Hướng dẫn chấm học kỳ iI năm học 2013 - 2014 môn: Ngữ văn lớp 7

Câu 1: (2.5 điểm)

- Thất ngôn bát cú Đường luật:

+ Là luật thơ có từ đời Đường (618 - 907) ở Trung Quốc, gồm có 8 câu, mỗi câu 7 chữ. (0.25 điểm)

+ Có gieo vần (chỉ một vần) ở các chữ cuối của các câu 1, 2, 4, 6, 8.

 (0.25 điểm)

+ Có phép đối giữa câu 3 và câu 4, câu 5 và câu 6. (0.25 điểm)

+ Có luật bằng trắc. (0.25 điểm)

- Học sinh chép đúng nguyên văn một bài thơ theo thể Thất ngôn bát cú Đường luật đã học. (1.5 điểm)

Câu 2: (1.5 điểm)

- Xác định thành ngữ: bảy nổi ba chìm. (0.5 điểm)

- Giải thích nghĩa của thành ngữ: Thành ngữ bảy nổi ba chìm dùng để ví cảnh ngộ của một người khi lên xuống, phiêu giạt, long đong vất vả nhiều phen.

 

doc2 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 967 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Hướng dẫn chấm học kỳ iI năm học 2013 - 2014 môn: Ngữ văn lớp 7, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÒNG GD&ĐT ĐAKRÔNG HƯỚNG DẪN CHẤM HỌC KỲ I NĂM HỌC 2013 - 2014 Môn: Ngữ văn Lớp: 7 (Thời gian làm bài: 90 phút, không kể thời gian giao đề) Câu 1: (2.5 điểm) - Thất ngôn bát cú Đường luật: + Là luật thơ có từ đời Đường (618 - 907) ở Trung Quốc, gồm có 8 câu, mỗi câu 7 chữ. (0.25 điểm) + Có gieo vần (chỉ một vần) ở các chữ cuối của các câu 1, 2, 4, 6, 8. (0.25 điểm) + Có phép đối giữa câu 3 và câu 4, câu 5 và câu 6. (0.25 điểm) + Có luật bằng trắc. (0.25 điểm) - Học sinh chép đúng nguyên văn một bài thơ theo thể Thất ngôn bát cú Đường luật đã học. (1.5 điểm) Câu 2: (1.5 điểm) - Xác định thành ngữ: bảy nổi ba chìm. (0.5 điểm) - Giải thích nghĩa của thành ngữ: Thành ngữ bảy nổi ba chìm dùng để ví cảnh ngộ của một người khi lên xuống, phiêu giạt, long đong vất vả nhiều phen. (0.5 điểm) - Vai trò ngữ pháp: làm vị ngữ. (0.5 điểm) Câu 3: (1.0 điểm) - Từ đồng nghĩa là những từ có nghĩa giống nhau hoặc gần giống nhau. (0.5 điểm) - Nhà thơ: Thi sĩ, thi nhân. (0.25 điểm) - Nước ngoài: ngoại quốc. (0.25 điểm) Câu 4: (5.0 điểm) * Yêu cầu chung: Học sinh viết bài: - Nắm được thể loại: kiểu bài biểu cảm. - Đủ ba phần: Mở bài - Thân bài - Kết bài. - Bố cục mạch lạc, văn phong phù hợp, hạn chế các lỗi diễn đạt, chính tả, chữ rõ, bài sạch. * Dàn ý: Mở bài: Nêu cảm nghĩ chung về ngôi trường . (0.75 điểm) Thân bài: - Miêu tả khái quát ngôi trường. (0.75 điểm) - Ngôi trường là nơi giáo dục thế hệ trẻ thành người, nơi chắp cánh ước mơ cho học sinh. (0.75 điểm) - Ngôi trường gắn liền với hình ảnh những người thầy, cô hết lòng yêu thương, tận tuỵ với học sinh. (1.0 điểm) - Ngôi trường gắn liền với những kỉ niệm thân thương của tuổi học trò như: tình thầy, cô; tình bạn bè. (1.0 điểm) Kết bài: Khẳng định lại cảm nghĩ đã nêu ... (0.75 điểm) * Lưu ý: Trên đây chỉ là những gợi ý cơ bản, khi chấm bài giáo viên cần vận dụng linh hoạt, cần căn cứ vào thực tế bài làm của học sinh để cho điểm nhằm đánh giá học sinh trên cả hai phương diện kiến thức và kĩ năng. Cần khuyến khích những bài làm có lập luận chặt chẽ, sáng tạo, giàu cảm xúc, trình bày sạch đẹp … …………………………………………………….

File đính kèm:

  • docHDC Ngu van 7 HKI nam hoc 20132014.doc