Kế hoạch giảng dạy bộ môn Vật lý 9

I/ Đặc điểm tình hình :

+ Thuận lợi :

- Học sinh ở ba lớp 9 đa số đều chăm ngoan ,vâng lời thầy cô , đi học chuyên cần .Ngay từ đầu năm các em đã có đầy đủ SGK và đồ dùng học tập .

+ Khó khăn : Vẫn còn một bộ phận học sinh tiếp thu bài còn chậm nên lực học của các em chưa có độ đồng đều . Một bộ phận học sinh nam còn mải chơi , chưa chăm chỉ nên chưa phát huy hết năng lực học tập.

+ Gia đình các em còn chưa thật sự quan tâm đến việc học của con em mình.

+ Sĩ số học sinh ở hai lớp đông khiến cho việc theo dõi uốn nắn từng học sinh khó khăn hơn

+ Số học sinh bị hỏng kiến kiến thức còn nhiều .

II / Nhiệm vụ môn học :

- Cung cấp hệ thống kiến thức một cách cơ bản vững chắc về vật lý

- Rèn cho học sinh khả năng tư duy vật lý,biết vận dụng kiến thức thực tế vào đơì sống

- Giáo dục tư tưởng đạo đức , các đức tính : Kiên trì ,dũng cảm , cần cú chịu khó . thông qua dạy học vật lý khơi dậy trong các em lòng say mê học tập

 

doc7 trang | Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 1035 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kế hoạch giảng dạy bộ môn Vật lý 9, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phòng giáo dục cẩm thuỷ Trường thcs cẩm ngọc Kế hoạch giảng dạy bộ môn vật lý 9 Giáo viên :lê văn giang Tổ :khoa học tự nhiên Năm học 2008 - 2009 vật lý 9 Năm học 2006- 2007 I/ Đặc điểm tình hình : + Thuận lợi : - Học sinh ở ba lớp 9 đa số đều chăm ngoan ,vâng lời thầy cô , đi học chuyên cần .Ngay từ đầu năm các em đã có đầy đủ SGK và đồ dùng học tập . + Khó khăn : Vẫn còn một bộ phận học sinh tiếp thu bài còn chậm nên lực học của các em chưa có độ đồng đều . Một bộ phận học sinh nam còn mải chơi , chưa chăm chỉ nên chưa phát huy hết năng lực học tập. + Gia đình các em còn chưa thật sự quan tâm đến việc học của con em mình. + Sĩ số học sinh ở hai lớp đông khiến cho việc theo dõi uốn nắn từng học sinh khó khăn hơn + Số học sinh bị hỏng kiến kiến thức còn nhiều . II / Nhiệm vụ môn học : Cung cấp hệ thống kiến thức một cách cơ bản vững chắc về vật lý Rèn cho học sinh khả năng tư duy vật lý,biết vận dụng kiến thức thực tế vào đơì sống Giáo dục tư tưởng đạo đức , các đức tính : Kiên trì ,dũng cảm , cần cú chịu khó .... thông qua dạy học vật lý khơi dậy trong các em lòng say mê học tập III/ Chỉ tiêu phấn đấu : Lớp Đầu năm Học kì I Cuối năm Giỏi Khá TB Yếu Kém Giỏi Khá TB Yếu Giỏi Khá TB Yếu 9C 9D IV/ Biện pháp thực hiện : - Truyền đạt đầy đủ kiến thức theo phân phối chương trình , không dạy đôn dạy chay ,triệt để giảng dạy theo hướng đổi mới để tích cực hoá việc học tập của học sinh rèn khả năng tự học , tự phát triển ở học sinh tư duy tích cực độc lập , sáng tạo . - Quan tâm đến mọi đối tượng học sinh để có thể kịp thời bổ sung thiếu sót cho các em . - Bồi dưỡng nâng cao kiến thức cho học sinh khá giỏi. - Thường xuyên kiểm tra bài cũ ,kiểm tra 15 phút để kịp thời nắm được mức độ tiếp thu kiến thức của học sinh . - Thường xuyên dự giờ của đồng nghiệp để nâng cao tay nghề Môn Vật Lý 9 (Kế hoạch cụ thể : cả năm 70 tiết) Học kì I : 18 tuần * 2tiết / tuần = 36 tiết Học kì II: 17 tuần * 2 tiết / tuần = 34 tiết Chương Thời gian thực hiện Các yêu cầu cơ bản cần đạt về kiến thức-kỹ năng Công việc của thầy Công việc của trò Chương I Điện HọC Từ tiết 1 đến tiết 22 + Về kiến thức : - Phát biểu được định luật ôm .Nêu được điện trở của dây dẫn có giá trị hoàn toàn xác định ,được tính bầng thương số giữa hiệu điện thế và cường độ dòng điện . Nắm được đơn vi của điện trở . - Nêu được mối quan hệ về cường độ dòng điện , về hiệu điện thế và điện trở tương đương đối với đoạn mạch nối tiếp và song song . - Nêu được mối quan hệ giữa điện trở của dây dẫn với chiều dài , tiết diện và vật liệu làm dây dẫn . - Nêu được biến trở là gì và cách nhận biết biến trở trong kỹ thuật . - Nêu được các gía trị về vôn oát ghi trên thiết bị tiêu thụ điện . - Viết được công thức tính công suất điện và điện năng tiêu thụ của một đoạn mạch . - Nêu được dấu hiệu chứng tỏ dòng điện có năng lượng . - Chỉ ra được sự chuyển hoá các dạngnăng lượng khi các thiết bị điện hoạt động . - Nắm được các công thức công suất ,công ,Định luật Jun len xơ và phát biểu định luật này . + Kĩ năng : - Xác định được điện trở bằng vôn kế và ampe kế . - Vận dụng được các công thức tính điện trở tương đương , Tính điện trở , định luật ôm , công ,công suất để giải được các bài tập đơn giản trong SGK và SBT . - Mô tả và làm được các thí nghiệm chứng minh , kiểm chứng . - Giải thích được các hiện tượng đoạn mạch và để sử dụng an toàn điện . - Vận dụng các định luật để giải thích được các hiện tượng đơn giản liên quan , Tác hại của dòng điện và cách sử dụng an toàn điện . - Nghiên cứu kĩ SGK và SGV để xác định mục tiêu của từng tiết dạy từ đó thiết kế giáo án cho phù hợp với đối tượng học sinh - Đọc thêm các tài liệu tham khảo liên quan đến chương trình - Chuẩn bị đủ và sử dụng tối đa đồ dung ,phương tiện dạy học . -Kiểm tra đồ dùng thí nghiệm và tiến hành thí nghiệm . - Học thuộc bài và làm bài tập đầy đủ sau mỗi tiết học - Đọc và làm thêm các bài tập trong sách tham khảo Chương II: điệt từ học Từ tiết 23 đến tiết 36 + Về kiến thức : - Mô tả được từ tính của nam châm vĩnh cửu , sự tương tác giữa các cực từ của 2 nam châm , cấu tạo của la bàn ,cấu tạo của nam châm điện và vai trò của lõi sắt trong nam châm điện để làm tăng từ tính . - Nêu được một số ứng dụng của nam châm ,đặc biệt là của nam châm điện . - Phát biểu được quy tắc bàn tay trái về chiều của dòng điện . - Mô tả đượccấu tạo và nguyên tắc hoạt động của động cơ điện .TN về hiện tượng cảm ứng điện từ , - Nêu được điều kiện xuất hiện dòng điện cảm ứng , cấu tạo của máy phát điện ,động cơ điện một chiều , cấu tạo của máy biến thế . + Về kĩ năng : HS tiến hành tốt các thí nghiệm kiểm tra. - Giải các bài tập về cơ -nhiệt đơn giản . - xác định được cực của nam châm ,giải thích được hoạt động của la bàn ,Biết dùng nam châm để phát hiện sự tồn tại của từ trường. -Vận dụng được quy tắc nắm tay phải , bàn tay trái để giải các bài tập , giải thích các hiện tượng vật lý liên quan . - Giải thích được hoạt đông của máy phát điện xoay chiều . - Giải thích được ví sao có sự hao phí điện năng . - So sánh được tác dụng từ của dòng điện xoay chiều và dòng điện một chiều . - Giải thích được nguyên tắc hoạt động của máy biến thế . - Đọc kĩ SGK và SGV để thấy được rõ những thay đổi của SGK cũ và SGK mới - Xác định được mục tiêu của từng bài dạy để thiết kế giáo án cho phù hợp Nghiên cứu thêm một số tài liệu tham khảo để mở rộng nâng cao cho học sinh khá, giỏi - Kiểm tra đồ dùng thí nghiệm và tiến hành thí nghiệm chứng minh . - Học thuộc bài và làm bài tập đầy đủ sau mỗi tiết học - Đọc và làm thêm các bài tập trong sách tham khảo Chương III Quang học Từ tiết 37 đến tiết 64 + Về kiến thức : - Mô tả hiện tượng khúc xạ ánh sáng , chỉ ra được tia khúc xạ và tia phản xạ ,góc khúc xạ và góc phản xạ, - Nhận biết được thấu kính hội tụ và thấu kính phân kỳ -Mô tả được đường truyền của các tia sáng đặc biệt . Đặc điểm của ảnh của vật qua thấu kính hội tụ và thấu kính phân kỳ . - Nêu được các bộ phận của máy ảnh ,các bộ phận của mắt về phương diện quang học và quá trình điều tiết của mắt . - Cấu tạo của kính lúp và chức năng của kính lúp .Số bội giác . Kể tên được một số nguồn sáng trắng ,nguồn sáng màu ,sự phận tích ánh sáng trắng ,sự trộn màu của ánh sáng . + Về kĩ năng : - Xác định được thấu kính hội tụ và thấu kính phân kỳ , -Vẽ được đường truyền của ánh sáng đặc biệt qua thấu kính ,vẽ ảnh của vật qua thấu kính , Giải thích được các tật của mắt và cách khắc phục - Nghiên cứu kĩ SGK và SGV để xác định mục tiêu của từng tiết dạy từ đó thiết kế giáo án cho phù hợp với đối tượng học sinh - Đọc thêm các tài liệu tham khảo liên quan đến chương trình - Chuẩn bị đủ và sử dụng tối đa đồ dung ,phương tiện dạy học . -Kiểm tra đồ dùng thí nghiệm và tiến hành thí nghiệm . - Học thuộc bài và làm bài tập đầy đủ sau mỗi tiết học - Đọc và làm thêm các bài tập trong sách tham khảo Chương IV: Sự bảo toàn và chuyển hoá năng lượng Từ tiết 65 đến tiết 70 + Về kiến thức : - Nêu được vật có năng lượng khi vật đó có khả năng thực hiện công ,Kể tên được các dạng năng lượng đã học. - Mô tả được các hiện tượng chuyển hoá năng lượng và các quá trình biến đổi của nó. -Phát biểu được định luật bảo toàn năng lượng . + Về kĩ năng : -Vận dụng định luật bảo toàn năng lượng giải thích các hiện tượng trong kỹ thuật đơn giản . - Đọc kĩ SGK và SGV để thấy được rõ những thay đổi của SGK cũ và SGK mới - Xác định được mục tiêu của từng bài dạy để thiết kế giáo án cho phù hợp Nghiên cứu thêm một số tài liệu tham khảo để mở rộng nâng cao cho học sinh khá, giỏi - Học thuộc bài và làm bài tập đầy đủ sau mỗi tiết học - Đọc và làm thêm các bài tập trong sách tham khảo

File đính kèm:

  • docke hoach ly day9.doc