Hướng dẫn trả lời các câu hỏi và bài tập sách giáo khoa, vở bài tập và tập bản đồ Địa lý 9

Sản phẩm thủ công tiêu biểu

1. Se lanh dệt vải

2. Gốm Bàu Trúc

3. Gốm Nam Quy.

4. Kim hoàn

5. Rượu San Lùng

6. Dệt vải và thêu thổ cẩm

7. Rèn

8. Nghề mộc xây dựng nhà sàn, nhà rông

9. Săn bắt thuần dưỡng voi

10. Chế tác nhạc cụ dân tộc : Sáo, Khèn

 

doc15 trang | Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 566 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Hướng dẫn trả lời các câu hỏi và bài tập sách giáo khoa, vở bài tập và tập bản đồ Địa lý 9, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Biên soạn : GV- Phạm văn Thành – Trường THCS Phạm Huy Thông - Ân Thi – Hưng Yên - ***** Hướng dẫn trả lời các câu hỏi và bài tập Sách giáo khoa , vở bài tập và Tập bản đồ Địa Lý 9 Năm học 2009-2010 Phần : Địa Lí Dân cư Bài 1: Cộng đồng các dân tộc Việt Nam Câu hỏi và bài tập Sách giáo khoa: I/ Câu hỏi trong bài học: Câu 1: Hãy kể tên một số sản phẩm thủ công tiêu biểu của các dân tộc ít người mà em biết? Sản phẩm thủ công tiêu biểu Dân tộc 1. Se lanh dệt vải 2. Gốm Bàu Trúc 3. Gốm Nam Quy. 4. Kim hoàn 5. Rượu San Lùng 6. Dệt vải và thêu thổ cẩm 7. Rèn 8. Nghề mộc xây dựng nhà sàn, nhà rông 9. Săn bắt thuần dưỡng voi 10. Chế tác nhạc cụ dân tộc : Sáo, Khèn Mông – Tây Bắc. Chăm – Ninh Thuận. Khơ -me – An Giang. Chu-ru. Mông ( Lào Cai). Thái ( Sơn La, Điện Biên, Hoà Bình). Mông ( Tây Bắc, Đong Bắc ) Dao, Tày, Ê-đê, Xơ-đăng Buôn-đôn ( Đăk-lăk ) Mông Câu 2: Dựa vào vốn hiểu biết, hãy cho biết dân tộc Việt( Kinh) phân bố chủ yếu ở đâu? Phân bố rộng khắp trong cả nước. Tập trung hơn ở các vùng đồng bằng, trung du và duyên hải? Câu 3: Dựa vào vốn hiểu biết, hãy cho biết các dân tộc ít người phân bố chủ yếu ở đâu? Miền núi và trung du, đây là vùng thượng nguồn của các dòng sông. II/ Câu hỏi và bài tập: Câu 1: Nước ta có bao nhiêu dân tộc? Những nét văn hoá riêng của các dân tộc thể hiện ở những mặt nào? Cho ví dụ ? Nước ta có 54 dân tộc. Được thể hiện ở các mặt sau : + Trong ngôn ngữ: Nước ta có 8 nhóm ngôn ngữ trong 5 nhóm ngữ hệ chính là: ngữ hệ Nam á, Mông –Dao, Thái-Ka Đai, Nam Đảo, Hán -Tạng. Ví dụ: Nhúm Việt - Mường: cú 4 dõn tộc là: Chứt, Kinh, Mường, Thổ. Nhúm Tày – Thỏi: cú 8 dõn tộc là: Bố Y, Giỏy, Lào, Lự, Nựng, Sỏn Chay, Tày, Thỏi. Nhúm Mụn-Khmer :cú 21 dõn tộc là: Ba na, Brõu, Bru-Võn kiều, Chơ-ro, Co, Cơ-ho, Cơ-tu, Cơ-tu, Giộ-triờng, Hrờ, Khỏng, Khmer, Khơ mỳ, Mạ, Mảng, M'Nụng, Ơ-đu, Rơ-măm, Tà-ụi, Xinh-mun, Xơ-đăng, Xtiờng. Nhúm Mụng – Dao: cú 3 dõn tộc là: Dao, Mụng, Pà thẻn. Nhúm Kađai: cú 4 dõn tộc là: Cờ lao, La chớ, La ha, Pu pộo. Nhúm Nam đảo: cú 5 dõn tộc là: Chăm, Chu-ru, ấ đờ, Gia-rai, Ra-glai. Nhúm Hỏn :cú 3 dõn tộc là: Hoa, Ngỏi, Sỏn dỡu. Nhúm Tạng: cú 6 dõn tộc là: Cống, Hà Nhỡ, La hủ, Lụ lụ, Phự lỏ, Si la. + Trang phục: Ví dụ: STT Dân tộc Đặc điểm trang phục 1 Bru-Vân Kiều - Nam: Để tóc dài, búi tóc, ở trần , đóng khố. - Nữ: Gái chưa chồng búi tóc bên trái, khi lấy chồng tóc búi đỉnh đầu. áo xẻ ngực màu chàm đen và hàng kim loại bạc tròn đính ở mép cổ và hai bên nẹp áo.Váy trang trí theo các mảng lớn trong bố cục dải ngang. 2 Ba na - Nam: Mặc áo chui đầu, cổ xẻ, đây là loại áo cộc tay thân áo có đường trang trí sọc đỏ chạy ngang, gấu áo màu trắng. - Nữ : Để tóc ngang vai, có khi thì búi và cài lược. 3 Bố Y - Nam: Mặc áo cổ viền, cánh ngắn tứ thân, quần lá toạ màu chàm bằng vải tự dệt. - Nữ: Để tóc dài tết quấn quanh đầu. Phụ nữ ưa mang nhiều đồ trang sức như dây truyền, vồng cổ, vòng tay 4 Chăm - Nam : Để tóc dài, quấn khăn( màu trắng, thêu hoa văn ở các mép và các đầu khăn. - Nữ: Đội khăn phủ trên mái tóc hoặc quấn gọn trên đầu hoặc quấn theo lối chữ nhân ( khăn thường có màu trắng). + Quần cư : VD: Việt – làng, dân tộc thiểu số phía Bắc- bản, dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên – buôn, dân tộc Khơ Me – sóc. + Phong tục, tập quán : Ví dụ trong quan hệ hôn nhân gia đình: Người Chứt: Quan hệ vợ chồng bền vững, hiếm xảy ra những bất hoà. Người Chơ-ro: Trong hôn nhân tuy nhà trai hỏi vợ cho con, nhưng lễ cưới tổ chức tại họ nhà gái, chàng trai phải ở rể vài năm rồi hai vợ chồng làm nhà riêng. Người Brâu : Thanh niên nam, nữ được tự do lấy vợ lấy chồng. Nhà trai tổ chức hỏi vợ phải nộp lễ vật cho nhà gái, đám cưới được tiến hành tại nhà gái và chàng rể phải ở lại nhà vợ từ 2-3 năm rồi mới làm lễ đưa hẳn vợ về ở hẳn nhà mình. Câu 2: Trình bày tình hình phân bố của các dân tộc ở nước ta: Dân tộc Dân tộc Việt ( Kinh) Các dân tộc thiểu số Địa bàn cư trú - Phân bố rộng khắp trong cả nước. - Tập trung hơn ở các vùng đồng bằng, trung du và duyên hải. - Miền núi và trung du, đây là vùng thượng nguồn của các dòng sông. TD & MN BB TS - TN Cực NTB &NB - Có khoảng 30 DT sinh sống. - ở vùng thấp: + Tả ngạn sông Hồng:Tày,Nùng. + Hữu ngạn S.Hồng đến S.Cả: Thái, Mường. - Sườn núi có độ cao 700-1000 m: Dao. - Trên 1000m : Mông - Có trên 20 dân tộc ít người. - Cư trú thành vùng khá rõ rệt. - Đăk-lăk:Ê-đê - Kon-tum, Gia lai: Gia-rai. - Lâm Đồng: Cơ-ho. - Chăm, Khơ me cư trú thành từng dải hoặc xen kẽ với người Việt. - Người Hoa tập trung ở đô thị, nhất là ở TP.HCM. Câu 3: Dựa vào bảng thống kê ( SGK trang 6 – Bảng 1.1) , hãy cho biết: Em thuộc dân tộc nào? Dân tộc em đứng thứ mấy về số dân trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam? Địa bàn cư trú chủ yếu của dân tộc em? Hãy kể một số nét văn hoá tiêu biểu của dân tộc em? Một số nét văn hoá tiêu biểu của dân tộc Kinh: Là dân tộc có nền văn minh lâu đời nối tiếp 3 nền văn hoá lớn : văn hoá Đông Sơn, văn hoá Đại Việt và văn hoá Việt Nam. Nổi tiếng với nghề trồng lúa nước, kết hợp với các nghề tiểu thủ công truyền thống, nghề sông nước, khai thác các nguồn lợi thuỷ sản. Có tổ chức xã hội và quần cư chặt chẽ: + Làng xã cổ truyền tiêu biểu cho thiết chế làng xã Việt Nam ( vừa là điểm quần cư , vừa là hình thức tổ chức xã hội nông nghiệp). + Ngày nay làng xã đã có nhiều thay đổi nhưng vẫn giữ được những nét đặc thù của làng xã Việt Nam. Gia đình phụ hệ là nền tảng. Có chữ viết riêng. Câu hỏi và bài tập trong tập bản đồ Địa lý: Câu 1: Đánh dấu x vào ô trống ý em cho là đúng. Nước ta có: 54 dân tộc. Dân tộc Việt chiếm khoảng: 86% dân số cả nước. Các dân tộc sống chủ yếu ở Trung du và miền nuí Bắc Bộ là: Mường , Thái, Tày, Nùng, Mông, Dao. Cực Nam Trung Bộ và Nam Bộ có các dân tộc: Chăm, Hoa, Khơ-me. Câu 2: Đánh dấu x vào ô trống ý em cho là đúng nhất. Dân tộc Việt phân bố chủ yếu ở: Các đồng bằng, trung du và vùng duyên hải. Câu 3: Xem câu 1 & 3 phần A(II). Câu hỏi trong vở bài tập địa lý: Câu 1: 54 dân tộc Câu 2: ý sai trong câu là: ”phương thức sản xuất” Câu 3: Nối như sau. Dân tộc Việt Chiếm 86,2% dân số cả nước Có kinh nghiẹm thâm canh lúa nước. Nhiều nghề thủ công đạt mức tinh xảo Phân bố tập trung ở vùng đồng bằng, trung du và duyên hải. Các dân tộc ít người Chiếm 13,8% dân số cả nước Có kinh nghiệm trồng cây công nghiệp. Phân bố chủ yếu ở miền núi và trung du Câu 4: Điền tên một số dân tộc ít người ở nước ta vào bảng sau cho phù hợp: Xem câu 2 mục II phần A. Câu 5: Sự thay đổi lối sống của đồng bào ở vùng núi cao, từ “ du canh du cư” chuyển sang “ định canh, định cư” đã đem lại những kết quả lớn nào? Hạn chế việc chặt phá rừng đốt nương, làm rẫy. Bảo vệ tài nguyên rừng, hạn chế xói mòn đất, lũ lụt ổn định cuộc sống cho đồng bào các dân tộc ít người thông qua chương trình định canh , định cư từ đó thực hiện thành công công cuộc xoá đói giảm nghèo. Góp phần phát triển NN miền núi, nhiều sản phẩm của NN miền núi đã trở thành sản phẩm hàng hoá được tiêu thụ ở nhiều vùng miền xuôi. Tạo điều kiện để đẩy nhanh quá trình phát triển KT-XH miền nuí. Bài 2: Dân số và gia tăng dân số A.Câu hỏi và bài tập Sách giáo khoa: I/ Câu hỏi trong bài học: Câu 1: Quan sát hình 2.1( SGK trang 7), nhận xét về tình hình tăng dân số của nước ta. Vì sao tỉ lệ gia tăng tự nhiên của dân số giảm nhưng số dân vẫn tăng nhanh? Gợi ý: Dân số nước ta tăng nhanh và tăng liên tục từ 1954 đến 2003. Trong vòng 49 năm, dân số nước ta tăng thêm 57,1 triệu người, trung bình mỗi năm dân số nước ta tăng thêm 1,16 triệu người. Xảy ra hiện tượng “bùng nổ dân số”. Tỉ lệ tăng dân số tự nhiên của nước ta có sự biến động ( 1954 – 2003). Thay đổi theo từng thời kì. Có thể chia thành hai thời kì: + TK 1954 – 1970 tỉ lệ tăng dân số tự nhiên có sự biến động lớn, tăng giảm thất thường và ở mức cao, năm 1960 lên tới 3,9%/ năm. + TK 1970 – 2003 tỉ lệ tăng ds tự nhiên giảm liên tục: 1970- 3,3% 1976- 3,0% 1979- 2,5% 1989- 2,1% 1999- 1,4% 2003- 1,3% - Tỉ lệ gia tăng tự nhiên của dân số giảm nhưng số dân vẫn tăng là do: + Quy mô dân số nước ta lớn. + Nước ta có dân số trẻ, số người trong độ tuổi sinh đẻ chiếm tỉ lệ cao trong tổng dân số. + Công tác dân số KHH – GĐ có nhiều hạn chế. + Tỉ suất sinh của nước ta còn cao. Câu 2: Dân số đông và tăng nhanh đã gây ra những hậu quả gì? Nêu lợi ích của sự giảm tỉ lệ gia tăng tự nhiên của dân số ở nước ta? Gợi ý: Hậu quả: Đối với kinh tế: + Tốc độ tăng dân số chưa phù hợp với tốc độ tăng trưởng kinh tế. Trên thực tế để tăng 1% dân số thì mức tăng trưởng kinh tế hàng năm phải đạt 3-4% và lương thực phải tăng trên 4% . Trong điều kiện nền kinh tế nước ta còn chậm phát triển thì mức tăng dân số như hiện nay vẫn là cao. + Vấn đề việc làm luôn là thánh thức đối với nền kinh tế. + Sự phát triển kinh tế chưa đáp ứng với tiêu dùng và tích luỹ, tạo nên mâu thuẫn giữa cung và cầu. + Chậm chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành và lãnh thổ. Sức ép đối với việc phát triển xã hội: + Chất lượng cuộc sống chậm được cải thiện( đặc biệt là trong việc đáp ứng nhu cầu lương thực , thực phẩm). + GDP bình quân đầu người thấp. + Kìm hãm sự phát triển của y tế, văn hoá, giáo dục.... Sức ép đối với tài nguyên ,môi trường: + Suy giảm các nguồn tài nguyên thiên nhiên. + Ô nhiễm môi trường. Lợi ích của sự giảm tỉ lệ gia tăng tự nhiên của dân số ở nước ta: - Nêu lợi ích với kinh tế, tài nguyên môi trường, chất lượng cuộc sống ( xã hội). Câu 3: Dựa vào bảng 2.1 ( SGK trang 8), hãy xác định các vùng có tỉ lệ gia tăng tự nhiên của dân số cao nhất, thấp nhất; các vùng lãnh thổ có tỉ lệ gia tăng tự nhiên của dân số cao hơn trung bình cả nước. Gợi ý: Vùng có tỉ lệ gia tăng tự nhiên của dân số cao nhất: Tây Bắc – 2,19% Vùng có tỉ lệ gia tăng tự nhiên của dân số cao nhất: Đồng bằng sông Hồng 1,1% Các vùng lãnh thổ có tỉ lệ gia tăng tự nhiên của dân số cao hơn mức trung bình của cả nước( 1,43%) là : Đông Bắc, ĐBSH, ĐNB, ĐBSCL. Câu 4: Dựa vào bảng 2.2( SGK trang 9), hãy nhận xét: Tỉ lệ hai nhóm dân số nam , nữ thời kì 1979 – 1999. Cơ cấu dân số theo nhóm tuổi của nước ta thời kì 1979-1999. Gợi ý: a/ Tỉ lệ hai nhóm dân số nam, nữ : Nữ luôn chiếm tỉ lệ cao hơn nam ( 1979: 51,5/48,5 ; 1989: 51,3/48,7 ; 1999: 50,8/49,2 ) Đang có sự thay đổi theo hướng: + Tỉ lệ nam tăng lên trong tổng dân số : 1979 – 48,5% -> 1989 – 48,7% -> 1999 – 49,2%. + Tỉ lệ nữ giảm : ( dẫn chứng số liệu ) Kết cấu dân số theo giới tính đang dần tiến tới sự cân bằng. b/ Cơ cấu dân số theo nhóm tuổi: Có sự chênh lệch lớn về tỉ lệ dân số giữa các nhóm tuổi : + Nhóm tuổi trong độ tuổi lao động ( 15 – 59) luôn chiếm tỉ trọng cao nhất trên 1/2 tổng dân số ; năm 1979 – 50,4% , 1989 – 53,8% , 1999 – 58,4%. + Tiếp đến là nhóm tuổi dưới độ tuổi lao động ( 0 – 14 ) ; năm 1979-42,5% , 1989 – 39,0%, 1999 – 33,5%. + Nhóm tuổi quá độ tuổi lao động ( 60 trở lên) chiếm một tỉ trọng nhỏ trong tổng dân số , năm 1979 - 7,1%, 1989 – 7,2%, 1999 – 8,1%. => Nước ta có dân số trẻ. - Đang có sự thay đổi cơ cấu dân số theo nhóm tuổi. + Nhóm tuổi 15-59 và 60 trở lên tăng về tỉ lệ. + Nhóm tuổi dưới độ tuổi lao động giảm về tỉ lệ từ 42,5%(1979) xuống còn 33,5%(1999). => Dân số nước ta đang có xu hướng già đi. II/ Câu hỏi và bài tập: Câu 1: Dựa vào hình 2.1 ( SGK trang 7 ), hãy cho biết số dân và tình hình gia tăng dân số của nước ta. Xem câu 1 mục I. Bổ sung : - Nước ta có số dân đông, năm 2003 là 80,9 triệu người . Đứng thứ 14 trên thế giới, thứ 8 ở Châu á và thứ 3 trong khu vực Đông Nam á( về diện tích, lãnh thổ nước ta đứng thứ 58 trên thế giới ). Câu 2: Phân tích ý nghĩa của sự giảm gia tăng dân số tự nhiên và sự thay đổi cơ cấu dân số nước ta? Gợi ý: Giảm tốc độ tăng dân số. Giảm bớt sức ép của dân số đông và tăng nhanh đối với dự phát triển KT-XH, việc làm, GD, y tế, văn hoá nâng cao mức sống của nhân dân, tài nguyên môi trường Tỉ lệ dân số phụ thuộc giảm. Cơ cấu dân số tiến tới cân bằng hơn tạo điều kiện thuận lợi cho việc tổ chức xã hội và bố trí lao động trong các ngành nghề. Câu 3: Dựa vào BSL dưới đây: Bảng 2.3 SGK trang 10. Tính tỉ lệ % gia tăng tự nhiên của dân số qua các năm và nêu nhận xét. Vẽ biểu đồ thể hiện tình hình gia tăng tự nhiên của dân số ở nước ta thời kì 1979-1999. Gợi ý: a/ Tính tỉ lệ gia tăng tự nhiên (%). Công thức : Tỉ suất sinh(%o) – Tỉ suất tử(%o) 10 Kết quả: Năm 1979 – 2,53% ; Năm 1999 – 1,43% b/ Nhận xét: Tỉ lệ gia tăng tự nhiên của dân số nước ta giảm mạnh trong giai đoạn 1979 – 1999. c/ Vẽ biểu đồ hình cột. B.Câu hỏi và bài tập trong tập bản đồ Địa lý: Câu 1: Tính đến năm 2003, nước ta có dân số là: 80,9 triệu người. Câu 2: Các nội dụng có thể điền lần lượt là: 3 ; 14 ; đông dân. Câu 3: Trình bày tình hình gia tăng dân số của nước ta. Giải thích vì sao tỉ lệ gia tăng dân số của nước ta đã giảm nhưng dân số vẫn tăng nhanh? Xem câu 1 mục I phần A. Câu 4: Trình bày hậu quả của dân số đông và gia tăng dân số nhanh ở nước ta? Xem câu 2 mục I phần A. Câu 5: Xem câu 4 – mục I – phần A. Câu hỏi trong vở bài tập địa lý: Câu 1: Năm 2002 số dân nước ta là: 79,7 triệu người. Câu 2: Dựa vào hình 2.1 SGK trang 7 không thể rút ra được nhận xét: Dân số Việt Nam đang chuyển sang giai đoạn có tỉ suất sinh tương đối thấp. Câu 3: Tỉ lệ gia tăng tự nhiên giảm nhưng số dân nước ta vẫn tăng nhanh do: + Công tác dân số KHH – GĐ có nhiều hạn chế. + Tỉ suất sinh của nước ta còn cao. + Nước ta có dân số đông. Câu 4: (1) Dưới tuổi lao động. (2) Trong độ tuổi lao động. (3) Quá độ tuổi lao động. Nhận xét: - Đang có sự thay đổi cơ cấu dân số theo nhóm tuổi. + Nhóm tuổi 15-59 và 60 trở lên tăng về tỉ lệ ( dẫn chứng ). + Nhóm tuổi dưới độ tuổi lao động giảm về tỉ lệ từ 42,5%(1979) xuống còn 33,5%(1999). => Dân số nước ta đang có xu hướng già đi. Câu 5: Cơ cấu dân số theo giới tính ở nước ta : Ngày càng trở nên cân bằng hơn. Câu 6: a/ Tỉ lệ gia tăng tự nhiên của dân số năm 1979: 2,53% ; năm 1999: 1,43%. b/ Vẽ biểu đồ hình cột. c/ Nhận xét: -Tỉ lệ gia tăng tự nhiên của dân số nước ta giảm mạnh trong giai đoạn 1979 – 1999. d/ Giải thích: Thực hiện tốt công tác dân số KHH-GĐ. ý thức của người dân trong việc thực hiện các chính sách dân số đã nghiêm túc và sâu sắc hơn. Kinh tế phát triển, mức sống của người dân đã không ngừng được tăng lên đã nhận thức được rõ ý nghĩa của quy mô gia đình 2 con cũng như vai trò trong việc nuôi dạy con. Tư tưởng phong kiến lạc hậu trọng nam khinh nữ, cần có con trai để nối dõi tông đường đã dần được thay thế bằng các tư tưởng tiến bộ hơn. Bài 3 : Phân bố dân cư và các loại hình quần cư A.Câu hỏi và bài tập Sách giáo khoa: I/ Câu hỏi trong bài học: Câu 1: Quan sát hình 3.1 SGK trang 10, hãy cho biết dân cư tập trung đông ở những vùng nào? Thưa thớt ở những vùng nào ? Vì sao ? Gợi ý: Dân cư nước ta tập trung đông ở các vùng đồng bằng và ven biển. Cụ thể là ĐBSH, ĐBSCL và ven biển miền trung. Thưa thớt ở các vùng miền núi và trung du. Cụ thể là Tây Bắc, Đông Bắc, Tây Trường Sơn, Tây Nguyên. Giải thích: ở các vùng đồng bằng, ven biển có nhiều điều kiện thuận lợi: + Vị trí địa lí thuận lợi. + Điều kiện tự nhiên ( đh, đất đai, khí hậu, nguồn nước..) tốt phù hợp cho sản xuất và sinh hoạt của nhân dân. + Có lịch sử định cư và khai thác lãnh thổ từ lâu đời. + Trình độ phát triển KT-XH cao -> mức độ khai thác các nguồn tài nguyên thiên nhiên lớn và hiệu quả. + Có hệ thống cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kĩ thuật hoàn thiện và đồng bộ. ở các vùng miền núi gặp nhiều khó khăn, thiếu thốn: + Địa hình phức tạp , bị cắt xẻ mạnh -> gây khó khăn, cản trở cho việc đi lại, giao thương. + KT –XH kém phát triển, lạc hậu. + Hệ thống cơ sở vật chất kĩ thuật và cơ sở hạ tầng nghèo nàn, lạc hậu, thiếu đồng bộ-> mức độ khai thác các nguồn tài nguyên thấp. Câu 2: Hãy nêu những thay đổi của quần cư nông thôn mà em biết? Diện mạo làng quê có nhiều thay đổi( như: đường làng ngõ xóm, kiểu cấu trúc nhà ở, thói quen sinh hoạt, lối sống). Tỉ lệ người không làm nông nghiệp ở nông thôn ngày càng tăng. Đã diễn ra quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông thôn. Câu 3: Quan sát hình 3.1 SGK trang 11, hãy nêu nhận xét về sự phân bố các đô thị của nước ta. Giải thích? Gợi ý: a/Nhận xét: Phân bố đô thị không đều giữa các vùng. Trung du miền núi Bắc Bộ có số lượng đô thị nhiều nhất nước ta( 15 đô thị), tuy nhiên ở đây chủ yếu là các đô thị vừa và nhỏ. Vùng có đô thị nhiều thứ 3 và thứ 2 cả nước là ĐBSH(10 đô thị) và ĐBSCL.(12 đô thị). Đông Nam Bộ là vùng có quy mô đô thị lớn nhất nước ta. Các vùng còn lại có ít đô thị và mật độ đô thị thưa thớt ( BTB, DHNTB, TN). b/ Giải thích: Dân cư nứơc ta phân bố không đồng đều, những vùng có nhiều đô thị và có quy mô đô thị lớn là những vùng đông dân và có mật độ dân số cao. Sự phát triển KT-XH khác nhau giữa các vùng miền. Quy mô diện tích giữa các vùng miền có sự khác nhau rõ rệt. Câu 4: Dựa vào bảng 3.1 SGK trang 13, hãy: Nhận xét về số dân thành thị và tỉ lệ dân thành thị của nước ta. Cho biết sự thay đổi tỉ lệ dân thành thị đã phản ánh quá trình đô thị hoá ở nước ta như thế nào? Gợi ý: a/ Nhận xét: Số dân thành thị của nước ta tăng lên liên tục trong GĐ 1985-2003, tăng 1,84 lần. Tỉ lệ dân thành thị cũng tăng lên tương ứng từ 18,97 % ( 1985) lên 20,75% (1995) và lên 25,80%( 2003). Trong đó giai đoạn 1995-2003 số dân thành thị và tỉ lệ dân thành thị có tốc độ tăng nhanh hơn giai đoạn 1985-1995. b/ Phản ánh quá trình đô thị hoá của nước ta đang diễn ra nhanh, quy mô các đô thị ngày càng được mở rộng. Câu 5: Hãy lấy ví dụ minh hoạ về việc mở rộng quy mô các thành phố. Ví dụ việc mở rộng quy mô Thủ đô Hà Nội: Theo quyết định cửa . Diện tích và phạm vi của Hà Nội hiện tại bao gồm: Toàn bộ Thủ đô Hà Nội cũ cộng tỉnh Hà Tây cộng huyện Mê Linh ( Vĩnh Phúc ) và 4 xã ( Đông Xuân, Tiến Xuân, Yên Bình, Yên Trung) của huyện Lương Sơn – tỉnh Hoà Bình. Đưa diện tích của Thủ đô Hà Nội từ 920 km2 , số dân 3,4 triệu người lên 6,2 triệu người , diện tích lớn hơn gấp 3 lần diện tích của Hà Nội cũ. II/ Câu hỏi và bài tập: Câu1: Dựa vào hình 3.1 SGK trang 11, hãy trình bày đặc điểm phân bố dân cư của nước ta? Gợi ý: Dân cư nước ta tập trung đông ở các vùng đồng bằng và ven biển, với mật độ dân số trung bình cao ( trung bình trên 100 người / km2 ). Có nơi mật độ dân số trung bình đã lên tới trên 1000 người / km2. Dân cư nước ta thưa thớt ở các vùng miền núi và cao nguyên như Tây Bắc, Tây Nguyên, Tây Trường Sơn, Đông Bắc. Mật độ dân số trung bình dưới 100 người/ km2. Trong đó ĐBSH là vùng có mật độ dân số trung bình cao nhất, ở tất cả các địa phương trong vùng thì mật độ dân số trung bình đều trên 500 người/ km2, nhiều địa phương có mật độ trên 1000 người / km2 ( Hà Nội, Hưng Yên, Thái Bình, Nam Định). Dân cư nước ta phân bố không đồng đều và không hợp lí giữa đồng bằng, ven biển với miền núi và cao nguyên. Tập trung đông ở đồng bằng và ven biển , thưa thớt ở miền núi và cao nguyên. Câu 2: Nêu đặc điểm của các loại hình quần cư ở nước ta? Gợi ý: Quần cư Nông thôn Thành thị Đặc diểm cư trú - Sống tập trung thành các điểm dân cư với quy mô dân số khác nhau. - Hiện nay diện mạo làng quê đang có nhiều thay đổi. Tỉ lệ người không làm nông nghiệp ở nông thôn ngày càng tăng. - Có mật độ dân số rất cao. - Kiểu “ nhà ống ” san sát khá phổ biến. - Kiếu nhà trung cư cao tầng đang xây dựng ngày càng nhiều, kiểu nhà biệt thự, nhà vườn. Chức năng kinh tế - Làm nông nghiệp và tiểu thủ công nghiệp. - Có nhiều chức năng, là những trung tâm kinh tế, chính trị , văn hoá, khoa học kĩ thuật...Công nghiệp và dịch vụ. Câu 3: Quan sát bảng 3.2 SGK trang 14, nêu nhận xét về sự phân bố dân cư và sự thay đổi mật độ dân số ở các vùng của nước ta? Gợi ý: Dân cư nước ta có sự phân bố không đồng đều giữa các vùng trong nước. + Tập trung đông ở các vùng đồng bằng, là những vùng có mật độ dân số cao hơn mức TB của cả nước. Cao nhất là ĐBSH năm 2003: 1192 người/km2 , ĐNB – 476 người / km2, ĐBSCL – 425 người / km2. + Thưa thớt ở các vùng miền núi và cao nguyên : Tây Bắc 67 người/km2 , Tây Nguyên 84 người/km2 , Đông Bắc 141 người/km2 . Ngay trong một vùng thì mật độ dân số cũng không giống nhau giữa các khu vực và các địa phương. ở TD & MNBB tiểu vùng Đông Bắc có mật độ dân số 141 người/ km2 cao hơn tiểu vùng Tây Bắc 67 người / km2. Mật độ dân số trung bình ở các địa phương giai đoạn 1989 - 2003 đều tăng lên, nhưng mức độ tăng có sự khác nhau giữa các khu vực: + Tây Nguyên là khu vực có mật độ dân số trung bình tăng nhiều nhất từ 45 lên 84 người/km2 , tăng 1,87 lần ( do các chương trình di dân của Đảng và Nhà nước lên Tây Nguyên để xây dựng và phát triển các vùng kinh tế mới). + TD & MNBB là vùng có mật độ dân số tăng ít nhất: 103 lên 115 người/km2, tăng 1,1 lần. B.Câu hỏi và bài tập trong tập bản đồ Địa lý: Câu 1: Việt Nam là một trong những nước có mật độ dân số trung bình cao trên thế giới, vượt xa các nước láng giềng trong khu vực và trên thế giới. Mật độ dân số trung bình của nước ta cao gấp 5,2 lần mật độ trung bình của thế giới Mật độ dân số của nước ta chỉ đứng sau Nhật Bản 337 người/km2 và Philippin 272 người/km2 . Cao gấp 10,3 lần so với Lào, 7,9 lần so với Hoa Kì, 3,6 lần so với Brunây, 3,5 lần Campuchia. Câu 2: Xem lại câu 3- mục I- phần A. Câu 3: Nội dưng điền vào chỗ chấm là: vừa và nhỏ đồng bằng ven biển nhanh thấp. Câu hỏi trong vở bài tập địa lý: Câu 1: câu sai – Miền Bắc với miền Nam. Câu 2: Xem lại câu 3 – mục II – phần A. Câu 3: Xem lại câu 2 – mục II – phần A. Câu 4: (a) Hướng dẫn HS vẽ biểu đồ kết hợp đường và cột. (b) Nhận xét: Xem lại ý (a) mục I – phần A. Bài 4: Lao động và việc làm. Chất lượng cuộc sống. A.Câu hỏi và bài tập Sách giáo khoa: I/ Câu hỏi trong bài học: Câu 1: Dựa vào hình 4.1 SGK trang 15, hãy: Nhận xét về cơ cấu lực lượng lao động giữa thành thị và nông thôn. Giải thích nguyên nhân. Nhận xét về chất lượng của lực lượng lao động ở nước ta. Để nâng cao chất lượng lực lượng lao động cần có những giải pháp gì? Gợi ý: a/ Cơ cấu lực lượng lao động của nước ta giữa thành thị và nông thôn: Lao động nước ta tập trung chủ yếu ở nông thôn, năm 2003 chiếm 75,8% tổng số lao động. Thành thị có tỉ lệ lao động thấp hơn nhiều so với nông thôn, năm 2003 chiếm 24,2%. Lao động nước ta có sự phân bố không đồng đều. Giải thích: Do đặc điểm và tính chất của nền kinh tế của nước ta là nông nghiệp vẫn là ngành kinh tế chủ yếu, nông nghiệp nước ta còn lạc hậu, việc cơ giới hoá nông nghiệp còn nhiều hạn chế nên vẫn còn sử dụng một lực lượng lao động đông. Do đó đa số người dân của nước ta vẫn phải sinh sống ở nông thôn – gắn với sản xuất nông nghiệp. Quá trình đô thị hoá ở nước ta đang diễn ra nhanh , nhưng trình độ đô thị hoá còn thấp, quá trình công nghiệp hoá , hiện đại hoá của đô thị vẫn còn đang tiếp diễn. Hơn nữa đa số các đô thị ở nước ta có quy mô vừa và nhỏ nên số lao động thành thị của nước ta vẫn còn chiếm một tỉ lệ nhỏ trong tổng số lao động của cả nước. b/ Nhận xét về chất lượng của lực lượng lao động nước ta: Lực lượng lao động của nước ta còn có nhiều hạn chế về trình độ chuyên môn và tay nghề, đặc biệt là đội ngũ cán bộ quản lí, công nhân kĩ thuật lành nghề còn thiếu nhiều. Số lao động không qua đào tạo còn chiếm một tỉ lệ cao trong tổng số lao động, năm 2003 chiếm tới 78,8%. Lực lượng lao động đã qua đào tạo chỉ chiếm có 21,2%, thấp hơn nhiều lần tỉ lệ lao động không qua đào tạo. Giải pháp để nâng cao chất lượng cho lực lượng lao động nước ta. Mở các trung tâm đào tạo, hướng nghiệp, dạy nghề ở các địa phương. Tư vấn lao động và tìm kiếm việc làm cho người lao động. Có kế hoach GD & ĐT hợp lí và có chiến lược đầu tư mở rộng đào tạo, dạy nghề. Câu 2: QS hình 4.2 SGK trang 16, hãy nêu nhận xét về cơ cấu và sự thay đổi cơ cấu lao động theo ngành ở nước ta? Gợi ý: Phần lớn lao động nước ta tập trung ở khu vực nông-lâm-ngư nghiệp. Nhưng đang có xu hướng giảm dần từ 71,5% năm 1989 xuống còn 59,6% năm 2003 ( giảm 11,9% ). Tỉ lệ lao động trong khu vực công nghiệp – xây dựng và dịch vụ còn chiếm tỉ lệ nhỏ, nhưng đang có xu hướng tăng dần. Công nghiệp và xây dựng tăng từ 11,2% ( 1989) lên 16,4%( 2003); dịch vụ tăng từ 17,3% (1989) lên 24,0% ( 2003). Câu 3: Để giải quyết vấn đề việc làm, theo em cần phải có những giải pháp nào? Phân bố lại dân cư và nguồn lao động. Thực hiện tốt chính sách dân số, sức khoẻ sinh sản. Thực hiện đa dạng hoá các hoạt động sản xuất ( nghề truyền thống, thủ công nghiệp, TTCN) chú ý thích đáng đến hoạt động của các ngành dịch vụ. Tăng cường hợp tác liên kết để thu hút vốn đầu tư nước ngoài, mở rộng sản xuất hàng xuất khẩu. Mở rộng, đa dạng các loại hình đào tạo các cấp, các ngành nghề, nâng cao chất lượmg đôị ngũ lao động để họ có thể tự tạo những công việc hoặc tham gia vào các đơn vị sản xuất dễ dàng, thuận lợi. Đẩy mạnh xuất khẩu lao động. II/ Câu hỏi và bài tập cuối bài: Câu 1: Tại sao giải quyết việc làm đang là vấn đề xã hội gay gắt ở nước ta? - Nông thôn do đặc điểm mùa vụ của nông nghiệp, sự phát triển ngành nghề ở nông thôn còn hạn chế nên tình trạng thiếu việc làm lớn ( năm 2003 là 22,3 %) - ở khu vực thành thị tỉ

File đính kèm:

  • docHuong_dan_tra_loi_cau_hoi_SGK,_VBT_&_TBD_Dia_ly_9.doc