Khóa luận Phong cách nghệ thuật truyện ngắn Kim Lân qua nhóm tác phẩm thể hiện khung cảnh nông thôn và hình tượng người nông dân; miêu tả những sinh hoạt văn hoá cổ truyền ở nông thôn

Sinh thời M.Gorki đã từng khẳng định “Nghệ sĩ là người biết khai thác những ấn tượng riêng chủ quan của mình, tìm thấy trong những ấn tượng có cái giá trị khái quát và biết làm cho những ấn tượng ấy có được hình thức riêng” Có thể nói, tiêu chuẩn cao nhất để đánh giá một nghệ sĩ là ở chỗ anh ta có đem lại một cái gì mới mẻ, riêng biệt hay nói chính xác, là một phong cách độc đáo cho nền văn học dân tộc hay không?

 

doc32 trang | Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 698 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Khóa luận Phong cách nghệ thuật truyện ngắn Kim Lân qua nhóm tác phẩm thể hiện khung cảnh nông thôn và hình tượng người nông dân; miêu tả những sinh hoạt văn hoá cổ truyền ở nông thôn, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phần: Mở đầu 1. Tầm quan trọng của đề tài 1.1. Sinh thời M.Gorki đã từng khẳng định “Nghệ sĩ là người biết khai thác những ấn tượng riêng chủ quan của mình, tìm thấy trong những ấn tượng có cái giá trị khái quát và biết làm cho những ấn tượng ấy có được hình thức riêng” Có thể nói, tiêu chuẩn cao nhất để đánh giá một nghệ sĩ là ở chỗ anh ta có đem lại một cái gì mới mẻ, riêng biệt hay nói chính xác, là một phong cách độc đáo cho nền văn học dân tộc hay không? Không phải ngẫu nhiên nhà thơ vĩ đại của ấn Độ Rabindranath Tagore lại nói: “Có thể vượt qua thế giới lớn lao của loài người không phải bằng cách tự xóa mình đi mà bằng cách mở rộng bản sắc của chính mình”. Cùng với sự đi lên của lịch sử nghiên cứu văn chương, chúng ta nhận thấy rằng: phong cách nghệ thuật là một vấn đề có tính lí luận thực tiễn quan trọng của ngành ngữ văn nói chung và của bộ môn lí luận nói riêng. Việc nghiên cứu phong cách nghệ thuật, vì thế sẽ giúp người nghiên cứu có được một hệ thống những luận điểm quan trọng để đánh giá giá trị của tác phẩm, khám phá được những nét độc đáo trong sáng tác của nhà văn, cũng như sự đi lên của một nền văn học. 1.2. Nói đến phong cách là nói đến dấu ấn cá nhân của người nghệ sĩ được in đậm lên tác phẩm: từ cách tổ chức tác phẩm, cách xử lí đề tài, cách xây dựng nhân vật, tạo tình huống đến giọng điệu, ngôn ngữ. Trong đó tư tưởng nghệ thuật như một tiêu chí quan trọng vừa có ý nghĩa mở đầu, vừa có tính chất chỉ đạo. “Văn là người”- Câu nói nổi tiếng của Buffon có lẽ cũng là trên tinh thần ấy. Nghiên cứu các lý thuyết về phong cách và soi chiếu vào các văn bản nghệ thuật cụ thể, chúng tôi hiểu rằng quá trình mỗi người viết tạo nên được cho mình một phong cách, là quá trình đòi hỏi: sự nỗ lực trong sáng tạo, là cuộc hành trình để khẳng định cái bản ngã cá nhân trong nghệ thuật của người cầm bút. Phấn đấu để có được một phong cách nghệ thuật cá nhân, đó là sự đóng góp đích thực của mỗi người viết cho sự phát triển chung của cả nền văn học. Bởi vì, một nền văn học càng có nhiều phong cách cá nhân thì càng có nhiều khả năng trở thành một nền văn học lớn. Phong cách được xem như là chất lượng nghệ thuật đặc trưng cá nhân của các tác giả lớn. Những tác giả tiêu biểu này cùng với các tác phẩm nổi tiếng của họ luôn có vị trí quan trọng trong cả sách giáo khoa phổ thông và giáo trình đại học. Việc tiếp cận phong cách nghệ thuật của những tác giả ấy có ý nghĩa đặc biệt quan trọng Những hiểu biết về phong cách nghệ thuật nhà văn sẽ giúp cho người giáo viên dạy văn chọn giảng tác phẩm của họ chính xác hơn. Mặt khác, khi nắm vững được nét độc đáo của nghệ sĩ này so với nghệ sĩ kia, tác phẩm này với tác phẩm kia chúng ta sẽ có hướng dạy chuẩn mực và sáng tạo, tránh được sự đơn điệu nhàm chán trong bài giảng của mình. Bên cạnh đó, việc nghiên cứu phong cách nghệ thuật của các nghệ sĩ lớn sẽ giúp cho người tập nghiên cứu thấy được tài năng của nghệ sĩ, cũng như những nét độc đáo trong sáng tác của họ. Mặt khác, phong cách nghệ thuật của nhà văn chi phối hàng loạt sáng tác của họ. Vì thế, đối với người giáo viên Ngữ Văn, việc xem xét và tìm hiểu phong cách nghệ thuật của các nhà văn là việc làm cần thiết và quan trọng. Những hiểu biết về phong cách nghệ thuật nhà văn sẽ giúp cho người giáo viên chọn giảng các tác phẩm chính xác hơn. Từ đó, sẽ có hướng tiếp cận phù hợp nhất nhằm khai thác đúng và “trúng” hơn khi soạn giảng những tác phẩm của họ. Về tác gia Kim Lân các nhà nghiên cứu có nhiều ý kiến đánh giá khác nhau, song nói chung đều thống nhất khẳng định ông là: “ Một tài năng lớn, một nhà văn xuất sắc đã góp phần cách tân và hiện đại hoá nền văn xuôi quốc ngữ”. Do đó, nghiên cứu phong cách nghe thuạt truyện ngắn Kim Lân là việc làm có ý nghĩa, một mặt các tác phẩm của Kim Lân được giảng dạy ở chương trình phổ thông khá nhiều (Làng, Vợ nhặt), mặt khác, cũng là dịp để người nghiên cứu học tập và có khả năng phát hiện ra phong cách của một tác giả. Từ đó, có cơ sở để xem xét phong cách của các nhà văn khác. 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề: 2.1. Vấn đề phong cách nghệ thuật cá nhân: Phong cách nghệ thuật nhà văn là vấn đề mang tính thời sự, có nhiều ý kiến bàn luận, song đến nay vẫn chưa có sự thống nhất giữa các nhà nghiên cứu. ở Việt Nam, nó vẫn được đặt ra từ lâu đặc biệt là trong những thập kỷ gần đây xuất hiện khá nhiều công trình nghiên cứu thuộc về phong cách nghệ thuật nhà văn. Tiêu biểu là: “Phong cách trữ tình trong sáng tác của Anh Đức” (Chu Nga), “Phong cách truyện ngắn Nam Cao trước cách mạng” (Bùi Công Thuấn), “Phong cách nghệ thuật Nguyễn Minh Châu” (Tôn Phương Lan), “Nhà văn tư tưởng phong cách”, “Nhà văn Việt Nam hiện đại chân dung và phong cách” (Nguyễn Đăng Mạnh) .Qua các công trình này, tác giả khoá luận nhận thấy, khi bàn về phong cách nghệ thuật nhà văn mỗi nhà nghiên cứu có quan niệm khác nhau. Hoài Thanh, Hoài Chân trong cuốn “Thi nhân Việt Nam” khi đi khảo sát phong cách của các nhà thơ Mới đã đặc biệt coi trọng sự độc đáo về nội dung trong sáng tác của họ. Chỉ một số rất ít các nhà thơ được ông chú ý đến hình thức nghệ thuật nhưng cũng chỉ một số yếu tố như giọng thơ, câu thơ, sự cách tân về thể loại còn GS Phan Ngọc khi đi “Tìm hiểu phong cách Nguyễn Du qua truyện Kiều” lại coi phong cách là sự phù hợp giữa nội dung và hình thức, song ông lại chỉ khảo sát qua một số tác phẩm văn học. Do vậy, những kết luận đưa ra chưa mang tầm khái quát cao. Tiến bộ hơn những nhà nghiên cứu đi trước, Nguyễn Đăng Mạnh trong cuốn “Nhà văn Việt Nam hiện đại chân dung và phong cách”, cũng như “nhà văn, tư tưởng và phong cách” đã khẳng định phong cách là sự thống nhất giữa nội dung và hình thức qua hàng loạt tác phẩm của một tác giả nhất định. Tuy nhiên, ông chưa đề cập đến các dấu hiệu biểu hiện phong cách cụ thể, để làm tiêu chí xác định phong cách nghệ thuật của một nhà văn. Như vậy, có thể thấy các công trình nghiên cứu trên đã phần nào đi tới khái niệm phong cách nhưng vẫn chưa đưa ra được một định nghĩa thống nhất và chính xác. Đặc biệt chưa có sự phân chia cấu trúc của nó một cách rõ ràng, khoa học. Chúng ta có thể tìm hướng nghiên cứu này trong công trình “Cá tính sáng tạo của nhà văn và sự phát triển văn học” của giáo sư - viện sĩ M.B Khrapchenko. 2.2. Về tác giả Kim Lân: Kim Lân là một nhà văn lớn trong nền văn học Việt Nam nói chung, của văn học hiện thực phê phán nói riêng, là một trong chín tác gia kiệt xuất của nền văn học dân tộc. Sáng tác của ông giàu sức khám phá, sáng tạo với phong cách nghệ thuật độc đáo.Kim Lân có mặt trên diễn đàn từ đầu những năm 40 của thế kỷ XX. Kim Lân viết không nhiều ,nhưng đã để lại ấn tượng sâu sắc trong bạn đọc.Ông là nhà văn nổi tiếng về phong tục .Truyện ngắn của Kim Lân chủ yếu viết về người nông dân trước cách mạng và sau cách mạng.Kim Lân am hiểu và gắn bó với nông thôn và người nông dân từ nhỏ, bởi vậy ông có vốn hiểu biết phong phú về phong tục tập quán của người dân vùng Kinh Bắc quê ông .Đó là cơ sở tốt để ông có thể viết những trang văn đặc sắc về nông thôn Việt Nam. Tìm hiểu những tác phẩm của Kim Lân là đề tài có ý nghĩa lịch sử văn học giúp ta thấy được những giá trị đặc sắc cũng như phong cách nghệ thuật đầy cá tính riêng của truyện ngắn Kim Lân, cũng như đóng góp của Kim Lân vào truyện ngắn Việt Nam , văn xuôi Việt Nam hiện đại. Truyên ngắn của Kim Lân thể hiện nổi bật tài năng , trí tuệ, tâm hồn của ông.Các tác phẩm của nhà văn là kết quả của quá trình sáng tạo “ kĩ lưỡng tinh tế trong việc lựa chọn chi tiết , kỳ khu tài hoa trong việc lựa chọn ngôn từ hình ảnh , là sự gắn chặt nhứng chất liệu từ cuộc sống để làm nghệ thuật”. Tìm hỉểu truyện ngắn Kim Lân là đề tài có ý nghĩa lí luận văn học, giúp ta hiểu sâu sắc , cụ thể hơn về nhiều khái niệm , nhiều vấn đề về truyện ngắn, về đề tài nông thôn, về phong cách nghệ thuật nhà văn. Từ lâu, một số tác phẩm có giá trị của Kim Lân đã được tuyển chọn vào chương trình văn học ở nhà trường phổ thông: Tác phẩm “Làng” ở THCS và “Vợ nhặt” ở THPT. Bởi vậy nghiên cứu Kim Lân còn có ý nghĩa góp phần đi sâu hơn về các nhà văn và tác phẩm trong nhà trường. 3.Phương pháp nghiên cứu: 3. Phương pháp nghiên cứu: Căn cứ vào nội dung và mục đích của khoá luận, người nghiên cứu lựa chọn ba phương pháp chủ yếu sau: 3.1. Phương pháp phân tích đối tượng theo quan điểm hệ thống: Phương pháp này giúp người nghiên cứu phân chia đối tượng ra nhiều yếu tố có cùng một trình độ. Mỗi yếu tố có chức năng và nhiệm vụ khác nhau, có ảnh hưởng qua lại chi phối lẫn nhau. 3.2. Phương pháp so sánh hệ thống: Phương pháp này giúp người nghiên cứu so sánh tổng hợp các yếu tố của hệ thống này với tổng yếu tố của hệ thống khác để thấy được giá trị độc đáo của hệ thống này so với hệ thống kia.So sánh, đối chiếu các sự kiện, các chi tiết trong tác phẩm ; so sánh các truyện ngắn của nhà văn, so sánh Kim Lân với một số tác giả khác cùng thời, hoặc cùng một phương diện thể hiện. 3.3.Phương pháp nghiên cứu tác giả_tác phẩm văn học: Để tìm ra phong cách nghệ thuật đặc sắc của truyện ngắn Kim Lân người viết bám sát vào tác phẩm để phân tích kết hợp với phương pháp nghiên cứu tác giả văn học. 4. Phạm vi nghiên cứu của đề tài: 4.1. Về nội dung: Với đề tài: “Phong cách nghệ thuật truyện ngắn Kim Lân qua nhóm tác phẩm thể hiện khung cảnh nông thôn và hình tượng người nông dân; miêu tả những sinh hoạt văn hoá cổ truyền ở nông thôn ”, tác giả khoá luận sẽ đi vào nghiên cứu để tìm ra những nét đặc sắc trong phong cách nghệ thuật truyện ngắn Kim Lân qua nhóm này so sánh với Nam Cao ở nhóm tác phẩm tương ứng. Bên cạnh đó, để làm nổi bật phong cách nghệ thuật độc đáo và phong phú của Kim Lân, người viết còn tiến hành so sánh giữa hai nhóm tác phẩm viết về người người nông dân trước cách mạng và nhóm tác phẩm viết về người nông dân sau cách mạng . Để làm được điều đó ở phạm vi rộng nhất lẽ ra người viết phải tìm hiểu toàn bộ những sáng tác của Kim Lân viết về đề tài này. Song, với khả năng còn hạn chế của người tập nghiên cứu khoa học, tác giả luận văn chỉ dừng lại ở phạm vi hẹp, đó là xem xét phong cách nghệ thuật truyện ngắn của ông trong việc thể hiện bi kịch người nông dân qua một số truyện ngắn được dẫn dưới đây. 4.2. Về tư liệu: 4.2.1. Những truyện ngắn thể hiện hình tượng người nông dân của Kim Lân trước cách mạng: 1.Con Mã Mái 2.Đôi chim thành 4. 3.Chó săn 4. Đứa con người vợ lẽ 5. Đứa con người cô đầu 6. Người kép già 4.2.2. Những truyện ngắn thể hiện hình tượng người nông dân của Kim Lân sau cách mạng: 1.Vợ nhặt 2.Con chó xấu xí 3. 4. 5. Mục tiêu - nhiệm vụ của khoá luận: 5.1. Mục tiêu: Qua việc nghiên cứu đề tài này, tác giả khoá luận sẽ có một phương pháp nghiên cứu và phát hiện được phong cách nghệ thuật cá nhân nhà văn qua nhóm tác phẩm trong sự đối sánh với nhóm tác phẩm tương ứng. 5.2. Nhiệm vụ: - Đọc cuốn “Cá tính sáng tạo nhà văn và sự phát triển văn học” đặc biệt là chương “Những vấn đề về phong cách” của M.B. Khrapchenko để gọi đúng được tên các dấu hiệu biểu hiện phong cách nghệ thuật của nhà văn. - áp dụng lý thuyết phong cách trên vào việc phân tích và gọi tên những dấu hiệu biểu hiện phong cách nghệ thuật truyện ngắn Kim Lân qua nhóm tác phẩm thể hiện hình tượng người nông dân và những sinh hoạt văn hoá cổ truyền phong phú ở nông thôn. - Tiến hành so sánh trong hai nhóm tác phẩm của Kim lân (nhóm tác phẩm thể hiện hình tượng người nông dân trước cách mạng và nhóm tác phẩm thể hiện hình tượng người nông dân sau cách mạng ), và tiến hành so sánh với Nam Cao ở nhóm tác phẩm tương ứng để tìm ra sự độc đáo trong phong cách nghệ thuật truyện ngắn Kim Lân. 6. Đóng góp của luận văn : - Góp một cách hiểu của cá nhân về vấn đề “Phong cách nghệ thuật” của M.B. Khrapchenko mà cụ thể là xác định được những dấu hiệu cơ bản biểu hiện phong cách của nhà văn. - Vận dụng lý thuyết phong cách của M.B. Khrapchenko vào việc tìm ra những dấu hiệu biểu hiện phong cách nghệ thuật truyện ngắn Kim Lân. qua một nhóm tác phẩm viết về hình tượng người nông dân và những sinh hoạt văn hoá cổ truyền phong phú ở nông thôn. - Tìm ra được nét đặc sắc trong phong cách nghệ thuật truyện ngắn Kim Lân. qua sự đối sánh với Nam Cao. phần nội dung Chương 1 Về khái niệm phong cách trong nghiên cứu văn chương 1.1 Phương diện từ ngữ của phong cách 1.1.1 Trong quá trình phát triển của lịch sử loài người, xuất hiện rất nhiều các thuật ngữ khác nhau với cách hiểu khác nhau như: phong cách. Theo tiếng Hy Lạp cổ, từ phong cách (Stylos) lúc đầu dùng để chỉ chiếc que có một đầu vót nhọn và một đầu tù, để viết lên các tấm bảng phủ nến. Sau đó, “phong cách” trở thành một khái niệm có tính chất ngôn ngữ chỉ cách dùng từ, về sau được sử dụng như một ngôn ngữ của ngành ngôn ngữ học. Đến thế kỷ XX, phong cách không chỉ hiểu đơn thuần là một khái niệm bó hẹp trong ngôn ngữ học, mà đã được coi như là một đặc trưng của nghệ thuật – nền tảng, để xác định những đặc trưng cơ bản của tác phẩm nghệ thuât nói chung và tác phẩm văn học nói riêng. 1.1.2 Định nghĩa về phong cách trong đời sống và văn học nghệ thuật 1.1.2.1 Trong đời sống sinh hoạt hàng ngày phong cách là “những lối, những cung cách sinh hoạt làm việc, hoạt động, xử sự tạo nên cái riêng của một người hay một loại người nào đó [21.782] như: phong cách ăn mặc, phong cách lãnh đạo 1.1.2.2 ở một góc độ khác của ngôn ngữ học, phong cách là “ dạng của ngôn ngữ sử dụng trong những yêu cầu chức năng điển hình nào đó, với những dạng khác về đặc điểm từ vựng ngữ pháp, ngữ âm [21.782], từ đó xuất hiện khái niệm: phong cách ngôn ngữ khoa học, phong cách ngôn ngữ chính luận 1.1.2.3 Không giống với khái niệm về phong cách trong ngôn ngữ học, khái niệm về phong cách trong nghiên cứu văn chương luôn được hiểu một cách rộng rãi đa dạng và cho đến nay, vẫn chưa có sự thống nhất cao. Theo “ Từ điển Tiếng việt”, đó là: “ những đặc điểm có tính chất hệ thống về tư tưởng và nghệ thuật, biểu hiện trong sáng tác của người nghệ sĩ hay trong các sáng tác nói chung thuộc cùng một thể loại’[ 21.782 Có thể nói, phong cách ở mỗi loại phương diện lại mang đến cho ta rất nhiều cách hiểu khác nhau, song, trong khi tìm hiểu nghiên cứu cần phân biệt rõ ba phạm trù phong cách: phong cách trong sinh hoạt hàng ngày, phong cách ngôn ngữ, phong cách nghệ thuật. 1.2 Một số quan niệm về phong cách và cấu trúc phong cách nghệ thuật của nhà văn trong nghiên cứu lí luận văn học Hiện nay đang tồn tại một số lượng rất lớn những quan niệm thuật ngữ, định nghĩa khác nhau về phong cách văn học : “Những định nghĩa này xòe ra như cái quạt giữa sự thừa nhận phong cách là một phạm trù lịch sử thẩm mĩ rộng nhất, bao quát và sự thừa nhận nó như những đặc điểm của những tác phẩm văn học riêng lẻ [ 10. 258] Do thời gian và phạm vi khóa luận, chúng tôi chưa có đầy đủ tư liệu để trình bày tất cả những quan niệm định nghĩa về phong cách nghệ thuật nhà văn, chỉ có thể dẫn một vài quan niệm tiêu biểu, từ đó làm nền tảng để khai thác tìm hiểu một quan niệm đúng đắn hơn cả về phong cách nghệ thuật 1.2.1 ở nước ngoài 1.2.1.1 Viện sĩ M.B.Kheapchencô đã tập hợp và phân tích khá cụ thể những định nghĩa khác nhau về phong cách, có thể chia làm bốn nhóm chính như sau: 1.2.1.1.1 Phong cách xét theo nghĩa rộng nhất trong mối quan hệ với phương pháp, thế giới quan có tính sáng tạo của nghệ sĩ, có những quan niệm như sau: Theo Đ.Likhachev : “ Phong cách nghệ thuật kết hợp trong bản thân nó sự thụ cảm chung về hiện thực vốn có ở nhà văn và phương pháp nghệ thuật được quy định bởi những nhiệm vụ mà nhà văn đặt ra cho mình. Với ý nghĩa đó, khái niệm phong cách có thể được áp dụng vào những loại nghệ thuật khác nhau và giữa chúng có thể có những sự tương ứng đồng loại” [10. 258] .Với cách hiểu tương tự như vậy A.grôrian cho rằng: “ phong cách không thể vô can với phương pháp, với thế giới quan với bút pháp với cá nhân nhà nghệ sĩ, với cách hiểu nghệ sĩ về thời đại với vẻ đặc thù dân tộc trong sáng tác của anh ta phong cách là sự thống nhất cao nhất của tất cả những phạm trù đó” [10. 258] Hai quan niệm trên đều hiểu phong cách theo nghĩa rộng bao hàm cả phương pháp sáng tác. Song cách hiểu đó lại dẫn đến nhiều quan điểm không rõ ràng, không có sự phân biệt giữa phong cách và phương pháp sáng tác, coi phương pháp sáng tác nằm trong phong cách Ví dụ như Ar.Grigôrian phát hiện ra sự thống nhất của phong cách và phương pháp, thế giới quan nghệ sĩ, nhưng không chỉ ra được những đặc trưng của phong cách. Mặt khác, vì có sự nhầm lẫn giữa phong cách và phương tiện, nên ông cũng không nhấn mạnh được vai trò sáng tạo của phong cách nghệ thuật cá nhân 1.2.1.1.2 Từ bình diện ngôn ngữ học phong cách được lí giải như sau: Trước hết, theo ý kiến của V Turbin : “phong cách là ngôn từ được xét trong mối quan hệ của nó với hình tượng, đó là tác động qua lại thường xuyên giữa những khái niệm và ý nghĩa nảy sinh trong ngôn từ vốn đặt vào một văn cảnh nghệ thuật” [10.259] V Jirmunxky lại nhấn mạnh sự thống nhất của những yếu tố nội dung và những yếu tố tạo hình thức của phong cách. ông nhận xét: “ Phong cách nghệ thuật của nhà văn là sự biểu hiện thế giới quan của anh ta, thế giới quan đó được thể hiện trong những hình tượng bằng các phương tiện ngôn ngữ. Bởi vậy, không thể nghiên cứu phong cách nghệ thuật của nhà văn trong tính mục đích, chức năng của nó làm tách rời nội dung tư tưởng – hình tượng của tác phẩm” [10.260] Hạn chế của hai quan niệm trên đây là xem đặc điểm của phong cách bị lược qui vào đặc điểm của ngôn ngữ một cách phiến diện, nhìn vào tác phẩm văn chương chỉ thấy được vai trò của ngôn ngữ mà không thấy được đối tượng miêu tả của nghệ thuật. Mặt khác, bản thân cách hiểu về phong cách như một hiện tượng có tính chất ngôn ngữ không cho phép chúng ta thấy được vai trò bản chất thẩm mĩ của đối tượng, của sự thể hiện nghệ thuật, về mối liên hệ của nó với những cái tạo ra nội dung và ý nghĩa của sáng tạo nghệ thuật; không cho phép khám phá ra vị trí thực tế và vai trò của những hiện tượng phong cách trong sự vận động chung của văn học. 1.2.1.1.3 Nghiên cứu phong cách trong sự thống nhất chỉnh thể nghệ thuật của nhà văn V. Kôvalev khẳng định: “ Phong cách đó là một sự thống nhất chỉnh thể của nhà văn đó là liên hệ qua lại giữa những yếu tố trong hệ thống nghệ thuật của nhà văn, là sự quy định lẫn nhau của những yếu tố đó [10.260] quan niệm trên đã khẳng định, phong cách là sự độc đáo trong cả nội dung và hình thức tác phẩm. Song hạn chế là ở chỗ, nó đã đồng nhất phong cách với đặc điểm về nội dung và hình thức của tác phẩm, đồng thời, chưa nói được công lao sáng tạo của người nghệ sĩ trong việc sáng tạo những thủ pháp thu hút và thuyết phục độc giả. Điều đó khiến người ta dễ nhầm lẫn, dẫn đến việc đánh đồng giữa phong cách có tiềm năng sáng tạo lớn với phong cách có tiềm năng sáng tạo nhỏ. 1.2.1.1.4. Quan niệm của V Đneprôv và Ya.Elxberg về phong cách Khác với các quan niệm trên, một số nhà nghiên cứu cho rằng, phong cách là sự tổng hợp, là hệ thống các phương tiện miêu tả và biểu đạt, phong cách được coi như hình thức toàn vẹn có tính chất nội dung. V Đneprôv nhận xét: “ Phong cách là có mối liên hệ của những hình thức mối liên hệ đó bộc lộ thống nhất của nội dung nghệ thuật” [ 10.261 ] Trên cơ sở ý kiến đó, Ya.Elx.berg đã phát triển những ý kiến về phong cách với tư cách hình thức có tính nội dung: “ phong cách biểu hiện sự toàn vẹn của hình thức có tính nội dung được hình thành trong sự phát triển, trong tác động qua lại và trong sự tổng hợp các yếu tố của hình thức nghệ thuật dưới ảnh hưởng của đối tượng và nội dung tác phẩm, của thế giới quan nhà văn và phương pháp của anh ta vốn thống nhất với thế giới quan” [ 10.161] Có thể thấy, hai quan niệm trên quá nhấn mạnh vai trò của hình thức, đi ngược lại nguyên tắc nội dung quyết định hình thức của triết học duy vật. M.B.Khrapchencô đã chỉ ra :“ Với một ý nghĩa nhất định, hình thức ấy có tính chất nội dung ngay cả khi nó không truyền đạt một phức hợp tư tưởng và hình tượng nào cả, bởi vì sự coi thường tư tưởng” [10]. Như vậy, qua ý kiến của M.B.Khrapchencô chúng ta nhận thấy, khi hình thức có tính nội dung, thì vẫn chưa bao hàm được chất lượng thể hiện phong cách. Người nghệ sĩ có phong cách là phải tạo lập được một hình thức đẹp cho tác phẩm nghệ thuật của mình. Và không phải hình thức đẹp đơn thuần mà phải sáng tạo, mới mẻ hợp quy luật, nhất là phải chứa một nội dung phong phú. Có như vậy, nhà văn mới sáng tác được những tác phẩm hay đi qua trang đời một người để lại đó những tâm trạng triền miên suy nghĩ, và từ suy nghĩ ấp ủ hành động. Trên đây là một số quan niệm về phong cách (dẫn theo M.B.Khrapchencô ) chúng ta dễ thâý, tất cả những quan niệm đó đều có những hạn chế đáng kể. Vậy quan niệm đúng đắn về phong cách cần được hiểu như thế nào? 1.2.1.2 Phong cách theo quan niệm của M.B.Khrapchencô: Sau khi đã phân tích những hạn chế của của các nhà lí luận đi trước, M.B.Khrapchencô đưa ra một định nghĩa mới về phong cách. Đây là cách hiểu được đông đảo các nhà nghiên cứu ủng hộ và công nhận: “ Phong cách cần phải được định nghĩa như phương thức biểu hiện cách chiếm lĩnh hình tượng đối với cuộc sống như phương thức thuyết phục và thu hút độc giả” [10. 279] Vậy phong cách theo quan niệm của M.B.Khrapchencô được nhìn nhận đánh giá trên những phương diện nào? Đó là các phương diện sau: 1. Những yếu tố tạo thành hình thức tác phẩm 2. Những nhân tố qui định phong cách Những yếu tố biểu hiện phong cách. Trước hết, những yếu tố tạo thành hình thức tác phẩm , bản thân chúng không phải là phong cách. Chúng ta cần phải hiểu rằng, hình thức ở đây là hình thức của một tác phẩm, nó bao gồm: kết cấu- cốt truyện - các biện pháp nghệ thuật Thể hiện hình tượng là lời nói nghệ thuật. Hình thức thể hiện hoàn thiện phải là hình thức thể hiện rõ, trọn vẹn nội dung biến tác phẩm thành chỉnh thể thống nhất sinh động, còn phong cách là hiện tượng rộng hơn bao trùm cả nhóm tác phẩm. ở phương diện những nhân tố qui định phong cách, không ít người nhầm lẫn đó chính là phong cách nghệ thuật nhà văn. Song thực tế chúng chỉ được xem như là nhân tố phát sinh dẫn đến sự hình thành phong cách. Trong công trình nghiên cứu của mình .M.B.Khrapchen cô đã chỉ ra năm nhân tố quy định phong cách . 1. Cá tính sáng tạo của nhà văn 2. Sự phát triển về mặt sáng tác của người nghệ sĩ 3. Thế giới quan của người nghệ sĩ, tính chất của bản thân đối tượng sáng tác, vẻ đặc thù của những xung đột 4. Sự định hướng bên trong của nhà văn nhằm vào nhóm độc giả 5. Sự hình thành tính hoàn chỉnh bên trong của tác phẩm M.B.Khrapchen cô cũng khẳng định có bảy yếu tố biểu hiện phong cách: 1. Phong cách – một kiểu máy phát năng lượng nghệ thuật riêng 2. Tính cấu trúc của một kiểu sinh thể nghệ thuật 3. Hệ thống giọng điêug – kết qủa của sự biểu hiện nghệ thuật đặc trưng 4. Không gian, thời gian và kiểu kết hợp không gian thời gian mang màu sắc riêng 5. Tính chất nhiều chức năng của ngôn ngữ nghệ thuật 6. Phong cách là sự lĩnh hội riêng – lĩnh hội cách tân đối với thế giới 7. Phong cách - kiểu sáng tạo riêng đem lại màu sắc mới cho thể văn. Như vậy, những yếu tố biểu hiện phong cách mới chính là những dấu hiệu của bản thân phong cách Theo MB.Khrapchencô “ Tác phẩm văn học chỉ trở thành một hình tượng nghệ thuật khi nó chứa đựng năng lượng của sự tác động thẩm mĩ () phong cách của một nhà văn thực sự có tài có dung tích bên trong rất lớn có khả năng ảnh hưởng tới những tầng lớp độc giả khác nhau của thời đại lúc bấy giờ cũng như thời đại sau này” Năng lượng của sự tác động thẩm mĩ được thể hiện cụ thể như sau: Trước hết, năng lượng đó được thể hiện rõ nhất trong sự hình thành tính hoàn chỉnh tác phẩm và cấp độ bên trong của những tác phẩm nghệ thuật ở những cấp độ: nhân vật, cấp độ tác phẩm Từ đó, có thể giải thích hợp lý chiều hướng con đường đời của nhân vật trung tâm trên cả hai bình diện: đặc tính tự nhiên và đặc tính xã hội Mặt khác, nó còn được bộc lộ trong khả năng ảnh hưởng tới những tầng lớp độc giả khác nhau - khả năng thu hút và thuyết phục độc giả. Theo M.B.Khrapchen cô “Phong cách thuyết phục bằng cách thể hiện những đặc tính sự vật của những quá trình hiện thực, của những tính cách con người” [10.279] Nghĩa là: 1. Người nghệ sĩ có phong cách là người khai thác và thể hiện thành công và thuyết phục các đặc tính thẩm mĩ của sự vật ( cái đẹp, cái hùng, cái bi, cái hài, cái xấu) 2. Phản ánh một cách chân thực những diễn biến, biến đổi tính cách của nhân vật trước cuộc sống tinh vi phức tạp. Để hiểu được những vấn đề đó, chúng ta phải phát hiện và nhận diện được những thủ pháp nghệ thuật mà nhà văn sử dụng Như vậy, một người nghệ sĩ có phong cách thực sự thì không thể không đem lại một cái gì mới mẻ riêng biệt cho thể văn. Anh ta có thể thay đổi toàn bộ thể văn, có thể là kế thừa và phát triển lên một tầm cao mới, nhưng điều quan trọng là phải có cá tính riêng, được độc giả chấp nhận và có sức thu hút mạnh mẽ, đó chính là thước đo của tính nghệ thuật chân chính trong tác phẩm văn học. Có thể hiểu, phong cách tổng hợp hữu cơ những thủ pháp mang màu sắc riêng của mỗi nhà văn, nhằm tạo ra hiệu quả khai thác khám phá những quá trình hiện thực, phát

File đính kèm:

  • docPhong cach nghe thuat la gi.doc
Giáo án liên quan