Giáo án Vật lý khối 9 - Tiết 65: Năng lượng và sự chuyển hoá năng lượng + Tiết 66: Định luật bảo toàn năng lượng

 I. Mục tiêu :

1. Kiến thức :

- Nhận biết được cơ năng và nhiệt năng dựa trên những dấu hiệu quan sát trực tiếp được.

- Nhận biết được quang năng ,hoá năng ,điện năng ,nhờ chúng đã chuyển hoá thành cơ năng hay nhiệt năng.

- Nhận biết được khả năng chuyển hoá qua lại giữa các dạng năng lượng ,mọi sự biến đổi trong tự nhiên đều kèm theo sự biến đổi năng lượng từ dạng này sang dạng khác.

2. Kỹ năng:

 - Nhận biết được các dạng năng lượng trực tiếp hoặc gián tiếp .

3. Thái độ : - Nghiêm túc -Thận trọng.

II. Chuẩn bị :

GV:Tranh phô tô phóng to hình 59.1

 Máy sấy tóc, nguồn điện, đèn, đinamô xe đạp.

III. Các hoạt động trên lớp :

HĐ1. Tổ chức các tình huống học tập: (3')

1. Kiểm tra sĩ số, công tác chuẩn bị bài của HS

2. ĐVĐ : Như SGK

 

doc5 trang | Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 610 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Vật lý khối 9 - Tiết 65: Năng lượng và sự chuyển hoá năng lượng + Tiết 66: Định luật bảo toàn năng lượng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 65 - Tuần 33 Ngày soạn ........................Ngày giảng....................... Bài59 : Năng lượng và sự chuyển hoá năng lượng I. Mục tiêu : 1. Kiến thức : - Nhận biết được cơ năng và nhiệt năng dựa trên những dấu hiệu quan sát trực tiếp được. - Nhận biết được quang năng ,hoá năng ,điện năng ,nhờ chúng đã chuyển hoá thành cơ năng hay nhiệt năng. - Nhận biết được khả năng chuyển hoá qua lại giữa các dạng năng lượng ,mọi sự biến đổi trong tự nhiên đều kèm theo sự biến đổi năng lượng từ dạng này sang dạng khác. 2. Kỹ năng: - Nhận biết được các dạng năng lượng trực tiếp hoặc gián tiếp . 3. Thái độ : - Nghiêm túc -Thận trọng. II. Chuẩn bị : GV:Tranh phô tô phóng to hình 59.1 Máy sấy tóc, nguồn điện, đèn, đinamô xe đạp. III. Các hoạt động trên lớp : HĐ1. Tổ chức các tình huống học tập: (3') 1. Kiểm tra sĩ số, công tác chuẩn bị bài của HS 2. ĐVĐ : Như SGK *Bài mới HĐ2. Ôn lại các khái niệm để nhận biêt cơ năng và nhiệt năng(7') - Yêu cầu HS trả lời C1 và giải thích. GV chuẩn lại kiến thức và cho HS ghi lại vào vở . - Yêu cầu HS trả lời câu C2. + HS trung bình trả lời. + Nếu H/S kiến thức yếu không trả lời được, GV gợi ý nhiệt năng có quan hệ với yếu tố nào? +Học sinh rút ra kết luận: +Nhận biết cơ năng, nhiệt năng khi nào? - GV: chuẩn lại kiến thức và cho H/S ghi vở. HĐ3: ôn lại các dạng nằn lượng khác đã biết và nêu ra những dấu hiệu để nhận biết được các dạng năng lượng đó(23') GV: Làm 1 số thí nghiệmD, B, E để học sinh nhận biết các dạng năng lượng đơn giản dưới 2 hình thức; trực tiếp, gián tiếp. Yêu cầu HS mô tả diễn biến của từng hiện tượng trong từng thiết bị, căn cứ vào đó để xác định dạng năng lượng xuất hiện trong từng bộ phận do đâu mà có và trả lời C3,4. HS khác nhận xét . GV: chuẩn hoá kiến thức, ghi bảng, Học sinh: tiếp thu, ghi vở. GV: Vậy ta có thể nhận biết hoá năng, quang năng, điện năng khi nào? mọi sự biến đổi trong tự nhiên có đặc điểm gì? HS rút ra kết luận : Nhận biết hoá năng, quang năng, điện năng, ghi vở kết luận theo GV. GV: Gọi 1;2 em đọc kết luận. HĐ4: Vận dụng(7') GV: - Gọi 1 HS đọc C5,1 HS tóm tát C5. -Tổ chức H/S giải câu C5. - Gọi 1 HS giải bài tập trên bảng, các HS còn lại giải trong giấy nháp, GV có thể chấm bài của 1;2 HS. HS: Thực hiện các yêu cầu của GV, chữa bài vào vở theo phần chuẩn kiến thức của GV. I.Năng lượng : 1.Ví dụ: -Tảng đá được nâng lên khỏi mặt đất có năng lượng dưới dạng thế năng - Chiếc thuyền chạy trên mặt nước có năng lượng dưới dạng động năng . * Trường hợp làm cho vật nóng lên là biểu hiện của nhiệt năng . 2. Kết luận 1:(SGK) II. Các dạng năng lượng và sự chuyển hoá giữa chúng : 1. Ví dụ: C3: - Thiết bị A: (1) Cơ năng thành điện năng, (2) điện năng thành nhiệt năng. - Thiết bị B: (1) Điện năng thành cơ năng, (2) động năng thành động năng. - Thiết bị C: (1) Hoá năng thành nhiệt năng, (2) nhiệt năng thành cơ năng. - Thiết bị D: (1) Hoá năng thành điện năng, (2) điện năng thành nhiệt năng. - Thiết bị E: (2) quang năng thành nhiệt năng. C4 : - Trong thiết bị D: Hoá năng thành nhiệt năng. - Trong thiết bị E: Quang năng thành nhiệt năng. - Trong thiết bị B: Điện năng thành cơ năng. 2. Kết luận2: SGK - Trang 156 III. Vận dụng : C5: Tóm tắt V=2l ị m = 2kg t1= 200 C ,t2 =800C Cn= 4.200j/kg.k -------------------- Tính A (điện năng)? Giải Năng lượng dòng điện mất đi bằng phần nhiệt năng mà nước thu vào. Ta có: A = Q Mà Q = CmDt = 4.200 .2.60 = 504.000(J) HĐ5. Củng cố: (3') - Nhận biết được vật có cơ năng khi nào ? - Trong quá trình biến đổi vật lí có kèm theo sự biến đổi năng lượng không ? - Đọc ghi nhớ trong bài. HĐ6. Hướng dẫn về nhà : (2') - HS học thuộc các kết luận và ghi phần ghi nhớ trong bài. - Làm bài tập 59 trong SBT. - Đọc thêm mục:"Có thể em chưa biết". - Đọc trước bài 60: Định luật bảo toàn năng lượng. Tiết 66 - Tuần 33 Ngày soạn .......................Ngày giảng;.................. Bài 60.: Định luật bảo toàn Năng lượng I. Mục tiêu : 1. Kiến thức : - Qua thí nghiệm ,nhận biết được trong các thiết bị làm biến đổi năng lượng, phần năng lượng thu được cuối cùng bao giờ cũng nhỏ hơn phần năng lượng cung cấp cho thiết bị lúc ban đầu, năng lượng không tự sinh ra ? - Phát hiện được năng lượng giảm đi bằng phần năng lượng xuất hiện. - Phát biểu được định luật bảo toàn năng lượng và vận dụng định luật để giải thích hoặc dự đoán sự biến đổi năng lượng. 2. Kỹ năng: -Rèn kĩ năng khái quát hoá về sự biến đổi năng lượng để thấy được sự bảo toàn năng lượng. - Rèn được kĩ năng phân tích hiện tượng 3. Thái độ : - Nghiêm túc hợp tác . II. Chuẩn bị : + Đối với nhóm học sinh: -TN 60.1 ,60.2 : Máy phát điện và động cơ điện, quả nặng, thiết bị biến đổ thế năng thành động năng.(Hoặc có thể thay bằng tranh vẽ phóng to). III. Các hoạt động trên lớp : HĐ1. Tổ chứccác hoạt động dạy học: (5') * Kiểm tra sĩ số, công tác chuẩn bị bài của HS * Kiểm tra bài cũ : - HS1: Khi nào vật có năng lượng? Có những dạng năng lượng nào? Nhận biết : Hoá năng, quang năng, điện năng bằng cách nào? Lấy ví dụ - HS2: Chữa bài tập 59.1 và 59.3 * ĐVĐ : Như SGK *Bài mới: HĐ2: Tìm hiểu sự chuyển hoá năng lượng trong các hiện tượng cơ, nhiệt và điện(10') GV: Bố trí TN H60.1, yêu cầu HS quan sát TN, đánh dấu điểm B là điểm có độ cao h2 cao nhất(giáo viên hướng dẫn H/S đặt bút , phấn sẵn ở gần đó rồi mới thả bi) . - H/S trả lời C1 - GV gọi 1 Học sinh trung bình trả lời. - Nếu H/s không trả lời được, yêu cầu HS nhắc lại Wđ , Wt phụ thuộc vào yếu tố nào? - Để trả lời C2 phải có những yếu tố nào ? Thực hiện như thế nào? - Yêu cầu H/S phải phân tích được: + vA= vB = 0 đ WđB = WđA = 0 + Đo h2,h1. - Yêu cầu HS trả lời C3 Wt có bị hao hụt không? Phần Whh đã chuyển hoá như thế nào? - W hao hụt của bi chứng tỏ bi có tự sinh ra W không ? Vậy trong hiện tượng tự nhiên cơ năng thường bị biến đổi nhue thế nào? Độ lớn của nó tăng hay giảm đi? Tại sao? HS: thực hiện các y/c của GV. GV: chuẩn lại kiến thức. HS : rút ra kết luận 1, ghi vở. HĐ3: tìm hiểu sự biến đổi cơ năng thành điện năng và ngược lại . Hao hụt cơ năng và sự xuất hiện dạng năng lượng khác ngoài điện năng(15') GV: Giới thiệu máy phát điện và động cơ điện, vị trí cao nhất của A và B là: h1và h2. Hãy phân tích quá trình biến đổi qua lại giữa cơ năng và điện năng trong thí nghiệm trên và so sánh năng lượng ban đầu ta cung cấp cho A và năng lượng cuối cùng mà B nhận được. HS: Quan sát tìm hiểu TN và vận dụng trả lời C4,5. GV: trong thí nghiệm trên ngoài cơ năng, điện năg còn xuất hiện thêm dạng năng lượng nào nữa? Phần năng lượng mới xuất hiện do đâu mà có? HS: Trả lời cá nhân. GV: Vậy sự chuyển hoá năng lượng trong máy phát điện và động cơ điện có đặc điểm gì? HS: Rút kết luận như SGK. HĐ4: Tiếp thu thông báo của GV về định luật bảo toàn năng lượng(3') GV: Những kết luận trên có đúng cho sự biến đổi các dạng năng lượng khác không? Gọi học sinh đọc nội dung đ/l. HĐ5: Vận dụng(7') GV: Tổ chức HS làm C6,7. I. Sự chuyển hoá năng lượng trong các hiện tượng cơ, nhiệt, điện. 1. Biến đổi thế năng thành động năng và ngược lạ . Hao hụt cơ năng: a. Thí nghiệm : H60.1 - SGK. Cho viên bi chuyển động từ A C B và ngược lại: Ta có: WtAđ WđC đ WtB và ngược lại. - Đo thấy : h1= h2 đ nhận xét WtB = WtA. - Wbi hao hụt do Wbi chuyển hoá thành nhiệt năng. - Wbi hao hụt chứng tỏ W không tự sinh ra. - Ta thấy W có ích < W ban đầu. W = Wkhác + Whh WKhác Wcó ích H = ------ = ------- .Vậy Wt ơ Wđ Wban đầu Wtoàn phần b. Kết luận 1 : (SGK) 2. Biến đổi cơ năng thành điện năng và ngược lại . Hao hụt cơ năng. a. Thí nghiệm: H60.2 - SGK. Quả nặng A rơi đ dòng điện chạy sang động cơ làm động cơ quay kéo quả nặng B nên: cơ năng của quả A đ điện năng ủa MPĐ đ Cơ năng của động cơ điện đ cơ năng của quả nặng B. Ta thấy: WA > WB vì trong sự chuyển hoá cơ năng có sự hao hụt là do một phần năng lượng chuyển hoá thành nhiệt năng . Kết luận 2(SGK) : II. Định luật bảo toàn năng lượng: (SGK - trang 158) IV. Vận dụng : C6, C7: SGV HĐ6. Củng cố: (3') - Đọc nội dung ghi nhớ SGK. - GV tóm tắt : Các qui luật biến đổi trong tự nhiên đều tuân theo định luật bảo toàn năng lượng. HĐ7. Hướng dẫn về nhà : (2') - Ôn lại bài máy phát điện . - Làm bài tập 60 trong sách SBT. - Đọc thêm mục:"Có thể em chưa biết". - Đọc trước bài 61.

File đính kèm:

  • docGiao an ly 9 tiÕt 65,66.doc