Gợi ý giải bài thi môn Văn khối C năm 2007

TTO - Tuổi Trẻ Online gửi đến các bạn thí sinh phần gợi ý giải đề thi môn Văn khối C, kỳ tuyển sinh ĐH 2007, diễn ra vào sáng nay (9-7-2007). Những gợi ý này chỉ có tính chất tham khảo.

Đáp án chính thức của Bộ GĐ-ĐT sẽ được Tuổi Trẻ Online cập nhật ngay sau khi kết thúc môn cuối cùng của đợt 2 vào các khối B, C, D năm 2007.

PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ THÍ SINH

Câu I (2 điểm) Anh / chị hãy trình bày ngắn gọn những đặc điểm thơ Xuân Diệu trước Cách mạng tháng Tám 1945.

Câu II (5 điểm) Phân tích nghệ thuật trào phúng trong truyện ngắn Vi hành của Nguyễn Ái Quốc.

PHẦN TỰ CHỌN: (Thí sinh chỉ được chọn làm một trong hai câu: III.a hoặc III.b)

Câu III.a . Theo chương trình THPT không phân ban (3 điểm)

Bình giảng đoạn thơ sau đây trong bài Tống biệt hành của Thâm Tâm :

Đưa người, ta không đưa qua sông,

Sao có tiếng sóng ở trong lòng?

Bóng chiều không thắm, không vàng vọt,

Sao đầy hoàng hôn trong mắt trong,

Đưa người, ta chỉ đưa người ấy,

Một giã gia đình, một dửng dưng

- Li khách ! Li khách ! Con đường nhỏ,

Chí nhớn chưa về bàn tay không,

Thì không bao giờ nói trở lại!

Ba năm, mẹ già cũng đừng mong

(Văn học 11, Tập một, NXB Giáo dục, tái bản 2005, tr.147)

Câu III.b. Theo chương trình THPT phân ban thí điểm (3 điểm)

Cảm nhận của anh / chị về vẻ đẹp của dòng sông Hương (đoạn từ thượng nguồn đến thành phố Huế) qua tác phẩm Ai đã đặt tên cho dòng sông? Của Hoàng Phú Ngọc Tường (đoạn trích trong Ngữ văn 12, sách giáo khoa thí điểm Ban KHXH và NV

 

doc6 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1027 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Gợi ý giải bài thi môn Văn khối C năm 2007, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Gợi ý giải bài thi môn Văn khối C năm 2007 TTO - Tuổi Trẻ Online gửi đến các bạn thí sinh phần gợi ý giải đề thi môn Văn khối C, kỳ tuyển sinh ĐH 2007, diễn ra vào sáng nay (9-7-2007). Những gợi ý này chỉ có tính chất tham khảo. Đáp án chính thức của Bộ GĐ-ĐT sẽ được Tuổi Trẻ Online cập nhật ngay sau khi kết thúc môn cuối cùng của đợt 2 vào các khối B, C, D năm 2007. PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ THÍ SINH Câu I (2 điểm) Anh / chị hãy trình bày ngắn gọn những đặc điểm thơ Xuân Diệu trước Cách mạng tháng Tám 1945. Câu  II (5 điểm) Phân tích nghệ thuật trào phúng trong truyện ngắn Vi hành của Nguyễn Ái Quốc. PHẦN TỰ CHỌN: (Thí sinh chỉ được chọn làm một trong hai câu: III.a hoặc III.b) Câu III.a . Theo chương trình THPT không phân ban (3 điểm)  Bình giảng đoạn thơ sau đây trong bài Tống biệt hành của Thâm Tâm : Đưa người, ta không đưa qua sông, Sao có tiếng sóng ở trong lòng? Bóng chiều không thắm, không vàng vọt, Sao đầy hoàng hôn trong mắt trong, Đưa người, ta chỉ đưa người ấy, Một giã gia đình, một dửng dưng … - Li khách ! Li khách ! Con đường nhỏ, Chí nhớn chưa về bàn tay không, Thì không bao giờ nói trở lại! Ba năm, mẹ già cũng đừng mong (Văn học 11, Tập một, NXB Giáo dục, tái bản 2005, tr.147) Câu III.b. Theo chương trình THPT phân ban thí điểm (3 điểm) Cảm nhận của anh / chị về vẻ đẹp của dòng sông Hương (đoạn từ thượng nguồn đến thành phố Huế) qua tác phẩm Ai đã đặt tên cho dòng sông? Của Hoàng Phú Ngọc Tường (đoạn trích trong Ngữ văn 12, sách giáo khoa thí điểm Ban KHXH và NV). BÀI GIẢI GỢI Ý Câu I. (2 điểm)  Nghệ thuật thơ của Xuân Diệu trước 1945 rất đặc sắc, mới mẻ, hiện đại. Ông học hỏi từ mạch thơ truyền thống phương Đông, chịu ảnh hưởng sâu sắc bởi nghệ thuật thơ lãng mạn phương Tây, nên Ông khám phá và thể hiện tinh tế những biến thái tinh vi của thiên nhiên và lòng người. Những đặc điểm thơ Xuân Diệu :  - Ông sáng tạo ra những tứ thơ mới trong đề tài cũ, lấy cái đẹp của con người làm chuẩn để cảm nhận và miêu tả thiên nhiên nên nghệ thuật nhân hóa được nhà thơ sử dụng hết sức sinh động.  - Ông cảm nhận ngoại giới bằng tổng hợp các giác quan trong đó có sự chuyển đổi biên độ giác quan rất mới lạ.  - Ngôn ngữ diễn đạt không khuôn sáo, ước lệ mà có nhiều cách tân trong việc sử dụng từ ngữ và cú pháp (rất Tây). Câu II . (5 điểm) Trong sáng tạo văn học của Nguyễn Ái Quốc, nghệ thuật trào phúng chiếm một vị trí đặc biệt. Với nghệ thuật trào phúng Nguyễn Ái Quốc đã phơi bày bản chất tàn bạo, giả dối của chế độ thực dân Pháp. Cũng với nghệ thuật ấy, Người bày tỏ thái độ khinh bỉ đối với bọn vua quan bù nhìn bán nước cầu vinh. Chỉ riêng đối với sự kiện Khải Định sang Pháp dự cuộc  Đấu xảo thuộc địa, Nguyễn Ái Quốc đã sáng tác truyện ngắn Lời than vãn của bà Trưng Trắc và vở kịch Con rồng tre lên án và chế giễu sâu cay ông vua bù nhìn. Nhân kỉ niệm một năm chuyến đi ô nhục ấy, Nguyễn Ái Quốc lại viết truyện ngắn Vi Hành, biến Khải Định thành đối tượng của những cuộc đàm tiếu khinh bỉ. Vấn đề đặt ra cho tác giả là phải sáng tạo một hình thức nghệ thuật mới để không lập lại chính mình. Sự thành công của tác phẩm Vi hành đã chứng tỏ tài năng nghệ thuật dồi dào, sắc bén của nhà văn Nguyễn Ái Quốc. Thật vậy, nếu trong hai tác phẩm Lời than vãn của bà Trưng Trắc và Con rồng tre, Khải Định trực tiếp xuất hiện, thì ở đây, trong tác phẩm Vi hành, vua  Khải Định vắng mặt. Vậy làm thế nào để cho Khải Định xuất hiện, đặng nhận lấy lời đàm tiếu nhục nhã và lời tố cáo sắc bén?  Nguyễn Ái Quốc đã dùng biện pháp hóa không thành có- biện pháp hiểu lầm, nhận lầm một người An Nam là nhà vua đi “vi hành”, để tố cáo, chế giễu một cách cay độc. Ai là người có thể nhận lầm như vậy? Đó không thể là người An Nam, thần dân của ngài. Đó chỉ có thể là người dân Pháp hiếu kì và từ lâu đã không xem vua chúa như  một đấng bề trên. Nguyễn Ái Quốc đã sáng tạo nên một đôi nam nữ người Pháp nhận lầm vua An Nam trên xe điện, và truyện ngắn mở đầu bằng cuộc tranh luận của họ. Chàng trai quả quyết đó chính là nhà vua, còn cô gái, người đã thấy nhà vua ở trường đua thì quả quyết là không phải, vì thấy thiếu mũ măng, nhẫn vàng, hạt cườm. Từ hai cách hiểu ấy mở ra hai hướng đàm tiếu: đàm tiếu về trang phục nhà vua và đàm tiếu về việc “vi hành” của ông. Việc đàm tiếu về trang phục nhà vua do đôi thanh niên nam nữ người Pháp thực hiện. Lợi dụng cách cảm nhận ngộ nghĩnh của họ đối với cách ăn mặc xa lạ. Nguyễn Ái Quốc đã biến ông vua thành một trò cười rẻ tiền: đầu đội chụp đèn, quấn khăn, tay đeo đầy nhẫn, mũi tẹt, mắt xếch, mặt bủng như quả chanh, không một chút uy nghi, đường bệ. Hơn thế, người bạn gái đã trông thấy nhà vua, hình dung vua là người “đeo lên người hắn đủ cả bộ lụa là, đủ cả bộ hạt cườm”, y như một mụ đàn bà.  Còn người thanh niên thì xem vua như một trò vui mắt không phải mất tiền như xem “vợ lẽ nàng hầu vua Cao Miên”, hoặc “trò leo trèo, nhào lộn của sư thánh xứ Công Gô”. Thậm chí còn tung tin Nhà hát Múa rối định ký hợp đồng thuê nhà vua biểu diễn! Thật không còn lời báng bổ, khinh miệt nào hơn đối với một đức Hoàng Thượng! Nhưng đó là sự thật: Khải Định chỉ đóng được một vai hề rẻ tiền trong lịch sử! Việc đàm tiếu về truyện “vi hành” do kẻ bị nhận lầm – tác giả bức thư gửi cho cô em họ – thực hiện qua lời tâm sự  trong thư. Đây là lời của một người An Nam, am hiểu nội tình nước Nam. Ở đây Nguyễn Ái Quốc dùng biện pháp “quá mù ra mưa” – nhân có người nói nhà vua “vi hành”, thế là người anh họ trong thư liền liên hệ với các cuộc “vi hành” của các vị vua vĩ đại như vua Thuấn, vua Pie, và bình luận nhạo báng về cuộc “vi hành” tưởng tượng của vua Nam. Đây là một đoạn văn nữa mỉa mai sắc bén, từ nào cũng nhằm phơi trần thân phận và nhân cách hèn hạ của tên vua. Biện pháp "quá mù ra mưa” lại được sử dụng thêm một lần: nhân việc người Pháp nhận lầm vua Nam, tác giả đẩy xa hơn: phổ quát hóa sự nhận lầm để châm biếm việc cảnh sát Pháp theo dõi người yêu nước Việt Nam trên đất Pháp:”… tất cả những ai ở Đông Dương có màu da trắng đều là những bậc khai hóa thì bây giờ đến lượt tất cả những ai có màu da vàng đều trở thành Hoàng đế ở Pháp”. Trở thành Hoàng đế thì được sự chăm sóc, theo dõi của cảnh sát và đó là nỗi phiền hà cho những ai da vàng.  Đến đây ta thấy “Vi hành” rõ ràng là một sáng tạo nghệ thuật độc đáo lạ lùng. Ai cũng thấy là tác giả bịa, nhưng là một sự bịa đặt khéo léo, tài tình, hợp lí, có khả năng tố cáo sâu sắc và do đó mà gây thú vị cho người đọc. Có thể nói là tác giả đã dùng phép “đà đao”, nhân sự hiểu lầm của mấy người Pháp mà đưa ngòi bút sắc bén đánh trúng vào chỗ trí mạng của tên vua. Ở đây người ta thấy sức mạnh nghệ thuật được sử dụng một cách nhẹ nhàng, dí dỏm, đắc địa.  Ngoài việc xây dựng cốt truyện khéo léo, việc không có mà như có thật, bút pháp mỉa mai, châm biếm của tác giả thể hiện ở các pháp ví von dí dỏm rất “Tây”: mũ miện của vua thì ví với chụp đèn, ngọc quý thì ví với hạt cườm, nhìn vua thành con rối, so hắn với hề Saclô, đặc biệt, ngòi bút mỉa mai của tác giả chỉa thẳng một lúc vào hai đối tượng: thực dân và phong kiến. Ta hãy xem tác giả viết trong thư: “Phải chăng là ngài muốn biết dân Pháp, dưới quyền ngự trị của bạn ngài là Alêchxăng đệ Nhất, (…) có được uống nhiều rượu và được hút nhiều thuốc phiện bằng dân Nam, dưới quyền ngự trị của ngài, hay không?(…). Hay là, chán cảnh làm một ông vua to, giờ ngài lại muốn nếm thử cuộc đời các cậu công tử bé?”. Những nghi vấn thật là mỉa mai! Và đây là lời mỉa mai cảnh sát Pháp: “Các vị chẳng nề hà chút công sức nào để bảo vệ bọn tôi, và giá có được trông thấy các vị ân cần theo dõi tôi chẳng khác bà mẹ hiền rình con thơ chập chững bước đi thứ nhất, thì hẳn cô phải phát ghen lên được về nỗi niềm âu yếm của các vị đối với tôi. Có thể nói là các vị bám lấy đế giày tôi, dính chặt với tôi như hình với bóng…” Biết bao chua chát, cay đắng trong nụ cười ở đây! Đó là nghệ thuật mỉa mai, châm biếm có tính chất chính luận hết sức già dặn. Tất cả các chữ dùng đều được sử dụng rất đắt và phát huy tác dụng châm biếm tối đa. Chẳng hạn gọi vua Pháp là “bạn” của vua Nam hoặc nói cảnh sát Pháp theo dõi như “mẹ hiền rình con thơ” v.v… và v.v…  Tóm lại, nghệ thuật độc đáo và bút pháp mỉa mai châm biếm bậc thầy của thiên truyện đã chứng tỏ tài nghệ siêu việt, phong phú của Nguyễn Ái Quốc, chứng tỏ một thành tựu sắc sảo của nghệ thuật cách mạng giàu tính chiến đấu. PHẦN TỰ CHỌN: Câu III.a . Theo chương trình THPT không phân ban (3 điểm) 1. Giới thiệu tác giả, tác phẩm và đoạn trích 1.1 .Thâm Tâm (1917 – 1950) là tác giả tiêu biểu trong phong trào Thơ mới. Ông sáng tác không nhiều nhưng thể hiện một giọng thơ lạ, nhất là những bài hành, giọng thơ “rắn rỏi , gân guốc”, phảng phất hơi thơ cổ nhưng “đượm chút bâng khuâng khó hiểu của thời đại” (Hoài Thanh) 1.2 . Bài thơ Tống biệt hành là bài thơ duy nhất của của Thâm Tâm được tuyển vào Thi nhân Việt Nam, được nhiều người yêu thích. Bài thơ thể hiện tâm trạng người ở kẻ đi trong một cuộc tiễn đưa, qua đó bộc lộ nỗi lòng của một lớp thanh niên những năm 40. Đoạn trích nằm ở phần đầu của thi phẩm, tái hiện tâm trạng của hai nhân vật trữ tình. 2. Bình giảng đoạn trích, gồm các ý chính sau: 2.1.Tâm trạng người tiễn đưa - Người tiễn đưa là một người bạn tri âm tri kỷ, vì đã tỏ ra hiểu hết “chí lớn” cũng như tình cảm day dứt của người ra đi, điều ấy thể hiện bằng các dấu hiệu: + Giọng điệu da diết, như tiếng nói thì thầm trong lòng, như lời tự vấn: Đưa người ta không đưa qua sống/Sao có tiếng sóng ở trong lòng? Bóng chiều không thắm, không vàng vọt/ Sao đầy hoàng hôn trong mắt trong? Những âm tiết gồm nhiều thanh bằng liên kết thành một chuỗi dài gợi lên tâm trạng bâng khuâng man mác. Sang câu thứ hai, thanh điệu bỗng thay đổi đột ngột, hàng loạt âm tiết mang thanh trắc xuất hiện liên tiếp, diễn tả mộtcảm giác bất ổn, khiến người tiễn đưa như thảng thốt. + Các câu thơ hướng về thế giới nội tâm; không gian tiễn đưa ở đây không phải dòng sôngc chia cắt, thời gian không cũng không phải buổi chiều sầu tím, thế mà lòng người vẫn âm vang nỗi buồn ly biệt, đầy tiếng sóng, nỗi sầu. Nhà thơ dùng các từ “không” (ở ngoại cảnh) để biểu hiện cái “có” (trong nội tâm). - Tâm trạng của người tiễn đưa cũng là tâm trạng của một tráng sĩ, đồng lòng với “chí lớn”. Cách xưng hô ở đây làm ta chú ý (người – ta), hàm chứa một khẩu khí ngang tàng, rắn rỏi của trang nam nhi cũng mang chí lớn và những cao vọng. Tình cảm của người đưa tiễn là sự đồng cảm, đồng tình với việc ra đi, dù biết đó là cuộc ra đi khó trở về, nên đầy lưu luyến, nghẹn ngào. Tất cả chỉ có “một”: “Đưa người ta chỉ đưa người ấy – người tiễn chỉ tiễn một người ấy, người đi chỉ chọn một con đường ấy. . Phải chăng đây là hai người cùng một tâm trạng, hay chỉ là sự phân thân của nhân vật trữ tình, “một mình làm năm bảy cuộc phân li”. 2.2. Hình ảnh và tâm trạng người ra đi (qua mắt người đưa tiễn) - Người ra đi là một một trang nam nhi thời loạn: + Anh ra đi không phải vì cơm áo, mà vì nghĩa lớn với tâm niệm “nhất khứ hề bất phục phản”. Bài thơ mở đầu bằng cảnh tiễn đưa gợi một bến sông thuở Kinh Kha nhập Tần “Tráng sĩ một đi không trở về”. Lời thơ toát lên vẻ ngang tàng hùng dũng, khẳng định dứt khoát con đường lựa chọn. + Anh ra đi chấp nhận sự hy sinh tình riêng: Một giã gia đình một dửng dưng” , “Ba năm mẹ già cũng đừng mong” - Người ra đi là một trang nam nhi thời Thơ mới: + Vẻ dửng dưng chỉ là bên ngoài. Từ trong sâu thẳm tâm hồn anh vẫnvấn vương bao tình cảm về ý thức bổn phận, lòng hiếu nghĩa. Người bạn tri kỷ đã nhìn thấy điều dó trong ánh mắt “đầy hoàng hôn”, trong giọng điệu bi phẫn.  2.3. Nhận xét chung về đoạn thơ và bài :  Bút pháp nghệ thuật hoá thân – phân thân rồi nhập thân, sự hoà kết chủ thể trữ tình với nhân vật trữ tình làm một, đoạn thơ khắc hoạ một cách độc đáo cốt cách và tâm hồn của người tráng sĩ – thi sĩ thời Thơ mới, khơi dậy trong thanh niên một khát vọng bứt phá khỏi cuộc sống tù túng chật hẹp, đi tìm những chân trời lý tưởng. CÂU III.b :  1. Giới thiệu tác phẩm "nhân vật" dòng sông Hương:  - Hoàng Phủ Ngọc Tường là một trí thức yêu nước, ông quê gốc Quảng Trị nhưng song song học tập và họat động ở Huế nên tâm hồn thấm đậm chất văn hóa Huế.  - Sông Hương là con sông đặc trưng của Huế , là niềm tự hào kiêu hãnh của những con xứ Huế .  - Bút ký Ai đã đặt tên cho dòng sông ? là bài kí đặc sắc của Hòang Phủ Ngọc Tường viết về con sông Hương với vẻ đẹp thiên nhiên phong phú, huyền ảo.  2. Vẻ đẹp con sông Hương:  a) Vẻ đẹp ở thượng nguồn :    -  Hình ảnh đầy ấn tượng: trường ca của rừng già, bóng cây đại ngàn, những ghềnh thác cuộn xoáy như cơn lốc vào những đáy vực bí ẩn.     -  Màu sắc: rực rỡ màu đỏ của hoa đỗ quyên.    -  Liên tưởng độc đáo với cách so sánh và nhân hóa mạnh mẽ như cô gái Di - gan phóng khoáng, nan giải.    -  Sông Hương có sức sống mãnh liệt, hoang dại nhưng dịu dàng và say đắm.  b)  Vẻ đẹp ở đồng bằng:    -  Rừng già đã chế ngự sự mãnh liệt để khi bắt đầu ra khỏi rừng con sông mang một sắc đẹp dịu dàng và trí tuệ, trở thành bà mẹ phù sa.    -  "Người tình mong đợi đến đánh thức người đẹp ngủ" dự báo cho ta vẻ đẹp mới của dòng sông.    -  Những khúc quanh vượt qua bao địa danh mang màu sắc văn hóa Huế.     -  Con sông vẫn đi trong dư vang của Trường Sơn qua những ngọn đồi.    -  Dòng sông mềm như dãi lụa (so sánh)     -  Dòng sông đi qua những rừng thông u tịch nơi có bao lăng tẩm của các vua nhà Nguyễn.    -  Vận dụng sự hiểu biết về địa lí,văn học, lịch sử để viết về sông Hương thể hiện năng lực quan sát tinh tế của nhà văn.  c)  Vẻ đẹp khi vào thành phố Huế:    -  Vui tươi, chậm rãi, mềm mại, êm dịu như tiếng vang rất nhẹ của tình yêu.     -  Hình dạng sông như một cánh cung, chiếc cầu trên sông như vầng trăng non.     -  Điệu chảy lặng lỡ của sông như điệu Slow tình cảm dành cho Huế .    -  Ngôn ngữ uyển chuyển đầy chất thơ và âm nhạc.     -  Tình cảm gắn bó say mê tự hào của tác giá với dòng sông, với Huế.  3.  Trình bày cảm nhận:    -  Cảm nhận về một tài năng của cây bút giàu chất trí tuệ và văn hóa.    -  Từ vẻ đẹp của dòng sông, người đọc hiểu về lịch sử, văn hóa của Huế và vẻ đẹp tâm hồn của con người vùng đất cổ kính này.    -  Tác phẩm bồi đắp cho người đọc tình yêu, niềm tự hào và sự gắn bó với quê hương đất nước từ những gì rất gần gũi, quen thuộc, thân thương.                     TRẦN HỒNG ĐƯƠNG (TT Bồi dưỡng văn hóa và Luyện thi ĐH Vĩnh Viễn TP.HCM

File đính kèm:

  • docKhoi C 2007.doc
Giáo án liên quan