Hệ thống câu hỏi và bài tập môn: Vật lý lớp 7

Câu 1: Trong các kết luận sau đây, kết luận nào sai?

A. Các vật đều có khả năng dẫn điện.

B. Trái Đất hút được các vật nên nó luôn bị nhiễm điện.

C. Nhiều vật sau khi bị cọ xát trở thành các vật nhiễm điện.

D. Có thể làm nhiễm điện nhiều vật bằng cách cọ xát.

Đáp án: B

 Câu 2: Kết luận nào sau đây là đúng?

A. Vật nhiễm điện có khả năng đẩy các vật khác.

B. Vật nhiễm điện không đẩy, không hút vật khác.

C. Vật nhiễm điện có khả năng hút các vật khác.

D. Vật nhiễm điện vừa đẩy, vừa hút các vật khác.

 

docx13 trang | Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 2321 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Hệ thống câu hỏi và bài tập môn: Vật lý lớp 7, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
HỆ THỐNG CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP MÔN: VẬT LÝ LỚP 7 CHƯƠNG III: ĐIỆN HỌC *Mức độ: Nhận biết: Câu 1: Trong các kết luận sau đây, kết luận nào sai? A. Các vật đều có khả năng dẫn điện. B. Trái Đất hút được các vật nên nó luôn bị nhiễm điện. C. Nhiều vật sau khi bị cọ xát trở thành các vật nhiễm điện. D. Có thể làm nhiễm điện nhiều vật bằng cách cọ xát. Đáp án: B Câu 2: Kết luận nào sau đây là đúng? Vật nhiễm điện có khả năng đẩy các vật khác. Vật nhiễm điện không đẩy, không hút vật khác. C. Vật nhiễm điện có khả năng hút các vật khác. D. Vật nhiễm điện vừa đẩy, vừa hút các vật khác. Đáp án: C Câu 3: Điền vào chỗ trống câu sau : Trong mạch điện kín, hiệu điện thế giữa hai đầu bóng đèn tạo ra .. chạy qua bóng đèn đó. Đáp án: Dòng điện. Câu 4: Người ta dùng vôn kế để đo giữa hai cực của một nguồn điện, A. hiệu điện thế B. cường độ dòng điện C. độ lớn vô D. dòng điện Đáp án: A. Câu 5: Nêu giới hạn nguy hiểm đối với dòng điện đi qua cơ thể người? Đáp án: Dòng điện có cường độ trên 10mA đi qua làm cho cơ co giật rất mạnh, không thể duổi tay khỏi dây điện khi chạm phải. Dòng điện có cường độ trên 25mA đi qua ngực gây tổn thương tim. Dòng điện có cường độ từ 70mA trở lên đi qua cơ thể người , tương ứng với hiệu điện thế 40V trở lên đặt vào cơ thể người sẽ làm tim ngừng đập. Câu 6: Cọ xát thanh thuỷ tinh bằng miếng lụa, cọ xát mảnh pôliêtilen bằng miếng len sau đó đưa hai thanh này lại gần nhau thì: Thanh thuỷ tinh hút mảnh pôliêtilen B. Chúng hút lẫn nhau C. Chúng vừa hút, vừa đẩy D. Chúng đẩy nhau Đáp án: D Câu 7: Điền vào chỗ trống câu sau : Trong mạch điện kín, hiệu điện thế giữa hai đầu bóng đèn tạo ra .. chạy qua bóng đèn đó. A. dòng điện B. dòng chảy C. hiệu điện thế D. nguồn điện Đáp án: A Câu 8: Phát biểu nào sau đây là đúng? A. Dòng điện là dòng các điện tích dịch chuyển có hướng B. Dòng điện là dòng các êlectrôn chuyển dời có hướng C. Dòng điện là dòng các điện tích dương chuyển dời có hướng D. Dòng điện là dòng điện tích Đáp án: A Câu 9: Khi có dòng điện chạy qua, bộ phận của đèn bị đốt nóng mạnh nhất là: A. dây tóc B. bóng đèn C. dây trục D. cọc thuỷ tinh Đáp án: A Câu 10: Nếu sơ ý để cho dòng điện chạy qua cơ thể người thì tác dụng sinh lí của dòng điện được biểu hiện ở chỗ: A. Làm các cơ co giật B. Làm tim ngừng đập C. Làm ngạt thở và thần kinh bị tê liệt D. Cả A, B và C đều đúng Đáp án: D Mức độ: Thông hiểu: Câu 1: Có mấy loại điện tích? Các vật tương tác với nhau như thế nào? Đáp án: Có hai loại điện tích là điện tích âm và điện tích dương. Các vật nhiễm điện cùng loại thì đẩy nhau, khác loại thì hút nhau. Câu 2: Chọn kết quả đúng : 1,5 ampe bằng bao nhiêu ? A. 0,15mA. B. 1500mA. C. 150mA D. 15000mA Đáp án: B. Câu 3: Dùng dụng cụ đo nào để xác định cường độ dòng điện trong một vật dẫn? Phải mắc dụng cụ đo đó như thế nào vào một vật dẫn? Giải thích vì sao? Đáp án: - Dụng cụ để đo cường độ dòng điện là Ampekế. - Để đo cường độ dòng điện, ta lựa chọn ampe kế có giới hạn đo phù hợp rồi mắc nối tiếp ampe kế với vật dẫn cần đo theo đúng quy định về cách nối dây vào các núm của ampe kế. - Vì chiều của dòng điện trong một mạch kín đi từ cực dương qua các vật dẫn sang cực âm của nguồn điện. Câu 4 : Trên một bóng đèn có ghi 6V, em hiểu như thế nào về con số ghi trên bóng đèn? bóng đèn này có thể sử dụng tốt nhất với hiệu điện thế bao nhiêu? Đáp án: - Giá trị 6V cho biết hiệu điện thế đặt vào hai đầu bóng đèn để đèn sáng bình thường. - Bóng đèn này sử dụng tốt nhất với hiệu điện thế 6V Câu 5: Nêu tác dụng của cầu chì? Đáp án: -Cầu chì tự động ngắt mạch khi dòng điện có cường độ tăng quá mức, đặc biệt khi đoản mạch. Câu 6: Khi nào vật nhiễm điện âm, nhiễm điện dương? Đáp án: Một vật nhiễm điện âm nếu nhận thêm êlectron, nhiễm điện dương nếu mất bớt êlectron. Câu 7: Bóng đèn bút thử điện sáng khi: Mảnh pôliêtilen bị nhiễm điện B. Có các điện tích chuyển dời qua nó C. Tay ta chọm vào đầu đèn bút thử điện D. Khi có dòng điện Đáp án: B Câu 8: Khi xem xét một nguồn điện như pin hoặc là ắc quy, điều mà ta cần quan tâm nhất là: Kích thước lớn hay nhỏ, hình thức có đẹp hay không B. Giá tiền là bao nhiêu C. Mới hay cũ D. Khả năng cung cấp dòng điện cho các thiết bị mạnh hay yếu và trong thời gian bao lâu. Đáp án: D Câu 9: Trong các vật liệu dưới đây, vật cách điện là A. một đoạn dây thép B. một đoạn dây nhôm C. một đoạn dây nhựa D. một đoạn ruột bút chì Đáp án: C Câu 10: Dòng điện đi qua nồi cơm điện có tác dụng chủ yếu : A. Tác dụng từ B. Tác dụng nhiệt C. Tác dụng phát quang D. Tác dụng hóa học Đáp án: B *Mức độ: Vận dụng thấp: Câu 1: Chọn câu phát biểu đúng: Ba kim loại thường dùng để làm vật dẫn điện là: Chì, vônfram, kẽm B. Thiếc, vàng, nhôm C. Đồng, nhôm, sắt D. Đồng, vônfram, thép Câu 2: Dòng điện trong kim loại là gì? Đáp án: Dòng iện là dòng các êlectrôn tự do dịch chuyển có hướng Câu 3: Một bóng đèn có hiệu điện thế định mức là: 220V. Đặt vào hai đầu bóng đèn các hiệu điện thế sau đây, hỏi trường hợp nào thì dây tóc bóng đèn sẽ bị đứt? A.110V B. 220V C. 300V D. 200V Đáp án: C Câu 4: Trong đoạn mạch mắc nối tiếp 2 bóng đèn có cường độ dòng điện qua bóng đèn 1 là I1= 0,5A, cường độ dòng điện qua bóng đèn 2 là I2= 0,5A. Hỏi cường độ dòng điện của đoạn mạch là bao nhiêu? A. I = 0,5A B. I = 1A C. I = 1,5A D. I = 2A Đáp án: A Câu 5: Ampe kế nào dưới đây là phù hợp nhất để đo cường độ dòng điện chạy qua bóng đèn pin ( cho phép dòng điện có cường độ lớn nhất là 0,35A). A. Ampe kế có giới hạn đo: 2A B. Ampe kế có giới hạn đo: 100mA C. Ampe kế có giới hạn đo: 0,5A D. Ampe kế có giới hạn đo: 1A Đáp án: C. Câu 6: Khi thổi vào mặt bàn, bụi bay đi. Tại sao cánh quạt điện thổi gió mạnh, sau một thời gian lại có nhiều bụi bám vào cánh quạt, đặc biệt ở mép cánh quạt chạm vào không khí? Đáp án: Khi thổi trên mặt bàn, luồng gió thổi làm bụi bay đi. Cánh quạt điện khi quay cọ xát mạnh với không khí và bị nhiễm điện, vì thế cánh quạt hút các hạt bụi có trong không khí ở gần nó. Mép cánh quạt chém vào không khí được cọ xát mạnh nhất nên nhiễm điện nhiều nhất. Do đó chỗ mép cánh quạt hút bụi mạnh nhất và bụi bám ở mép cánh quạt nhiều nhất Câu 7: Chọn câu phát biểu đúng: Ba kim loại thường dùng để làm vật dẫn điện là: Chì, vônfram, kẽm B. Thiếc, vàng, nhôm C. Đồng, nhôm, sắt D. Đồng, vônfram, thép Đáp án: C Câu 8: Thiết bị nào dưới đây hoạt động nhờ vào tác dụng từ của dòng điện ? A. Ấm đun nước bằng điện B. Bàn ủi điện C. Nam châm điện D. Nam châm vĩnh cữu Đáp án: C Câu 9: Ampe kế nào dưới đây là phù hợp nhất để đo cường độ dòng điện chạy qua bóng đèn pin ( cho phép dòng điện có cường độ lớn nhất là 0,35A). A. Ampe kế có giới hạn đo: 2A B. Ampe kế có giới hạn đo: 100mA C. Ampe kế có giới hạn đo: 0,5A D. Ampe kế có giới hạn đo: 1A Đáp án: C. Câu 10: Dựa vào tác dụng nhiệt của dòng điện, người ta chế tạo thiết bị nào dưới đây ? A. Băng kép dùng trong bàn là điện C. Mô tơ điện B. Máy điện thoại D. Đồng hồ quả lắc có lắp pin Đáp án: A *Mức độ: Vận dụng cao: Câu 1: Người ta sữ dụng ấm điện để đun nước. Hãy cho biết: a/ Nếu còn nước trong ấm thì nhiệt độ cao nhất của ấm là bao nhiêu độ? b/ Nếu vô ý để quên, nước trong ấm cạn hết thì có sự cố gì xãy ra? Vì sao? Đáp án: a/ Nếu còn nước trong ấm thì nhiệt độ của ấm cao nhất là 1000. (Nhiệt độ của nước đang sôi) b/ Nếu vô ý để quên, nước trong ấm cạn hết thì ấm điện bị cháy, hỏng.Vì khi cạn hết nước, do tác dụng nhiệt của dòng điện, nhiệt độ của ấm tăng lên rất cao. Dây nung nóng(ruột ấm) sẽ nóng chảy, không dùng được nữa. Một số vật để gần ấm có thể bắt cháy, gây hỏa hoạn. Hình 2 A1 A2 Đ1 Đ2 Câu 2: Trong mạch điện theo sơ đồ (hình 2) biết ampekế A1 có số chỉ 0,35A. Hãy cho biết: a. Số chỉ của am pe kế A2 b. Cường độ dòng điện qua các bóng đèn Đ1 và Đ2 Đáp án: Vì mạch điện gồm các ampekế và các đèn mắc nối tiếp với nhau giữa hai cực của nguồn điện nên: a. Số chỉ của ampekế A2 là 0,35A. b. Cường độ dòng điện qua các bóng là 0,35A Hình 5 Đ1 Đ2 1 2 3 Câu 3: Cho mạch điện theo sơ đồ hình vẽ (hình 5). a. Biết các hiệu điện thế U12 = 2,4V; U23 = 2,5V. Hãy tính U13. b. Biết các hiệu điện thế U13 = 11,2V; U12 = 5,8V. Hãy tính U23. c. Biết các hiệu điện thế U23 = 11,5V; U13 = 23,2V. Hãy tính U12. Đáp án: Đoạn mạch gồm hai bóng đèn mắc nối tiếp: U12 là hiệu điện thế giữa hai đầu Đ1; U23 là hiệu điện thế giữa hai đầu Đ2; U13 là hiệu điện thế giữa hai đầu đoạn mạch Đ1 nt Đ2 a. Ta có U13 = U12 + U23 = 2,4 + 2,5 = 4,9V b. Ta có U23 = U13 - U12 = 11,2 - 5,8 = 5,4 V c. Ta có U12 = U13 - U23 = 23,2 - 11,5 = 11,7V Câu 4: Dùng vôn kế có giới hạn đo là bao nhiêu để đo nguồn điện cỡ 700mV ? A. 60V B. 7,5V C. 800mV D. 80V Đáp án: C Câu 5: Vẽ sơ đồ mạch điện gồm một bộ nguồn điện, 2 bóng đèn Đ1 , Đ2 , 2 công tắc K1 , K2 sao cho mỗi đèn được bật tắt riêng biệt. ( Vẽ công tắc đóng và biểu diễn chiều dòng điện chạy trong mạch). Đáp án: K1 Đ1 Đ2 K2 - + HỆ THỐNG CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP MÔN: VẬT LÝ LỚP 8 CHƯƠNG I: CƠ HỌC *Mức độ: Nhận biết: Câu 1: Một chiếc xe máy chở hai người chuyển động trên đường . Trong các câu mô tả sau câu nào đúng. Người cầm lái chuyển động so với chiếc xe. Người ngồi sau chuyển động so với người cầm lái. Hai người chuyển động so với mặt đường. Hai người đứng yên so với bánh xe. Đáp án: C Câu 2: Trong các ví dụ về vật đứng yên so với vật mốc sau đây ví dụ nào là sai. Trong chiếc đồng hồ đang chạy đầu kim đứng yên so với cái bàn. Trong chiếc ô tô đang chuyển động người lái xe đứng yên so với ô tô. Trên chiếc thuyền đang trôi theo dòng nước người lái thuyền đứng yên so với chiếc thuyền. Cái cặp để trên mặt bàn đứng yên so với mặt bàn. Đáp án: A Câu 3: Trong các chuyển động sau, quỹ đạo của chuyển động nào là đường thẳng. Một chiếc lá rơi từ trên cây xuống. Bánh xe khi xe đang chuyển động. Một viên phấn rơi từ trên cao xuống. Một viên đá được ném theo phưong nằm ngang. Đáp án: C Câu 4: Một chiếc ô tô đang chạy, người soát vé đang đi lại. Câu nhận xét nào sau đây là sai? Hành khách đứng yên so với người lái xe. Người soát vé đứng yên so với hành khách. Người lái xe chuyển động so với cây bên đường. Hành khách chuyển động so với nhà cửa bên đường. Đáp án: B Câu 5: Trong các câu nói về vận tốc dưới đây câu nào Sai? Vận tốc cho bíêt mức độ nhanh hay chậm của chuyển động. Độ lớn của vận tốc được tính bằng quãng đường đi được trong một đơn vị thời gian. Công thức tính vận tốc là : v = S.t. Đơn vị của vận tốc là km/h. Câu 6: Trong các công thức biểu diễn mối quan hệ giữa S, v, t sau đây công thức nào đúng. S = v/t. t = v/S. t = S/v. S = t /v Đáp án: C Câu 7: Chuyển động của vật nào sau đây được coi là đều ? Chuyển động của ôtô đang chạy trên đường. Chuyển động của tàu hoả lúc vào sân ga. Chuyển động của máy bay đang hạ cánh xuống sân bay. Chuyển động của chi đội đang bước đều trong buổi duyệt nghi thức đội. Đáp án: D Câu 8: Một người đi được quãng đường S1 hết thời gian t1 giây, đi quãng đường S2 hết thời gian t2 giây. Vận tốc trung bình của người này trên cả 2 quãng đường S1 và S2 là: A. ; B.; C. ; D. . Đáp án: C Câu 9: Muốn biểu diễn một véc tơ lực chúng ta cần phải biết các yếu tố : Phương , chiều. Điểm đặt, phương, chiều. Điểm đặt, phương, độ lớn. Điểm đặt, phương, chiều và độ lớn. Đáp án: D Câu 10: Vì sao nói lực là một đại lượng véc tơ ? Vì lực là đại lượng chỉ có độ lớn. Vì lực là đại lượng vừa có độ lớn vừa có phương. Vì lực là đại lượng vừa có độ lớn vừa có phương và chiều. Vì lực là đại lượng vừa có phương vừa có chiều. Đáp án: C *Mức độ: Thông hiểu: Câu 1: Hãy chọn câu trả lời đúng.Một người ngồi trên đoàn tàu đang chạy thấy nhà cửa bên đường chuyển động. Khi ấy người đó đã chọn vật mốc là: A.Toa tầu. B. Bầu trời. C. Cây bên đường. D. Đường ray. Đáp án: C Câu 2: Một xe đạp đi với vận tốc 12 km/h. Con số đó cho ta biết điều gì? Hãy chọn câu trả lời đúng. Thời gian đi của xe đạp. Quãng đường đi của xe đạp. Xe đạp đi 1 giờ được 12km. Mỗi giờ xe đạp đi được 12km. Đáp án: D Câu 3: Vận tốc của ô tô là 40 km/ h, của xe máy là 11,6 m/s, của tàu hỏa là 600m/ phút.Cách sắp xếp theo thứ tự vận tốc giảm dần nào sau đây là đúng. Tàu hỏa – ô tô – xe máy. Ô tô- tàu hỏa – xe máy. Tàu hỏa – xe máy – ô tô. Xe máy – ô tô – tàu hỏa. Đáp án: D Câu 4 :Một người đi bộ đi đều trên đoạn đường đầu dài 2 km với vận tốc 2 m/s, đoạn đường sau dài 2,2 km người đó đi hết 0,5 giờ. Vận tốc trung bình của người đó trên cả đoạn đường là: A. 2,1 m/s. B. 1 m/s. C. 3,2 m/s. D. 1,5 m/s. Đáp án: D Câu 5: Một người đi bộ đi đều trên đoạn đường đầu dài 2 km với vận tốc 2 m/s, đoạn đường sau dài 2,2 km người đó đi hết 0,5 giờ. Vận tốc trung bình của người đó trên cả đoạn đường là: A. 2,1 m/s. B. 1 m/s. C. 3,2 m/s. D. 1,5 m/s. Đáp án: D Câu 6: Trong các câu sau, câu nào sai? A. Lực là một đại lượng véc tơ. B. Lực có tác dụng làm thay đổi độ lớn của vân tốc. C. Lực có tác dụng làm đổi hướng của vận tốc. D. Lực không phải là một đại lượng véc tơ. Đáp án: D Câu 7: Một vật đang đứng yên trên mặt phẳng nằm ngang. Các lực tác dụng vào vật cân bằng nhau là: A. trọng lực P của Trái Đất với lực ma sát F của mặt bàn. B. trọng lực P của Trái Đất với lực đàn hồi. C. trọng lực P của Trái Đất với phản lực N của mặt bàn. D. Lực ma sát F với phản lực N của mặt bàn. Đáp án: C Câu 8: Trong các chuyển động sau chuyển động nào là chuyển động do quán tính? Hòn đá lăn từ trên núi xuống. Xe máy chạy trên đường. Lá rơi từ trên cao xuống. Xe đạp chạy sau khi thôi không đạp xe nữa. Đáp án: D Câu 9: Trong các lực sau đây lực nào gây được áp lực ? Trọng lượng của một vật treo trên lò xo. Lực của lò xo giữ vật nặng được treo vào nó. Trọng lượng của xe lăn ép lên mặt đường. Một nam châm hút chặt cái đinh sắt. Đáp án: C Câu 10: Phát biểu nào sau đây đúng về độ lớn của áp suất chất lỏng ? Độ lớn của áp suất chất lỏng chỉ phụ thuộc độ sâu từ mặt thoáng đến điểm tính áp suất. Độ lớn của áp suất chất lỏng chỉ phụ thuộc trọng lượng riêng chất lỏng. Độ lớn của áp suất chất lỏng chỉ phụ thuộc hình dạng bình chứa. Độ lớn của áp suất chất lỏng chỉ phụ thuộc trọng lượng riêng chất lỏng và độ sâu từ mặt thoáng đến điểm tính áp suất. Đáp án: D Mức độ: Vận dụng thấp: Câu 1: Khi trời lặng gió, em đi xe đạp phóng nhanh thì cảm thấy có gió từ phía trước thổi vào mặt. Hãy chọn câu trả lời đúng. Do không khí chuyển động khi chọn vật mốc là cây bên đường. Do mặt người chuyển động khi chọn vật mốc là cây bên đường. Do không khí chuyển động khi chọn mặt người làm vật mốc. Do không khí đứng yên và mặt người chuyển động. Đáp án: C Câu 2: Một người đi quãng đường dài 1,5 km với vận tốc 10m/s. thời gian để người đó đi hết quãng đường là: t = 0,15 giờ. t = 15 giây. t = 2,5 phút. t = 14,4phút. Đáp án: C Câu 3: Một viên bi chuyển động trên một máng nghiêng dài 40cm mất 2s rồi tiếp tục chuyển động trên đoạn đường nằm ngang dài 30cm mất 5s. Vận tốc trung bình của viên bi trên cả 2 đoạn đường là: A. 13cm/s; B. 10cm/s; C. 6cm/s; D. 20cm/s. Đáp án: B Câu 4: Hình nào sau đây biểu diễn đúng lực kéo F tác dụng lên vật theo phương nằm ngang, chiều từ trái sang phải, F = 20N? 10N F F 20 N 10 N 1N A. B. C. D. Đáp án: D Câu 5: Một quả dọi được treo trên sợi dây đứng yên. Hỏi lúc đó quả dọi có chịu tác dụng của lực nào không? Tại sao quả dọi đứng yên? Quả dọi không chịu tác dụng của lực nào nên quả dọi đứng yên. Quả dọi chịu tác dụng của trọng lực nên quả dọi đứng yên. Quả dọi chịu tác dụng của lực giữ của sợi dây nên quả dọi đứng yên. Quả dọi chịu tác dụng của lực giữ của sợi dây và trọng lực đây là hai lực cân bằng nên quả dọi đứng yên. Đáp án: D Câu 6: Trường hợp nào sau đây không liên quan đến quán tính của vật? Khi áo có bụi, ta giũ mạnh áo cho sạch bụi. Bút máy tắc ta vẩy cho ra mực. Khi lái xe tăng ga, xe lập tức tăng tốc. Khi đang chạy nếu bị vấp, người sẽ ngã về phía trước. Đáp án: C Câu 7: Một vật có khối lượng 50 kg chuyển động thẳng đều trên mặt phẳng nằm ngang khi có lực tác dụng là 35 N. Lực ma sát tác dụng lên vật trong trường hợp này có độ lớn là: Fms = 35N. Fms = 50N. Fms > 35N. Fms < 35N. Đáp án: A Câu 8: Một người đứng thẳng gây một áp suất 18000 N/m2 lên mặt đất. Biết diện tích tiếp xúc của hai bàn chân với mặt đất là 0,03 m2 thì khối lượng của người đó là bao nhiêu ? 540N. 54kg. 600N. 60kg. Đáp án: B Câu 9: Một xe tăng khối lượng 45 tấn, có diện tích tiếp xúc các bản xích của xe lên mặt đất là 1,25m2. Tính áp suất của xe tăng lên mặt đất. Đáp án: 360 000N/m2. Câu 10: Một ống chứa đầy nước đặt nằm ngang như hình vẽ.Tiết diện ngang của phần rộng là 60cm2, của phần hẹp là 20cm2.Hỏi lực ép lên pít tông nhỏ là bao nhiêu để hệ thống cân bằng lực nếu lực tác dụng lên pittông lớn là 3600N.Lựa chọn đáp án đúng trong các đáp án sau. Đáp án: F = 1200N *Mức độ: Vận dụng cao: Câu 1: Một người đi xe máy từ A đến B. Trên đoạn đường đầu người đó đi hết 15 phút. Đoạn đường còn lại người đó đi trong thời gian 30 phút với vận tốc 12m/s. Hỏi đoạn đường dầu dài bao nhiêu? Biết vận tốc trung bình của người đó trên cả quãng đường AB là 36km/h. Hãy chọn câu trả lời đúng. Đáp án: 5,4 km. Câu 2: Một người đứng thẳng gây một áp suất 18000 N/m2 lên mặt đất. Biết diện tích tiếp xúc của hai bàn chân với mặt đất là 0,03 m2 thì khối lượng của người đó là bao nhiêu ? Đáp án: 54kg Câu 3: Một bình hình trụ cao 2,5m đựng đầy nước. Biết khối lượng riêng của nước là 1000kg/m3. Áp suất của nước tác dụng lên đáy bình là: Đáp án: 25000Pa. Câu 4: Ba quả cầu có cùng thể tích , quả cầu 1 làm bằng nhôm, quả cầu 2 làm bằng đồng, quả cầu 3 làm bằng sắt. Nhúng chìm cả 3 quả cầu vào trong nước. So sánh lực đẩy Acsimét tác dụng lên mỗi quả cầu ta thấy. A. F1A > F2A > F3A; B F1A = F2A = F3A; C. F3A > F2A > F1A; D. F2A > F3A > F1A. Đáp án: B. Câu 5: Thả một miếng gỗ vào trong một chất lỏng thì thấy phần thể tích gỗ ngập trong chất lỏng bằng 1/2 thể tích miếng gỗ. Biết trọng lượng riêng của gỗ là 6000 N/m3. Trọng lượng riêng của chất lỏng là: A. 12 000 N/m3. B. 18 000 N/m3. C. 180 000 N/m3. D. 3000 N/m3. Đáp án: A

File đính kèm:

  • docxhe thong cau hoi ly78.docx