Kì thi chọn giáo viên dạy giỏi tỉnh cấp THPT chu kì 2008 – 2011

- Hình a thể hiện hiện tượng chuyển động biểu kiến hằng năm của Mặt Trời giữa 2 chí tuyến. Đây là chuyển động thấy bằng mắt nhưng không có thực

- Trong một năm tia sáng Mặt Trời lần lượt chiếu thẳng góc với mặt đất tại các điểm trong khu vực từ chí tuyến Bắc đến chí tuyến Nam

+ Những hiện tượng Địa lí trên hình vẽ

- Ngày 21/03 tia sáng Mặt Trời chiếu thẳng góc với mặt đất tại Xích Đạo sau 21/03 Mặt Trời chuyển động biểu kiến dần lên chí tuyến Bắc và lên thiên đỉnh ở chí tuyến Bắc ngày 22/06

- Sau ngày 22/06 Mặt trời chuyển động biểu kiến dần về Xích Đạo và lên thiên đỉnh ở Xích Đạo vào ngày 23/09 Sau ngày 23/09 Mặt Trời chuyển động biểu kiến dần về chí tuyến Nam và lên thiên đỉnh ở chí tuyến Nam ngày 22/12

 

doc4 trang | Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 380 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kì thi chọn giáo viên dạy giỏi tỉnh cấp THPT chu kì 2008 – 2011, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GD&ĐT NGHỆ AN KÌ THI CHỌN GIÁO VIÊN DẠY GIỎI TỈNH CẤP THPT CHU KÌ 2008 – 2011 HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ THI CHÍNH THỨC Môn: Địa lí (Hướng dẫn chấm này gồm có 04 trang) Câu 1: 2.5 đ a) Hình a - Hình a thể hiện hiện tượng chuyển động biểu kiến hằng năm của Mặt Trời giữa 2 chí tuyến. Đây là chuyển động thấy bằng mắt nhưng không có thực 0.50 đ - Trong một năm tia sáng Mặt Trời lần lượt chiếu thẳng góc với mặt đất tại các điểm trong khu vực từ chí tuyến Bắc đến chí tuyến Nam 0.25 đ + Những hiện tượng Địa lí trên hình vẽ - Ngày 21/03 tia sáng Mặt Trời chiếu thẳng góc với mặt đất tại Xích Đạo sau 21/03 Mặt Trời chuyển động biểu kiến dần lên chí tuyến Bắc và lên thiên đỉnh ở chí tuyến Bắc ngày 22/06 0.25 đ - Sau ngày 22/06 Mặt trời chuyển động biểu kiến dần về Xích Đạo và lên thiên đỉnh ở Xích Đạo vào ngày 23/09 Sau ngày 23/09 Mặt Trời chuyển động biểu kiến dần về chí tuyến Nam và lên thiên đỉnh ở chí tuyến Nam ngày 22/12 0.25 đ - Sau ngày 22/12 Mặt Trời chuyển động biểu kiến dần về phía Xích Đạo 0.25 đ b) Tính giờ, ngày ở Việt Nam, biết lúc đó giờ GMT là 24 giờ ngày 31/12/2007. - Khi giờ GMT là 24 giờ ngày 31/12/2007 tức là 0 giờ ngày 01/01/2008Theo quy định Việt Nam ở múi giờ thứ 7, vậy lúc ở GMT là 24 giờ ngày 31/12/2007 thì ở Việt Nam là 0 + 7; Tức là 7 giờ sáng ngày 01/01/2008 1.0 đ Câu 2: 4.0 đ a) Đặc trưng cơ bản và những điều kiện cần thiết để phát triển nền kinh tế tri thức. * Những đặc trưng cơ bản của nền tri thức - Trong nền kinh tế tri thức, kiến thức và tri thức trở thành nguồn gốc và động lực cho sự phát triểnTri thức khoa học phải là trung tâm 0.25 đ - Nền kinh tế tri thức lấy CNTT và tuyền thông làm chủ đạođặc điểm nổi bật của nền kinh tế tri thức là sáng tạo và linh hoạt 0.25 đ - Nền kinh tế tri thức lấy thị trường toàn cầu làm phạm vi hoạt độngTrong nền kinh tế tri thức GD-ĐT có vai trò đặc biệt 0.25 đ - Nền kin tế tri thức là nền kinh tế phát triển bền vững, thân thiện với môi trường 0.25 đ * Những điều kiện cần thiết để phát triển nền kinh tế tri thức. - Xây dựng cơ sở hạ tầng vững mạnh cho việc nghiên cứu và ứng dung khoa học, công nghệ 0.25 đ - Tăng cường xây dựng các trung tâm ngiên cứu, trường Đại học chú ý phát triển các trung tâm công nghệ cao, các công viên khoa họcđầu tư lớn cho việc nghiên cứu và phát triển khoa học 0.25 đ - Chú trọng phát triển CNTT 0.25 đ - Coi trọng việc phát triển GD&ĐTcần có chiến lược ưu tiên phát triển GD-ĐTđặc biệt là chú trọng phát triển nhân tài 0.25 đ b) Phân tích tác động của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại - Khoa học và công nghệ trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp, có thể trực tiếp làm ra sản phẩm(dẫn chứng) 0.50đ - Làm xuất hiện nhiều ngành công nghệ có hàm lượng kỹ thuật cao (sản xuất vật liệu mới, công nghệ gen), các dịch vụ nhiều kiến thức(bảo hiểm, viễn thông). 0.50 đ - Làm thay đổi cơ cấu lao động tăng dần tỷ lệ những người làm việc bằng trí óc để trực tiếp tạo ra sản phẩm(như các lập trình viên, những nhà thiết kế công nghệ) 0.50 đ - Làm phát triển nhanh chóng mậu dịch Quốc tế, đầu tư nước ngoài trên phạm vi toàn cầu 0.50 đ Câu 3: 5.0 đ a) Những nguyên nhân cơ bản ảnh hưởng đến sự phân hóa thiên nhiên nước ta. - Nước ta hẹp ngang, kéo dài từ Bắc đến Nam gần 15 vĩ độtừ Bắc vào Nam nhiệt độ tăng dần do góc nhập xạ lớn dầntừ đó dẫn tới sự phân hóa thiên nhiên 0.25 đ - Do tác động của các loại gió mùa, đặc biệt là gió mùa Đông Bắclàm cho khí hậu miền Bắc khác khí hậu miền Nam 0.25 đ - Do ảnh hưởng của địa hìnhđặc biệt là ở vùng núihai yếu tố cơ bản của địa hình tác động đến thiên nhiên là độ cao và hướng núi 0.25 đ - Do ảnh hưởng của Biển Đông 0.25 đ * Biểu hiện ở sự phân hóa thiên nhiên theo Bắc-Nam + Phần lãnh thổ phía Bắc: - Đặc trưng của vùng thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa có một mùa đông lạnh. 0.25 đ - Khí hậu nhiệt đớicó nhiệt độ trung bình năm >200C, biên độ nhiệt khá cao (từ 10-120C), có 2-3 tháng lạnh nhiệt độ <180C. 0.25 đ - Về cảnh quan: Tiêu biểu là đới rừng nhiệt đới gió mùado có sự phân mùa nên trong rừng thành phần sinh vật nhiệt đới chiếm ưu thếngoài ra còn có các loài thực động vật cận nhiệt và ôn đới 0.25 đ + Phần lãnh thổ phía Nam - Đặc trưng của vùng thiên nhiên cận Xích Đạo gió mùa 0.25 đ - Khi hậu nóng quanh năm, không có tháng nào <200C, biên độ nhiệt nhỏ (khoảng 30C), phân thành 2 mùa mưa-khô 0.25 đ - Cảnh quan: Tiêu biểu là rừng cận Xích Đạo gió mùa(dẫn chứng) 0.25 đ b) Thế mạnh và hạn chế về tự nhiên của khu vực đồi núi niền Nam Trung Bộ và Nam Bộ * Thế mạnh - Phát triển nông nghiệp (cây công nghiệp, chăn nuôi đại gia súc) 0.50 đ - Phát triển lâm nghiệp(dẫn chứng) 0.25 đ - Phát triển công nghiệp (khoáng sản, thủy điện) 0.25 đ - Phát triển du lịch 0.25 đ * Hạn chế - Mùa khô kéo dài từ 4-5 tháng gây hiện tượng khô hạn thiếu nướcdiện tích rừng thu hẹp 0.50 đ - Xói mòn, rửa trôi, địa hình chia cắt phân hóa phức tạp khó khăn cho giao thông, xây dựng, thủy lợi 0.25 đ c) TP-Hồ Chí Minh nhiệt độ cao nhất trong năm vào tháng 4 vì - Tháng tư là thời gian Mặt Trời lên thiên đỉnh lần 1 ở TP.Hồ Chí Minh do đó góc nhập xạ lớn nhiệt độ cao 0.25 đ - Tháng 4 đang là giai đoạn cuối mùa khô 0.25 đ Câu 4: 4.0 đ a) Quan niệm về một tiết học Địa lí theo tinh thần đổi mới phương pháp dạy học * Đối với giáo viên - Thiết kế bài dạy một cách chi tiết thông qua mục tiêu, phương tiện và phù hợp với đối tượng học sinh 0.25 đ - Hạn chế việc giảng giải, thuyết trình, minh họahạn chế việc đưa các câu hỏi vụn vặttăng cường việc gợi ý hướng dẫn học sinh, giải quyết vấn đề, nội dung một cách cơ bản gọn và rõ 0.25 đ - Cần dành thời gian phù hợp cho học sinh làm việctrong khi học sinh làm việcgiáo viên cần hướng dẫn giải đáp những vướng mắc cần thiết của học sinh 0.25 đ - Sau mỗi hoạt đông, giáo viên chốt lại ý chính từ đó giúp học sinh khẳng định từng kiến thức cơ bản 0.25 đ - Tiết học Địa lí có hiệu quả cần phải phát huy cao độ tính tích cực, chủ động và sáng tạo của học sinh trong giờ họcGiáo viên cần có sự chuẩn bị kỹphải chủ động làm tốt công tác của một người cố vấn 0.25 đ * Đối với học sinh. - Học sinh cần biết rõ mục đích yêu cầu tiết học cả về kiến thức, kỹ năng và những tư duy cần thiết 0.25 đ - Danh thời gian thích hợp để học sinh làm việc với sách giáo khoa, phương tiện học tập học sinh biết làm việc theo nhóm dưới sự hướng dẫn của giáo viên 0.25 đ - Học sinh có cơ hội thể hiện mình, được trình bày kết quả làm việc của mình thông qua các phương tiện học tập 0.25 đ b) Mục đích của sử dung phương tiện dạy học Địa lí * Mục đích. - Hỗ trợ việc cung cấp kiến thức, giảm tính trìu tượng của kiến thức tạo điều kiện để học sinh dễ tiếp thu kiến thức 0.25 đ - Trợ giúp giáo viên trong việc hướng dẫn học sinh ôn tập,cũng cố kiến thức, hình thành kỹ năng 0.25 đ - Là điều kiện để giáo viên đổi mới phương pháp dạy họcđổi mới cách đánh giá, kiểm tra kết quả học tập của học sinh 0.25 đ - Là cơ sở để giáo viên nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụkỹ năng soạn bài hợp lí Tạo điều kiện để học sinh khắc sâu kiến thức và rèn luyện kỹ năng trong giờ học 0.25 đ * Những kỹ năng cần thiết trong việc sử dụng bản đồ. - Khi sử dụng bản đồ cần biết rõ mục đíchnội dung bản đồ phù hợphiểu rõ về hướng, tỷ lệ, các ký hiệu trên bản đồ. 0.25 đ - Kỹ năng về xác định kích thước đối tượng Địa lí thông qua tỷ lệ bản đồ 0.25 đ - Kỹ năng về quan sát, so sánh, xác định vị trí xác lập các mối quan hệ giữa các đối tượng Địa líthông qua hệ thống ký hiệu hệ thống kinh, vĩ tuyến; các phương pháp biểu hiện các đối tượng Địa lí trên bản đồ 0.25 đ - Kỹ năng về đọc, phân tích nhận xét các bảng số liệu, biểu đồ Địa lí, Atlat, tranh ảnh 0.25 đ Câu 5: 4.5 đ a) Bảng số liệu trên có thể vẽ được các dạng biểu đồ sau: - Biểu đồ hình trònxử lí số liệu vẽ 5 hình tròn kích thước khác nhau 0.25 đ - Biểu đồ cột chồngxử lí số liệu vẽ 5 cột 0.25 đ - Biểu đồ hình vuôngxử lí số liệu vẽ 5 hình vuông 0.25 đ - Biểu đồ miền xử lí số liệu vẽ 1 biểu đồ 0.25 đ b) Vẽ biểu đồ * Xử lí số liệu (%) Năm Trồng trọt Chăn nuôi Dịch vụ NN 1990 79.3 17.9 2.8 1993 75.7 21.4 2.9 1995 78.1 18.9 3.0 2000 78.2 19.3 2.5 2004 76.3 21.6 2.1 0.50 đ * Vẽ biểu đồ: Miền Chú ý: - Vẽ đúng, đẹp, có đầy đủ ký hiệucho điểm tối đa - Sai các ký hiệu, thiếu tên biểu đồthiếu mỗi ý trừ 0.25 điểm - Vẽ các dạng biểu đồ khác, không cho điểm. 1.50 đ * Nhận xét biểu đồ - Có sự chuyển dich cơ cấu ngành trong sản xuất nông nghiệp nhưng còn chậm 0.25 đ - Trồng trọt chiếm tỷ trọng lớndịch vụ nông nghiệp chiếm tỷ trọng nhỏ nhất 0.25 đ - Có sự chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp theo hướng tích cực + Giảm tỷ trọng ngành trồng trọt(dẫn chứng) 0.25 đ + Tăng dần tỷ trọng của ngành chăn nuôi(dẫn chứng) 0.25 đ + Giảm chút ít tỷ trọng của ngành dịch vụ nông nghiệpnhưng không ảnh hưởng nhiều đến cơ cấu 0.25 đ - Sự chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp chưa thật sự ổn định(dẫn chứng) 0.25 đ Chú ý: - Thí sinh có thể làm theo nhiều cách khác nhau nhưng bảo đảm ý chính vẫn cho điểm

File đính kèm:

  • docde thi va dap an thi GV gioi tinh NA(1).doc