Kế hoạch dạy học Ngữ văn 6 - Tuần 14

1.Mục tiêu:

a.Kiến thức:

- Hoạt động 2: Học sinh biết: nhn vật, sự kiện, cốt truyện trong tc phẩm tự sự.

- Hoạt động 2, 3: Học sinh hiểu: vai trị của tưởng tượng trong văn tự sự.

b.Kĩ năng:

- Học sinh thực hiện được: biết cách kể chuyện tưởng tượng.

- Học sinh thực hiện thnh thạo: Kể chuyện sáng tạo ở mức đơn giản

c.Thái độ:

- Thĩi quen: Giáo dục HS tính sáng tạo khi kể chuyện.

- Tính cch: cẩn thận khi dùng từ , đặt cu.

2.Nội dung học tập:

- Khái niệm kể chuyện tưởng tượng, vai trị của tưởng tượng trong tác phẩm tự sự.

3.Chuẩn bị:

GV: Bảng phụ ghi ví dụ.

HS: Tìm hiểu về kể chuyện tưởng tượng.

 

doc10 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1426 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kế hoạch dạy học Ngữ văn 6 - Tuần 14, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần:14 Tiết 53 ND: 25 /11/2013 KỂ CHUYỆN TƯỞNG TƯỢNG. 1.Mục tiêu: a.Kiến thức: - Hoạt động 2: Học sinh biết: nhân vật, sự kiện, cốt truyện trong tác phẩm tự sự. - Hoạt động 2, 3: Học sinh hiểu: vai trị của tưởng tượng trong văn tự sự. b.Kĩ năng: - Học sinh thực hiện được: biết cách kể chuyện tưởng tượng. - Học sinh thực hiện thành thạo: Kể chuyện sáng tạo ở mức đơn giản c.Thái độ: - Thĩi quen: Giáo dục HS tính sáng tạo khi kể chuyện. - Tính cách: cẩn thận khi dùng từ , đặt câu. 2.Nội dung học tập: - Khái niệm kể chuyện tưởng tượng, vai trị của tưởng tượng trong tác phẩm tự sự. 3.Chuẩn bị: GV: Bảng phụ ghi ví dụ. HS: Tìm hiểu về kể chuyện tưởng tượng. 4.Tổ chức các hoạt động học tập: 4.1.Ổn định tổ chức và kiểm diện : 6A1: 6A2: 6A3: 4.2.Kiểm tra miệng: Không kiểm. 4.3. Tiến trình bài học: Hoạt động của GV và HS Nội dung bài học. àHoạt động 1: Vào bài:Tiết trước, các em đã được tìm hiểu về văn tự sự, tiết này, cô sẽ hướng dẫn các em tìm hiểu cách kể chuyện tưởng tượng à Hoạt động 2:Tìm hiểu chung về kể chuyện tưởng tượng.( 20 phút) Kể tóm tắt truyện Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng? HS kể GV nhận xét sửa sai. Trong truyện này người ta tưởng tượng những gì? Các bộ phận của cơ thể được tưởng tượng thành những nhân vật tên riêng gọi bằng bác, cô, cậu, lão. Mỗi nhân vật có nhà riêng, biết ganh tị, chống lại nhau…. biết suy nghĩ hồ thuận với nhau. Trong truyện này chi tiết nào dựa vào sự thật, chi tiết nào là tưởng tượng? Thật: tên Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng. Tưởng tượng: Chân, Tay, Tai, Mắt chống lại Miệng. - Câu chuyện được kể như là một giả thiết để cuối cùng thừa nhận một chân lí, cơ thể là một thể thống nhất: Miệng có ăn thì các bộ phận mới khoẻ mạnh. Tưởng tượng bịa đặt ở đây có tác dụng như thế nào? Vậy tưởng tượng trong tự sự có phải là tuỳ tiện không, hay nhằm mục đích gì? Không được tuỳ tiện mà phải dựa vào logic tự nhiên nhằm thể hiện một tư tưởng, một chủ đề. Gọi HS đọc truyện SGK / 130,131. Sử dụng kĩ thuật động não. GV chia 4 nhĩm thảo luận văn bản Truyện “Sáu con gia súc so bì công lao” ¶ GV nêu câu hỏi để các nhĩm phát biểu. Trong mỗi câu chuyện người ta tưởng tượng ra những gì ? GV nhận xét, diễn giảng, chốt ý. Những tưởng tượng ấy dựa trên những sự thật nào? Tưởng tượng như thế nhằm mục đích gì? Nhằm thể hiện tư tưởng các giống vật tuy khác nhau nhưng đều có ích cho con người, không nên so bì nhau. Thế nào là kể chuyện tưởng tượng? Tưởng tượng có vai trò gì trong văn tự sự?  Làm thế nào để chúng ta có một câu chuyện tưởng tượng? HS trả lời, GV chốt ý. Gọi HS đọc ghi nhớ SGK. ĩ Giáo dục HS tính sáng tạo khi kể chuyện. Hoạt động 3: Luyện tập.( 20 phút) GV lấy bài văn “Giấc mơ trò chuyện với Lang Liêu” yêu cầu HS tóm tắt lại bài văn? Tìm các chi tiết tưởng tượng? Giấc mơ được gặp Lang Liêu, Lang Liêu đi thăm dân tình nấâu bánh chưng. Em hỏi chuyện Lang Liêu và Lang Liêu trả lời… HS trả lời, GV nhận xét, sửa sai. Gọi HS đọc bài tập 1 trong SGK. Đối với đề 1 em sẽ chọn tình huống nào và giới thiệu như thế nào? Trận lụt khủng khiếp vừa qua ở Quảng Bình tháng 10 năm 2010 , hoặc ở những tỉnh miền Trung mới đây. - Thủy Tinh, Sơn Tinh đại chiến trên chiến trường mới này. Phần thân bài em sẽ kể như thế nào? Cảnh Thủy Tinh khiêu chiến, tấn công với những vũ khí cũ kĩ nhưng mạnh gấp bội, tàn ác gấp bội. - Cảnh Sơn tinh thời nay chống lụt: huy động sức mạnh tổng lực: Đất, đá, xe ben, xe Ka mat, trực thăng, thuyền, ca-nô, cát, sỏi, bê tông đúc sẵn… - Các phương tiện thông tin hiện đại: vô tuyến, điện thoại …ứng cứu kịp thời. - Cảnh bộ đội, công an giúp dân chống lũ. - Cảnh cả nước quyên góp “ Lá lành đùm lá rách” - Cảnh những chiến sĩ hi sinh vì dân… Phần kết bài em sẽ nêu những gì? Cuối cùng, Thủy Tinh lại một lần nữa chịu thua những chàng Sơn Tinh của thế kỉ XXI. Nhắc HS làm bài vào vở bài tập. GD HS ý thức trồng rừng, bảo vệ rừng, bảo vệ đê để phòng chống lũ. I.Tìm hiểu chung về kể chuyện tưởng tượng: Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng: - Các bộ phận của cơ thể người đều có tên riêng. - Chân, Tay, Tai, Mắt chống lại Miệng. à Làm nổi bật một sự thật thông thường: Người ta trong xã hội phải nương tựa nhau, tách rời nhau thì không tồn tại được. Truyện “Sáu con gia súc so bì công lao” - Sáu con gia súc nói được tiếng người. - Sáu con gia súc kể công và kể khổ. à Sự thật về cuộc sống và công việc của mỗi giống vật. ð Kể chuyện tưởng tượng là kể câu chuyện nghĩ ra bằng trí tưởng tượng, không có sẵn trong sách vở hay trong thực tế, nhưng có một ý nghĩa nào đó. - Vai trò của tưởng tượng trong tự sự: Tưởng tượng càng lô-gic, tự nhiên, phong phú thì sự sáng tạo càng cao. - Cách xây dựng một câu chuyện tưởng tượng: dựa trên một thực tế hay một câu chuyện có thật, sau đó sáng tạo thêm những chi tiết hấp dẫn, thú vị nhằm làm nổi bật ý nghĩa. II.Luyện tập: Tìm ý và lập dàn ý cho đề 1: a. Mở bài: b.Thân bài: c. Kết bài: 4.4.Tổng kết: .( 5 phút) Em hiểu kể chuyện tưởng tượng là kể như thế nào? l Kể chuyện tưởng tượng là kể câu chuyện nghĩ ra bằng trí tưởng tượng, không có sẵn trong sách vở hay trong thực tế, nhưng có một ý nghĩa nào đó. Tưởng tượng có vai trò gì trong văn tự sự? l Vai trò của tưởng tượng trong tự sự: Tưởng tượng càng lô-gic, tự nhiên, phong phú thì sự sáng tạo càng cao.  Nêu cách xây dựng một câu chuyện tưởng tượng? l Cách xây dựng một câu chuyện tưởng tượng: dựa trên một thực tế hay một câu chuyện có thật, sau đó sáng tạo thêm những chi tiết hấp dẫn, thú vị nhằm làm nổi bật ý nghĩa. GV treo bảng phụ giới thiệu bài tập: Trong các chi tiết sau, chi tiết nào không có yếu tố tưởng tượng? A. Chân, Tay, Tai, Mắt rủ nhau không làm việc gì. B. Cậu Tay, cậu Chân thấy mệt mỏi rã rời. C. Lão Miệng thấy nhợt nhạt cả hai môi. D. Mắt nhìn, Tai nghe, Miệng ăn. 4.5 Hướng dẫn học tập: 5 phút à Đối với bài học tiết này: - Học thuộc phần bài ghi . - Lập dàn ý cho đề 2, 3, 4 trong vở bài tập và tập viết một bài văn kể chuyện tưởng tượng. à Đối với bài học tiết sau: - Chuẩn bị bài “Luyện tập kể chuyện tưởng tượng”: Trả lời câu hỏi SGK. Tìm chủ đề, đề tài cho một truyệân tưởng tượng của bản thân. - Đọc, tóm tắt lại những văn bản văn học dân gian đã học từ đầu năm tiết 54, 55: Ôân tập truyện dân gian. 5. Phụ lục - Sách giáo viên văn 6.( Nhà xuất bản Giáo dục) - Thiết kế bài giảng Ngữ văn 6 ( Nhà xuất bản Hà Nội) - Học và thực hành theo chuẩn kiến thức kỹ năng Ngữ văn 6 ( Nhà xuất bản GD Việt Nam) Tiết 54, 55 Tuần:14 ND: 25 /11/2012 ÔN TẬP TRUYỆN DÂN GIAN 1.Mục tiêu: a.Kiến thức: - Hoạt động 2: Học sinh biết: đặc điểm của những thể loại truyện dân gian đã học: truyền thuyết, cổ tích, truyện cười, truyện ngụ ngơn. - Hoạt động 2, 3, 4, 5: Học sinh hiểu: nội dung, ý nghĩa và đặc sắc về nghệ thuật của các truyện dân gian đã học. b.Kĩ năng: - Học sinh thực hiện được: So sánh sự giống và khác nhau giữa các trtuyện dân gian. - Học sinh thực hiện thành thạo: Trình bày cảm nhận về truyện dân gian theo đặc trưng thể loại. - Kể lại một vài truyện dân gian đã học. c.Thái độ: - Thĩi quen: Giáo dục HS biết yêu quý, trân trọng kho tàng truyện cổ dân gian. - Tính cách: cảm nhận được nội dung ý nghĩa các truyện dân gian đã học. 2. Nội dung học tập: - Đặc điểm thể loại, nội dung, ý nghĩa , nghệ thuật của các truyện dân gian đã học. 3.Chuẩn bị: GV: Bảng phụ ghi bảng hệ thống. HS: Ôn lại các truyện dân gian.. 4.Tổ chức các hoạt động học tập: 4.1.Ổn định tổ chức và kiểm diện:1 phút 4.2.Kiểm tra miệng: ( 5 phút) Kể diễn cảm truyện “Treo biển”? (8đ) HS kể, GV nhận xét. Nội dung truyện “Treo biển” cho em biết điều gì? (2đ) ° Phê phán những người dễ dàng nghe theo ý kiến của người khác không cần suy xét Kể lại truyện”Lợn cưới áo mới” nội dung truyện này cho em có được bài học gì ? ( 8đ) Không nên khoe khoang một cách lố bịch vì đó là tính xấu  Em đã chuẩn bị được những gì cho bài học hơm nay?(2đ) l Ôn lại các truyện dân gian đã học: Truyền thuyết, Truyện cổ tích, Truyện ngụ ngôn, Truyện cười. … ĩ Nhận xét, chấm điểm. 4.3. Tiến trình bài mới: Hoạt động của GV và HS Nội dung bài học. Hoạt động 1: vào bài: Các em đã được học rất nhiều câu chuyện dân gian. Để giúp các em nắm vững kiến thức về mảng văn học này, tiết này, chúng ta sẽ ôn tập truyện dân gian. Hoạt động 2 : Hướng dẫn HS ôn lại những thể loại truyện dân gian đã học. ( 40 phút) Kể những những thể loại truyện dân gian em đã học trong chương trình ngữ văn 6 Nêu đặc điểm của mỗi thể loại? Hoạt động 3: Hướng dẫn HS ôn lại tên những truyện dân gian đã học ở lớp 6 học kì I GV treo bảng phụ ghi các thể loại truyện dân gian. HS lên điền tên truyện vào. Hoạt động 4: Hướng dẫn tóm tắt lại một thể loại một truyện Gọi học sinh tóm tắt. Nhận xét, sửa sai. TIẾT 2: .( 25 phút) Nhắc lại định nghĩa, nội dung, ý nghĩa các thể loại truyệnVHDG? HS trả lời. GV nhận xét, sửa sai.Yêu cầu học sinh xem kĩ: Truyền thuyết: - Là truyện kể về các nhân vật và sự kiện lịch sử trong quá khứ. - Có nhiều chi tiết tưởng tượng kì ảo. - Có cơ sở lịch sử, cốt lõi sự thật lịch sử. -Người kể, người nghe tin là thật. -Thể hiện thái độ và cách đánh giá của nhân dân đối với sự kiện và nhân vật lịch sử. Cổ tích: - Là truyện kể về cuộc đời, số phận của một số kiểu nhân vật quen thuộc. - Có nhiều chi tiết kì ảo. - Người nghe không tin là có thật. - Thể hiện ước mơ, niềm tin của nhân dân về chiến thắng cuối cùng của lẽ phải, của cái thiện. Ngụ ngôn: - Là truyện kể mượn chuyện loài vật, đồ vật hoặc con người để nói bóng gió về con người. - Có những ẩn dụ, ngụ ý. - Nêu bài học khuyên nhu,û răn dạy con người. Truyện cười: - Là truyện kể về những tình huống đáng cười trong cuộc sống. - Có yếu tố gây cười. - Nhằm gây cười, mua vui, châm biếm, phê phán. àHoạt động 5: ( 15 phút) Sử dụng kỹ thuật “ khăn phủ bàn” Nhóm 1, 2, 3 Truyền thuyết và Cổ tích Nhóm 4, 5, 6 : Ngụ ngôn, Truyện cười. Gọi đại diện nhóm trình bày. Nhận xét, sửa sai. 1.Những thể loại truyện dân gian: - Truyền thuyết. - Truyện ngụ ngôn. - Truyện cổ tích. - Truyện cười. 2.Tên những truyện dân gian: a. Truyền thuyết: .Con Rồng..Tiên. Bánh chưng…giầy .Thánh Gióng .Sơn Tinh…Tinh. Sự tích Hồ Gươm. b.Truyện cổ tích: Sọ dừa. Thạch Sanh.Em bé…minh. Cây bút thần. Ông lão …vàng c.Truyện ngụ ngôn: Ếch ngồi…giếng. Thầy bói…voi .Đeo nhạc…mèo. Chân,Tay…miệng d. Truyện cười: Treo biển. Lợn cưới, áo mới. 3.Tóm tắt truyện: 4.Đặc điểm tiêu biểu của thể loại truyện dân gian a.Truyền thuyết - Định nghĩa SGK/7 - Nội dung, ý nghĩa: + Giải thích nguồn gốc, dân tộc, phong tục, tập quán, hiện tượng thiên nhiên. + Ước mơ chinh phục thiên nhiên và chiến thắng giặc ngoại xâm b.Cổ tích - Định nghĩa SGK/53 - Nội dung, ý nghĩa: + Ca ngợi anh hùng dân tộc, dũng sĩ vì dân diệt ác; những người nghèo, thông minh, tài trí, ở hiền gặp lành. Kẻ tham, ác bị trừng trị c.Ngụ ngôn - Định nghĩa SGK/100 - Nội dung, ý nghĩa + Những bài học, đạo đức về lẽ sống + Phê phán những cách nhìn thiển can, hẹp hòi d.Truyện cười - Định nghĩa SGK/124 - Nội dung, ý nghĩa + Chế giễu, châm biếm, phê phán những tính xấu, hướng con người đến cái tốt đẹp 5.So sánh các thể loại truyện văn học dân gian: Sự giống và khác nhau nhau giữa : a.Truyền thuyết – Cổ tích: Giống: Có yếu tố tưởng tượng kì ảo, có nhiều chi tiết giống nhau: sự ra đời thần kì, nhân vật chính có tài năng phi thường. Khác: -Truyền thuyết : Kể về các nhân vật sự kiện lịch sử, thể hiện cách đánh giá, thái độ của nhân dân. - Người kể, người nghe tin là thật. - Cổ tích: Kể về cuộc đời một số kiểu nhân vật, thể hiện quan niệm, ước mơ của nhân dân. Người kể, người nghe không tin là thật. b.Truyện ngụ ngôn-Truyện cười: Giống: thường có yếu tố gây cười. Khác: Truyện ngụ ngôn : Khuyên nhủ, răn dạy người ta một bài học cụ thể nào đó trong cuộc sống - Truyện cười:Mua vui, phê phán, châm biếm những sự việc, hiện tượng, tính cách đáng cười 4.4.Tổng kết: ( 5 phút) GV treo bảng phụ giới thiệu bài tập:  Nhóm truyện nào trong các nhóm sau đây không cần thể loại? A. Bánh chưng, bánh giầy; Thánh Gióng; Sơn Tinh, Thủy Tinh. B. Thầy bói xem voi, Ếch ngồi đáy giếng, Chân, Tay,Tai, Mắt, Miệng… C. Cây bút thần, Sọ dừa, Ông lão đánh cá và con cá vàng… D. Sự tích Hồ Gươm, Em bé thông minh, Đeo nhạc cho mèo. Trong các nhóm truyện sau, nhóm nào dùng kiểu kết thúc có hậu? A. Thạch Sanh, Sọ Dừa, Cây bút thần. B. Em bé thông minh, Sự tích Hồ Gươm. C. Bánh chưng bánh giầy: Sơn Tinh, Thủy Tinh; Thánh Gióng. D. Đeo nhạc cho mèo, Treo biển, Lợn cưới, áo mới. 4.5 Hướng dẫn học tập: 5 phút à Đối với bài học tiết này: - Học thuộc phần bài ghi , làm các bài tập còn lại. - Đọc lại các câu chuyện dân gian, nhớ nội dung và nghệ thuật của mỗi truyện. - Đọc phần đọc thêm. à Đối với bài học tiết sau: - Soạn bài “Con hổ có nghĩa”: Trả lời câu hỏi SGK. Đọc văn bản, tìm hiểu ý nghĩa truyện. 5. Phụ lục - Sách giáo viên văn 6.( Nhà xuất bản Giáo dục) - Thiết kế bài giảng Ngữ văn 6 ( Nhà xuất bản Hà Nội) - Học và thực hành theo chuẩn kiến thức kỹ năng Ngữ văn 6 ( Nhà xuất bản GD Việt Nam) Tuần :14 Tiết 56. ND: 27 /11/2012 TRẢ BÀI KIỂM TRA TIẾNG VIỆT. 1.Mục tiêu: a.Kiến thức: - Hoạt động 2, 3, 4, 5, 6, 7: Học sinh biết : những ưu, khuyết điểm trong bài làm của bản thân, bạn bè. - Hoạt động 8: Học sinh hiểu: Khơng dùng từ sai. b.Kĩ năng: - Học sinh thực hiện được: sửa lỗi sai. - Học sinh thực hiện thành thạo: kĩ năng phát hiện các lỗi sai. c.Thái độ: - Thĩi quen: ý thức tự giác, cẩn thận trong học tập ý thức viết đúng chính tả, - Tính cách: dùng từ chính xác, diễn đạt mạch lạc. 2. Nội dung học tập: - Đáp án, sửa lỗi sai. 3.Chuẩn bị: GV: Bảng phụ ghi lỗi sai. HS: Xem lại đề bài kiểm tra tiếng Việt. 4.Tổ chức các hoạt động học tập 4.1.Ổn định tổ chức và kiểm diện: 1 phút 6a 1 6a2: 6a3: 4.2.Kiểm tra miệng: khơng 4.3. Tiến trình bài học: Hoạt động của GV và HS Nội dung bài học. Hoạt động 1: Vào bài Để giúp các em thấy được những ưu, khuyết điểm trong bài kiểm tra tiếng Việt của mình,tiết học này, cô sẽ trả bài kiển tra tiếng Việt cho các em Hoạt động 2: Nhắc lại đề bài: .(5 phút) GV treo bảng phụ ghi đề lên bảng. Hoạt động 3: Hướng dẫn HS phân tích đề: .( 5 phút) Phần I: Trắc nghiệm. Phần II: Tự luận. Hoạt động 4.: Nhận xét bài làm: .(5 phút) GV nhận xét ưu điểm và tồn tại qua bài làm của HS. Ưu điểm: một số HS làm tốt phần trắc nghiệm, một số bài làm sạch đẹp. Tồn tại: một số HS chưa học bài kĩ nên phần trắc nghiệm sai nhiều ở câu 3, 4, làm chưa được phần tự luậân câu 7, 8. Nhiều em không biết viết đoạn văn và xác định cụm danh từ chưa đúng.Sai nhiều lỗi chính tả. Hoạt động 5: GV công bố điểm: .( 5 phút) GV công bố điểm cho HS nắm. Trên TB: Dưới TB: Hoạt động 6: Trả bài cho HS. .( 5 phút) GV cho lớp trưởng phát bài cho HS. Hoạt động 7: Hướng dẫn HS tìm đáp án đúng..( 5 phút) GV yêu cầu HS lần lượt đọc và trả lời các câu hỏi của bài KT. Câu 1: Nêu hai từ và giải thích nghĩa của hai từ vừa nêu. Câu 2: Tìm những từ không đúng trong các câu sau: A. Những yếu tố kì ảo tạo nên giá trị tản mạn trong truyện cổ tích. B. Đô vật là những người có thân hình lực lượng. Câu 3: Đặt hai câu, trong đó có một câu có danh từ chung và một câu có danh từ riêng ? Câu 4: Tìm các cụm danh từ trong đoạn văn sau : Cô Mắt, cậu Chân, cậu Tay cố gượng dậy đi theo bác Tai đến nhà lão Miệng. Đến nơi, họ thấy lão Miệng cũng nhợt nhạt cả hai môi, hai hàm thì khô như rang, không buồn nhếch mép…. Câu 5: Viết một đoạn văn ngắn, trong đó có sử dụng cụm danh từ. Xác định cụm danh từ có trong đoạn văn. ĩ GV nhận xét, sửa sai. Hoạt động 8: Sửa lỗi sai.( 15phút) GV treo bảng phụ, ghi các lỗi sai. HS sửa. HS nhận xét. GV nhận xét, sửa sai. ĩ GD HS ý thức viết đúng chính tả. l Viết đoạn văn chưa đạt yêu cầu. GD HS ý thức dùng từ, viết câu chính xác, diễn đạt mạch lạc. 1.Đề bài: 2.Tìm hiểu đề: 3.Nhận xét: - Ưu điểm: - Tồn tại: 4.Công bố điểm: 5.Trả bài: 6.Đáp án: Câu 1: (2đ) - Học sinh: Người đang theo học trong nhà trường. - Giáo viên: người làm nghề dạy học Câu 2: (2đ) a. dễ dàng => dễ dãi. b. Cao ráo => cao lớn.. Câu 3: Ví dụ: (1đ) - Danh từ chung: học sinh, thầy giáo, cơ giáo, trường, lớp,… - Danh từ riêng: Hồ Chí MInh, Vũ Thị Hà, Hà Nội, Tây Ninh,… - Đặt câu: (1đ) + Các bạn học sinh trường em rất ngoan! + Nhân dân Tây Ninh trung dũng kiên cường! Câu 4: (2đ) Các cụm danh từ: - Nhà lão Miệng - Cả hai môi - Hai hàm Câu 5: (2đ) Ví dụ: Hôm nay, cảnh vật thật đẹp! Bầu trời trong xanh không một gợn mây. Gió thổi rì rào. Trên cành cây , chim hót líu lo. … 7.Sửa lỗi : a)Lỗi chính tả: - tản mạngà tản mạn - nhếc môià nhếch - túng tú à tuấn - Lãn mạnà lãng mạn - lão miệnàMiệng… b) Lỗi diễn đạt, viết câu: 4.4 Tổng kết: .( 5 phút) ĩ GV nhắc lại một số kiến thức Tiếng Việt đã học cho HS. 4.5 Hướng dẫn học tập: 5 phút à Đối với bài học tiết này: - Xem lại kiến thức tiếng việt đã học. à Đối với bài học tiết sau: - Soạn bài “Chỉ từ”: Trả lời câu hỏi SGK. Tìm hiểu về khái niệm và đặc điểm của chỉ từ trong câu. Tìm thêm ví dụ về chỉ từ. 5. Phụ lục - Sách giáo viên văn 6.( Nhà xuất bản Giáo dục) - Thiết kế bài giảng Ngữ văn 6 ( Nhà xuất bản Hà Nội) - Học và thực hành theo chuẩn kiến thức kỹ năng Ngữ văn 6 ( Nhà xuất bản GD Việt Nam)

File đính kèm:

  • docNgu van 6Tuan 14.doc
Giáo án liên quan