Giới thiệu tài liệu giảng dạy “tìm hiểu về kinh doanh"

Tạo nhận thức về kinh doanh và tự tạo việc làm cũng như lựa chọn nghề nghiệp cho học sinh trong trường THPT

Phát triển thái độ tích cực đối với kinh doanh và tự tạo việc làm.

Cung cấp kiến thức và thực tiễn về các thái độ và thách thức cần có để bước đầu có khả năng khởi sự và vận hành một doanh nghiệp thành công, đặc biệt là doanh nghiệp nhỏ.

Chuẩn bị cho học sinh làm việc có năng suất trong các doanh nghiệp vừa và nhỏ, trong một môi trường mà cơ hội tìm kiếm việc làm ở những khu vực công trở nên ít ỏi và khó khăn.

 

ppt41 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1565 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giới thiệu tài liệu giảng dạy “tìm hiểu về kinh doanh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
GIỚI THIỆU TÀI LIỆU GIẢNG DẠY “TÌM HIỂU VỀ KINH DOANH” I. MỤC TIÊU CHƯƠNG TRÌNH Tạo nhận thức về kinh doanh và tự tạo việc làm cũng như lựa chọn nghề nghiệp cho học sinh trong trường THPT Phát triển thái độ tích cực đối với kinh doanh và tự tạo việc làm. Cung cấp kiến thức và thực tiễn về các thái độ và thách thức cần có để bước đầu có khả năng khởi sự và vận hành một doanh nghiệp thành công, đặc biệt là doanh nghiệp nhỏ. Chuẩn bị cho học sinh làm việc có năng suất trong các doanh nghiệp vừa và nhỏ, trong một môi trường mà cơ hội tìm kiếm việc làm ở những khu vực công trở nên ít ỏi và khó khăn. II. NỘI DUNG CHƯƠNG TRÌNH 1. Các chương và thời lượng Tài liệu giảng dạy chương trình “Tìm hiểu nghề kinh doanh” gồm có 8 chủ đề/chương và 24 bài học cụ thể. Tổng thời lượng cần thiết để truyền đạt tài liệu là khoảng 105 tiết Tổng số tiết của các bài cụ thể là 83 tiết Còn lại 18 tiết sẽ được phân bố cho các hoạt động: Trò chơi kinh doanh (8 tiết); Gặp gỡ đối thoại với doanh nhân (4 tiết); Ôn tập và hỏi đáp(3 tiết); Kiểm tra đánh giá (3 tiết); NỘI DUNG CHƯƠNG TRÌNH Chương Mở đầu *Các bài học: Bài 1: Những vấn đề chung về “Tìm hiểu nghề kinh doanh” (2 tiết) NỘI DUNG CHƯƠNG TRÌNH Chương 1: Tìm hiểu về kinh doanh *Các bài học: Bài 2: Năng lực kinh doanh (4 tiết) Bài 3: Động cơ kinh doanh ( 2 tiết) Bài 4: Thiết lập các mục tiêu kinh doanh (3tiết) Bài 5: Ra quyết định trong kinh doanh(3 tiết) Bài 6: Xác định và chấp nhận rủi ro trong kinh doanh (4 tiết) NỘI DUNG CHƯƠNG TRÌNH Chương 2: Doanh nghiệp * Các bài học: Bài 7: Khái niệm và vai trò của doanh nghiệp trong cộng đồng (2tiết) Bài 8: Phạm vi của doanh nghiệp (2 tiết) Bài 9: Doanh nghiệp nhỏ (3 tiết) NỘI DUNG CHƯƠNG TRÌNH Chương 3: Doanh nhân * Các bài học: Bài 10: Đánh giá năng lực kinh doanh (5 tiết) Bài 11: Tính cách chính của doanh nhân thành đạt (3 tiết) Bài 12. Một số kỹ năng để trở thành doanh nhân thành đạt (7 tiết) NỘI DUNG CHƯƠNG TRÌNH Chương 4 : Ý tưởng kinh doanh. * Các bài học: Bài 13: Tạo lập ý tưởng kinh doanh (4 tiết) Bài 14: Xác định và đánh giá các cơ hội kinh doanh (4 tiết) NỘI DUNG CHƯƠNG TRÌNH Chương 5: Tổ chức và vận hành hoạt động kinh doanh. * Các bài học: Bài 15: Lựa chọn thị trường phù hợp (4tiết) Bài 16: Lựa chọn địa điểm kinh doanh (2tiết) Bài 17: Các hình thức pháp lý về quyền sở hữu doanh nghiệp (3tiết) Bài 18: Nguồn vốn để thành lập một doanh nghiệp (3tiết) Bài 19: Tổ chức bộ máy quản trị và nhân sự (4 tiết) Bài 20: Thiết lập mối quan hệ mua, bán hàng (4tiết) Bài 21: Quản lý tài chính (5tiết) NỘI DUNG CHƯƠNG TRÌNH Chương 6: Lập kế hoạch kinh doanh * Các bài học: Bài 22: Chuẩn bị một kế hoạch kinh doanh (1tiết) Bài 23: Soạn thảo kế hoạch kinh doanh (5tiết) NỘI DUNG CHƯƠNG TRÌNH Chương 7 Tìm hiểu về nghề kinh doanh * Các bài học: Bài 24: Tìm hiểu thông tin nghề và cơ sở đào tạo (4tiết) III. Cấu trúc tài liệu Bố cục trang đầu của chủ đề: Tên chương: Mục đích của chủ đề: Chỉ ra những định hướng về những kiến thức, kĩ năng, thái độ nào mà học sinh cần đạt được sau khi kết thúc chủ đề. Các bài học của chủ đề: Nêu tên các bài học của chủ đề, số tiết của từng bài học. III.Cấu trúc tài liệu Bố cục các bài học trong từng chủ đề: Tên của bài học: Là tên gọi của từng bài học và số tiết tương ứng. Mục tiêu của từng bài học: Mô tả những kiến thức, kĩ năng và thái độ mong muốn đạt được cho học sinh sau khi hoàn thành bài học. Nội dung bài học: Là tổng hợp nội dung và các hoạt động học tập của bài học. Tài liệu và phương tiện: Gợi ý các tài liệu đào tạo, tham khảo và các phương tiện hỗ trợ giảng dạy mà giáo viên cần chuẩn bị. III. Cấu trúc tài liệu Gợi ý các hoạt động dạy học: Bao gồm mô tả chi tiết cách tiến hành từng nội dung hoạt động, gồm gợi ý sử dụng các hình chiếu, bài tập cho học sinh, tài liệu phát tay, những câu hỏi để tổ chức thảo luận dành cho giảng viên. Gợi ý hoạt động dạy học được đánh số thứ tự cho từng nội dung của bài học để giúp giáo viên triển khai bài giảng theo trình tự một cách dễ dàng. Kết luận: Là kết luận cho từng nội dung của bài học. Kết luận chung của từng bài học: Nêu tóm tắt các phát hiện cơ bản và những bài học kinh nghiệm rút ra được và cần ghi nhớ cho bài học. Gợi ý kiểm tra và đánh giá: Là một số bài tập giúp cho giáo viên đánh giá mức độ hiểu biết về kiến thức và khả năng vận dụng những kiến thức mà học sinh đã học được. IV. Đối tượng sử dụng tài liệu Tài liệu“Tìm hiểu nghề kinh doanh” dành cho giáo viên trung học và giáo viên các cơ sở đào tạo nghề và kỹ thuật, trung tâm giáo dục thường xuyên, trung tâm học tập cộng đồng Các giáo viên sử dụng tài liệu này có thể là những người có trình độ đại học hay cao hơn, nhưng chưa có hoặc có ít thực tế kinh doanh. Tài liệu có thể dùng cho học sinh Trung học, học sinh các cơ sở đào tạo nghề và kỹ thuật tổng hợp học tối thiểu đến THPT của hệ thống giáo dục chính quy (hoặc tương đương) và chưa từng có kinh nghiệm kinh doanh. V. Một số điểm cần chú ý khi dạy “Tìm hiểu nghề kinh doanh” theo tiếp cận phương pháp tài liệu “Giáo dục về kinh doanh” KAB/ILO 1) Về các hoạt động bổ trợ Là tài liệu được thực hiện theo quy định trong chương trình giáo dục phổ thông, phần “Hoạt động giáo dục nghề phổ thông”,giống như một số nghề khác và thực hiện trong một năm học lớp 11 trung học phổ thông. Chương trình có thể được điều chỉnh và truyền đạt cho phù hợp với thời gian của nhà trường Chương trình có thể được tiến hành: - Như tích hợp vào các môn học khác nhau vì mỗi chủ đề đều có tính khép kín. - Như một hoạt động của câu lạc bộ kinh doanh ngoài giờ lên lớp. Như một môn học tăng cường trong thời gian nghỉ hè. Học sinh cũng có thể học qua thực hành kinh doanh; ý tưởng kinh doanh sẽ do học sinh tự đề xuất 2) Về khuyến khích cải tiến cách dạy “Tìm hiểu nghề kinh doanh” Các giáo viên có thể linh hoạt điều chỉnh và cải tiến cách giảng dạy nội dung nghề kinh doanh cho phù hợp với điều kiện và hoàn cảnh địa phương. Cần khuyến khích sự tham gia của những người địa phương, nhà kinh doanh thành công trong vai trò là báo cáo viên Tổ chức các chuyến tham quan đến những cơ sở kinh doanh có thể coi là hình mẫu điển hình tại cộng đồng. 3) Về cách tiếp cận trong giảng dạy tài liệu được thiết kế cho giáo viên nhưng vẫn có tính định hướng cho học sinh, học sinh được tham gia vào toàn bộ quá trình và có trách nhiệm đối với việc học được chuyển từ giáo viên sang học sinh giáo viên tạo được một môi trường học tập mà trong đó từng học sinh sẽ tham dự vào một nhóm nhỏ hoặc theo lớp và qua quá trình tư duy và suy ngẫm, học sinh sẽ xây dựng được một số kĩ năng nhất định. Một loạt các phương pháp dạy học lấy học sinh làm trung tâm được sử dụng trong tài liệu. Các kỹ thuật như thảo luận nhóm, đóng kịch, kể chuyện, động não, nghiên cứu trường hợp điển hình được sử dụng để đảm bảo sự tham gia tích cực của học sinh trong suốt quá trình học. Trong quá trình dạy học khuyến khích và hỗ trợ học sinh qua các yếu tố : Xác định các mối quan tâm; Thể hiện cảm xúc; Áp dụng những gì đã học được vào các tình huống khác; Hiểu được cách học tốt nhất; Khám phá được động lực của mình; Học hỏi từ kinh nghiệm; Hỗ trợ sự tiến bộ; Điều chỉnh các sai lầm; Xác lập tiêu chuẩn thực hiện cho bản thân; Hiểu sâu; Tăng cường khả năng thích ứng; 4) Về đảm bảo lồng ghép giới trong giảng dạy kinh doanh nhu cầu riêng của nam và nữ cần được phân tích và phản ánh trong tiến trình thực hiện các bài giảng Giáo viên dạy tài liệu này cần có cả nam và nữ để vượt qua những định kiến Việc triển khai chương trình cần đảm bảo có tỷ lệ tương xứng giữa học sinh nam và nữ. Cần dạy kinh doanh cho nhóm học sinh đa dạng : nam và nữ ;vùng nông thôn, thành thị , học sinh thuộc các nhóm dân tộc thiểu số, học sinh có trình độ văn hoá và điều kiện kinh tế khác nhau. Đảm bảo dành đủ thời gian và cơ hội cho học sinh nam và nữ bày tỏ quan điểm. Khuyến khích những em rụt rè, thiếu tự tin nhiều hơn. 5) Về xây dựng kế hoạch bài giảng một kế hoạch bài giảng liệt kê tên bài học, thời gian dự tính, mục tiêu, nội dung, chuẩn bị đồ dùng dạy học, gợi ý các hoạt động dạy học, kết luận, kết luận chung, gợi ý đánh giá và kiểm tra. Đây là thành phần chính của KHBG. Giáo viên có thể tuân thủ kế hoạch bài giảng trong các chủ đề, hay biên soạn kế hoạch bài giảng cho riêng mình nếu muốn. Các kế hoạch bài giảng cần được cập nhật thường xuyên theo thực tế và cần có tính linh hoạt. 6) Về trò chơi kinh doanh Để mở rộng kiến thức và kĩ năng, nội dung chương trình tài liệu còn có bao gồm trò chơi kinh doanh mô phỏng để cho học sinh có cơ hội chứng kiến hoạt động kinh doanh trong cuộc sống thực. Trò chơi có thể được tiến hành khi bắt đầu, khi dạy qua một số chủ đề và có thể lặp lại trò chơi nếu cần, để thêm phần thực hành hay để củng cố kiến thức. 7) Ai là người dạy tài liệu này? Những người đã từng tự tạo việc làm hay có kinh nghiệm trong khởi sự kinh doanh hoặc duy trì một doanh nghiệp nhỏ có thể sẽ là những người tốt nhất để giảng dạy chương trình tìm hiểu nghề kinh doanh. Tuy nhiên giáo viên không nhất thiết phải có kinh nghiệm làm chủ hay quản lí doanh nghiệp, giảng dạy về quản trị kinh doanh. Giáo viên nên đọc toàn bộ tài liệu dành cho mình trước khi bắt đầu chương trình. 8) Về năng lực của giáo viên Các giáo viên có thể tăng thêm hiệu quả giảng dạy bằng cách tham gia thêm các khóa đào tạo bổ sung kiến thức kỹ thuật và thực hành kĩ năng kinh doanh. Giáo viên nên biết rõ khả năng tận dụng các phương pháp giảng dạy mang tính kinh doanh (xem bảng trang 20 trong tài liệu) 9) Lấy học sinh làm trung tâm: Tạo ra môi trường học tập mà trong đó học sinh được hỗ trợ trong : Xác định mối quan tâm của họ Học qua thực hành và tương tác với người khác Chia sẻ kinh nghiệm với người khác 10) Chú ý tới kết quả đầu ra Học sinh cần: Học cách học như thế nào? Xác định chiến lược học dựa trên nhu cầu của mình Thể hiện cảm xúc Có thêm tự tin Cẩn thận lắng nghe và hỏi những câu hỏi có ý nghĩa Xác định mục tiêu đào tạo của riêng mình Đối mặt với các vấn đề của bản thân Ra quyết định Xây dựng kế hoạch và nhận trách nhiệm đối với các kế hoạch đó Xây dựng giá trị cho bản thân Kiểm soát việc học của chính mình 11)Chú ý tới khả năng ứng dụng Dạy nghề kinh doanh có hiệu quả đòi hỏi ứng dụng kiến thức trong minh họa và củng cố khái niệm. Giáo viên cần có khả năng liên hệ hoạt động với nhu cầu và hoàn cảnh học sinh sao cho càng thực tế càng tốt. Nhấn mạnh vào bài tập dành cho học sinh trong từng bài cũng như việc tổ chức các hoạt động ngoại khóa như thành lập câu lạc bộ kinh doanh về doanh nghiệp nhỏ và vừa trong trường 12) Đa dạng về phương pháp và phương tiện dạy học Giáo viên cần áp dụng các phương pháp giảng dạy hấp dẫn và đa dạng để tạo ra và duy trì hứng thú cho học sinh (công nghệ thông tin, các phương tiện nghe nhìn, các dạng bài tập nhóm ...) 13) Khả năng khuyến khích và động viên học sinh Để khuyến khích và động viên học sinh, giáo viên dạy kinh doanh cần: Say mê! Tự tin vào mình Hãy là hình mẫu Ăn mặc gọn gàng Nhớ tên học viên Hãy hào phóng Lắng nghe Khen thưởng Tế nhị Quan tâm Tôn trọng Thân thiện Dành thời gian cho học sinh VI. MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP VÀ KỸ THUẬT TRONG GIẢNG DẠY “TÌM HIỂU NGHỀ KINH DOANH” 1. Thuyết trình : Phương pháp truyền thống 2. Thảo luận nhóm lớn Thảo luận nhóm lớn thường được dùng làm chiến lược giảng dạy để tìm hiểu, giải quyết các vấn đề và ra quyết định. Thảo luận nhóm lớn là cách để cho lớp học thể hiện quan điểm cá nhân. VI. MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP VÀ KỸ THUẬT TRONG GIẢNG DẠY “TÌM HIỂU NGHỀ KINH DOANH” 3. Làm việc nhóm nhỏ Nhóm nhỏ có thể bao gồm từ ba tới năm thành viên cùng làm việc trong một thời gian ngắn để hoàn thành một nhiệm vụ hay giải quyết một vấn đề. 4. Nghiên cứu trường hợp điển hình Trường hợp điển hình là sự mô tả một ví dụ thực tế có thật hay giả định dùng trong giảng dạy để minh họa hay nhấn mạnh một nội dung nào đó. VI. MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP VÀ KỸ THUẬT TRONG GIẢNG DẠY “TÌM HIỂU NGHỀ KINH DOANH” 5. Bài tập cá nhân Bài tập cá nhân được tiến hành khi một học sinh được giao những hoạt động cụ thể. Các bài tập này cần có mục tiêu rõ ràng có thể đánh giá được. Bài tập cá nhân tạo cơ hội để học sinh học khám phá. 6. Dự án và doanh nghiệp nhỏ Dự án là dạng khác của bài tập có thể do cá nhân hay nhóm hoàn thành. VI. MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP VÀ KỸ THUẬT TRONG GIẢNG DẠY “TÌM HIỂU NGHỀ KINH DOANH” 7. Động não Động não là một kỹ thuật dùng cho việc giải quyết vấn đề có sáng tạo cũng như tạo ra ý tưởng. Mục tiêu là đưa ra càng nhiều ý tưởng càng tốt. 8. Đóng vai Đóng vai có thể được dùng để minh họa các khía cạnh khác nhau của một vấn đề quan hệ giữa người với người. VI. MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP VÀ KỸ THUẬT TRONG GIẢNG DẠY “TÌM HIỂU NGHỀ KINH DOANH” 9. Báo cáo viên - Báo cáo viên sẽ bổ sung vào sự đa dạng của khung cảnh lớp học. - Họ có thể đóng vai mẫu cho giáo viên. Họ có thể là chuyên gia về chủ đề, người có tố chất kinh doanh hay các nhân vật khác trong cộng đồng mà công việc có liên quan tới chủ đề thảo luận. VI. MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP VÀ KỸ THUẬT TRONG GIẢNG DẠY “TÌM HIỂU NGHỀ KINH DOANH” 10. Trò chơi kinh doanh Trò chơi mô phỏng kinh doanh sẽ tạo cơ hội cho học sinh thực hành tổ chức và vận hành một doanh nghiệp và chứng kiến ảnh hưởng như trong thực tế. Trò chơi thuộc bản quyền của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) và đã được đăng ký bản quyền toàn cầu năm 1996. Trò chơi này đã được chỉnh sửa cho phù hợp với điều kiện học tập của Việt nam. VII. ĐỊNH HƯỚNG KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ Nội dung kiểm tra, đánh giá được xác định dựa trên căn cứ mức độ yêu cầu của mục tiêu bài học về kiến thức, kỹ năng và thái độ. Nội dung kiếm tra đánh giá phải phân loại được học sinh ở các mức độ giỏi, khá, trung bình, yếu và kém. Nội dung bài kiểm tra thực hành cần đánh giá được kỹ năng. Thái độ của học sinh qua chất lượng sản phẩm, quy trình thực hiện và an toàn lao động nghề nghiệp. VII. ĐỊNH HƯỚNG KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ Để đạt được các định hướng về kiểm tra đánh giá hoạt động “Tìm hiểu nghề kinh doanh’’ có thể thực hiện bằng các hình thức sau: - Thứ nhất, giáo viên có thể kiểm tra việc học bằng cách đặt câu hỏi trong bài giảng để đảm bảo học sinh hiểu được bài học. Thỉnh thoảng, có thể yêu cầu một số học sinh tóm tắt hay trình bày lại bài học. VII. ĐỊNH HƯỚNG KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ - Thứ hai, có thể cho điểm kết quả của các bài tập hay dự án cụ thể (ví dụ: thu thập thông tin từ các nhà kinh doanh qua phỏng vấn, nghiên cứu thị trường, chuẩn bị kế hoạch kinh doanh, khởi sự và vận hành một doanh nghiệp nhỏ). - Thứ ba, học sinh có thể được phát phiếu hỏi vào lúc kết thúc mỗi chủ đề hay bài giảng để đánh giá các mặt khác nhau nhằm đạt mục tiêu, nội dung, tính hữu dụng… và cung cấp thêm nhận định bổ sung. XIN CẢM ƠN SỰ CHÚ Ý !

File đính kèm:

  • pptGDKD, BAI 1_GIOI THIEU TAI LIEU DAY KINH DOANH.ppt
Giáo án liên quan