Giáo án Vật lý lớp 9 - Bài 19: Sử dụng và tiết kiệm điện năng

 2. MỤC TIÊU:

 * Về kiến thức: Nêu và thực hiện được các quy tắc an toàn khi sử dụng điện, các biện pháp tiết kiệm điện năng.

 * Về kỹ năng: Giải thích được cơ sở vật lý của các quy tắc an toàn khi sử dụng điện

* Về thái độ: Thái độ học tập nghiêm túc, chính xác, tiết kiệm, liên hệ các vấn đề có liên quan một cách khoa học logic.

* Kiến thức liên môn gồm: Toán; Công nghệ, GDCD, Sinh học, Địa lý.

* Kiến thức phân môn: Vật lý.

 3. ĐỐI TƯỢNG DẠY HỌC CỦA DỰ ÁN

 Đối tượng dạy học của dự án học sinh khối 9.

 Số lượng: 42 em.

 Số lớp thực hiện: 1

 

doc6 trang | Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 1392 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Vật lý lớp 9 - Bài 19: Sử dụng và tiết kiệm điện năng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHIẾU MÔ TẢ DỰ ÁN DỰ THI CỦA GIÁO VIÊN           1. TÊN DỰ ÁN DẠY HỌC: MÔN VẬT LÝ 9. Bài 19: SỬ DỤNG VÀ TIẾT KIỆM ĐIỆN NĂNG 2. MỤC TIÊU: * Về kiến thức: Nêu và thực hiện được các quy tắc an toàn khi sử dụng điện, các biện pháp tiết kiệm điện năng. * Về kỹ năng: Giải thích được cơ sở vật lý của các quy tắc an toàn khi sử dụng điện * Về thái độ: Thái độ học tập nghiêm túc, chính xác, tiết kiệm, liên hệ các vấn đề có liên quan một cách khoa học logic. * Kiến thức liên môn gồm: Toán; Công nghệ, GDCD, Sinh học, Địa lý. * Kiến thức phân môn: Vật lý. 3. ĐỐI TƯỢNG DẠY HỌC CỦA DỰ ÁN      Đối tượng dạy học của dự án học sinh khối 9.      Số lượng: 42 em.     Số lớp thực hiện: 1  Một đặc điểm cần thiết khác của học sinh đã học theo dự án.       + Dự án mà tôi thực hiện là một tiết Vật lý 9 . + HS còn chưa nắm rõ các quy tắc an toàn và tầm quan trọng của việc tiết kiệm điện. Qua đó giáo dục học sinh ý thức an toàn, tiết kiệm khi sử dụng điện năng . 4. Ý NGHĨA, VAI TRÒ CỦA DỰ ÁN.         Qua thực tế quá trình dạy học tôi thấy rằng việc kết hợp kiến thức liên môn học vào để giải quyết một vấn đề nào đó trong một môn học là việc làm hết sức cần thiết. Điều đó đòi hỏi người giáo viên bộ môn không chỉ nắm chắc môn mình dạy mà còn phải không ngừng trau dồi kiến thức các môn học khác để tổ chức, hướng dẫn các em giải quyết các tình huống, các vấn đề đặt ra trong môn học một cách nhanh nhất, hiệu quả nhất. Là giáo viên nhận thức được tầm quan trọng và ý nghĩa của hoạt động này nên tôi trình bày và thực hiện thử nghiệm một dự án nhỏ đối với môn Vật lý 9. Tích hợp trong giảng dạy sẽ giúp học sinh phát huy sự suy nghĩ, tư duy, sáng tạo trong học tập và ứng dụng vào thực tế đời sống. Nâng cao chất lượng giờ dạy của giáo viên, giúp học sinh tích cực chủ động trong giờ học. Thông qua đó làm phong phú phương pháp giảng dạy, kết hợp được nhiều phương pháp đặc trưng bộ môn cũng như kết hợp với các bộ môn khác. Học sinh phát hiện sử dụng kiến thức vào tình huống cụ thể, biết vận dụng kiến thức đã học của các bộ môn để áp dụng vào quá trình giải toán và liên hệ với thực tiễn trong cuộc sống. Qua đó nâng cao chất lượng học tập của học sinh, học sinh có phương pháp học tập tốt phù hợp với yêu cầu hiện nay. Cụ thể: Đối với dự án này khi thực hiện sẽ giúp các em học sinh nắm được ý nghĩa của việc bảo vệ môi trường, an toàn trong sử dụng điện và lao động, giáo dục ý thức tiết kiệm.       Trong thực tế chúng tôi nhận thấy khi soạn bài có kết hợp các kiến thức của các môn học khác sẽ giúp giáo viên tiếp cận tốt hơn, hiểu rõ hơn, sâu hơn những vấn đề đặt ra. Từ đó tổ chức hướng dẫn học sinh sẽ linh hoạt hơn, sinh động không. Học sinh có hứng thú học tập, tìm tòi, khám phá nhiều kiến thức và được suy nghĩ, sáng tạo nhiều hơn. Từ đó vận dụng kiến thức vào thực tế tốt hơn. 5. THIẾT BỊ DẠY HỌC, HỌC LIỆU GV: - Tranh ảnh về các tai nạn điện, các thiết bị điện, về ô nhiễm môi trường.    - Thông tin, tranh ảnh, về bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên.        - Trang thiết bị/Đồ dùng dạy học liên quan đến CNTT:   Máy chiếu projecter, camera 6. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC VÀ TIẾN TRÌNH DẠY HỌC a. Cách tổ chức dạy học: Lấy môn Vật lý lớp 9 làm chủ đạo để dạy tích hợp các môn: Toán, Sinh học, Công nghệ, Giáo dục công dân và phân môn Vật lý. Dạy tiết 18 theo phân phối chương trình Lý 9 b. Mục tiêu: * Về kiến thức: Nêu và thực hiện được các quy tắc an toàn khi sử dụng điện, trên cơ sở hiểu và biết vận dụng các liên môn, phân môn như: Toán học, Sinh học, Công nghệ và phân môn Vật lý để hiểu rõ hơn các quy tắc an toàn và biện pháp tiết kiệm điện năng. * Về kỹ năng: Giải thích được cơ sở vật lý của các quy tắc an toàn khi sử dụng điện. Biết sử dụng các kiến thức có liên quan để giải thích hiện tượng Vật lý. * Về thái độ: Thái độ học tập nghiêm túc, chính xác, tiết kiệm, liên hệ các vấn đề có liên quan một cách khoa học logic. Có động cơ học tập đúng đắn, yêu thích môn học. C. Các hoạt động dạy học: 1: Kiểm tra bài cũ (Kết hợp trong bài) 2: Bài mới HOẠT ĐỘNG 1: NHỚ LẠI CÁC QUY TẮC AN TOÀN KHI SỬ DỤNG ĐIỆN ĐÃ HỌC Ở LỚP 7. (LIÊN MÔN VỚI KIẾN THỨC VẬT LÍ 7, CÔNG NGHỆ 8) Gv: Cho HS quan sát một số hình ảnh có liên quan đến các câu hỏi C1-C4 và yêu cầu HSD trả lời. GV: Với câu hỏi C2 và C3 yêu cầu thêm để học sinh giải thích: Vỏ bọc cách điện ntn thì được gọi là đúng tiêu chuẩn và cầu chì, aptomat phải đảm bảo yêu cầu gì? GV: Chiếu lên màn hình 4 quy tắc và khẳng định đây là những quy tắc, kiến thức mà các em đã được học ở Vật lý 7 và Công nghệ 8. HOẠT ĐỘNG 2: MỘT SỐ QUY TẮC AN TOÀN KHÁC KHI SỬ DỤNG ĐIỆN (SỬ DỤNG KIẾN THỨC VẬT LÝ CÓ LIÊN QUAN ĐỂ GIẢI THÍCH) Gv: Đưa tình huống;) nếu trong gia đình hoặc lớp học có bóng đèn sợi đốt bị cháy, hỏng cần phải thay bóng đèn mới để đảm bảo an toàn điện cần lưu ý gì? Hs: Trả lời Gv: Đưa ra một số câu hỏi cho học sinh giải thích nhằm mục đích hiểu rõ hơn quy tắc: Rút phích, tháo nắp cầu chì, ngắt attomat và đảm bảo cách điện giữa người và nền nhà. Gv: Giới thiệu thêm biện pháp nối đất bảo vệ ở hình 19.1 HS: Quan sát, nhận biết cách nối đất bảo vệ. ? Khi dụng cụ hoạt động bình thường đường đi của dòng điện ntn? HS: Trả lời. GV: Trong trường hợp ở hình 19.2, dây dẫn điện bị hở và tiếp xúc với vỏ kim loại của dụng cụ. Nhờ các dây tiếp đất mà người sử dụng nếu chạm tay vào vỏ dụng cụ cũng không bị nguy hiểm. Hãy giải thích vì sao? HS: Khi dây dẫn điện bị hở vỏ kim loại của dụng cụ có điện, dòng điện từ vỏ truyền xuống đất theo 2 nhánh: + Nhánh 1: dây nối đất có điện trở rất nhỏ. + Nhánh 2: Người có điện trở rất lớn. Khi đó dòng điện hầu hết đi qua dây nối đất còn dòng điện đi qua người rất nhỏ nên không gây nguy hiểm. HOAT ĐÔNG 3: CẦN PHẢI SỬ DỤNG TIẾT KIỆM ĐIỆN NĂNG. (TÍCH HỢP SINH HỌC, ĐỊA LÝ) ? Tiết kiệm điện năng có lợi ích gì? HS: Trả lời ? Ngoài các lợi ích trên còn có các lợi ích nào khác. HS: Suy nghĩ. GV: Gợi ý bằng các câu hỏi để hs nêu được các lợi ích khác của việc tiết kiệm điện năng. ? Ngắt điện khi không sử dụng hoặc khi ra khỏi nhà có tác dụng gì? HS:Ngắt điện khi không sử dụng hoặc khi ra khỏi nhà tránh các sự cố cháy nổ do dòng điện gây ra ? Phần điện năng được tiết kiệm còn có thể sử dụng để làm gì đối với lợi ích quốc gia? GV: Đưa lên máy chiếu hình ảnh nhà máy nhiệt điện có các cột khói lớn GV: Đây là quang cảnh của nhà máy điện,. ? Hoạt động của các nhà máy điện có tác động gì đến môi trường? GV: Chính vì vậy cần sử dụng tiết kiệm điện năng để giảm ô nhiễm môi trường. GV: TÍCH HỢP MÔI TRƯỜNG: Ngoài tác dụng to lớn của điện năng đối với công cuộc hiện đại hóa đất nước nếu chúng ta sử dụng điện năng không thích hợp dễ dẫn tới xây dựng nhiều các nhà máy điện tràn lan tác động tiêu cực tới môi trường. GV: Đưa máy chiếu các hình ảnh, ảnh hưởng của MT và nhấn mạnh ảnh hưởng trực tiếp đến nước ta. 1, Đối với thủy điện: + Mất rừng: Mất tiềm năng khai thác gỗ, mất bầu không khí trong lành, mất tiềm năng khai thác các sản phẩm ngoài gỗ, mất đa dạng sinh học + Mất đất sản xuất nông nghiệp. + Mất một số công trình văn hóa và giá trị nhân văn của một số đồng bào dân tộc ở vùng dự án. + Tình trạng ngạp lụt xảy ra thường xuyên. 2, Đối với Nhiệt điện (sử dụng năng lượng hóa thạch) + Nhiệt độ trái đất nóng dần lên + Giảm cung cấp lương thực toàn cầu + Phá hủy môi trường sinh thái và đa dạng sinh học. 3, Đối với nhà máy điện hạt nhân: + Thảm họa Chernobyl ở Ucraine năm 1986 mây phóng xạ ảnh hưởng gần như toàn bộ châu Âu. Chất phóng xạ ngấm vào cơ thể người, động thực vật, ngấm vào đất tác dụng nguy hiệm tới tính mạng con người và môi trường trong rất nhiều năm + Gần đây thảm họa nhà máy điện nguyên tử Facosima ở Nhật ước tính tốn kém khoảng 10 tỉ USD để xử lí môi trường Như vậy: Nổi bật khi xây dựng nhiều nhà máy điện tác động tiêu cực đến môi trường đặc biệt đến biến đổi khí hậu + Chỉ cần nhiệt độ tăng 8% thiệt hại kinh tế toàn thế giới là 1,2 nghìn tỉ USD dự tính đến năm 2030 có 22 triệu người mất nhà cửa, 45% diện tích đất bị nhiễm mặn dẫn đến năng suất lúa giảm 9% GV: Nhưng không phải vì vậy mà ta lại không dùng điện, các nhà khoa học đang tìm nguồn năng lượng sạch để thay thế. ? Các em đã được biết, được nghe cho thầy biết đó là những nguồn năng lượng nào? HS: Nguồn năng lượng sạch như: Năng lượng gió, năng lượng mặt trời, năng lượng sinh học. HOẠT ĐỘNG 4: CÁC BIỆN PHÁP SỬ DỤNG VÀ TIẾT KIỆM ĐIỆN NĂNG (TÍCH HỢP TOÁN HỌC, LIÊN HỆ THỰC TẾ) GV: Hãy viết công thức tính điện năng sử dụng? HS: A = P.t ? Em có nhận xét gì về mối quan hệ công của dòng điện với công suất và thời gian dòng điện chạy qua? HS: Công của dòng điện A với công suất P hoặc thời gian t là các đại lượng tỉ lệ thuận ? Muốn giảm công của dòng điện ta làm thế nào? HS: Giảm P hoặc t. ? Cần phải lựa chọn sử dụng các dụng cụ điện có công suất ntn? HS: Chọn sử dụng các dụng cụ điện có công suất phù hợp. GV: (chốt – ghi bảng) - Cần phải lựa chọn, sử dụng các dụng cụ, thiết bị điện có công suất hợp lí. HS: Ghi vào vở ? Có nên cho bộ phận hẹn giờ làm việc khi sử dụng các dụng cụ hay thiết bị điện hay không? Vì sao? HS: Có nên cho bộ phận hẹn giờ làm việc khi sử dụng các dụng cụ hay thiết bị điện vì khi hết thời gian hẹn thì các dụng cụ điện hay thiết bị điện sẽ ngừng hoạt động GV: (chốt – ghi bảng) - Cho bộ phận hẹn giờ làm việc khi sử dụng các dụng cụ hay thiết bị điện HS: Ghi vào vở GV (liên hệ thực tế) Các thiết bị điện trong nhà chúng ta như: ti vi, máy tính, quạt điện.. đều lắp bộ phận hẹn giờ vì vậy ta cho bộ phận hẹn giờ làm việc khi sử dụng các dụng cụ hay thiết bị điện trên. HOẠT ĐỘNG 5: VẬN DỤNG Gv: Chiếu lên màn hình các câu hỏi C10, HS: Trả lời. GV (Mở rộng): ở các cơ quan, nhà hàng người ta thường treo các biển báo “Tắt điện khi ra khỏi cửa” hoặc lắp các thiết bị điện tử ngắt điện tự động khi không có người hoặc không sử dụng sau khoảng thời gian nhất định. Gv: Chiếu lên màn hình các câu hỏi C11, HS: Chọn đáp án D. Chỉ đun nấu bằng điện và sử dụng các thiết bị nung nóng bằng điện như bàn là, máy sấy tóc vvtrong thời gian tối thiểu cần thiết GV: Khẳng định vì các thiết bị này có công suất rất lớn nên chỉ sử dụng các thiết bị trên trong thời gian tối thiểu cần thiết. GV: Chiếu lên màn hình bài toán: Bài toán: Một bóng đèn dây tóc giá 3 500 đồng, có công suất 75W, thời gian thắp sáng tối đa 1 000 giờ. Một bóng đèn compact giá 6 0000 đồng, công suất 15W, có độ sáng bằng bóng đèn dây tóc nói trên, thời gian thắp sáng tối đa 8 000 giờ. a, Tính điện năng sử dụng của mỗi loại bóng đèn trên trong 8 000 giờ b, Tính toàn bộ chi phí (tiền mua bóng đèn và tiền điện phải trả) cho việc sử dụng mỗi loại bóng đèn này trong 8 000 giờ nếu 1KW.h giá 1 500 đồng. HS: Đọc và tóm tắt. GV: Yêu cầu hs hoạt động theo nhóm. Hs:Hoạt động theo nhóm. GV: Thu bài và chiếu bài của một nhóm. Yêu cầu đại diện của nhóm giải thích cách làm của nhóm mình. HS: Giải thích. GV: Chiếu tiếp bài của nhóm khác và gọi hs nhận xét. ? Qua kết quả bài toán trên ta nên sử dụng loại bóng đèn nào có lợi hơn? Vì sao? HS: Trả lời. GV: Ngoài tiết kiệm được về kinh tế, đèn compact giúp giảm 60% lượng tiêu thụ điện năng ở các hộ gia đình tương đương giảm 30 triệu tấn khí thải CO2 trên năm. HOẠT ĐỘNG 6: CỦNG CỐ GV: Chốt toàn bài: Như vậy khi sử dụng điện các em phải tuân thủ tuyệt đối các quy tắc an toàn điện và có ý thức tiết kiệm điện năng. Chính vì vậy mà người ta đưa ra các khẩu hiệu tiết kiệm điện: KHẨU HIỆU TIẾT KIỆM ĐIỆN Tiết kiệm năng lượng hôm nay vì thế hệ mai sau Hạn chế dùng bóng đèn dây tóc trong chiếu sáng Tiết kiệm để bảo vệ môi trường Hãy tắt tất cả các thiết bị điện khi không sử dụng Vì lợi ích quốc gia, vì lợi ích của mỗi gia đình, mọi người hãy tiết kiệm điện 6. Sử dụng điện an toàn, tiết kiệm HOẠT ĐỘNG 7: HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ Học thuộc phần ghi nhơ và khẩu hiệu của Bộ GD- ĐT về tiết kiệm điện Làm bài tập 19.1 đến 19.5 SBT Tham khảo mục em có thể chưa biết 7. KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ. Cách thức: Kiểm tra miệng, kiểm tra viết ( kết hợp trắc nghiệm kết hợp tự luận) 8. CÁC SẢN PHẨM CỦA HỌC SINH: HS đã biết vận dụng các kiến thức Toán học, Vật lý, Công nghệ để giải thích các hiện tượng Vật lý và vận dụng để giải một số bài tập về an toàn và tiết kiệm điện. Qua đó giáo dục học sinh ý thức an toàn, tiết kiệm khi sử dụng điện năng. Hải Phúc, ngày 08 tháng 01 năm 2014 Người viết Huỳnh Việt Khang

File đính kèm:

  • docmo ta giao an ly 9.doc