Giáo án Vật lý lớp 6A tiết 20: Tổng kết chương 1: Cơ học

Tiết 20: Tổng kết chương 1: Cơ học

 A- Mục tiêu

- Ôn lại những kiến thức cơ bản về cơ học đã học trong chương. Vận dụng kiến thức đã học để giải thích các hiện tượng liên quan trong thực tế và để giải các bài tập đơn giản.

- Củng cố, đánh giá sự nắm vững kiến thức và kỹ năng của HS

- Thái độ yêu thích môn học, có ý thức vận dụng kiến thức vào cuộc sống.

 B- Chuẩn bị

- Cả lớp: Nhãn ghi khối lượng tịnh của kem giặt, kéo cắt giấy, bảng phụ kẻ ô chữ,.

 

doc2 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 2065 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Vật lý lớp 6A tiết 20: Tổng kết chương 1: Cơ học, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: Ngày giảng: Tiết 20: Tổng kết chương 1: Cơ học A- Mục tiêu - Ôn lại những kiến thức cơ bản về cơ học đã học trong chương. Vận dụng kiến thức đã học để giải thích các hiện tượng liên quan trong thực tế và để giải các bài tập đơn giản. - Củng cố, đánh giá sự nắm vững kiến thức và kỹ năng của HS - Thái độ yêu thích môn học, có ý thức vận dụng kiến thức vào cuộc sống. B- Chuẩn bị - Cả lớp: Nhãn ghi khối lượng tịnh của kem giặt, kéo cắt giấy, bảng phụ kẻ ô chữ,... C- Tổ chức hoạt động dạy học I- Tổ chức Lớp: II- Kiểm tra Kiểm tra sự chuẩn bị của HS III- Bài mới Hoạt động của GV Hoạt động của HS HĐ1: Tổ chức cho HS ôn tập những kiến thức cơ bản (15ph) - Gọi HS trả lời 4 câu hỏi đầu chương I (SGK/5) - Hướng dẫn HS chuẩn bị và yêu cầu trả lời lần lượt các câu hỏi trong phần I- Ôn tập (SGK/53). - GV gọi HS khác bổ xung và đánh giá cho điểm. HĐ2: Tổ chức cho HS làm các bài tập vận dụng (15p) - Yêu cầu HS đọc và làm bài tập 1 (SGK/54). Gọi 2 HS lên bảng: HS1 viết 2 câu, HS2 viết 3 câu. - Yêu cầu HS làm việc cá nhân với bài tập 2. GV đưa ra đáp án đúng. - Hướng dẫn HS làm bìa tập 3 để tìm ra phương án đúng. - Yêu cầu HS chữa và hoàn thiện các bài tập 4, 5, 6 (SGK/55) - Yêu cầu HS khác nhận xét, thảo luận để thống nhất câu trả lời. Với bài tập 6: Sử dụng dụng cụ trực quan, cho HS quan sát. HĐ3: Tổ chức cho HS chơi trò chơi ô chữ (15ph) - GV treo bảng phụ đã kẻ sẵn ô chữ. - Điều khiển hS tham gia chơi giải ô chữ. GV nêu câu hỏi, yêu cầu HS trả lời và điền vào ô trống. Sau khi tìm được các từ hàng ngang, yêu cầu HS chỉ ra các từ hàng dọc. (GV có thể đưa ra ô chữ khác với SGK) I- Ôn tập - HS trả lời các câu hỏi theo yêu cầu của GV. HS khác nhận xét, bổ xung. - HS đọc và trả lời các câu hỏi từ 1 đến 13 (SGK/53) - HS khác nhận xét, bổ xung câu trả lời của các bạn. - Tự ghi nội dung kiến thức cơ bản vào vở. 1-a) thước b) bình chia độ, bình tràn c) lực kế d) cân 2- Lực 3- Làm vật bị biến dạng hoặc làm biến đổi chuyển động của vật. 4- Hai lực cân bằng. 5- Trọng lực (trọng lượng) 6- Lực đàn hồi 7- Khối lượng của kem giặt trong hộp. 8- Khối lượng riêng. 9- mét(m) - mét khối (m3) - niutơn (N) - kilôgam (kg) - kilôgam trên mét khối (kg/m3) 10- P = 10.m 11- D = 12- Mặt phẳng nghiêng, đòn bẩy, ròng rọc. II- Vận dụng - HS đọc và chuẩn bị bài tập 1. Hai HS lên bảng chữa. HS khác nhận xét để thống nhất câu trả lời. 1- Con trâu tác dụng lực kéo lên cái cày. - Người thủ môn bóng đá tác dụng lực đẩy lên quả bóng. - Chiếc kìm nhổ đinh tác dụng lực kéo lên cái đinh. - Thnah nam châm tác dụng lực hút lên miếng sắt. - Chiếc vợt bóng bàn tác dụng lực đẩy lên quả bóng bàn. - HS làm bài tập 2, một HS trả lời trước lớp, HS khác nhận xét. 2- C - HS nêu được: m = D.V mS = Ds.Vs ; mn = Dn.Vn và mc = Dc.Vc Dc > DS > Dn nên mS > mn > mc 3- B - HS chữa và hoàn thiện bài tập 4, 5, 6. 4- a) kilôgam trên mét khối b) niutơn c) kilôgam d) niutơn trên mét khối e) mét khối 5- a) mặt phẳng nghiêng b) ròng rọc cố định c) đòn bẩy d) ròng rọc động 6- a) Để làm cho lực mà lưỡi kéo tác dụng vào tấm kim loại lớn hơn mà lực tay ta tác dụng vào tay cầm. b) Để cắt giấy chỉ cần một lực nhỏ, tuy lưỡi kéo dài hơn tay cầm mà lực của tay vẫn có thể cắt được. Tay ta di chuyển ít mà vẫn tạo ra được vết cắt dài. III- Trò chơi ô chữ - Mỗi một nhóm HS cử một đại diện lên điền chữ vào ô trống dựa vào việc trả lời thứ tự từng câu. - Ô chữ 1: 1- Ròng rọc động; 2- Bình chia độ; 3- Thể tích; 4- Máy cơ đơn giản; 5- Mặt pjẳng nghiêng; 6- Trọng lực; 7- Palăng. - Ô chữ 2: 1- Trọng lực; 2- khối lượng; 3- Cái cân; 4- Lực đàn hồi; 5- Đòn bẩy; 6- Thước dây. IV- Củng cố - GV hệ thống hoá những kiến thức cơ bản của chươngI: Cơ học V- Hướng dẫn về nhà - Ôn tập lại toàn bộ kiến thức đã học. - Đọc trước bài 18: Sự nở vì nhiệt của chất rắn. ______________________________

File đính kèm:

  • docTiet 20 (6).doc
Giáo án liên quan