Kế hoạch, tiến trình, nội dung và phương pháp bài giảng: hồi trống cổ thành (trích tam quốc diễn nghĩa - La Quán Trung)

Thấy được tính cách nóng nảy nhưng bộc trực, ngay thẳng và lòng trung thành, tình nghĩa của ba anh em Lưu, Quan, Trương.

- Cảm nhận được âm vang chiến trận hào hùng trong đoạn trích.

- Nắm được một số đặc trưng cơ bản của loại tiểu thuyết chương hồi.

2. Kĩ năng:

- Biết cách phân tích nhân vật trong tiểu thuyết chương hồi: nhân vật hành động.

3. Thái độ:

- Điều chỉnh hành vi, thái độ trong quan hệ với mọi người xung quanh.

 

doc5 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 2326 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kế hoạch, tiến trình, nội dung và phương pháp bài giảng: hồi trống cổ thành (trích tam quốc diễn nghĩa - La Quán Trung), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KẾ HOẠCH, TIẾN TRÌNH, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP Bài giảng Hồi trống Cổ Thành (Trích Tam quốc diễn nghĩa - La Quán Trung) Đơn vị: Trường THPT Yên Hưng MÔN HỌC: Đọc văn KHỐI LỚP: 10 Họ tên: Nguyễn Long Hưng Trình độ chuyên môn: ĐH Ngữ văn Trình độ tin học: Không Bài: HỒI TRỐNG CỔ THÀNH (Trích Tam quốc diễn nghĩa - La QuánTrung) Điện thoại: 0934 344 930 Số tiết dạy: 01 (Tiết 1) I. Mục tiêu bài dạy: 1. Kiến thức: - Thấy được tính cách nóng nảy nhưng bộc trực, ngay thẳng và lòng trung thành, tình nghĩa của ba anh em Lưu, Quan, Trương. - Cảm nhận được âm vang chiến trận hào hùng trong đoạn trích. - Nắm được một số đặc trưng cơ bản của loại tiểu thuyết chương hồi. 2. Kĩ năng: - Biết cách phân tích nhân vật trong tiểu thuyết chương hồi: nhân vật hành động. 3. Thái độ: - Điều chỉnh hành vi, thái độ trong quan hệ với mọi người xung quanh. II. Yêu cầu của bài dạy: 1. Về kiến thức của học sinh: a) Kiến thức CNTT: Không b) Kiến thức chung về môn học: - Nhân vật trong tác phẩm văn học. 2. Trang thiết bị, đồ dùng dạy học: a) Trang thiết bị CNTT: - Phần cứng: Máy tính, máy chiếu. - Phần mềm: Microsoft Office PowerPoint 2007. Video codec (K-Little Codec 4.4.5.0) Bộ fonts thư pháp. b) Thiết bị khác: Không III. Chuẩn bị cho bài giảng: 1. Chuẩn bị của học sinh: - Đọc kĩ; tóm tắt sự kiện trước và trong đoạn trích (đọc được toàn bộ tiểu thuyết thì càng tốt). - Soạn bài theo hệ thống câu hỏi trong SGK. - Tìm hiểu những câu nói trong cuộc sống hàng ngày về các nhân vật Trương Phi, Tào Tháo. 2. Chuẩn bị của giáo viên: - Soạn giáo án. - Sưu tầm các tài liệu liên quan: tranh ảnh, phim. IV. Tiến trình, phương pháp và nội dung bài giảng: Bao gồm các đơn vị kiến thức (ĐVKT) lớn: ĐVKT 1: Tác giả và tác phẩm. Phương pháp: - HS tái hiện trên cơ sở SGK, GV chốt lại thật ngắn gọn. - GV giới thiệu, mở rộng thêm cho HS về vị trí của tác giả La Quán Trung và tiểu thuyết Tam quốc diễn nghĩa trong VH cổ điển Trung Quốc. - Bản đồ thế chân vạc :Ngô, Thục, Ngụy. ĐVKT 2: Vị trí, diễn biến đoạn trích. Phương pháp: - Yêu cầu HS tóm tắt (việc đọc đã thực hiện ở nhà) các sự kiện trước và trong đoạn trích. - GV chiếu trích phim Hồi trống Cổ Thành (6 phút), sau đó tóm tắt nhanh đoạn trích bằng sơ đồ. Mục đích: HS bước đầu hình dung được: Nguyên nhân xung đột. Các nhân vật tham gia xung đột. Diễn biến mâu thuẫn giữa Trương Phi và Quan Công. ĐỌC HIỂU ĐOẠN TRÍCH (trọng tâm). Phương pháp chung: - Sử dụng bảng, nhằm: Về nội dung: Nhận biết, so sánh được tính cách Trương Phi và Quan Công (giống, khác). Về nghệ thuật: Thấy được nghệ thuật khắc họa tính cách nhân vật chủ yếu thông qua hành động; nghệ thuật xây dựng mâu thuẫn (Trình chiếu diễn biến mâu thuẫn theo sơ đồ). Giúp HS dễ tìm hiểu, theo dõi. - Để thực hiện, GV hướng HS phân tích song song hai nhân vật (lấy nhân vật Quan Công để làm rõ phẩm chất, tính cách nhân vật Trương Phi) - GV có thể bình: Cái ngờ của Trương Phi là cái ngờ của trượng phu hào kiệt: ngờ kẻ phản bội lời thề, ngờ kẻ bất trung, muốn giết ngay kẻ bất trung. Cái oan của Quan Công cũng là cái oan đặc biệt: Đường đường một kẻ trượng phu nhưng lại làm một việc trái với khí phách của kẻ anh hùng (tạm hàng giặc để bảo vệ hai chị dâu). Lưu ý: Trong quá trình tìm hiểu, GV chọn những đoạn quan trọng (miêu tả hành động, ngôn ngữ nhân vật Trương Phi) cho HS đọc. Phương pháp: - GV yêu cầu HS tự khái quát từng nhân vật, so sánh hai nhân vật theo bảng, từ đó rút ra kiến thức cơ bản. - Sử dụng sơ đồ thể hiện nghệ thuật xây dựng mâu thuẫn và khắc họa tính cách nhân vật. Phương pháp và mục đích: - Mục đích: Từ tính cách của Trương Phi trong đoạn trích, GV hướng đến việc rút ra bài học về mặt tiêu cực của tính nóng nảy trong cuộc sống. - Phương pháp nêu vấn đề: Giả sử tài võ nghệ của Quan Công không bằng Sái Dương thì câu chuyện có thể sẽ diễn biến thế nào? Có thể: Sái Dương giết chết Quan Công, một con người trung nghĩa. Cái chết ấy bắt nguồn từ hậu quả của sự hồ đồ, thiếu sáng suốt của Trương Phi. (GV lưu ý HS là tác giả sáng tạo tình huống này nhằm ca ngợi phẩm chất, tài năng các nhân vật chứ không nhằm đưa ra bài học về cách sống, cho nên việc giả sử trên đây là để thấy những hậu quả xấu có thể có nếu nóng nảy trong ứng xử hàng ngày). Phương pháp: - Sử dụng trò chơi ô chữ nhằm kiểm tra mức độ hiểu bài, củng cố những kiến thức cơ bản: tư tưởng chủ đề, nghệ thuật của đoạn trích. Nét tính cách nổi bật nhất của nhân vật Trương Phi trong đoạn trích (NÓNG NẢY). Nguyên nhân nảy sinh mâu thuẫn giữa hai anh em (PHẢN BỘI). Nhân vật đóng vai trò quan trọng trong việc đẩy mâu thuẫn đến cao trào, thể hiện tài năng sáng tạo của nhà văn (SÁI DƯƠNG). Kiểu nhân vật trong tiểu thuyết lịch sử chương hồi (HÀNH ĐỘNG) Từ chìa khóa thể hiện chủ đề tác phẩm: Ca ngợi lòng trung nghĩa và tín nghĩa (NGHĨA). Lưu ý: Sau khi HS tìm ra từ chìa khóa, GV có thể hỏi luôn: chữ NGHĨA được thể hiện như thế nào qua các nhân vật trong đoạn trích? Hỏi vừa để kiểm tra, vừa giúp các em tự củng cố. 1. Tổ chức lớp (1 phút): - Ổn định lớp. - Kiểm tra sĩ số. 2. Kiểm tra bài cũ (2 phút): * Câu hỏi: * Yêu cầu trả lời: (Xem tại file PowerPoint) * Tên HS trả lời.......................Điểm....... 3. Giảng bài mới (37 phút): a) Giới thiệu: b) Nội dung bài mới: Hoạt động 1 (14 phút): Bao gồm hai đơn vị kiến thức: Tác giả và tác phẩm. (Kiến thức cơ bản và tiến trình hoạt động: Xem tại file PowerPoint) * Tác giả (4 phút) * Đoạn trích (10 phút): Tìm hiểu vị trí, diễn biến đoạn trích. (Kiến thức cơ bản và tiến trình hoạt động: Xem tại file PowerPoint) Hoạt động 2 (23 phút): * Tìm hiểu nhân vật Trương Phi và Quan Công, trong đó tập trung vào nhân vật Trương Phi. (Kiến thức cơ bản và tiến trình hoạt động: Xem tại file PowerPoint) * Khái quát kiến thức: - Nét chung, nét riêng trong tính cách, phẩm chất hai nhân vật, từ đó thấy được ý nghĩa đoạn trích: Ca ngợi lòng trung nghĩa, tình cảm sâu nặng của 3 anh em Lưu, Quan, Trương. - Rút ra một số đặc sắc nghệ thuật của đoạn trích. (Xem thêm tại file PowerPoint) Hoạt động 3: Tích hợp - mở rộng: - Bài học về cách ứng xử trong cuộc sống. 4. Củng cố, hướng dẫn chuẩn bị bài ở nhà (5 phút): V. Nguồn tài liệu tham khảo: - Các phần mềm, font chữ: Tổng hợp từ nhiều nguồn trên Internet. - Các files tranh ảnh, phim: Tìm kiếm bằng Google.com.vn Từ YouTobe.com VI. Lợi ích của việc ứng dụng CNTT trong bài dạy: - Giúp HS dễ theo dõi, tìm hiểu, đối chiếu và khái quát kiến thức (bảng, các sơ đồ). - Kiểm tra được nhiều, nhanh khả năng tiếp thu, lượng kiến thức của HS (bài tập ô chữ). - Tạo tính sinh động, hấp dẫn cho bài học (phim, ảnh, ô chữ). - Tiết kiệm thời gian, làm được nhiều việc trong một tiết học. XÁC NHẬN CỦA NHÀ TRƯỜNG Yên Hưng, ngày 10 tháng 4 năm 2009 NGƯỜI SOẠN Nguyễn Long Hưng

File đính kèm:

  • doc[Kehoach xay dung bai giang DT] HOI TRONG CO THANH.doc