Kế hoạch Toán 6

. ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH CHUNG:

Môn toán là môn khoa học cơ bản nhất trong các bộ môn khoa học, nó làm nền tảng để các em tiếp thu tri thức khác. Vì vậy bộ môn toán đã được sự yêu thích của các em, đặc biệt là đã được sự quan tâm của ban giám hiệu và hội phụ huynh học sinh. Nhà trường và gia đình đã có sự phối kết hợp chặt chẽ để tạo điều kiện tốt nhất cho việc dạy và học môn toán.

1/ Về giáo viên:

a/ Thuận lợi:

- Trình độ chuyên môn đạt chuẩn, có năng lực chuyên môn đủ để công tác giảng dạy.

- Nhiệt tình trong giảng dạy, trong công tác nên có nhiều điều kiện để chăm lo dạy dỗ học sinh, dành nhiều thời gian để bồi dưỡng cho học sinh kĩ năng giải toán và thực hành.

b/ Khó khăn:

- Giáo viên nhà ở tương đối xa trường, kiêm nhiệm thêm công tác phụ trách chuyên môn tổ Khoa học tự nhiên nên còn gặp khó khăn về mặt thời gian.

- Đặc thù của bộ môn toán đòi hỏi thường xuyên đổi mới phương pháp sao cho thích hợp với các đối tượng học sinh nên điều kiện học hỏi kinh nghiệm của bản thân cũng còn gặp không ít khó khăn.

 

doc4 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1470 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kế hoạch Toán 6, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Kế hoạch chung I. Đặc điểm tình hình chung: Môn toán là môn khoa học cơ bản nhất trong các bộ môn khoa học, nó làm nền tảng để các em tiếp thu tri thức khác. Vì vậy bộ môn toán đã được sự yêu thích của các em, đặc biệt là đã được sự quan tâm của ban giám hiệu và hội phụ huynh học sinh. Nhà trường và gia đình đã có sự phối kết hợp chặt chẽ để tạo điều kiện tốt nhất cho việc dạy và học môn toán. 1/ Về giáo viên: a/ Thuận lợi: - Trình độ chuyên môn đạt chuẩn, có năng lực chuyên môn đủ để công tác giảng dạy. - Nhiệt tình trong giảng dạy, trong công tác nên có nhiều điều kiện để chăm lo dạy dỗ học sinh, dành nhiều thời gian để bồi dưỡng cho học sinh kĩ năng giải toán và thực hành. b/ Khó khăn: - Giáo viên nhà ở tương đối xa trường, kiêm nhiệm thêm công tác phụ trách chuyên môn tổ Khoa học tự nhiên nên còn gặp khó khăn về mặt thời gian. - Đặc thù của bộ môn toán đòi hỏi thường xuyên đổi mới phương pháp sao cho thích hợp với các đối tượng học sinh nên điều kiện học hỏi kinh nghiệm của bản thân cũng còn gặp không ít khó khăn. 2/ Về học sinh: - Số lượng học sinh trên một lớp không quá đông, đa số các em học sinh ngoan và chăm chỉ học tập, không ngừng học hỏi nâng cao kiến thức cho mình. - Chất lượng đầu vào tương đối đồng đều, nhưng thực tế thì việc các em trình bày một bài toán còn nhiều nhầm lẫn, sai sót. - Đại đa số các em đều có ý thức tự học tự nghiên cứu, không ngừng trao đổi bạn bè để nâng cao chất lượng học tập, tuy nhiên bên cạnh đó cũng còn một số học sinh lười học, chưa chăm chú nghe giảng vì vậy còn nhiều khiếm khuyết. - Học sinh mới chuyển từ cấp I lên cấp II nên các em phải thực hiện một "bước ngoặt" về nề nếp và phương pháp học tập. Mặt khác học sinh phải tiếp xúc với nhiều môn học, nhiều thầy cô giáo và nhiều phương pháp học tập bộ môn khác nên việc lĩnh hội kiến thức môn toán còn nhiều khó khăn. - Lớp 6 là năm học đầu tiên học sinh tiếp xúc với một phân môn mới riêng biệt là môn Hình học nên khả năng vẽ hình còn nhiều hạn chế. - Với thời lượng dành cho môn toán là 4 tiết/tuần, như vậy là đã giảm 1 tiết/tuần so với những năm chưa thay sách. Với thời gian bó hẹp như vậy, đòi hỏi học sinh phải có thời gian tự nghiên cứu để đi đến kiến thức mới, vì vậy mà những học sinh yếu kém gặp nhiều khó khăn trong học tập. 3/ Về cơ sở vật chất: - Nhà trường đã có đồ dùng thực hành, mẫu quan sát cho học sinh trong học tập. - Nhiều bài học vẫn còn thiếu đồ dùng cho học sinh quan sát, vì vậy chất lượng học tập còn hạn chế. - Phòng học chưa thật khang trang, chưa thật đầy đủ dẫn đến việc tổ chức cho học sinh học 2 buổi/ ngày còn nhiều hạn chế. II. Nhiệm vụ bộ môn: A - Kiến thức: - Truyền thụ đầy đủ kiến thức trong chương trình Toán lớp 6 cho học sinh một cách lôgic khoa học, chính xác. - Học sinh nắm vững các quy tắc về các phép tính trên tập hợp số Tự nhiên và số nguyên, làm quen với các phép tính trên phân số, nhận biết được điểm, đường thẳng, đoạn thẳng, mặt phẳng, tia, góc và làm các bài tập về vẽ hình và tính toán. Biết vẽ đường tròn và tam giác..... B - Kĩ năng: - Biết vận dụng những kiến thức đó vào làm bài tập. Biết cách trình bày một bài tập toán lôgic, khoa học và chính xác. - Rèn cho học sinh kĩ năng vẽ hình thành thạo và nhận biết hình chính xác. - Phát triển năng lực tư duy lôgic, khả năng diễn đạt chính xác ý tưởng của mình, khả năng tưởng tượng và bước đầu hình thành nhân cách, cảm xúc thẩm mỹ qua học bộ môn toán. C - Thái độ: - Rèn cho Học sinh thái độ nghiêm túc khi học tập bộ môn, yêu thích và thực sự muốn khám phá kho tàng tri thức nhân loại thông qua việc học tập bộ môn Toán. III. Chỉ tiêu phấn đấu: Học kì Lớp Giỏi (%) Khá (%) Trung bình (%) Yếu (%) I II Cả năm IV. Biện pháp thực hiện: 1/ Xây dựng kỉ cương nề nếp bộ môn: a/ Giáo viên: - Thực hiện đúng phân phối chương trình, soạn bài đầy đủ, nộp kí duyệt đúng hạn trước khi lên lớp. - Thường xuyên nghiên cứu các bài tập, không ngừng học tập và đúc rút kinh nghiệm của bạn đồng nghiệp để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho bản thân. - Thực hiện tôt chương trình bồi dưỡng thường xuyên theo sự chỉ đạo của chuyên môn. - Không ngừng tìm tòi sáng tạo trong công tác chuyên môn và trong cuộc sống. - Tích cực đổi mới phương pháp giảng dạy với phương châm: Trò tự nghiên cứu để tìm ra kiến thức trên cơ sở kiến thức cũ, dưới sự chỉ dẫn của thày. - Luôn đặt ra những tình huống trong giờ dạy, có sự dự trù các câu hỏi và câu trả lời của học sinh để có những câu hỏi gợi mở (nếu cần). Phương pháp dạy học và cách nêu yêu cầu phải phù hợp với các đối tượng học sinh. - Thường xuyên kiểm tra việc học tập của học sinh ở trường, ở nhà, kiểm tra nề nếp sử dụng SGK, Sách bài tập, sách tham khảo.... - Tích cực hưởng ứng cuộc vận động "Nói không với tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích" . Khắc phục triệt để hiện tượng quay cóp trong kiểm tra, điểm các bài kiểm tra phản ánh thực chất chất lượng học tập của học sinh. - Tăng cường kiểm tra đầu giờ: Tối thiểu 3 học sinh/tiết. - Coi trọng giờ luyện tập, xây dựng bài giải mẫu. - Thực hiện nghiêm túc quy chế kiểm tra, chấm trả bài cho học sinh đúng quy định. Hưởng ứng tích cực cuộc vận động "Nói không với tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục". b/ Học sinh: - Thực hiện nghiêm túc nề nếp của trường, của lớp và yêu cầu của bộ môn. - Có đầy đủ SGK, vở ghi chép, dụng cụ học tập - Không ngừng rèn luyện học tập để nâng cao chất lượng, chú ý nghe giảng, học bài và làm bài đầy đủ trước khi đến lớp. - Tham gia tích cực, xây dựng CLB toán của nhà trường do Đoàn TN tổ chức 2/ Tổ chức các hoạt động: - Thường xuyên dự giờ để học hỏi kinh nghiệm của đồng nghiệp. - Nếu tổ chức các đợt hội giảng: Phải tham gia tích cực nhiệt tình, tập trung cao độ để đạt được kết quả cao. - Thực hiện đầy đủ các chuyên đề do Tổ, Nhà trường, cụm, huyện tổ chức. - Tham gia sinh hoạt tổ, nhóm chuyên môn đầy đủ, đúng giờ, phát biểu ý kiến xây dựng để góp phần đạt được chỉ tiêu đã đề ra. - Sử dụng thiết bị dạy học đầy đủ, có chất lượng. Tích cực hưởng ứng phong trào "Tự làm đồ dùng dạy học". Tổ chức ngoại khoá theo các chuyên đề toán học. Giúp HS sưu tầm, khai thác các tài liệu (Sách nâng cao,tạp trí toán tuổi thơ...) - Xây dựng các nhóm và đôi bạn yêu môn toán cho học sinh. - Chú ý giáo dục hướng nghiệp cho học sinh, có sự liên hệ thực tế. - Tích cực tự bồi dưỡng chuyên môn theo chu kì, theo sự chỉ đạo của phòng GD & ĐT. V. Chuyên đề - Sáng kiến kinh nghiệm :

File đính kèm:

  • docke hoach toan 6-chung.doc
  • docke hoach toan 6-chuong.doc
Giáo án liên quan