Gợi ý đáp án đề văn học sinh giỏi lớp 11 - Bảng b

nh lẽo thì Thơ duyên toát lên niềm vui tươi tắn, sáng trong và ấm áp".

Qua 2 bài thơ Đây mùa thu tới và Thơ duyên của Xuân Diệu, hãy làm sáng tỏ nhận định trên.

Gợi ý đáp án:

A. Yêu cầu về kỹ năng:

1. Đúng kiểu bài: phân tích để chứng minh.

2.

B. Yêu cầu về kiến thức:

I. Đề tài thơ Thu trong thơ ca nói chung và trong thơ Xuân Diệu nói riêng:

- Đề tài quen thuộc được khai thác triệt để trong thơ ca từ cổ chí kim, từ Đông sang Tây tạo nên 1 vườn thơ Thu dồi dào, phong phú. Âm điệu chủ đạo là buồn, sắc màu cơ bản là úa vàng, hiu hắt.

- Trong thơ Mới, mảng đề tài tiếp tục được làm giàu có thêm.

- Thơ Xuân Diệu viết nhiều về thiên nhiên nhất là thiên nhiên 2 mùa Xuân - Thu. Ý kiến của ông: Với tôi, Xuân và Thu là hai mùa đẹp nhất trong năm.Xuân- người ta vì ấm mà cần đôi. Thu - người ta lại vì lạnh mà cần tình ."

- Trích dẫn nhận định.

II. Phân tích: HS làm toát lên được vẻ đẹp đặc sắc của mỗi bài thơ.

1. Đây mùa thu tới .

Toàn bài thơ toát lên nỗi buồn vì cảnh thu được cảm nhận ở thời điểm giao mùa: hạ sang thu nên tính chất chung là chia lìa, rơi rụng.

a. Khổ thơ 1: Vẻ đẹp buồn bã của liễu trong cảnh tang tóc: tiễn biệt mùa hè.

Hình ảnh nhân hoá "đứng chịu tang" kết hợp với lối hiệp vần liên tiếp "đìu hiu - chịu tang - hàng - vàng - buồn - buông xuống " gợi tả dáng vẻ thướt tha mà ủ ê. Nét buồn giàu tính thẩm mỹ trong thơ ca. Điệp ngữ báo tin thu gợi tả bước chuyển của mùa trong sắc áo "mơ phai" - sắc màu được định hình dần từ sự phai tàn của sắc xanh.

b. Khổ thơ 2: Góc nhìn cận cảnh: khu vườn; thấy sự hiện diện rõ rệt hơn của thu. Số từ "Hơn một." tiếp nhận từ cách diễn đạt thơ Pháp nói được số lượng phiếm chỉ: chưa nhiều cũng không còn là ít. Động từ "rủa" (Rũa) biểu thị sự tương phản, xung đột gay gắt giữa sắc đỏ (thu) với sắc xanh (hạ) qua đấy tô đậm tính chất giao mùa. Phụ âm "r" láy gợi lên xao xuyến tinh vi bên trong cây cối của luồng nhựa sống trước tác động của khí thu. Dòng thơ cuối thấy được tính thống nhất của các từ cùng trường nghĩa khắc hoạ cảnh trơ trọi của nhánh cành khi lá đã rơi lìa.

c. Khổ thơ 3: Không gian rộng: trăng được nhân hoá "tự ngẩn ngơ" thể hiện nỗi buồn tự thân trước cảnh thu, khí thu. Từ "khởi sự" nhấn mạnh thời điểm . Nghệ thuật chuyển đổi cảm giác diễn tả tài tình cái lạnh đầu mùa thấm nhập trong gió, thấm thía vào da thịt khiến bến đò vốn đông đúc nay thưa vắng người lại qua.

d. Khổ thơ 4: Thu chiếm lĩnh trọn vẹn bầu trời và mặt đất, chim chóc rời bỏ bầu trời. Không gian tràn ngập nỗi buồn ly biệt.

 

doc5 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1201 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Gợi ý đáp án đề văn học sinh giỏi lớp 11 - Bảng b, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Gợi ý đáp án đề văn hsg lớp 11 - bảng b (Thời gian làm bài 180 phút không kể thời gian giao đề) Đề bài: "Cũng viết về mùa thu nhưng nếu Đây mùa thu tới thấm đượm nỗi buồn hiu hắt, lạnh lẽo thì Thơ duyên toát lên niềm vui tươi tắn, sáng trong và ấm áp". Qua 2 bài thơ Đây mùa thu tới và Thơ duyên của Xuân Diệu, hãy làm sáng tỏ nhận định trên. Gợi ý đáp án: A. Yêu cầu về kỹ năng: 1. Đúng kiểu bài: phân tích để chứng minh. 2. B. Yêu cầu về kiến thức: I. Đề tài thơ Thu trong thơ ca nói chung và trong thơ Xuân Diệu nói riêng: - Đề tài quen thuộc được khai thác triệt để trong thơ ca từ cổ chí kim, từ Đông sang Tây tạo nên 1 vườn thơ Thu dồi dào, phong phú. Âm điệu chủ đạo là buồn, sắc màu cơ bản là úa vàng, hiu hắt... - Trong thơ Mới, mảng đề tài tiếp tục được làm giàu có thêm. - Thơ Xuân Diệu viết nhiều về thiên nhiên nhất là thiên nhiên 2 mùa Xuân - Thu. ý kiến của ông: Với tôi, Xuân và Thu là hai mùa đẹp nhất trong năm...Xuân- người ta vì ấm mà cần đôi. Thu - người ta lại vì lạnh mà cần tình ..." - Trích dẫn nhận định. II. Phân tích: HS làm toát lên được vẻ đẹp đặc sắc của mỗi bài thơ. 1. Đây mùa thu tới . Toàn bài thơ toát lên nỗi buồn vì cảnh thu được cảm nhận ở thời điểm giao mùa: hạ sang thu nên tính chất chung là chia lìa, rơi rụng... a. Khổ thơ 1: Vẻ đẹp buồn bã của liễu trong cảnh tang tóc: tiễn biệt mùa hè. Hình ảnh nhân hoá "đứng chịu tang" kết hợp với lối hiệp vần liên tiếp "đìu hiu - chịu tang - hàng - vàng - buồn - buông xuống " gợi tả dáng vẻ thướt tha mà ủ ê. Nét buồn giàu tính thẩm mỹ trong thơ ca. Điệp ngữ báo tin thu gợi tả bước chuyển của mùa trong sắc áo "mơ phai" - sắc màu được định hình dần từ sự phai tàn của sắc xanh. b. Khổ thơ 2: Góc nhìn cận cảnh: khu vườn; thấy sự hiện diện rõ rệt hơn của thu. Số từ "Hơn một..." tiếp nhận từ cách diễn đạt thơ Pháp nói được số lượng phiếm chỉ: chưa nhiều cũng không còn là ít. Động từ "rủa" (Rũa) biểu thị sự tương phản, xung đột gay gắt giữa sắc đỏ (thu) với sắc xanh (hạ) qua đấy tô đậm tính chất giao mùa. Phụ âm "r" láy gợi lên xao xuyến tinh vi bên trong cây cối của luồng nhựa sống trước tác động của khí thu. Dòng thơ cuối thấy được tính thống nhất của các từ cùng trường nghĩa khắc hoạ cảnh trơ trọi của nhánh cành khi lá đã rơi lìa. c. Khổ thơ 3: Không gian rộng: trăng được nhân hoá "tự ngẩn ngơ" thể hiện nỗi buồn tự thân trước cảnh thu, khí thu. Từ "khởi sự" nhấn mạnh thời điểm . Nghệ thuật chuyển đổi cảm giác diễn tả tài tình cái lạnh đầu mùa thấm nhập trong gió, thấm thía vào da thịt khiến bến đò vốn đông đúc nay thưa vắng người lại qua. d. Khổ thơ 4: Thu chiếm lĩnh trọn vẹn bầu trời và mặt đất, chim chóc rời bỏ bầu trời. Không gian tràn ngập nỗi buồn ly biệt. + Thiếu nữ: tâm hồn trẻ, dễ rung động, đa cảm trước nỗi buồn man mác mà thấm thía của cảnh thu. Nỗi buồn thế hệ. + Kết mở: gợi cảm hứng đồng sáng tác ở người đọc. e. Nhận xét về tâm hồn thi sỹ: nhạy cảm và tinh tế, đặc biệt trước biến đổi của thiên nhiên, sự vận động của thời gian... 2. Thơ duyên: Từ nhan đề bài thơ, HS hiểu được: bài thơ diễn tả những mối quan hệ tương giao của vạn vật trong cuộc sống. Đó cũng là cảm nhận của hồn thơ ham sống, khát sống. a. Khổ thơ 1: Cảnh vật buổi chiều đẹp đẽ rạo rực một cách khác thường (so sánh...) Buổi chiều là "chiều mộng" và nó hay chàng thi sỹ đa tình đã "hoà thơ" để nhánh thành "nhánh duyên". Không phải sắc vàng ủ dột mà là sắc xanh tinh khiết tràn trề, lấp lánh ánh sáng "xanh ngọc"được tạo bởi mây trời và sắc lá qua nghệ thuật đảo trật tự cú pháp. + Cặp chim: gắn bó khăng khít, không thể tách rời ( so sánh với số từ: hai) Mọi đường nét, màu sắc, âm thanh ngân lên trong một không gian ngập tràn luyến ái: "nơi nơi động tiếng huyền". b. Khổ thơ 2: + Từ láy: nhỏ nhỏ, xiêu xiêu, lả lả: phối hợp gợi tả khung cảnh hữu tình, quyến luyến của cảnh vật: đường, gió, cành đang say đắm, chuyếnh choáng trong yêu thương. + Trong không gian như có dây tơ, Ta và Bạn cũng đang rung lên những xao xuyến đầu đời. Trạng từ không xác định "Buổi ấy..." biểu thị rất thành công khoảnh khắc kỳ diệu của trái tim . c.Khổ thơ 3: Buổi ấy cũng là thời điểm chăng mối tơ duyên giữa người với người, xui khiến bước chân điềm nhiên của em và bước đi lững đững của anh đến với nhau, biến sự vô duyên thành hữu duyên, Ta - Bạn thành Anh - Em, cặp vần của bài thơ cuộc đời. Cách so sánh mới lạ và thú vị: vần điệu làm nên vẻ đẹp của thơ ca, tình yêu làm nên vẻ đẹp của cuộc sống con người. Cảnh thu về muộn có vẻ lạnh song không hiu hắt buồn vắng mà vạn vật vẫn hối hả tìm đến với nhau: "Mây biếc - bay gấp gấp Con cò - cánh phân vân" Các từ láy gợi tả trạng thái khiến cảnh như có hồn, có tình, rung động, xao xuyến. d. Khổ thơ 4: Bước thời gian êm lặng, dịu dàng mà tha thiết, xui giục vạn vật tìm đến sự giao hoà, gần gũi, ấm áp, và con người trong không gian thu đầy yêu thương và duyên ý ấy không cần có băng nhân gạ tỏ niềm đã kết nên hạnh phúc lứa đôi. "Cưới" là từ dùng táo bạo và đặc sắc nói được mối giao cảm đến tuyệt đối của lòng anh và lòng em, cũng là của tâm hồn thi nhân với cuộc sống. e. Mở rộng nâng cao: Hai bài thơ thu tuy có khác biệt về cảnh sắc, không khí và cảm xúc song đều bắt nguồn từ một hồn thơ tinh tế, nhạy cảm giàu chất thơ luôn khát khao giao cảm mãnh liệt với con người và cuộc sống. Chính tình yêu và niềm khát khao sống ấy đã tạo nên một Xuân Diệu vừa yêu đời vừa chán nản... (HS nên liên hệ, mở rộng một số bài thơ khác của Xuân Diệu để khắc sâu thêm đặc điểm phong cách thơ Xuân Diệu). Gợi ý đáp án đề thi văn học sinh giỏi lớp 11 - bảng A. (Thời gian: 180 phút, không kể giao đề). I. Yêu cầu về kỹ năng: 1. Nắm được đúng kiểu bài và vấn đề nghị luận: vai trò của độc thoại nội tâm trong miêu tả tâm lý nhân vật. 2. Diễn đạt gãy gọn, dẫn chứng chính xác, lời văn có cảm xúc. 3. Trình bày sạch, rõ ràng, không mắc các lỗi về chính tả và từ. II. Yêu cầu về kiến thức: Học sinh có thể có những cách triển khai và diễn đạt riêng, nhưng tựu chung lại phải đảm bảo các ý lớn: 1. Giải thích nhận định bằng hiểu biết cơ bản về kiến thức lý luận: Thấy được bản chất của văn học là phản ánh và khám phá cuộc sống của con người, đặc biệt là chiều sâu tâm hồn và nhân cách con người. Mỗi nhà văn có lối đi riêng. Song bên cạnh những thủ pháp cụ thể như tạo tình huống hay xây dựng đối thoại...nhiều nhà văn đã sử dụng độc thoại nội tâm thành công trong xây dựng nhân vật, đặc biệt là khắc hoạ tâm lý nhân vật. + Độc thoại nội tâm: có thể gọi là tiếng nói bên trong của nhân vật, lời phát ngôn của nhân vật tự nói với chính mình, thể hiện quá trình tâm lý, mô phỏng hoạt động cảm xúc, suy nghĩ của con người trong sự vận động trực tiếp của nó: Lep Tônxtôi, Heminguây.... Bằng độc thoại nội tâm, cá tính, nhân cách nhân vật cũng dồng thời được bộc lộ. + Trong văn Nam Cao, một chủ đề cơ bản là vấn dề nhân cách con người trong mối quan hệ với hoàn cảnh sống. Chính vì vậy, độc thoại nội tâm là một thủ pháp được nhà văn sử dụng và khai thác triệt để hiệu qủa của nó trong diễn tả tâm lý nhân vật: đó là lúc nhân vật bộc bạch tất cả nỗi niềm tâm sự, những vui buồn, những nỗi đau đớn, day dứt trào lên từ đáy sâu tâm hồn...( Văn học Việt Nam...) 2. Chứng minh bằng các truyện ngắn: Chí Phèo, Lão Hạc, Đời thừa. a. Độc thoại nội tâm là lúc nhận vật bộc bạch tất cả nỗi niềm tâm sự vui buồn: * Tâm sự của Lão Hạc là tiếng lòng của người cha giàu tình yêu con: Tiếng nói bên trong đã thể hiện những suy nghĩ chân thành mộc mạc của người cha về mảnh vườn hương hoả để dành cho con trai đến ngày lấy vợ. Những suy tính chỉ có ở người nông dân nghèo khổ song cũng rất nặng tình. Nó đồng nhất với hành động dứt tình, gạt nước mắt bán con chó và cuối cùng là dùng bả chó để tự vẫn của ông lão, bộc lộ bi kịch cuộc sống của người dân quê bị đẩy đến bước đường cùng và cũng cho thấy bản tính giàu hy sinh của ông lão. * Độc thoại nội tâm của Chí Phèo khi lần đầu tiên tỉnh táo sau cuộc gặp gỡ với thị Nở: bộc lộ sự thức tỉnh của ý thức và cảm xúc con người bấy lâu nay bị nhấn chìm trong men rượu và tội ác. Âm thanh bình dị mà thân thiếét của đời thường đã khiến hắn thấy nao nao buồn nhớ lại giấc mơ lương thiện ngày trước, giật mình nhìn thấy thực tại đáng buồn và sợ hãi trước tương lai bế tắc. b. Phần lớn, các độc thoại nọi tâm trong văn Nam Cao được dùng để diễn tả những nỗi đau đớn, day dứt, dằn vặt của những tâm hồn bị ruồng bỏ hoặc bị tha hoá. * Độc thoại nội tâm của Chí Phèo trong hai tình huóng trái ngược: khi nhận được sự yêu thương chăm sóc của Thị Nở và khi bị Thị Nở từ chối. Trước hương vị của bát cháo hành, Chí Phèo thấy vừa buồn vừa vui, nhất là một cái gì như là ăn năn. Vì anh nhớ đến cuộc đời dài dằng dặc không được yêu thương và hạnh phúc của mình, nhớ đến hành vi đồi bại của con mụ chủ..., muốn được làm nũng, muốn làm người lương thiện, tin mọi người sẽ mở đường cho...qua đó ta thấy được bản chất thực của Chí: hiền lương, có ý thức mạnh mẽ về phẩm giá. + Đoạn độc thoại tiếp theo là nói về nỗi bi phẫn, uất ức của con người bị cự tuyệt quyền làm người: Đó là những phẫn nộ, căm giận và tuyệt vọng được trào lên trong nước mắt, trong hương cháo hành thoang thoảng đã khiến CHí Phèo đi tìm kẻ thù của đời mình và bước chân đưa anh đến nhà Bá Kiến ... Nó biểu thị ý thức nhân phẩm, ý thức làm người và nỗi đau của con người không đựơc sống kiếp sống của con người. * Độc thoại nội tâm của người trí thức tiểu tư sản nghèo đau đớn và day dứt khi lý tưởng sống bị vùi dập trong cơm áo gạo tiền, khi nhân cách mình đang mỗi lúc bị tha hoá mà bất lực: Đó là cuộc đấu tranh đến chảy máu tâm hồn của một tâm hồn" trung thực vô ngần" (Tô Hoài) + Nhân vật Hộ dằn vặt và nguyền rủa bản thân mình khi phải viết những cuốn văn vội vàng, cẩu thả, nông cạn... nhận thấy đòi hỏi khắt khe của nghệ thuật và xót xa hổ thẹn khi chứng kiến chính mình đang phản bội lại đạo đức nghề nghiệp, phản bội nghệ thuật... + Dằn vặt, hối hận trước người vợ đau khổ và tội nghiệp phải hứng chịu mọi hành vi thô bạo do mình gây ra. Cũng lại là những giày vò trong nước mắt, trong tiếng nấc nghẹn ngào. Chúng thể hiện thái độ chân thành tha thiết muốn vươn lên khỏi hoàn cảnh sống ô trọc để giữ lấy bản tính thiện của con người. + Những lời độc thoại giàu tính biểu cảm trong truyện ngắn Lão Hạc của "ông giáo": vừa mang tính triết lý, vừa thấm đượm nỗi xót xa của nhà văn trước sự ích kỷ đến thành nhỏ nhen của con người, không phải do bản tính mà do " khi người ta khổ quá thì người ta chẳng còn nghĩ đến ai đựơc nữa..." và từ đó, tự nhắc nhở chính mình về một thái độ, một lối sống cũng là về đôi mắt và chỗ đứng đúng đắn của một nhà văn chân chính :" Chao ôi! Đối với những người quanh ta, nếu ta không cố mà tìm hiểu họ, thì ta chỉ thấy họ gàn dở, ngu ngốc..." 3. Bình luận, nâng cao về vai trò các độc thoại nội tâm trong văn Nam Cao, không chỉ góp phần miêu tả tâm lý mà còn có khẳ năng bộc lộ bản chất, khắc hoạ tính cách nhân vật... Đánh giá đúng đắn nhữngđóng góp của nhà văn trên lĩnh vực nghệ thuật truyện ngắn. III. Biểu điểm: Đề văn 11: Câu hỏi phần tiếng Việt: + Học sinh nhận thấy một đặc điểm cơ bản của tiếng Việt đó là rất giàu nhạc điệu. Tính nhạc của tiếng Việt được tạo từ các yếu tố:thanh điệu, vần, nhịp. + Đoạn văn bản trong Cây tre Việt Nam rất giàu nhạc điệu bởi nhịp ngắt các dòng văn thường kéo daì, phù hợp trong diễn đạt tình cảm trữ tình da diết. + Giàu vần bằng, đặc biệt là các tiếng cuối dòng văn là vần bằng, chủ yếu là thanh ngang nên âm hưởng tạo ra ngân nga, trầm bổng. Hs có thể diễn đạt theo cảm nhận của các em song điều quan trọng là cần bám vào đặc điểm tiếng Việt để cảm nhận có cơ sở thuyết phục.

File đính kèm:

  • dockhoi 11.doc