Kế hoạch dạy học Vật lý 8 tiết 32: Động cơ nhiệt

ĐỘNG CƠ NHIỆT

I.Mục Tiêu.

1.Kiến thức.

-Định nghĩa động cơ nhiệt.

-Cấu tạo của động cơ nhiệt, các chu trình làm việc của nó.

-Công thức tính hiệu suất của động cơ nhiệt.

2.Kĩ năng.

-Giải thích chu trình làm việc của động cơ nhiệt.

-Giải các bài tập có liên quan.

3.Thái độ

 

doc2 trang | Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 688 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kế hoạch dạy học Vật lý 8 tiết 32: Động cơ nhiệt, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 32 Ngày sọan 16/04 /07 Tiết 32 Bài 28 Ngay dạy / / ---c&d--- ĐỘNG CƠ NHIỆT I.Mục Tiêu. 1.Kiến thức. -Định nghĩa động cơ nhiệt. -Cấu tạo của động cơ nhiệt, các chu trình làm việc của nó. -Công thức tính hiệu suất của động cơ nhiệt. 2.Kĩ năng. -Giải thích chu trình làm việc của động cơ nhiệt. -Giải các bài tập có liên quan. 3.Thái độ -Yêu thích môn học, mạnh dạn trong họat động nhóm, có ý thức tìm hiểu các hiện tượng vật lý và giải thích các hiện tượng đơn giản có liên quan. II.Chuẩn Bị. 1.Giáo viên. -Aûnh của động cơ nhiệt. Hình 28.5 2.Học sinh. -Chuẩn bị nội dung trước ởn nhà. III.Tổ Chức Hoạt Động Dạy Học. Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung HĐ1.KT-TC. -Phát biểu nội dung định luật bảo tòan và chuyển hóa năng lượng? -Tổ chức theo nội dung của bài -Phát biểu nội dung định luật. -Tìm hiểu tình huấn theo SGK. HĐ2.Tìm hiểu động cơ nhiệt. -Cho HS đọc SGK và phát biểu động cơ nhiệt là gì? -Lấy ví dụ về động cơ nhiệt. -Lấy ví dụ về phân loại động cơ nhiệt. -Đọc sách và phát biểu. -HS lấy một vài ví dụ. I./Động cơ nhiệt là gì? -Động cơ nhiệt là loại động cơ trong đó một phần năng lượng của nhiên liệu bị đốt cháy chuyển thành cơ năng. -VD: động cơ tàu thủy, ô tô, mô tô +Động cơ đốt trong: nhiên liệu được đốt bên trong xi lanh. Động cơ ô tô, tàu thủy, tên lửa, xe máy +Động cơ đốt ngoài: nhiên liệu được đốt cháy bên ngòai xi lanh. Máy hơi nước, động cơ hơi nước. HĐ3.Tìm hiểu động cơ nổ bố thì. -Dùng tranh vẽ giới hiệu cấu tạo của động cơ nổ bố thì. -Giới thiệu chức năng của từng bộ phận. -Giới thiệu một chu kì chuyển vận của động cơ nổ bố thì. (Pitông trong xi lanh chuyển động một vòng từ dưới lên trên hay từ trên xuống dưới) -Giới thiệu từng kì hoạt động của động cơ nhiệt. -Trong các kì của động cơ nhiệt thì kì nào động cơ sinh công. +Bánh đà cùa động cơ có tác dụng thế nào? -Theo dõi phần giới thiệu của GV. -Ghi vở phần ghi chú. -Kì nổ (kì thứ 3) động cơ sinh công. -Tạo quán tính cho các kì khác họat động. II.Động cơ nổ bốn thì 1.Cấu tạo. -Động cơ nổ bố thì gồm các bộ phận: Pittông, xi lanh, trục băng biên, tay quay, vô lăng, xupap, bugi. 2.Chuyển vận. a.Kỳ thứ nhất.(hút nhiên liệu).Pittông chuyển động xuống dưới. Van 1 mở, van 2 đóng, hỗn hợp nhiên liệu được hút vào xi lanh. Cuối kỳ van 1 đóng. b.Kỳ thứ hai.(nén nhiên liệu). Pittông chuyển động lên trên, nén hỗn hợp nhiên liệu trong xi lanh. c.Kỳ thứ ba.(đốt nhiên liệu).Khi pitông chuyển động lên trên thì bugi bật tia lửa điện đốt cháy hỗn hợp nhiên liệu, kèm theo tiếng nổ và tỏa nhiệt, các chất khí dãn nở, sinh công đẩy pittông chuyển động xuống dưới. Cuối kỳ van 2 mở ra. d.Kỳ thứ tư.(thải).Pittông chuyển động lên trên và dồn hết khí thải ra ngoài. Sau đó các kỳ lặp lại kỳ 1. HĐ4.Hiệu suất động cơ nhiệt. -Y/c HS thảo luận nhóm trả lời các câu hỏi C1-C2 -Trả lời các câu hỏi trên. +A:Công có ích (J) +Q:nhiệt lượng do nhiên liệu đố cháy sinh ra(J) III.Hiệu suất động cơ nhiệt. -C1. Bất kì một động cơ nhiệt nào không phải tòan bộ năng lượng mà nhiên liệu sinh ra đều sinh công có ích mà một phần truyền cho các bộ phận của động cơ nhiệt và theo khí thải thoát ra môi trường. -C2 Hiệu suất của động cơ nhiệt được tính bằng tỉ số giữa nhiệt lượng chuyển hóa thành công cơ học và nhiệt lượng do nhiên liệu bị đốt cháy sinh ra. H = A/Q HĐ5.Vận dụng-củng cố. -Cho HS thảo luận và trả lời các câu hỏi C3-C4 -Chuẩn bị nội dung bài tổng kết chương II (NHIỆT HỌC) IV.Vận dụng. -C3.Các máy cơ đơn giản mà chúng ta đã biết ở lớp sáu không phải là động cơ nhiệt. Vì không có sự biến đổi từ năng lượng nhiên liệu thành cơ năng. -C5. Động cơ nhiệt có thể gây ra những tác hại đối với môi trường sống chúng ta: Gây tiếng ồ, ô nhiễm môi trường ----o0o---- Rút kinh nghiệm

File đính kèm:

  • docTiet 32.Dong co nhiet.doc