Kế hoạch dạy học Vật lý 8 tiết 28: Công thức tính nhiệt lượng

CÔNG THỨC TÍNH NHIỆT LƯỢNG

I. Mục Tiêu.

1. Kiến thức.

-Nắm được các yếu tố quyết định đến độ lớn của nhiệt lượng vật thu vào.

-Viết công thức tính nhiệt lượng vật thu vào và ý nghĩa các đại lượng trong công thức.

2. Kĩ năng.

-Phân tích số liệu có sẵn, rút ra kết luận.

-Rèn kĩ năng tổng hợp, phân tích.

3. Thái độ.

-Nghiêm túc, yêu thích bộ môn.

II. Chuẩn Bị.

1. Giáo viên.

-Giá thí nghiệm, cốc thủy tinh, đèn cồn, nhiệt kế, cốc nước.

 

doc3 trang | Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 638 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kế hoạch dạy học Vật lý 8 tiết 28: Công thức tính nhiệt lượng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần:29 Ngày soạn 1/04/08 Tiết: 29 Bài 24 Ngày dạy.../.../... ™ĩ˜ CÔNG THỨC TÍNH NHIỆT LƯỢNG I. Mục Tiêu. 1. Kiến thức. -Nắm được các yếu tố quyết định đến độ lớn của nhiệt lượng vật thu vào. -Viết công thức tính nhiệt lượng vật thu vào và ý nghĩa các đại lượng trong công thức. 2. Kĩ năng. -Phân tích số liệu có sẵn, rút ra kết luận. -Rèn kĩ năng tổng hợp, phân tích. 3. Thái độ. -Nghiêm túc, yêu thích bộ môn. II. Chuẩn Bị. 1. Giáo viên. -Giá thí nghiệm, cốc thủy tinh, đèn cồn, nhiệt kế, cốc nước. 2. Học sinh. Chất Khối lượng Độ tăng nhiệt độ Thời gian đun So sánh khối lượng So sánh nhiệt lượng Cốc 1 Nước 50g Δt1=200C t1=5 2m1 = m2 2Q1 = Q2 Cốc 2 Nước 100g Δt2=200C t2=10 Chất Khối lượng Độ tăng nhiệt độ Thời gian đun So sánh khối lượng So sánh nhiệt lượng Cốc 1 Nước 50g Δt1=200C t1=5 2Δt1= Δt2 2Q1 = Q2 Cốc 2 Nước 50g Δt2=400C t2=10 Chất Khối lượng Độ tăng nhiệt độ Thời gian đun So sánh khối lượng So sánh nhiệt lượng Cốc 1 Nước 50g Δt1=200C t1=5 m1 = m2 Q1 > Q2 Cốc 2 Rượu 50g Δt2=200C t2=4 III. Tổ Chức Hoạt Động Dạy Học. HĐ1. TC. -Nhắc lại khái niệm nhiệt lượng. -A = F.s từ đó để tính công chúng ta phải thông qua các đại lượng F (dùng lực kế) và s (dùng thứơc). Nhiệt lượng vật cần thu vào để tăng nhiệt độ cũng được tính bằng phương pháp đó. =>Như vậy để xác định nhiệt lượng ta cần làm cách nào? HĐ của GV HĐ của HS Kiến Thức HĐ2. Tìm hiểu nhiệt lượng vật thu vào phụ thuộc các yếu tố nào? -Cho HS dự đóan kết qủa. -Thông báo kết luận. -Hướng dẫn cách làm thí nghiệm kiểm chứng. HĐ3. Tìm hiểu mối quan hệ giữa nhiệt lượng và khối lượng của vật. -Bố trí thí nghiệm và giới thiệu kết qủa thí nghiệm. -Rút ra nhận xét. HĐ4. Tìm hiểu mối quan hệ giữa nhiệt lượng và độ tăng nhiệt độ. -Tiến hành phân tích và đưa ra cách tiến hành thí nghiệm. -Rút ra kết luận. HĐ5. Tìm hiểu mối quan hệ giữa nhiệt lượng và chất làm vật. -Phân tích hướng thí nghiệm. -Tiến hành thí nghiệm, rút ra nhận xét. -Kết luận. HĐ6. Giới thiệu công thức tính nhiệt lượng. -Tổng hợp kết qủa và đưa ra công thức. -Cho HS nêu ý nghĩa và đơn vị các đại lượng trong công thức. -Giới thiệu nhiệt dung riêng. HĐ7. Vận dụng-củng cố-hướng dẫn. 1.Vận dụng. -Hướng dẫn phân tích và tiến hành C9. 2.Củng cố. -Cho HS đọc lại nghi nhớ. 3.Hướng dẫn. -Hoàn thành C10, BT: 24.1-24.7. -Chuẩn bị trước bài 25. -Nhắc lại khái niệm nhiệt lượng. -Suy nghĩ và đưa ra vấn đề. -Tham khảo tài liệu và đưa ra dự đoán . -Theo dõi hướng dẫn thí nghiệm. -Phân tích kết qủa trả lời C1, C2 -Nêu phương án thí nghiệm. -Phân tích kết qủa trả lời C3, C5. -Phân tích thí nghiệm. -Rút ra nhận xét từ bảng kết qủa. -Trả lời C6, C7 -Ghi vở công thức. -Nêu ý nghĩa và đơn vị tính của các đại lượng. -Theo dõi. -Kẽ bảng nhiệt dung riêng của một số chất ( Về nhà ) -Phân tích và tiến hành giải bài tập này. Tóm tắt. -m = 5kg. t1=200C. t2= 500C -c = 380J/kg.K Q = ? Tóm tắt -m1=0,5kg, V=2lít, t2=250C -t2=1000C, c1=880J/kg.K c2=4200J/kg.K, D=1000kg/m3 m2=D.V=1000.2.10-3 = 2kg Q = ? I.Nhiệt lượng vật thu vào để tăng nhiệt độ. -Khối lượng của vật. -Độ tăng nhiệt độ. -Chất cấu tạo nên vật. 1.Quan hệ giữa nhiệt lượng và khối lượng của vật. -C1: Độ tăng nhiệt độ và chất làm vật được giữ giống nhau, chỉ thay đổi về khối lượng. Để tìm hiểu mối quan hệ giữa nhiệt lượng và khối lượng. -C2: Khối lượng của vật càng lớn thì nhiệt lượng vật thu vào càng lớn. 2.Quan hệ giữa nhiệt lượng và độ tăng nhiệt độ. -C3: Khối lượng và chất làm vật giống nhau. Muốn vậy hia cốc phải đượng cùng lượng nước -C4: Phải cho độ tăng nhiệt độ khác nhau. Để cho nhiệt độ cuối của hai cốc khác nhau, bằng cho cho thời gian đun khác nhau. -C5: Độ tăng nhiệt độ càng lớn thì nhiệt lượng vật thu vào càng lớn. 3.Quan hệ giữa nhiệt lượng và chất tạo nên vật. -C6: Độ tăng nhiệt độ và khối lượng không thay đổi. Chỉ thay đổi chất làm vật. -C7: Các chất khác nhau nhiệt lượng thu vào khác nhau. II.Công thức tính nhiệt lượng. Q = c.m.Δt -Q: nhiệt lượng vật thu vào(J) -m: khối lựơng của vật (kg) -Δt: độ biến thiên nhiệt độ -c: nhiệt dung riêng của chất (J/kg.K). *Nhiệt dung riêng của chất cho biết nhiệt lượng cần cung cấp cho 1kg chất đó tăng thêm 10C. Bài giải. Nhiệt lượng cần cung cấp cho 5kg đồng tăng từ 200C đến 500C. Q = c.m.( t2 - t1 ) = 380.5.30 = 57000J = 57kJ. Bài giải. -Nhiệt lượng cần cung cấp cho ấm nhôm tăng nhiệt độ từ 250C đến 1000C. Q1= c1.m1.( t2 - t1 ) = 880.0,5.75 = 33000(J) -Nhiệt lượng cần cung cấp cho 2 lít nước tăng nhiệt độ từ 250C đến 1000C. Q2= c2.m2.( t2 - t1 ) = 4200.2.75 = 630000(J) -Nhiệt lượng cần cung cấp cho 2 lít nước trong ấm nhôm sôi từ 250C. Q = Q1=Q2 = 663000(J) Rút kinh nghiệm........................................................................................................................ ...............................................................................................................................................

File đính kèm:

  • docTiet 28-Cong thuc tinh nhiet luong.doc
Giáo án liên quan