Kế hoạch bộ môn Toán THCS

I. MỤC TIÊU:

Môn Toán THCS nhằm giúp HS đạt được:

1. Về kiến thức:

Đạt những kiến thức cơ bản về :

- Số và các phép tính trên tập hợp số thực.

- Tập hợp; biểu thức đại số; phương trình (bậc nhất, bậc hai, quy về bậc hai); hệ phương trình bậc nhất hai ẩn; bất phương trình bậc nhất một ẩn.

- Hàm số và đồ thị.

- Các quan hệ hình học và một số hình thông dụng ( điểm, đường thẳng, mặt phẳng, hình tam giác, hình đa giác, hình tròn, hình lăng trụ, hình hộp, hình chóp, hình chóp cụt, hình trụ, hình nón, hình cầu); tỉ số lượng giác của góc nhọn.

 

doc71 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1315 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Kế hoạch bộ môn Toán THCS, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phần A: Sơ lược lý lịch. Họ và tên; Nguyễn Thị Hợi Chức vụ: Giáo viên. Trình độ đào tạo: Cao đẳng sư phạm Toán - Tin Năm vào ngành: 2002 Nhiệm vụ chuyên môn được giao trong năm: Dạy Toán lớp 7B,. Phần B: Kế hoạch bộ môn Toán THCS. I. Mục tiêu: Môn Toán THCS nhằm giúp HS đạt được: 1. Về kiến thức: Đạt những kiến thức cơ bản về : - Số và các phép tính trên tập hợp số thực. - Tập hợp; biểu thức đại số; phương trình (bậc nhất, bậc hai, quy về bậc hai); hệ phương trình bậc nhất hai ẩn; bất phương trình bậc nhất một ẩn. - Hàm số và đồ thị. - Các quan hệ hình học và một số hình thông dụng ( điểm, đường thẳng, mặt phẳng, hình tam giác, hình đa giác, hình tròn, hình lăng trụ, hình hộp, hình chóp, hình chóp cụt, hình trụ, hình nón, hình cầu); tỉ số lượng giác của góc nhọn. - Thống kê. 2. Về kĩ năng: HS đạt được các kĩ năng cơ bản: - Thực hiện được các phép tính đơn giản trên số thực. - Vẽ được đồ thị hàm số bậc nhất, hàm số y = ax2 - Giải thành thạo phương trình (bậc nhất, quy về bậc nhất và bậc hai ), hệ phương trình bậc nhất hai ẩn, bất phương trình bậc nhất một ẩn. - Vẽ hình; vẽ biểu đồ; đo đạc; tính độ dài, góc, diện tích, thể tích. - Thu thập và xử lí số liệu thống kê đơn giản. - Ước lượng kết quả đo đạc và tính toán. - Sử dụng các công cụ đo, vẽ, tính toán. - Suy luận và chứng minh. Giải toán và vận dụng kiến thức toán học trong học tập và đời sống. 3. Về tư duy: - Khả năng quan sát, dự đoán, suy luận hợp lí và suy luận lôgíc. - các thao tác tư duy cơ bản ( phân tích , tổng hợp). - các phẩm chất tư duy, đặc biệt là tư duy linh hoạt, độc lập và sáng tạo. Khả năng diễn đạt chính xác, rõ ràng ý tưởng của mình và hiểu được ý tưởng của người khác. - Phát triển trí tưởng tượng không gian. 4. Về thái độ: - Có ý thức tự học, hứng thú và tự tin trong học tập. - Có đức tính trung thực cần cù, vượt khó, cẩn thận, chính xác, kỉ luật, sáng tạo. - Có ý thức hợp tác, trân trọng thành quả lao động của mình và của người khác. - Nhận biết được vẽ đẹp của toán học và yêu thích môn toán. II. Phương pháp dạy học đặc trưng: Tích cực hoá hoạt động học tập của học sinh, khơi dạy và phát triển khả năng tự học nhằm hình thành cho HS tư duy tích cực, độc lập sáng tạo, nâng cao năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề, rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn.Hai phương pháp được áp dụng rộng rãi là: Dạy học đặt và giải quyết vấn đề. 2. Dạy học hợp tác trong nhóm nhỏ. I. Nội dung chương trình toán 8: *. Môn Đại số: Nhân chia đơn thức, đa thức.bảy hàng đẳng thức đáng nhớ.Một số phương pháp thường dùng để phân tích đa thức thành nhân tử. Phân thức đại số: Định nghĩa, tính chất, các phép tính.Biến đổ các biểu thức hữu tỉ. Khái niệm phương trình một ẩn, phương trình tương đương.Cách giải phương trình bậc nhất một ẩn.Phương trình tích.Phương trình chứa ẩn ở mẫu thức.Giải bài toán bằng cách lập phương trình bậc nhất một ẩn. Khái niệm bất đẳng thức, bất phương trình một ẩn, bất phương trình tương đương.bất phương trình bậc nhất một ẩn.Phương trình chứa dấu giá trị tuyệt đối. *. Môn Hình học: Tứ giác lồi.Hình thang.Hình thang cân.Bài toán dựng hình đơn giản.Đối xứng trục.Hình bình hành.Đối xứng tâm.Hình chữ nhật.Hình thoi.Hình vuông. Đa giác.Đa giác đều.Diện tích: hình chữ nhật, tam giác, hình thang, hình bình hành, tứ giác có hai đường chéo vuông góc, đa giác. Định lí Talét trong tam giác.Các trường hợp đồng dạng của tam giác và tam giác vuông.ứng dụng thực tế của tam giác đồng dạng. Hình lăng trụ đứng.Hình hộp chữ nhật.Hình chóp đều, hình chóp cụt đều.Diện tích xung quanh, diện tích toàn phần, thể tích của các hình đó. II. Kế hoạch cụ thể từng chương: Tên chương Kiến thức trọng tâm Mục tiêu cần đạt Đồ dùng Ghi chú Đã có Bổ sung I. Nhân và chia đa thức 1. Nhân đa thức - Nhân đơn thức với đa thức. - Nhân đa thức với đa thức. - Nhân hai đa thức đã sắp xếp. Vận dụng được tính chất phân phối của phép nhân đối với phép cộng: A(B + C) = AB + AC ( A + B)(C + D) = AC + AD + BC + BD, trong đó A,B,C,D là các số hoặc các biểu thức đại số. Bảng phụ - Đưa ra các phép tính từ đơn giản đến mức độ không quá khó đối với Hs nói chung .các biểu thức đưa ra chủ yếu có hệ số không quá lớn, có thể tính nhanh, tính nhẩm được. Không nên đưa ra phép nhân các đa thức có quá 3 hạng tử. - chỉ đưa ra các đa thức có hệ số bằng chữ (a;b;c..) khi thật cần thiết 2. Các hằng đẳng thức đáng nhớ. - Bình phương của một tổng.Bình phương của một hiệu. - Hiệu hai bình phương. lập phương của một tổng.lập phương của một hiệu. - Tổng hai lập phương. - Hiệu hai lập phương. Hiểu và vận dụng được các hằng đẳng thức: (A B)2 = A2 2AB +B2 A2 - B2 =(A + B)( A - B) (A B)3 = A3 3A2B + 3AB2 B3 A3 +B3 = ( A+B)(A2 - AB + B2) A3 - B3 = ( A - B)(A2 +AB + B2) Trong đó A, B là các số hoặc là các biểu thức đại số. - Các biểu thức đưa ra chủ yếu có hệ số không quá lớn, có thể tính nhanh, tính nhẩm được. - Khi đưa ra các phép tính có sử dụng các hằng đẳng thức thì hệ số của các đơn thức thường là số nguyên. 3. Phân tích đa thức thành nhân tử. -Phân tích đa thức thành nhân tử bằng phương pháp đặt nhân tử chung. -Phân tích đa thức thành nhân tử bằng phương pháp dùng hằng đẳng thức. - Phân tích đa thức thành nhâ tử bằng phương pháp nhóm hạng tử. - Phân tích đa thức thành nhân tử bằng cách phối hợp nhiều phương pháp. - Vận dụng được các phương pháp cơ bản phân tích đa thức thành nhâ tử: - Đặt nhân tử chung. -Dùng hằng đẳng thức. - Nhóm hạng tử. - Phối hợp các phương pháp phân tích đa thức thành nhân tử ở trên. Các bài tập đưa ra từ đơn giản đến phức tạp và mỗi biểu thức thường không có quá hai biến. 4. Chia đa thức - Chia đơn thức cho đơn thức. - Chia đa thức cho đơn thức. - chia hai đa thức một biến đã sắp xếp. - Vận dụng được quy tắc chia đơn thức cho đơn thức, chia đa thức cho đơn thức. - Vận dụng được quy tắc chia hai đa thức một biến đã sắp xếp - Đối với đa thức nhiều biến , chỉ đưa ra các bài tập mà các hạng tử của đa thức bị chia chia hết cho đơn thức chia. - Không nên đưa ra trường hợp đa thức chia có nhiều hơn ba hạng tử. - Chỉ nên đưa ra các bài tập về phép chia hết là chủ yếu. II. Phân thức đại số 1. Định nghĩa.Tính chất cơ bản của phân thức. Rút gọn phân thức.Quy đồng mẫu thức nhiều phân thức. * Kiến thức: Hiểu các định nghĩa phân thức đại số, hai phân thức bằng nhau. * Kĩ năng Vận dụng được tính chất cơ bản của phân thức để rút gọn phân thức và quy đồng mẫu thức các phân thức. - Rút gọn các phân thức mà tử và mẫu có dạng tích chứa nhân tử chung.Nếu phải biến đổi thì việc biến đổi thành nhân tử không mấy khó khăn. - Quy đồng mẫu các phân thức có mẫu chung không quá ba nhân tử.Nếu mẫu là các đơn thức thì cũng chỉ đưa ra nhiều nhất là ba biến. 2. Cộng và trừ các phân thức đại số - Phép cộng các phân thức đại số. - Phép trừ các phân thức đại số * Kiến thức: Biết khái niệm phân thức đối của phân thức ( B 0) ( là phân thức hoặc và được kí hiệu là - ) *Kĩ năng: Vận dụng được các quy tắc cộng, trừ các phân thức đại số ( Các phân thức cùng mẫu và các phân thức không cùng mẫu) - Chủ yếu đưa ra các phép tính cộng, trừ, hai phân thức đại số từ đơn giản đến phức tạp với mẫu chung không quá ba nhân tử. - Phần quy tắc đổi dấu phải đưa thành mục riêng nhằm rèn luyện kĩ năng đổi dấu cho HS 3. Nhân và chia các phân thức đại số.biến đổi các biểu thức hữu tỉ. - Phép nhân các phân thức đại số. - Phép chia các phân thức đại số. - Biến đổ các biểu thức hữu tỉ. * Kiến thức: - Nhận biết được phân thức nghịch đảovà hiểu rằng chỉ có phân thức 0 mới có phân thức nghịch đảo. - Hiểu thực chất biểu thức hữu tỉ là biểu thức chứa các phép toán cộng, trừ, nhân, chia các phân thức đại số. * Kĩ năng: - Vận dụng được quy tắc nhân hai phân thức: . Vận dụng được các tính chất của phép nhân các phân thức đại số: ( Tính chất giao hoán) (Tính kết hợp) (tính chất phân phối của phép nhân đối với phép cộng) - Đưa ra các phép tính mà kết quả có thể rút gọn được. - Hệ thống bài tập đưa ra được sắp xếp từ đơn giản đến phức tạp. - Không đưa ra các bài tập mà trong đó phần biến đổi thành nhân tử ( để rút gọn ) quá khó khăn.nên chủ yếu là hằng đẳng thức đáng nhớ. - Phần biến đổi các biểu thức hữu tỉ chỉ nên đưa ra các ví dụ đơn giản trong đó có các phân thức có nhiều nhất là hai biến với các hệ số bằng số cụ thể. III. Phương trình bậc nhất một ẩn. 1. Khái niệm về phương trình, phương trình tương đương. - Phương trình một ẩn. - Đinh nghĩa hai phương trình tương đương. * Kiến thức: - nhận biết được phương trình, hiểu nghiệm của phương trình: Một phương trình với âne x có dạng A( x ) = B ( x), trong đó vế trái A(x) và vế phải B(x)là hai biểu thức của cùng một biến x. - Hiểu khái niệm về hai phương trình tương đương: hai phương trình của cùng một ẩn được gọi là tương đương nếu chúng có cùng một tập hợp nghiệm. * Kĩ năng: Vận dụng được quy tắc chuyển vế và quy tắc nhân. - Đưa ra một ví dụ thực tế ( một bài toán có ý nghĩa thực tế) dẫn đến phải giải một phương trình. - Đưa ra các ví dụ về hai phương trình tương đương và hai phương trình không tương đương. - Về bài tập chỉ đưa ra các bài toán đơn giản, dễ nhẩm nghiệm của phương trình và từ đó HS hiểu được hai phương trình tương đơng hay không tương đương. 2. Phương trình bậc nhất một ẩn. - Phương trình đưa được về dạng: ax + b = 0 - Phương trình tích. - Phương trình chứa ẩn ở mẫu. * Kiến thức: Hiểu định nghĩa phương trình bậc nhất: ax + b = 0 ( x là ẩn; a, b là những hằng số, a 0) và nghiệm của phương trình bậc nhất. * Kĩ năng: - Có kĩ năng biến đổi tương đương để đưa phương trình về dạng ax + b = 0. - Đưa về phương trình tích: A.B.C.=0 ( A,B,C, là các đa thức chứa ẩn), yêu cầu Hs nắm vững cách tìm ngiệm của phương trình này bằng cách tìm nghiệm của các phương trình: A = 0, B = 0, C = 0. - Giới thiệu điều kiện xác định( ĐKXĐ) của phương trình chứa ẩn ở mẫu và nẵm vững quy tắc giải phương trình chứa ẩn ở mẫu: + Tìm điều kiện xác định. + Quy đồng mẫu và khử mẫu. + Giải phương trình vừa nhận được. + kiểm tra các giá trị của x tìm được có thỏ mãn ĐKXĐ không và kết luận vầ nghiệm của phương trình. - Với phương trình tích không đưa ra dạng có quá ba nhân tửvà cũng không nên đưa ra dạng có nhân tử bậc hai đầy đủ phải biến đổi để đưa về phương trình tích. - Với phương trình chứa ẩn ở mẫu , chỉ đưa ra các bài tập mà mỗi vế của phương trình có không quá hai phân thức và việc tìm điều kiện xác định của phương trình cũng chỉ dừng lại ở chỗ tìm nghiệm của phương trình bậc nhất. 3. Giải bài toán bằng cách lập phương trình bậc nhất một ẩn. - Nắm vững các bước giải bài toán bằng cách lập phương trình: Bước 1: lập phương trình: + Chọn ẩn số và đặt điều kiện thích hợp cho ẩn số. + Biểu diễn các đại lượng chưa biết theo ẩn và các đại lượng đã biết. + lập phương trình biểu thị mối quan hệ giữa các đại lượng. Bước 2: Giải phương trình: Bước 3: Chọn kết quả thích hợp và trả lời. - Đưa ra tương đối đầy đủ về các thể loại toán (toán về chuyến động đều, các bài toán có nội dung số học, hình học, hoá học, vật lí, dân số….) - Chú ý các bài toán thức tế trong đời sống xã hội, trong thực tiễn sản suất và xây dựng. IV. bất phương trình bậc nhất một ẩn 1. Liên hệ giữa thứ tự và phép cộng, phép nhân * Kiến thức: Nhận biết được bất đẳng thức. * Kĩ năng: Biết áp dụng một số tính chất cơ bản của bất đẳng thức để so sánh hai số hoặc chứng minh bất đẳng thức: a < b và b < c a < c; a < b a + c b + c; a 0; a bc với c < 0 Không chứng minh các tính chất của bất đẳng thức mà chỉ đưa ra các ví dụ bằng số cụ thể để minh hoạ. 2.Bất phương trình bậc nhất một ẩn.bất phương trìn tương đương. * Kiến thức: Nhận biết bất phương trình bậc nhất một ẩn và nghiệm của nó, hai bất phương trình tương đương. * kĩ năng: Vận dụng được các quy tắc chuyển vế và quy tắc nhân với một số để biến đổi tương đương bất phương trình. 3. Giải bất phương trình bậc nhất một ẩn. * Kĩ năng: - Giải thành thạo bất phương trình bậc nhất một ẩn. - Biết biểu diễn tập hợp nghiệm của bất phương trình trên trục số. - Sử dụng các phép biến đổi tương đương để biến đổ phương trình đã cho về dạng: ax + b 0, ax + b 0, ax + b 0 và từ đó rút ra nghiệm của bất phương trình. - Đưa ra ví dụ về nghiệm và tập nghiệm của bất phương trình bậc nhất. - Cách biểu diễn tập nghiệm của bất phương trình trên trục số. 4. Phương trình chứa dấu giá trị tuyệt đối. Biết cách giải phương trình: . Trong đó a, b, c, d là những hằng số - Không đưa ra các phương trình chứa dấu giá trị tuyệt đối của tích hai nhị thức bậc nhất. V. Tứ giác 1. Tứ giác lồi. các định nghĩa tứ giác, tứ giác lồi. Định lí tổng các góc của một tứ giác bằng 3600 * Kiến thức: Hiểu định nghĩa tứ giác, tứ giác lồi. * Kĩ năng: Vận dụng được định lí về tổng các góc của một tứ giác. *Thước thẳng *Compa *Bảng phụ *Phấn màu *Thước đo góc 2. Hình thang, hình thang vuông và hình thang cân.Hình bình hành.hình chứ nhật.hình thoi.Hình vuông. * Kĩ năng: - Vận dụng được định nghĩa, tính chất, dấu hiệu nhận biết ( đối với từng loại hình này) để giải các bài toán chứng minh và dựng hình đơn giản. - Vận dụng được định lí về đường trung bình của tam giác và đường trung bình của hình thang, tính chất của các điểm cách đều một đường thẳng cho trước. *Thước thẳng có chia khoảng *Compa *Êke *Bảng phụ *Phấn màu *Thước đo góc 3.Đối xứng trục và đối xứng tâm .Trục đối xứng, tâm đối xứng của một hình. * Kiến thức: Biết được: - Các khái niệm " đối xứng trục" và " đối xứng tâm"; - Trục đối xứng của một hình và hình có trục đối xứng.Tâm đối xứng của một hình và hình có tâm đối xứng. *Thước thẳng có chia khoảng *Compa *Êke *Bảng phụ *Phấn màu *Thước đo góc - "Đối xứng trục" và " đối xứng tâm"được đưa xen kẽ một cách thích hợp vào các nội dung của chủ đề tứ giấc. - Chưa yêu cầu HS lớp 8 vận dụng đối xứng trục và đối xứng tâm trong giải toán hình học. VI. Đa giác.Diện tích đa giác 1. Đa giác. đa giác đều * Kiến thức: Hiểu: -Các khái nệm đa giác, đa giác đều; - Quy ước về thuật ngữ "đa giác" được dùng ở trường phổ thông; - Cách vẽ hình đa giác đều có số cạnh là 3; 6; 12; 4; 8. *Thước thẳng có chia khoảng *Compa *Êke *Bảng phụ *Phấn màu *Thước đo góc Định lí về tổng số đo các góc của hình n giác lồi được đưa vào bài tập. 2. Các công thức tính diện tích của hình chữ nhật , hình tam giác, của các hình tứ giác đặc biệt ( hình thang, hình bình hành) * Kiến thức: hiểu cách xây dựng công thức tính diện tích của hình tam giác, hình thang, các hình tứ giác đặc bịêt khi thừa nhận ( không chứng minh) công thức tính diện tích hình chữ nhật. * Kĩ năng: Vận dụng được các công thức tính diện tích các hình đã học. *Thước thẳng *Bảng phụ *Máy tính *Êke 3. Tính diện tích hình đa giác lồi * Kĩ năng: biết cách tính diện tích của các hình đa giác lồi bằng cách phân chia đa giác đó thành các tam giác. *Thước thẳng *Phấn màu *Máy tính bỏ túi VII. Tam giác đồng dạng 1. Định lí Talét trong tam giác - Các đoạn thẳng tỉ lệ. - Định lí Talét trong tam giác ( Thuận ; đảo) và hệ quả. - Tính chất đường phân giác của tam giác. * Kĩ năng: Vận dụng được các định lí đã học. *Thước thẳng *Bảng phụ *Phấn màu 2. Tam giác đồng dạng. - Định nghĩa hai tam giác đồng dạng. - Các trường hợp đồng dạng của hai tam giác. - ứng dụng thực tế của tam giác đồng dạng. * Kiến thức: - Hiểu định nghĩac hai tam giác đồng dạng. - Hiểu các định lí về: + Các trường hợp đồng dạng của hai tam giác. + Các trường hợp đồng dạng của hai tam giác vuông. * Kĩ năng: - Vận dụng được các trường hợp đồng dạng của tam giác để giải toán. - Biết ứng dụng tam giác đồng dạng để đo gián tiếp các khoảng cách. *Thước thẳng *Bảng phụ *Phấn màu *Êke *Giác kế *Thước đo góc *Dây, cọc ngắm VIII. Hình lăng trụ đứng.Hình chóp đều. 1. Hình lăng trụ đứng.Hình hộp chữ nhật.Hình chóp đều.Hình chóp cụt đều. - Các yếu tố của các hình đó. - Các công thức tính diện tích, thể tích. * Kiến thức: Nhận biết được các loại hình đã học và các yếu tố của chúng. *Kĩ năng: - Vận dụng được các công thức tính diện tích, thể tích các hình đã học. - Biết cách xác định hình khai triển của các hình đã học. *Các khối hình lăng tụ đứng, hình hộp chữ nhật, hình chóp đều, hình chóp cụt đều. *Các hình trỉên khai của hình lăng trụ đứng, hình chóp đều. *Thước thẳng. Thừa nhận ( không chứng minh) các công thức tính thể tích của các hình lăng trụ đứng và hình chóp đều. 2. Các quan hệ không gian trong hình hộp. - Mặt phẳng: hình biểu diễn, sự xác định. - Hình hộp chữ nhật và quan hệ song song giữa: đường thẳng và đường thẳng, đường thẳng và mặt phẳng, mặt phẳng và mặt phẳng. - Hình hộp chữ nhật và quan hệ vuông góc giữa: đường thẳng và đường thẳng, đường thẳng và mặt phẳng, mặt phẳng và mặt phẳng. * Kiến thức: Nhận biêt được các kết quả được phản ánh trong hình hộp chữ nhật về quan hệ song song và quan hệ vuông góc giữa các đối tượng đường thẳng, mặt phẳng. -Không giới thiệu các tiên đề của hình học không gian. - Thừa nhận ( không chứng minh) các kết quả về sự xác định của mặt phẳng. Sử dụng các yếu tố trực quan để minh hoạ cho nội dung này. Lớp 6: * số học: Ôn tập và bổ túc về số tự nhiên: Giới thiệu tập hợp , phần tử của tập hợp . Các kí hiệu . ; , ặ .Hệ thập phân. Các chữ số và các số La mã hay dùng.Phép cộng và phép nhân, các tính chất cơ bản.phép trừ ( điều kiện thực hiện ) và phép chia ( chia hết và chia có dư).Luỹ thừa , nhân và chia hai luỹ thừa có cùng cơ số. Tính chất chia hết của một tổng.các dấu hiệu chia hết cho 2; 5; 3; 9.ước và bội .Số nguyên tố, hợp số.ƯCLN, BCNN. Tập hợp Z. Biểu diễn các số nguyên trên trục số.Thứ tự trong Z.Giá trị tuyệt đối.Các phép tính cộng, trừ , nhân trong Z và các tính chất cơ bản.Bội và ước của một số nguyên. 3. Phân số với a Z, b Z ( b 0).Các phép tính cộng , trừ, nhân, chia phân số và các tính chất cơ bản.Hỗn số.Số thập phân.Tỉ số và tỉ số phần trăm.biểu đồ phần trăm.bài toán cơ bản về phân số. * Hình học: 1.Điểm . Đường thẳng.Ba điểm thẳng hàng.Đường thẳng đi qua hai điểm.Tia.Đoạn thẳng .Dộ dài đoạn thẳng.Trung điểm của đoạn thẳng. 2. Nửa mặt phẳng.Góc.Số đo góc.Tia phân giác của một góc.Đường tròn.Tam giác. II. Kế hoạch cụ thể từng chương Tên chương Kiến thức trọng tâm Mục tiêu Thiết bị dạy học Phương pháp dạy học Đã có Bổ sung I. Ôn tập và bổ túc về số tự nhiên 1. Khái niệm vế tập hợp, phần tử. * Kĩ năng - Biết dùng các thuật ngữ tập hợp, phần tử của tập hợp .. - Sử dụng đung các kí hiệu ; ; ; ặ. - Đếm đúng số phần tử của một tập hợp hữu hạn Bảng phụ 2. Tập hợp N về các số tự nhiên - Tập hợp N, N*. - Ghi và dọc số tự nhiên.Hệ thập phân. Các chữ số La mã. - Các tính chất của phép cộng , trừ, nhân trong N. - Phép chia hết, phép chia có dư. - Luỹ thừa với số mũ tự nhiên. * Kiến thức - Biết tập hợp các số tự nhiên và tính chất các phép tính trog tập hợp các số tự nhiên. * Kĩ năng - Đọc và viết được các số tự nhiên đến lớp tỉ. - Sắp xếp được các số tự nhiên theo thứ tự tăng hoặc giảm - Sử dụng đúng các kí hiệu =, , , . - Đọc và viết được các số La mã từ 1 đến 30. - làm được các phép tính cộng , trừ , nhân và phép chia hết với các số tự nhiên. - hiểu và vận dụng được các tính chất giao hoán, kết hợp, phân phối trong tính toán. - Tính nhẩm, tính nhanh một cách hợp lí. - Làm được các phép chia hết và chia có dư trong trường hợp số chia có không quá 3 chữ số. - Thực hiện được các phép nhân và chia các luỹ thừa cùng cơ số ( với số mũ tự nhiên) - Sử dụng được máy tính bỏ túi để tính toán. Bảng phụ , Thước Bảng phụ thước . Bảng phụ Bao gồm thực hiện đúng thứ tự phép tính , việc đưa vào hoặc bỏ các dấu ngoặc trong các tính toán. - Bao gồm cộng trừ , nhẩm các số có hai chữ số; nhân chia nhẩm một số có hai chữ số . - Quan tâm rèn luyện cách tính toán hợp lí. - Không yêu cầu Hs thực hiện những dãy tính cồng kềnh, phức tạp khi không sử dụng máy tính bỏ túi. 3. Tính chất chia hết trong tập N - Tính chất chia hết của một tổng. - Các dấu hiệu chia hết cho 2; 5; 3; 9. - Ước và bội. - Số nguyên tố, hợp số, phân tích một số ra thừa số nguyên tố. - Ước chung, ƯCLN, bội chung; BCNN. * Kiến thức: Biết các khái niệm : ước và bội, ước chung và ƯCLN,bội chung và BCNN.Số nguyên tố và hợp số. * Kĩ năng: - Vận dụng các dấu hiệu chia hết để xác định một số đã cho có chia hết cho 2; 5; 3; 9 hay không. - Phân tích được một hợp số ra thừa số nguyên tố trong những trường hợp đơn giản. - Tìm được các ước, bội của một số, các ước chung , bội chung đơn giản của hai hoặc ba số. - Tìm được ƯCLN, BCNNcủa hai số trong những trường hợp đơn giản. Nhấn mạnh đến việc rèn luyện kĩ năng tìm ước và bội của một số, ước chung, ƯCLN, bội chung, BCNN của hai hay nhiều số trong những trường hợp đơn giản. II. số nguyên - Số nguyên âm.Biểu diễn các số nguyên trên trục số. - Thứ tự trong tập hợp Z.Giá trị tuyệt đối. - các phép cộng, trừ, nhân trong tập hợp Z và tính chất của các phép toán. - Bội và ước của một số nguyên. * Kiến thức: - biết các số nguyên âm, tập hợp các số nguyên bao gồm các số nguyên dương, số 0 và các số nguyên âm. - Biết khái niệm bội và ước của một số nguyên. * Kĩ năng: - Biết biểu diễn các số nguyên trên tục số. - Phân biệt được các số nguyên dương, các số nguyên âm và số 0. - vận dụng được các quy tắc thực hiện các phép tính , các tính chất của các phép tính trong tính toán. - Tìm và viết được số đối của một số nguyên , giá trị tuyệt đốic ủa một số nguyên. - Sắp xếp dúng một dãy các số nguyên theo thứ tự tăng hoặc giảm. - Làm được dãy các phép tính với các số nguyên. - Biết được sự cần thiết có các số nguyên âm trong toán học III. Phân số - Phân số bằng nhau. - Tính chất cơ bản của phân số. - rút gọn phân số, phân số tối giản. - Quy đồng mẫu số nhiều phân số. So sánh hai phan số. - Các phép tính về phân số. - Hỗn số, số thập phân, phần trăm. - Ba bài toán cơ bản về phân số. - Biểu đồ phần trăm * kiến thức: - Biết khái niệm phân số với a Z, b Z ( b 0). - Biết khái niệm hai phân số bằng nhau: nếu ad = bc ( bd 0) - Biết các khái niệm hỗn số, số trhập phân, phần trăm. * Kĩ năng: - Vận dụng được tính chất cơ bản của phân số trong tính toán với phân số. - Biết tìm phân số của một số cho trước. - Biết tìm một số khi biết giá trị một phân số của nó. - Biết tìm tỉ số của hai số. - Làm đúng dãy các phép tính với phân số và số thập phân trong trường hợp đơn giản. - Biết vẽ biểu đồ phần trăm dưới dạng cột , dạng ô vuông và nhận biết được biểu đồ hình quạt. IV. Đoạn thẳng. 1. Điểm . Đường thẳng.Ba điểm thẳng hàng.Đường thẳng đi qua hai điểm * Kiến thức: - Biết các khái niệm điểm thuộc đường thẳng, điểm không thuộc đường thẳng. - Biết các khái niệm hai đường thẳng trùng nhau, cắt nhau, song song. - Biết các khái niệm ba điểm thẳng hàng, ba điểm không thẳng hàng. - Biết khái niệm điểm nằm giữa hai điểm. * Kĩ năng: - Biết dùng các kí hiệu: , . - Biết vẽ hình minh hoạ các quan hệ : điểm thuộc hoặc không thuộc đường thẳng. HS biết nhiều cách diễn đạt cùng một nội dung: + Điểm A thuộc đường thẳng a,Điểm A nằm trên đường thẳng a, đường thẳng a đi qua điểm A. - Điểm B không thuộc đường thẳng a, điểm B nằm ngoài đường thẳng a, đường thẳng a không đi qua điểm B 2. Tia. Đoạn thẳng.Độ dài đoạn thẳng.trung điểm của đoạn thẳng. * Kiến thức: - Biết các khái niệm tia,đoạn thẳng. - Biết các khái niệm hai tia đối nhau, hai tia trùng nhau. - Biết khái niệm độ dài đoạn thẳng. - Biết khái niệm trung điểm của đoạn thẳng. * Kĩ năng: - Biết vẽ một tia , một đoạn thẳng.Nhận biết được một tia, một đoạn thẳng trong hình vẽ. - Biết dùng thước đo độ dài để đo đoạn thẳng. - Biết vẽ một đoạn thẳng có độ dài cho trước - Vận dụng được đẳng thức: AM + MB = AB. khi M nằm giữa A và B để giải các bài toán đơn giản. - biết vẽ trung điểm của một đoạn thẳng. - HS biết dùng thuật ngữ đoạn thẳng này bằng ( lớn hơn, bé hơn) đoạn thẳng kia. - HS biết xác định trung điểm của đoạn thẳng bằng cách gấp hình hoặc dùng thước đo độ dài. V. Góc 1. Nửa mặt phẳng.Góc. Số đo góc.Tia phân giác của một góc. * Kiến thức: - Biết khái niệm nửa mặt phẳng. - Biết khái niệm góc. - Hiếu các khái niệm góc vuông, góc nhọn, góc tù, góc bẹt, hai góc kề nhau, hai góc bù nhau. - Biết khái niệm số đo góc. - Hiểu được nếu tia Oy nằm giữa hai tia Ox , Oz thì xOy + yOz = xOz - Hiểu khái niệm tia phân giác của góc. * Kĩ năng: - Biết vẽ một góc.Nhận biết một góc trong hình vẽ. - Biết dùng thước đo góc để đo góc. - Biết vẽ một góc có số đo cho trước. - biết vẽ tia phân gíc của một góc. - HS biết dùng các th

File đính kèm:

  • docke hoach bo mon toan 6 789.doc
Giáo án liên quan