Giáo án Vật lý lớp 9 - Mạch điện tương đương bài toán chia dòng

I. Mục Tiêu:

1. Kiến thức:

- Biết biến đổi và giải mạch điện tương tương.

- Biết vận dụng công thức để giải bài toán chia dòng.

2. Kĩ Năng: Rèn kĩ năng giải bài tập

3. Thái độ: Nghiêm túc, kiên trì

II. Chuẩn bị:

1. Giáo viên: Phương pháp của mạch điện tương đương và bài toán chia dòng.

2. Học sinh: Ôn tập kiến thức liên quan.

III. Tiến trình tổ chức dạy học:

1. ổn định tổ chức lớp (1 phút): Tổng số: 3 Văng: 0

2. Kiểm tra bài cũ: Không.

 

doc4 trang | Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 3546 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Vật lý lớp 9 - Mạch điện tương đương bài toán chia dòng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày giảng: 24/9/2008 Tiết 1+2 Mạch điện tương đương Bài toán chia dòng I. Mục Tiêu: 1. Kiến thức: Biết biến đổi và giải mạch điện tương tương. Biết vận dụng công thức để giải bài toán chia dòng. 2. Kĩ Năng: Rèn kĩ năng giải bài tập 3. Thái độ: Nghiêm túc, kiên trì II. Chuẩn bị: 1. Giáo viên: Phương pháp của mạch điện tương đương và bài toán chia dòng. 2. Học sinh: Ôn tập kiến thức liên quan. III. Tiến trình tổ chức dạy học: 1. ổn định tổ chức lớp (1 phút): Tổng số: 3 Văng: 0 2. Kiểm tra bài cũ: Không. 3. Bài mới: Hoạt động của thầy và trò Nội dung Hoạt đông 1 (40ph): Phương pháp biến đổi mạch điện tương đương. GV: Nêu các TH có thể xảy ra đối với mạch điện tương đương. HS: Nhận biết từng trường hợp. GV: Nêu cách biến đổi tương đương HS: Chú ý, ghi nhơ. GV: Lấy VD minh hoạ (Bài 1.1 (tr3) và bài 1.3 (tr4) – VLNC) Hoạt đông 2 (40 ph): Phương pháp chia dòng GV: Thông báo dùng công thức dẫn xuất và định luật ôm để giải bài toán chia dòng. HS: Chú ý ghi nhớ. GV: Nêu các công thức tính dòng điện rẽ trong th tổng quát và th 2 đtrở mắc // HS: chú ý, ghi nhớ. GV: Thông bao định lí về nút. HS: Ghi nhơ GV: Nếu R của đoạn mạch đó = 0 thì I tính ntn? HS: suy nghĩ trả lời. GV: Lấy VD minh hoạ Bài 1.7 (tr 9) và 1.1 (tr10) - VLNC I. Phương pháp biến đổi mạch điện tương đương. - TH1: mạch điện gồm một số điện trở xác định, nhưng khi ta thay đổi hai nút vào , ra của dòng mạch chính thì ta được các sơ đồ tương đương. - TH2: Mạch điện có điện trở nút vào, ra xác định, nhưng khi các khoá K thay nhau đóng mở, ta cũng được các sơ đồ tương đương khác nhau. Để có sơ đồ tương đương thì ta làm như sau. + Nếu K nào mở thì ta bỏ hẳn tất cả các thứ nối tiếp với K về cả 2 phía. + Nếu khoá k đóng, ta chập 2 nút hai bên khoá k với nhau thành 1 điểm. + Xác định xem trong mạch có mấy điểm điện thế. + Tìm các điện trở song song nhau, các pần nối tiếp nhau và vẽ sơ đồ tương đương. VD: Bài 1.1 (tr3) và bài 1.3 (tr4) – VLNC II. Phương pháp chia dòng. * Để giải bài toán chia dòng ta vận dụng định luật ôm cho các điện trở ghép song song và các công thức dẫn xuất tương đương. a) Công thức tính dòng điện rẽ I1, I2, từ dòng điện mạch chính (HB1- VLNC): I1 = ; I2 = ; b) Nếu mạch chỉ có 2 nhánh R1, R2 ta có thể chia theo 2 cách (HB2VLNC): * Cách thông thường là giải hệ: * Cách giải nhanh là áp dụng công thức: c) Định lí về nút: Tổng đại số các dòng điện đi đến nút bằng tổng đại số các dòng điện đi ra khỏi nút. Ta tạm quy ước chiều dòng điện, sau đó viết pt cho các nút. d) Cường độ dòng điện qua nhánh đó có điện trở bằng 0: Với nhánh có R = 0, nếu dùng định luật ôm cho riêng nó ta có dạng I = . Do đó, ta pải tìm dòng điện dựa vào nút vào hay nút ra của dòng điện qua nhánh đó VD: Bài 1.7 (tr 9) và 1.1 (tr10) - VLNC 4. Củng cố (8 phút): Nhắc lại phương pháp và một số chú ý khi làm bài tập về mạch điện tương đương và bài toán chia dòng. 5. Hướng dẫn học ở nhà (1 phút): Làm thêm các bài tập của bài 4.27 và 4.29 (500 BTVL) Ngày giảng: 1/10/2008 Tiết 3+4 Phép chia Thế Vai trò của ampe kế trong sơ đồ I. Mục Tiêu: 1. Kiến thức: Biết giải bài toán chia thế. Biết vai trò của ampe kế trong sơ đồ. 2. Kĩ Năng: Rèn kĩ năng giải bài tập 3. Thái độ: Nghiêm túc, kiên trì II. Chuẩn bị: 1. Giáo viên: Phương pháp làm bài tập chia thế và bài tập liên quan đến vai trò của ampe kế trong sơ đồ. 2. Học sinh: Ôn tập kiến thức liên quan. III. Tiến trình tổ chức dạy học: 1. ổn định tổ chức lớp (1 phút): Tổng số: 3 Văng: 0 2. Kiểm tra bài cũ (10 phút): Kiểm tra công việc được giao của hs từ giờ trước. 3. Bài mới: Hoạt động của thầy và trò Nội dung Hoạt đông 1 (35ph): Bài toán chia thế GV: Yêu cầu hs nhắc lại mối quan hệ giữa U, I, R trong đoạn mạch mắc nối tiếp. HS: Hoàn thành yêu cầu của hs. GV: Thông báo công thức cộng thế. HS: Chú ý, ghi nhơ. GV: Lấy VD minh hoạ Bài 1.11 (tr13) và bài 1.13 (tr14) - VLNC Hoạt đông 2 (35ph): vai trò của am pe kế trong sơ đồ GV: Nếu điện trở của Ampe kế có R = 0 thì trong sơ đồ nó có vài trò như thế nào? HS: Như một dây nối GV: Thông báo cho hs biết các trường hợp thường gặp trong sơ đồ. HS: Chú ý ghi nhớ. GV: Nếu A có điện trở đáng kể thì sao? HS: Nó được coi như một điện trở. GV: Lấy VD minh hoạ Bài 1.16 (tr 17) - VLNC I. Bài toán chia thế: Phép chia tỉ lệ thuận. a) Định luật ôm cho đoạn mạch mắc nối tiếp (Hình C tr12) I = I1 = I2 = I3 U = U1 + U2 + U3 RMN = R1 + R2 + R3 b) Công thức cộng thế: Nếu A, B, C là 3 điểm bất kì trong mạch điện, ta có: UAC = UAB + UBC VD: Bài 1.11 (tr13) và bài 1.13 (tr14) - VLNC II. vai trò của ampe kế trong sơ đồ. a) Nếu ampe kế lí tưởng ( có RA=0), thì trong sơ đồ nó có vai trò như dây nối, bởi vậy: - Khi mắc nối tiếp vào mạch nào thì nó chỉ có dòng điện qua mạch đó. - Khi nó ghép song song với một điện trở thì điện trở đó bị nối tắt, được bỏ ra khỏi sơ đồ. - Khi nó nằm riêng 1 mạch, thì dòng điện qua nó được tính thông qua các dòng liên quan ở hai nút mà ta mắc ampe kế. b) Nếu ampe kế có điện trở đáng kể thi trong sơ đồ được coi như một điện trở. Bài 1.16 (tr 17) - VLNC 4. Củng cố (8 phút): Nhắc lại cách giải bài toán chia thế và vai trò của ampe kế. 5. Hướng dẫn học ở nhà (1 phút): Làm thêm các bài tập 4.92 (tr196)và 4.103 (tr 199) – 500 BTVL Ngày giảng: 8/10/2008 Tiết 5+6 Vai trò của vôn kế trong sơ đồ I. Mục Tiêu: 1. Kiến thức: Biết vai trò của vôn kế trong sơ đồ. 2. Kĩ Năng: Rèn kĩ năng giải bài tập 3. Thái độ: Nghiêm túc, kiên trì II. Chuẩn bị: 1. Giáo viên: Phương pháp làm bài tập liên quan đến vai trò của Vôn kế trong sơ đồ. 2. Học sinh: Ôn tập kiến thức liên quan. III. Tiến trình tổ chức dạy học: 1. ổn định tổ chức lớp (1 phút): Tổng số: 3 Văng: 0 2. Kiểm tra bài cũ (10 phút): Kiểm tra công việc được giao của hs từ giờ trước. 3. Bài mới: Hoạt động của thầy và trò Nội dung Hoạt đông 1 (35ph): Một số chú ý khi có vôn kế trong sơ đồ. GV: Nêu vai trò của vôn kế trong sơ đồ. HS: Ghi nhớ. GV: Lấy VD minh hoạ Bài 1.23 (tr24) - VLNC Hoạt đông 2 (35ph): Bài tập vận dụng GV: Giao bài tập 4.107 (tr 200 – 500 BTVL) HS: Thảo luận để giải bài tập GV: Yêu cầu 1 hs trình bày, các hs khác nhận xét bổ xung. GV: Giao bài tập 4.114 (tr 202 – 500 BTVL) HS: Thảo luận để giải bài tập GV: Yêu cầu 1 hs trình bày, các hs khác nhận xét bổ xung. I. Vai trò của Vôn kế trong sơ đồ. a) Nếu vôn kế điện trở không quá lớn thì trong sơ đồ nó có vài trò như một điện trở. Số chỉ của vôn kế là: U = Iv.Rv b) Nếu vôn kế có điện trở vô cùng lớn thì: - Bỏ qua vôn kế khi vẽ sơ đồ tương đương, khi tính điện trở của mạch điện. - Những điện trở bất kì khi ghép nối tiếp với vôn kế thì coi như dây nối của vôn kế. - Số chỉ của vôn kế loại này, trong trường hợp phức tạp được tính theo công thức cộng thế. UAC = UAB + UBC VD: Bài 1.23 (tr24) - VLNC II. Bài tập vận dụng. * bài tập 4.107 (tr 200 – 500 BTVL) * tập 4.114 (tr 202 – 500 BTVL) 4. Củng cố (8 phút): Nhắc lại vai trò của vôn kế trong sơ đồ. 5. Hướng dẫn học ở nhà (1 phút): Làm thêm các bài tập 4.128 (tr205) và 4.110 (tr 201) – 500 BTVL

File đính kèm:

  • docBDHSG LY 9 T1 T6.doc