Giáo án Vật lý lớp 6 tiết 1: Đo độ dài

CHƯƠNG I: CƠ HỌC.

Tiết 1: ĐO ĐỘ DÀI.

A. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:

 Kể một số dụng cụ đo chiều dài.

 Biết cách xác định giới hạn đo (GHĐ), độ chia nhỏ nhất (ĐCNN) của dụng cụ đo.

 2. Kỹ năng:

 Biết ước lượng gần đúng một số độ dài cần đo.

 Biết đo độ dài của một số vật thông thường.

 Biết tính giá trị trung bình các kết quả đo.

 Biết sử dụng thước đo phù hợp với vật cần đo.

 3. Thái độ: Rèn tính cẩn thận, ý thức hợp tác trong hoạt động thu thập thông tin của nhóm.

 

doc3 trang | Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 740 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Vật lý lớp 6 tiết 1: Đo độ dài, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 13/08/2011 Ngày dạy:15/08/2011 CHƯƠNG I: CƠ HỌC. Tiết 1: ĐO ĐỘ DÀI. A. MỤC TIÊU: Kiến thức: Kể một số dụng cụ đo chiều dài. Biết cách xác định giới hạn đo (GHĐ), độ chia nhỏ nhất (ĐCNN) của dụng cụ đo. 2. Kỹ năng: Biết ước lượng gần đúng một số độ dài cần đo. Biết đo độ dài của một số vật thông thường. Biết tính giá trị trung bình các kết quả đo. Biết sử dụng thước đo phù hợp với vật cần đo. 3. Thái độ: Rèn tính cẩn thận, ý thức hợp tác trong hoạt động thu thập thông tin của nhóm. B. CHUẨN BỊ: 1. Các nhóm: - Mỗi nhóm 1 thước kẻ có ĐCNN là 1 mm. - Một thước dây có ĐCNN là 1 mm. - Một thước cuộn có ĐCNN là 0,5cm. - Một tờ giấy kẻ bảng kết quả đo độ dài 1.1. Cả lớp: - Tranh vẽ to thước kẻ có GHĐ 20cm và ĐCNN là 2mm. - Tranh vẽ to bảng kết quả 1.1. C. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 1. Ổn định lớp: (1 phút) 2. Bài mới: TRÔÏ GIUÙP CUÛA GIAÙO VIEÂN HOAÏT ÑOÄNG CUÛA HOÏC SINH Hoạt động 1: Tổ chức tình huống học tập (4 phút) -GV yêu cầu HS đọc tài liệu, SGK/5. -Yêu cầu HS xem bức tranh của chương và tả lại bức tranh đó. -Chốt lại kiến thức sẽ nghiên cứu trong chương I. - HS: Cùng đọc tài liệu. - HS: Đại diện nêu các vấn đề nghiên cứu. Hoạt động 2: Ôn lại và ước lượng độ dài của một số đơn vị đo độ dài (10 phút) Câu chuyện của hai chị em nêu lên vấn đề gì? Hãy nêu các phương án giải quyết? -Đơn vị đo độ dài trong hệ thống đo lường hợp pháp của nước ta là gì? Kí hiệu? -Yêu cầu HS trả lời C1. -GV kiểm tra kết quả của các nhóm, chỉnh sửa. *Chú ý: Trong các phép tính toán phải đưa về đơn vị chính là mét. -GV giới thiệu thêm một vài đơn vị đo độ dài sử dụng trong thực tế. Vận dụng: -Yêu cầu HS đọc C2 và thực hiện. -Yêu cầu HS đọc C3 và thực hiện. -GV sửa lại cách đo của HS sau khi kiểm tra phương pháp đo. -Độ dài ước lượng và độ dài đo bằng thước có giống nhau không? -Tại sao trước khi đo độ dài, chúng ta lại thường phải ước lượng độ dài vật cần đo? -HS trao đổi và nêu các phương án. I.Đơn vị đo độ dài: 1. Ôn lại một số đơn vị đo độ dài. km, hm, dam, m, dm, cm, mm. - Đơn vị chính là mét, kí hiệu : m. C1: 1m=10dm; 1m=100cm. 1cm=10mm; 1km=1000m. -Đơn vị đo độ dài sử dụng trong thực tế: 1inh=2,54cm. 1 dặm(mile) = 1609m. 1n.a.s ≈ 9461 tỉ km. 2. Ước lượng độ dài. -HS: +Ước lượng 1m chiều dài bàn. + Đo bằng thước kiểm tra. +Nhận xét giá trị ước lượng và giá trị đo. -HS: +Ước lượng độ dài gang tay. +Kiểm tra bằng thước. Hoạt động 3: Tìm hiểu dụng cụ đo độ dài (5 phút) -Yêu cầu HS quan sát hình 1.1 và trả lời câu C4. -Yêu cầu đọc khái niệm giới hạn đo và độ chia nhỏ nhất. -Yêu cầu HS vận dụng để trả lời C5. -GV treo tranh vẽ to thước, giới thiệu cách xác định GHĐ và ĐCNN của thước. -Yêu cầu HS thực hành câu C6, C7. -Vì sao ta lại chọn thước đo đó? -Việc chọn thước đo có GHĐ và ĐCNN phù hợp với độ dài của vật đo giúp ta đo chính xác. -Đo chiều dài của sân trường mà dùng thước ngắn thì phải đo nhiều lần, sai số nhiều. II. Đo độ dài. 1. Tìm hiểu dụng cụ đo độ dài. C4: (HS HĐ nhóm) +Thợ mộc dùng thước dây (thước cuộn). +HS dùng thước kẻ. +Người bán vải dùng thước mét (thước thẳng). -Khái niệm: +Giới hạn đo (GHĐ) của thước là độ dài lớn nhất ghi trên thước. +Độ chia nhỏ nhất (ĐCNN) của thước là độ dài giữa hai vạch chia liên tiếp trên thước. C5: ... C6: a) Đo chiều rộng cuốn sách Vật lí 6 dùng thước có GHĐ 20cm và ĐCNN 1mm. b) Đo chiều dài của cuốn sách Vật lí 6 dùng thước có GHĐ 30cm và ĐCNN 1mm. c) Đo chiều dài của bàn học dùng thước có GHĐ 1m và ĐCNN 1cm. C7: Thợ may thường dùng thước thẳng có GHĐ 1m hoặc 0,5m để đo chiều dài của mảnh vải và dùng thước dây để đo số đo cơ thể của khách hàng. -Khi đo phải ước lượng dộ dài để chọn thước có GHĐ và ĐCNN phù hợp. Hoạt động 4: Vận dụng đo độ dài (15 phút) - Yêu cầu HS đọc SGK, thực hiện theo yêu cầu SGK. - Dùng bảng kết quả đo độ dài đã vẽ to để HD HS đo độ dài và ghi kếy quả vào bảng 1.1 (SGK), HD cách tính giá trị trung bình: (l1 + l2 + l3): 3, yêu cầu HS thực hiện theo nhóm. - Chú ý quan sát HS thực hiện để uốn nắn hoạt động của các nhóm. 3. Đo độ dài: a. Chuẩn bị: (SGK) b. Tiến hành đo: - Thực hiện các yêu cầu của GV, phân công trách nhiệm cho từng thành viên để hoàn thành bảng 1. Hoạt động 5: Củng cố - Dặn dò (10 phút) 1.Củng cố - Nêu các đơn vị đo độ dài mà em đã học? - Hãy đổi các đơn vị sau: 1km = ? m = ? 10cm = ? m = ? km. - Làm như thế nào để đo độ dài một cái bàn học sinh? Cách chọn dụng cụ đo? 2. Dặn dò - Học bài theo nội dung ghi nhớ của bài học. - Tập ước lượng một vài độ dài của một vài vật. - Làm bài tập ở SBTVL6. - Chuẩn bị bài học mới: Đọc mục I của bài 2 (SGK). - Thực hiện theo yêu cầu của GV D. RÚT KINH NGHIỆM:

File đính kèm:

  • doctiet 016.doc
Giáo án liên quan