Giáo án Vội vàng _ Xuân Diệu năm học 2009- 2010

A. MỤC TIÊU .

Giúp HS:

- Cảm nhận đc niềm khao khát sống mãnh liệt, sống hết mình và quan niệm về thời gian, tuổi trẻ và hạnh phúc của XD được thể hiện qua bài thơ.

- Thấy được sự kết hợp nhuần nhị giữa mạch cảm xúc mãnh liệt, dồi dào và mạch luận lí chặt chẽ cùng với những stạo nghệ thuật độc đáo của nhà thơ.

- Rèn kĩ năng phân tích thơ.

B. PHƯƠNG TIỆN.

- SGK , SGV.

- TLTK .

C. PHƯƠNG PHÁP : Đọc, Phân tích.

D. LÊN LỚP.

I. Ổn định tổ chức.

 

doc12 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1449 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Vội vàng _ Xuân Diệu năm học 2009- 2010, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn : 2 tháng 8 năm 2009. Tiết 76 - Đọc văn : Vội vàng (xuân diệu) A. Mục tiêu . Giúp HS: - Cảm nhận đc niềm khao khát sống mãnh liệt, sống hết mình và quan niệm về thời gian, tuổi trẻ và hạnh phúc của XD được thể hiện qua bài thơ. - Thấy được sự kết hợp nhuần nhị giữa mạch cảm xúc mãnh liệt, dồi dào và mạch luận lí chặt chẽ cùng với những stạo nghệ thuật độc đáo của nhà thơ. - Rèn kĩ năng phân tích thơ. B. Phương tiện. - SGK , SGV. - TLTK . C. Phương pháp : Đọc, Phân tích. D. Lên lớp. I. ổn định tổ chức. Ngày dạy Tiết Lớp Sĩ số Vắng 11 H 11G II. Kiểm tra bài cũ. III. Bài mới. HS đọc Tiểu dẫn SGK Nêu những nét chính về cuộc đời và sự nghiệp sáng tác của XD? Nêu xuất xứ và bố cục bthơ? Đọc diễn cảm. Đoạn thơ thể hiện ước mơ gì của thi sỹ, vì sao thi sĩ lại có mơ ước như vậy? N.xét về cái tôi tác giả qua đoạn thơ này? Em có nhận xét gì về hệ thống hình ảnh ở đoạn thơ này? Câu thơ nào trong đoạn được coi là mới mẻ, hiện đại nhất, vì sao? Quan niệm về thời gian và cuộc đời của XD có gì mới? Giọng điệu thơ ở đoạn 2? Vì sao có giọng điệu đó? Vì sao XD lại có cách cảm nhận thời gian, cuộc đời như vậy? Thảo luận nhóm: N1: Liệt kê các danh từ, n.xét. N2: Liệt kê các động từ, n.xét. N3: Liệt kê các tính từ, n.xét. N4: Liệt kê các hư từ, n.xét. Vẻ đẹp của câu thơ cuối? Em hiểu ntn về quan niệm sống vội vàng của XD? Giá trị nội dung và nghệ thuật của bài thơ? I. Tiểu dẫn 1. Tác giả - Ngô Xuân Diệu (1916 – 1985), quê ở Hà Tĩnh nhưng lớn lên ở Quy Nhơn. Trước khi tham gia CM, ông làm việc ở Mĩ Tho, sau đó ra HN sống bằng nghề viết văn, là thành viên của nhóm Tự lực văn doàn. - XD là “nhà thơ mới nhất trong các nhà thơ mới”, chuyên viết về mùa xuân, tình yêu và tuổi trẻ với 1 giọng thơ sôi nổi, đắm say, yêu đời tha thiết. Sau CM, thơ XD hướng mạnh vào đời sống và rất giàu tính thời sự. - Các TP: SGK. 2. Bài thơ: - Xuất xứ: Tập Thơ thơ (1938) - Bố cục: +13 câu đầu : Tình yêu cuộc sống trần thế tha thiết. + Câu 14->29: Nỗi băn khoăn về sự ngắn ngủi của cuộc đời trước bước đi của thời gian. + Còn lại: Lời giục giã sống vội vàng. II. Phân tích. 1.Tình yêu cuộc sống trần thế tha thiết. a. ước muốn kì lạ của thi sĩ. - ước muốn của thi sĩ: tắt nắng, buộc gió -> ước muốn kì lạ, nằm ngoài khả năng thực hiện của con người. - Mục đích : cho màu đừng nhạt mất, cho hương đừng bay đi ->Muốn giữ lại vẻ đẹp của tự nhiên, để những vẻ đẹp đó lưu lại mãi với thời gian. => Điệp ngữ “tôi muốn”, thể thơ ngũ ngôn ngắn gọn khiến khổ thơ như lời k/đ chắc nịch của 1 cái tôi đầy tự tin và tự tôn với niềm khao khát mãnh liệt được níu kéo thời gian để cái đẹp không bị phai tàn. b. Cuộc sống trần thế qua cảm nhận của nhà thơ. - Điệp từ “này đây” -> Lời thơ như lời trình bày, mời gọi mọi người quan sát, thưởng thức c.sống trần thế. - Hệ thống hình ảnh: Đồng nội xanh rì, cành tơ phơ phất, ong bướm, ánh sáng, niềm vui… -> là những hình ảnh gần gũi, quen thuộc trong đời thường -> đẹp đẽ, tươi non, căng tròn nhựa sống -> khêu gợi tình yêu vì nhà thơ đã gợi tả trong quan hệ như với người yêu: tuần tháng mật, khúc tình si…. - Nghệ thuật so sánh: “Tháng giêng ngon như một cặp môi gần” -> Cách so sánh mới mẻ, độc đáo (dùng h/ả cụ thể là “cặp môi gần” để sánh với đơn vị thời gian trừu tượng “tháng giêng”) gợi cảm giác mạnh về tình yêu đôi lứa hạnh phúc rất phù hợp với khoảng thời gian mở đầu của 1 năm. => Với những câu thơ dài, mở rộng thành 8 chữ, nhà thơ như 1 hoạ sĩ đã vẽ ra bức tranh csống trên mặt đất như 1 thiên đường, rất đẹp và đáng hưởng thụ. Điều đó cho thấy tình yêu csống đến mức say mê của nhà thơ. 2. Nỗi băn khoăn về sự ngắn ngủi của cuộc đời trước bước đi của thời gian. - Quan niệm về thời gian và con người: + Quan niệm cổ truyền: Thời gian tuần hoàn theo quy luật chu kì chứ ko bao giờ mất đi. Con người: chết ko phải là hết mà vẫn gắn với vũ trụ, cùng vũ trụ tuần hoàn + Quan niệm của XD và các nhà thơ mới: ~Xuân đương tới nghĩa là xuân đương qua Xuân còn non nghĩa là xuân sẽ già -> Thời gian tuyến tính, 1 đi ko trở lại, mỗi giây phút qua đi là mất đi vĩnh viễn. ~ Nói làm chi rằng xuân vẫn tuần hoàn…. … Còn trời đất nhưng chẳng còn tôi mãi. -> Đời người là hữu hạn, quãng thời gian quý giá nhất của đời người là “tuổi trẻ” cũng “chẳng bao giờ thắm lại”, chỉ đến có 1 lần và trôi qua rất nhanh. =>Kết cấu “nói làm chi…nếu còn… nhưng chẳng còn”, cùng với điệp từ “nghĩa là” khiến giọng thơ như tranh biện, giãi bày về 1 chân lí mới, 1 quan niệm mới. Quan niệm này xuất phát từ cái nhìn động rất biện chứng về vũ trụ, thời gian. - Nỗi tiếc nuối mùa xuân, tuổi trẻ: ~ Mùi tháng năm….tiễn biệt ~ Con gió xinh…độ phai tàn sắp sửa. -> Với XD, mỗi khoảnh khắc qua đi là 1 sự mất mát, chia lìa, mỗi sự vật đang tồn tại là đang từng giây, từng phút ngậm ngùi chia biệt với 1 phần đời sống của chính mình. * TL: Cách cảm nhận của XD là do sự thức tỉnh sâu sắc của ý thức cá nhân, ông muốn từng giây, từng phút nâng niu, quý trọng cuộc sống, nhất là những năm tháng tuổi trẻ nên lúc nào cũng âu lo và lao vào cuộc chạy đua với thời gian. Vì thế giọng thơ tranh biện lại trở nên đầy cxúc nuối tiếc, ngậm ngùi. 3. Lời giục giã sống vội vàng. - Danh từ: Mây, gió, cánh bướm, tình yêu, cái hôn, cỏ cây, non nước, mùi thơm, ánh sáng …-> Gần gũi, quen thuộc mà tươi mới, quyến rũ và đầy tình tứ. - Động từ: ôm, riết, say, thâu, cắn ->Mật độ dày đặc, ngày càng mạnh mẽ, mê đắm. Câu thơ “Hỡi xuân hồng…vào ngươi”-> Nhà thơ hình dung m.x như 1 trái chín ửng hồng, 1 tình nhân đầy xuân sắc để được tận hưởng nó 1 cách trực tiếp nhất là “cắn” -> tạo cảm giác mê đắm mà vẫn thanh sạch, trong sáng. - Tính từ: chuếnh choáng, no nê, đã đầy-> chỉ mức độ tình cảm ngày càng ào ạt, cuồng nhiệt. - Hư từ: và, và, cho, cho…-> Khiến câu thơ có vẻ xô bồ, thừa chữ nhưng đã diễn tả được dòng cảm xúc ào ạt dâng trào, lấn át cả khung cấu tứ thông thường . *TL: Với giọng thơ sôi nổi, cuống quýt, thúc giục, đoạn thơ là lời của cái ta phổ quát giục giã hãy sống vội vàng, ra sức tận hưởng niềm vui của tuổi trẻ, mùa xuân và tình yêu với những tình cảm ngày càng nồng nàn, mãnh liệt, trào dâng như những đợt sóng. III. Tổng kết. 1.NT: - Kết hợp nhuần nhị giữa cảm xúc với luận lí. - Giọng thơ say mê, sôi nổi. - Ngôn từ và h/ả thơ stạo, độc đáo 2. ND : Bthơ là lời giục giã hãy sống mãnh liệt, sống hết mình, hãy quý trọng từng giây, từng phút của cuộc đời, nhất là những năm tháng của tuổi trẻ. IV. Củng cố: So sánh quan niệm sống của XD trong bài thơ này với quan niệm sống gấp đương thời. V. HDVN : Học thuộc lòng và phân tích bài thơ. Ngày soạn : 2 tháng 8 năm 2009. Tiết 79 - Đọc văn : Tràng giang (huy cận) A. Mục tiêu . Giúp HS: - Cảm nhận đc nỗi buồn cô đơn trước vũ trụ rộng lớn, nỗi sầu nhân thế, niềm khát khao giao cảm cới cuộc đời và tình cảm với quê hương đất nước của tác giả. - Thấy được màu sắc cổ điển của 1 bài thơ mới. - Rèn kĩ năng phân tích thơ. B. Phương tiện. - SGK , SGV. - TLTK . C. Phương pháp : Đọc, Phân tích. D. Lên lớp. I. ổn định tổ chức. Ngày dạy Tiết Lớp Sĩ số Vắng 11 A II. Kiểm tra bài cũ. III. Bài mới. HS đọc Tiểu dẫn SGK Nêu những nét chính về cuộc đời và sự nghiệp sáng tác của HC? Nêu xuất xứ và hoàn cảnh stác bthơ? ý nghĩa nhan đề bthơ? Lời đề từ có mối liên hệ ntn với bthơ? Đọc diễn cảm. Cảnh sông nước đã được mtả ntn ở khổ 1? Âm điệu của khổ thơ có đặc điểm gì? ý nghĩa biểu tượng của hình ảnh “củi…mấy dòng”? Không gian tràng giang được mtả ntn ở khổ 2? Cách hiểu câu thơ: “đâu tiếng… chợ chiều”? Cáh sử dụng từ ngữ của HC ở khổ thơ này có gì đặc sắc? Tâm trạng của nhân vật trữ tình? Mạch cảm xúc ở 2 khổ thơ đầu đã được tiếp nối ở khổ thơ này ntn? Qua cảnh vật, hé lộ tâm trạng gì của nv trữ tình? Bầu trời lúc chiều tà được HC mtả ntn? Nỗi lòng của nhà thơ là gì? So sánh nỗi lòng đó với 2 câu thơ của Thôi Hiệu : Nhật mộ hương quan… Yên ba giang thượng… Giá trị nội dung và nghệ thuật của bài thơ? I. Tiểu dẫn 1. Tác giả - Cù Huy Cận (1919-2005), xuất thân trong 1 gia đình nhà Nho nghèo ở Hương Sơn, Hà Tĩnh. - Sự nghiệp văn học: + Trước CM: Là 1 trong những tác giả xuất sắc của phong trào thơ Mới. TP tiêu biểu: Lửa thiêng. + Sau CM, đặc biệt là từ sau 1958: Hồn thơ dòi dào, lạc quan trước hiện thực c.s và nhân dân.. TP tiêu biểu: Trời mỗi ngày lại sáng, Đất nở hoa, Bài thơ cuộc đời… 2. Tác phẩm : - Xuất xứ: Được in trong tập “ Lửa thiêng” - Hoàn cảnh stác : Mùa thu năm 1939, c.x chủ yếu được khơi gợi từ cảnh sông Hồng mênh mông sóng nước. - Nhan đề: Là 1 từ HV cổ điển trang nhã, 2 âm “ang” gợi hình ảnh 1 dòng sông ko chỉ dài mà còn rộng và khi đọc, nó tạo ra sức lan toả ngân vang. - Lời đề từ: Định hướng c.xúc chủ đạo của bthơ, đó là nỗi buồn sầu lan toả, nhẹ nhàng mà lắng sâu trước cảnh sông dài, trời rộng. II. Phân tích 1. Khổ 1. - Mặt nước sông: + Sóng gợn : Chuyển động rất nhẹ. + Điệp điệp: Sóng hết đợt này đến đợt khác, nối nhau không dứt. -> Gợi nỗi buồn âm thầm, da diết theo không gian (tràng giang) và thời gian(điệp điệp). - Con thuyền “xuôi mái” > Con thuyền thụ động phó mặc cho dòng nước xô đẩy. Khi nước xuôi “trăm ngả” thì thuyền trôi ngả nào? ->Gợi cảm giác chia lìa. - “Củi 1 cành khô lạc mấy dòng” : là 1 câu thơ mới mẻ vì nó đề cập tới những cái nhỏ nhoi, tầm thường khác với thơ cổ. -> H/ả gợi liên tưởng về sự tàn tạ của những kiếp người nhỏ nhoi, vô định. * TL: Với tiết tấu đều dặn, nhịp nhàng của các từ láy, của cấu trúc đối xứng giữa các vế câu, khổ thơ đã vẽ ra trước mắt người đọc một bức tranh sông nước mênh mang gợi cảm giác buồn sầu triền miên, dằng dặc. 2. Khổ 2 - Không gian “cồn nhỏ”, “làng xa”: + Từ láy “lơ thơ”, “đìu hiu”: Gợi sự buồn bã, thưa thớt. + Hỏi “đâu tiếng…”: Nhấn mạnh sự vắng lặng, cả đến chút âm thanh tàn tạ của buổi chợ chiều cũng không còn. -> Nhân vật trữ tình cố gắng chắt chiu, ghi nhận những âm thanh của cuộc sống nhưng cuối cùng vẫn không thoát nõi rợn ngợp, chơi vơi. - Bao quát không gian trời- đất: + Nắng xuống, trời lên: Dùng động từ ngược hướng khiến không gian như được mở ra, vũ trụ được giãn nở đến tận cùng. + “sâu chót vót” : Vừa tạo độ cao vòi vọi, hun hút khôn cùng, vừa gợi cảm giác choáng ngợp, mất thăng bằng, chới với của con người trước vũ trụ. + “Sông dài, trời rộng, bến cô liêu”: các sự vật được đặt liền kề nhau mà lại rất xa nhau. Các dấu phảy ngăn cách gợi cảm giác vũ trụ đang tan ra thành từng mảnh. -> Không gian càng rộng, càng cao, càng sâu thì cảnh vật càng thêm vắng lặng và con người càng thấy lạc loài trước không gian, thời gian. * TL: Chỉ bằng 1 vài chi tiết giàu sức gợi, khổ thơ vừa khắc hoạ được khung cảnh vắng lặng của đất trời quê hương vừa diễn tả được nỗi cô dơn buồn sầu của nhân vật trữ tình. 3. Khổ 3. - Không gian dòng sông: + Bèo dạt về đâu: chia li, tan tác. Cánh bèo như những kiếp người nổi nênh, vô định. + Lặng lẽ bờ xanh tiếp bãi vàng: Màu sắc rợn ngợp -> Thiên nhiên xa vắng, hoang sơ như từ thuở khai thiên lập địa. - Những thiếu vắng trên sông: không cầu, không đò -> Điệp từ “không” nhằm tô đậm cái mênh mông, xa vắng . Cảnh vật đang phủ nhận những gì thuộc về sự sống con người. Chứng tỏ tác giả đang co đơn và khát khao giao cảm. *TL : Vẫn nối tiếp mạch cảm xúc ở 2 khổ thơ đầu, nỗi buồn ở đây càng được khắc sâu, đó không chỉ là nỗi buồn mênh mông trước trời rộng, sông dài mà còn là nỗi buồn nhân thế, nỗi buồn trước cuộc đời. 4. Khổ 4. - Cảnh bầu trời lúc chiều tà: + Mây trắng đùn lên ánh trời chiều chiếu vào lấp lánh như những núi bạc. + Cánh chim nhỏ nhoi, nghiêng đôi cánh như không chịu được sức nặng bóng chiều. Đó cũng là sự cô đơn, bất lực của con người trước cuộc sống, họ không đủ sức để xuyên thủng bức thành sầu. -> NT đối lập làm cho thiên nhiên rộng lớn, hùng vĩ hơn nhưng con người cũng lẻ loi, cô đơn hơn. - Nỗi lòng của nhà thơ: + Dợn dợn vời con nước: Nỗi nhớ quê lúc không lúc nào ngưng lại, cứ theo con nước mà lên xuống vô kì hạn. + Không khói….nhớ nhà: Nỗi nhớ quê không cần duyên cớ như Thôi Hiệu mà lúc nào cũng thường trực và tự biểu hiện. ->Mượn cách diễn đạt của thơ Đường nhưng vẫn rất mới mẻ. * TL : Đi suốt bài thơ là 1 nỗi buồn triền miên vô tận. Khổ thơ này đã lí giải nguyên nhân của nỗi buồn. Đó không chỉ là nỗi buồn của riêng nhà thơ mà là nỗi buồn của cả thế hệ HCận, cả dân tộc VN trong những năm ngột ngạt dưới thời thuộc Pháp. III. TK NT : - Thấm đẫm ý vị cổ điển (thể thơ, thi liệu, nghệ thuật đối..) - Nhiều yếu tố chân thực, quen thuộc với đọc giả VN hiện đại 2. ND: - Cái tôi cô đơn, buồn bã, khát khao giao cảm. - Lòng yêu nước thấm kín mà thiết tha. IV. Củng cố: Cách cảm nhận không gian và thời gian trong bài thơ này có gì đáng chú ý? V. HDVN : Học thuộc lòng và phân tích bài thơ. Soạn bài mới. Tiết 82, 83 - Đọc văn : Đây thôn Vĩ Dạ ( Hàn Mặc Tử) . A- Mục tiêu Giúp HS : - Cảm nhận được bthơ là bức tranh phong cảnh cũng là tâm cảnh, thể hiện nỗi buồn cô đơn của nhà thơ trong mối tình xa xăm. Hơn thế, đó còn là tấm lòng tha thiết của nhà thơ với thiên nhiên, cuộc sống và con người. - Nhận biết được sự vận động của tứ thơ, của tâm trạng chủ thể trữ tình và bút pháp tài hoa độc đáo của 1 nhà thơ mới. B- Phương tiện SGK,SBT, SGV. C- Tiến trình dạy học I. ổn định tổ chức Ngày dạy Tiết Lớp Sĩ số Vắng II- Kiểm tra bài cũ Đọc thuộc lòng bài thơ Trang giang của Huy Cận, so sánh 2 câu thơ cuối bài thơ này với 2 câu thơ cuối bài Hoàng Hạc lâu của Thôi Hiệu. II. Bài mới Đọc Tiểu dẫn SGK Nêu những nét chính về cuộc đời và sự nghiệp stác của HMT? Nêu xuất xứ và hoàn cảnh stác của bthơ? Đọc diễn cảm Câu hỏi mở đầu bthơ là lời của ai? Sắc thái tu từ của câu hỏi đó? Vẻ đẹp của mảnh vườn thôn Vĩ được HMT gợi ra như thế nào? Vẻ đẹp của cảnh và người thôn Vĩ qua câu thơ “Lá trúc che ngang…”? Vẻ đẹp của thôn Vĩ nói lên điều gì trong tâm hồn nhà thơ? Cảnh sông nước mây trời xứ Huế đã đc HMT mtả ntnào? Vì sao với HMT, mây, gió lại vận động trái chiều? Cum từ “kịp tối nay” hé lộ tâm trạng gì của nhà thơ? Cảm xúc của nhà thơ đẫ có sự thay đổi ntn? “Khách đường xa” là ai? T/d của điệp ngữ “khách đường xa”? Thảo luận: Trình bày cách hiểu 2 câu thơ “áo em... nhân ảnh”? Câu hỏi cuối bài thơ là lời của ai dành cho ai? Biêủ lộ tâm trạng gì của nhà thơ? Giá trị nội dung, nghệ thuật của bthơ? I. Tiểu dẫn 1. Tác giả - HMT (1912 – 1940) tên khai sinh là Nguyễn Trọng Trí, sinh ra trong 1 gia đình công giáo nghèo ở Quảng Bình. Học xong, ông làm công chức Sở Đạc điền Bình Định rồi vào SG làm báo. Năm 1936, ông bị mắc bệnh phong, 4 năm sau, mất tại trại phong Quy Hoà. - Là 1 trong những nhà thơ có sức sáng tạo mạnh mẽ nhất trong phong trào Thơ mới. Diện mạo thơ bí ẩn, phức tạp nhưng chúă đựng 1 tình yêu đau đớn hướng về cuộc đời trần thế. - TP chính : SGK. 2. Tác phẩm - Xuất xứ: In trong tập Thơ Điên. - Hoàn cảnh stác: Trong thời gian làm nhân viên Sở Đạc điền Bình Định (1932-1933), HMT có thầm yêu Hoàng Thị Kim Cúc quê ở Vĩ Dạ nhưng sống ở Quy Nhơn. ít lâu sau, HMT vào SG làm báo, khi mắc bệnh phong, trở lại Quy Nhơn thì KC đã theo gia đình về quê, 2 người có thư từ qua lại. Một lần KC gửi cho HMT 1 tấm bưu thiếp vẽ phong cảnh Huế, có hình người chèo đò trên sông Hương với lời thăm hỏi chúc thi sĩ mau bình phục. Khoảng năm 1939, KC nhận được bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ do HMT tặng kèm với lời mấy dòng cảm tạ chân thành. II. Phân tích 1. Khổ một. - Câu 1 : Sao anh không về chơi thôn Vĩ? -> Câu hỏi tu từ mang nhiều sắc thái ý nghĩa: + Là lời trách nhẹ nhàng và lời mời gọi tha thiết của cô gái thôn Vĩ đối với nhà thơ. + Là lời tự trách, tự hỏi của nhà thơ về 1 việc đáng ra phải làm từ lâu mà giờ đây không biết còn cơ hội để làm nữa hay ko. -> Câu hỏi là cái cớ khơi dậy trong tâm hồn nhà thơ những kỉ niệm sâu sắc, đẹp đẽ về xứ Huế, trước hết là Vĩ Dạ, nơi có người nhà thơ thương mến. - Câu 2,3, 4 : Gợi lại những hình ảnh đẹp đẽ trong tâm trí nhà thơ: + Nhìn nắng hàng cau, nắng mới lên: ~ Điệp từ “nắng”: Đặc điểm của nắng miền Trung, chói chang, rực rỡ ngay từ lúc bình minh. ~ “Nắng mới lên”: trong trẻo, tinh khiết, làm bừng sáng cả khoảng trời hồi tưởng của nhà thơ. -> Cái nhìn từ xa, chưa tới thôn Vĩ nhưng đã thấy những hàng cau thẳng tắp, cao vút vượt lên, những tàu lá cau lấp lánh dưới ánh mặt trời sớm mai. +Vườn ai mướt quá, xanh như ngọc: ~ Mướt: Cây cảnh non tơ, mỡ màng, được chăm sóc chu đáo. ~ Xanh như ngọc: NT so sánh cho thấy cỏ cây đầy sức sống, láng bóng dưới ánh mặt trời. ~ Mướt quá: lời cảm thán mang sắc thái ngợi ca. -> Cái nhìn thật gần, như thể đang đi trong mảnh vườn thôn Vĩ . + Lá trúc che ngang mặt chữ điền: ~ Mặt chữ điền: khuôn mặt của người ngay thẳng, cương trực, phúc hậu theo quan niệm của người xưa. ~ Lá trúc che ngang: chỉ thấy thấp thoáng sau những chiếc lá, sự xuất hiện kín đáo, đúng với bản tính con người Huế. -> Sự xuất hiện của con người làm cho cảnh vật càng thêm sinh động, có lẽ đó là chủ nhân của vườn ai . *TL: Khổ thơ gợi rõ thần thái của mảnh vườn thôn Vĩ, con người thôn Vĩ: cảnh xinh xắn, người phúc hậu, cảnh và người gắn bó với nhau trong 1vẻ đẹp kín đáo, dịu dàng. Phải là người có tình yêu tha thiết với thiên nhiên, có ân tình sâu sắc với thôn Vĩ mới lưu giữ được những hình ảnh sống động và đẹp đẽ đến như vậy trong tâm trí. 2. Khổ hai - Hai câu đầu; + Cảnh xứ Huế: ~ Gió mây nhè nhẹ bay đi ~ Dòng nước chảy lững lờ ~ Cây cỏ khẽ đung đưa -> Bật lên vẻ êm đềm, nhịp điệu khoan thai của xứ Huế . + Tâm trạng nhân vật trữ tình: Mây, gió chuyển động trái chiều, gợi sự chia lìa, dang dở nên dòng sông cũng “buồn thiu” và hoa bắp chỉ lay rất nhẹ -> NT nhân hoá gợi tình trạng phân rẽ, chia lìa trong cuộc đời, trong tình yêu và tình trạng đó đem lại cho nhân vật trữ tình 1 nỗi u buồn, cô đơn. - Hai câu sau: + Cảnh đêm trăng trên dòng sông Hương: Dòng nước trở thành dòng ánh sáng lấp lánh. Con thuyền đậu trên bến sông để chở trăng về 1 nơi nào đó trong mơ. -> Vẻ đẹp thơ mộng, hư ảo . + Tâm trạng nhân vật trữ tình: ~ “Tối nay” : có lẽ là 1 buổi tối thật buồn, nhà thơ có điều gì muốn tâm sự với trăng -> HMT rất yêu trăng, coi trăng là 1 người bạn thân thiết. ~ “Kịp” : phảng phất lo âu về 1 cái gì đó sẽ cản trở con thuyền khiến nó không về kịp tối nay. Câu hỏi cuối khổ thơ khiến lời thơ trở nên chới với -> cảm nhận về tâm thế sống của HMT: Đang phải tranh thủ từng phút, từng giây trong quỹ thời gian ít ỏi còn lại của cuộc đời mình . * TL: ở khổ thơ này cảnh xứ Huế hiện ra chập chờn thực - ảo. Cxúc của nhà thơ không còn là nỗi ước ao, say đắm như ở khổ 1 mà trở thành mong ngóng, lo âu. 3. Khổ ba - Câu 1: Trước lời mời của cô gái “Sao anh không về…?” nhà thơ thấy mình chỉ là người “khách đường xa”, hơn thế lại chỉ là khách trong mơ mà thôi. Điệp ngữ “khách đường xa” nhằm nhấn mạnh nỗi xót xa, mặc cảm của HMT - Câu 2, 3: + Nghĩa thực: Xứ Huế nhiều nắng nhiều mưa nên cũng nhiều sương khói. áo em giữa trắng lại đi trong màu sương khói nên em trở thành mờ ảo, “nhìn không ra”. + Nghĩa bóng: Sương khói và bóng người tượng trưng cho sự huyễn hoặc của cuộc đời, sự xa vời khó nắm bắt của tình người. “Nhìn không ra”: sự bất lực, nỗi đau đớn tuyệt vọng của thi nhân. - Câu 4: Hai đại từ phiếm chỉ “ai” trong 1 câu hỏi khiến câu hỏi trở thành mơ hồ, nhuốm màu hoài nghi: + Thi nhân làm sao biết được tình cảm của người xứ Huế với mình có đậm đà hay cũng chỉ mờ ảo, dễ có mà chóng tan như sương khói kia? + Cô gái Huế làm sao biết được tình cảm của nhà thơ với cảnh Huế, người Huế đang hết sức đậm đà, thắm thiết? *TL : Không còn đắm say đến mức hoà nhập như khi tả cảnh xứ Huế, ở đây t/g lại lùi ra xa, tạo 1 k/c mịt mù với người xứ Huế. Câu hỏi cuối bthơ cho thấy t/g đang cô đơn, chới với trong 1 h/c rất bi thương mà vẫn rất tha thiết với c/đ. III. Tổng kết: 1. NT - Hình ảnh biểu hiện nội tâm/ - Ngôn ngữ thơ tinh tế, giàu liên tưởng. 2. ND - Bức tranh đẹp về phong cảnh xứ Huế, thể hiện tấm lòng thiết tha của t/g với thiên nhiên, con người xứ Huế. - Nỗi buồn, cô đơn của HMT trong 1 mối tình xa xăm, vô vọng III- Củng cố Phân tích, bình giảng các câu hỏi ở trong bài thơ, từ đó nhận xét về sự vận động của tứ thơ. IV- HDVN

File đính kèm:

  • docVoi vang Trang giang Day thon Vi Da.doc
Giáo án liên quan