUẨN BỊ Thanh nam châm thẳng Sắt vụn Nam châm hình chữ U Kim nam châm La bàn Giá thí nghiệm Dây treo III.HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 1. Kiểm tra bài cũ: 2. Bài mới: GV : yêu cầu 1 HS đọc mục tiêu chương II Cá nhân HS đọc SGK ( T57 ) để nắm được những mục tiêu cơ bản của chương II GV cho 1 HS đọc mở bài SGK 3. Trình bày bài: HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ NỘI DUNG GHI Hoạt động 1: nhớ lại kiến thức ở lớp 5, lớp 7 về tình huống học tập GV: tổ chức cho HS nhớ lại kiến thức cũ: + Nam châm có đặc điểm gì? + Dựa vào kiến thức đã biết hãy nêu phương án loại sắt ra khỏi hỗn hợp ( sắt, gỗ, nhôm ) HS: nhớ lại kiến thức trả lời sau khi thảo luận nhóm GV: hướng dẫn thảo luận đề ra phương án đúng HS : trả lời và tiến hành thí nghiệm => báo cáo kết qủa thí nghiệm GV: nhấn mạnh nam châm có tính hút sắt Hoạt động 2: phát hiện thêm tính chất từ của nam châm GV : yêu cầu HS đọc SGK nắm yêu cầu C2, gọi 1 HS nhắc lại nhệm vụ HS : đọc C2, nắm vững yêu cầu GV: giao dụng cụ thí nghiệm cho các nhóm HS : Hoạt động nhóm tiến hành thí nghiệm C2 GV: yêu cầu từng nhóm trình bày từng phần của C2, sau đó yêu cầu nhóm khác nhận xét HS : đại diện nhóm trình bày và nhận xét GV: gọi HS đọc kết luận trang 58 và yêu cầu HS ghi kết luận vào vở HS : đọc kết luận và ghi vở GV: yêu cầu HS đọc phần thông báo SGK HS : đọc bài GV: yêu cầu HS dựa vào hình vẽ trong SGK và nam châm, gọi tên các loại nam châm HS : gọi tên nam châm Hoạt động 3: tìm hiểu sự tương tác giữa 2 nam châm Yêu cầu HS dựa vào hình vẽ 31.3 SGK và các yêu cầu ghi trong C3, C4 tiến hành làm thí nghiệm theo nhóm. HS : làm thí nghiệm và trả lời GV: sau khi HS làm thí nghiệm xong yêu cầu HS nêu kết luận về sự tương tác giữa các nam châm HS : các nam châm tương tác với nhau, cùng cực đẩy nhau, khác cực hút nhau. Từ tính của nam châm Bất kì nam châm nào cũng có hai từ cực. Khi để tự do cực luôn chỉ hướng bắc gọi là cực bắc, cực còn lại luôn chỉ hướng nam gọi là cực nam Sự tương tác giữa hai nam châm Khi đặt hai nam châm gần nhau, các từ cực cùng tên đẩy nhau, các từ cực khác tên hút nhau 4.Củng cố: GV: yêu cầu HS trả lời C6, nêu cấu tạo và hoạt động => tác dụng của la bàn HS : tìm hiểu la bàn và trả lời GV: tương tự yêu cầu HS trả lời C7, C8 HS : trả lời C7, C8 GV: yêu cầu HS khác nhận xét câu trả lời của nhóm bạn. HS : nhận xét 5. Dặn dò: GV: yêu cầu HS đọc có thể em chưa biết, làm bài tập SBT IV. RÚT KINH NGHIỆM Tuần 12 Tiết 24: TÁC DỤNG TỪ CỦA DÒNG ĐIỆN TỪ TRƯỜNG I MỤC TIÊU Mô tả được thí nghiệm về tác dụng từ của dòng điện Trả lời được câu hỏi từ trường tồn tại ở đâu Biết cách nhận biết từ trường CHUẨN BỊ Giá thí nghiệm Nguồn điện Kim nam châm Công tắc Dây nối Biến trở Ampe kế Đoạn dây constantan III.HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 1. Kiểm tra bài cũ: GV : yêu cầu HS nhắc lại từ tính của nam châm và sự tương tác giữa các nam châm HS : trả lời GV: yêu cầu HS làm 21.2 HS : làm bài Bất kì nam châm nào cũng có hai từ cực. Khi để tự do cực luôn chỉ hướng bắc gọi là cực bắc, cực còn lại luôn chỉ hướng nam gọi là cực nam Khi đặt hai nam châm gần nhau, các từ cực cùng tên đẩy nhau, các từ cực khác tên hút nhau Có thể kết luận một trong hai thanh thép không phải là nam châm vì nếu là nam châm thì khi đổi đầu chúng phải hút nhau 2. Bài mới: Đặt vấn đề :Ở lớp 7 các em đã biết cuộn dây có dòng điện chạy qua có tác dụng từ . Phải chăng chỉ có dòng điện chạy qua cuộn dây mới có tác dụng từ? Nếu dòng điện chạy qua dây dẫn thẳng hay dây dẫn có hình dạng bất kì thì nó có tác dụng từ hay không? => Bài mới 3. Trình bày bài: HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ NỘI DUNG GHI * Hoạt động 1: phát hiện tính chất từ của dòng điện GV: yêu cầu HS nghiên cứu cách bố trí thí nghiệm hình 22.1 và nêu mục đích thí nghiệm HS : nghiên cứu cách bố trí thí nghiệm và nêu mục đích GV: yêu cầu HS hoạt động nhóm làm thí nghiệm, quan sát và trả lời C1. HS : làm thí nghiệm và trả lời C1 GV: kiểm tra cách bố trí thí nghiệm của HS, dây dẫn AB song song với trục của kim nam châm. thí nghiệm đó chứng tỏ điều gì? HS : rút ra kết luận về dòng điện gây ra tác dụng lực lên kim nam châm đặt gần nó chứng tỏ dòng điện có tác dụng từ. * Hoạt động 2: tìm hiểu từ trường GV : trong thí nghiệm trên nam châm được bố trí nằm dưới và song song với dây dẫn thì chịu tác dụng của lực từ lên kim nam châm, có phải chỉ vị trí đó mới có lực từ tác dụng lên kim nam châm hay không? Làm thế nào để trả lời câu hỏi đặt ra? Yêu cầu HS nêu phương án kiểm tra HS nêu phương án kiểm tra GV: phát cho mỗi nhóm 1 thanh nam châm, yêu cầu HS làm thí nghiệm theo phương án đã đề xuất. HS : làm thí nghiệm GV: hướng dẫn HS cách tiến hành thí nghiệm và yêu cầu HS trả lời C2, C3 HS : làm thí nghiệm và trả lời C2, C3 GV: thí nghiệm chứng tỏ xung quanh nam châm, xung quanh dòng điện có gì đặc biệt? HS : có khả năng tác dụng lên kim nam châm đặt trong nó GV: cho HS nhắc lại từ trường tồn tại ở đâu? HS : trả lời * Hoạt động 3: Tìm hiểu cách nhận biết từ trường GV: người ta không thể nhận biết từ trường bằng các giác quan. Vậy có thể nhận biết từ trường bằng cách nào? Căn cứ vào đặc tính nào cùa từ trường để phát hiện ra từ trường ? HS : tác dụng lực từ lên kim nam châm GV: dụng cụ để phát hiện ra từ trường là gì? I. Lực từ Dòng điện chaỵ qua dây dẫn thẳng hay dây dẫn có hình dạng bất kì đều gây tác dụng lực ( gọi là lực từ ) lên kim nam châm đặt gần nó. Ta nói dòng điện có tác dụng từ. II.Từ trường Không gian xung nquanh nam châm, xung quanh dòng điện có khả năng tác dụng lực từ lên kim nam châm đặt trong nó. Ta nói không gian đó có từ trường III. Cách nhận biết từ trường Người ta dùng kim nam châm ( nam châm thử ) để nhận biết từ trường IV. vận dụng 4.Củng cố: GV: yêu cầu HS nhắc lại cách bố trí thí nghiệm và cách tiến hành chứng tỏ xung quanh dòng điện có từ trường HS : nêu lại cách bố trí và tiến hành GV: thông báo thí nghiệm này được gọi là thí nghiệm Oxtet do nhà bác học Ơxtet tiến hành năm 1820. kết qủa thí nghiệm là mở đầu của điện từ học TK 19 – 20 GV: yêu cầu HS hoạt động cá nhân C4, C5, C6 HS : hoàn thành C4, C5, C6 5. Dặn dò: Về nhà làm bài tập SBT IV. RÚT KINH NGHIỆM

File đính kèm:

  • doctuan12- Thuy.doc