Kiểm tra chất lượng học kỳ I năm học: 2012 - 2013 môn: Vật lý 10 - Đề 20

A. Phần chung (6 điểm)

 Câu 1: ( 2 điểm)

 a. Sự rơi tự do là gì? Nêu các đặc điểm của chuyển động rơi tự do.

 b. Chu kì, tần số của chuyển động tròn đều là gì? Viết công thức tính chu kì, tần số của chuyển động tròn đều?

 Câu 2: ( 1 điểm) Phát biểu định luật Húc và viết hệ thức của định luật này?.

 Câu 3: ( 1 điểm) Phát biểu định luật I Niu-tơn?.

 Câu 4: ( 2 điểm) Một vật có khối lượng m = 20 kg bắt đầu trượt trên sàn nhà dưới tác dụng của một lực nằm ngang F = 100 N, vật chuyển động thẳng nhanh dần đều. Hệ số ma sát trượt giữa vật và sàn là  = 0,25. Hãy tính:

a. Gia tốc của vật.

b. Quãng đường vật đi được trong 3 giây.

B. Phần riêng (4 điểm)

 

doc3 trang | Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 921 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kiểm tra chất lượng học kỳ I năm học: 2012 - 2013 môn: Vật lý 10 - Đề 20, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG HỌC KỲ I ĐỒNG THÁP Năm học: 2012-2013 Môn thi: VẬT LÝ – LỚP 10 Thời gian: 45 phút (không kể thời gian phát đề) Ngày thi: 10/01/2012 ĐỀ ĐỀ XUẤT (Đề gồm có 01 trang) Đơn vị ra đề: THPT Phú Điền A. Phần chung (6 điểm) Câu 1: ( 2 điểm) a. Sự rơi tự do là gì? Nêu các đặc điểm của chuyển động rơi tự do. b. Chu kì, tần số của chuyển động tròn đều là gì? Viết công thức tính chu kì, tần số của chuyển động tròn đều? Câu 2: ( 1 điểm) Phát biểu định luật Húc và viết hệ thức của định luật này?. Câu 3: ( 1 điểm) Phát biểu định luật I Niu-tơn?. Câu 4: ( 2 điểm) Một vật có khối lượng m = 20 kg bắt đầu trượt trên sàn nhà dưới tác dụng của một lực nằm ngang F = 100 N, vật chuyển động thẳng nhanh dần đều. Hệ số ma sát trượt giữa vật và sàn là m = 0,25. Hãy tính: a. Gia tốc của vật. b. Quãng đường vật đi được trong 3 giây. B. Phần riêng (4 điểm) I. Phần dành cho chương trình chuẩn: Câu 5A: ( 1 điểm) Một ôtô đang chuyển động với vận tốc 18km/h thì tăng tốc chuyển động thẳng nhanh dần đều. Sau 1phút thì ô tô đạt vận tốc 72km/h. Tính gia tốc của ôtô? Câu 6A: ( 1 điểm) Chất điểm chuyển động tròn đều trên đường tròn bán kính 10cm với tốc độ dài 0,5m/s. Tính chu kì và tốc độ góc của chất điểm? Câu 7A: ( 1 điểm) Hai tàu thủy, mỗi tàu có khối lượng 50000 tấn ở cách nhau 500m. Biết hằng số hấp dẫn G = 6,67.10-11 N.m2/kg2. Tính lực hấp dẫn giữa hai tàu. Câu 8A: ( 1 điểm) An và Bình dùng một chiếc gậy để khiêng một cổ máy. Điểm treo cổ máy cách vai An là 60cm và cách vai Bình là 40cm. Lực mà An chịu là 400N. Hỏi lực mà Bình phải chịu lần lượt là bao nhiêu và lực mà cổ máy chịu tác dụng là bao nhiêu? Bỏ qua trọng lượng của gậy. II. Phần dành cho chương nâng cao: Câu 5B: ( 1 điểm) Lúc 7h sáng, một người đi xe đạp từ A đến B với vận tốc 15 km/h. Chọn gốc tọa độ tại A, gốc thời gian lúc 7h, chiều dương từ A đến B. a. Lập phương trình chuyển động của xe đạp. b. Lúc 11h thì người đi xe đạp ở vị trí nào? Câu 6B: ( 1 điểm) Một động cơ xe máy có trục quay với tần số 120 vòng/phút. Tính tốc độ góc và chu kì của chuyển động quay trên? Xem là chuyển động tròn đều Câu 7B: ( 1 điểm) Một lò xo có chiều dài tự nhiêu bằng 15cm. Lò xo được giữ cố định tại một đầu, còn đầu kia chịu một lực kéo bằng 4,5N. Khi ấy lò xo dài 18cm. Hỏi độ cứng của lò xo bằng bao nhiêu? Câu 8B: ( 1 điểm) Một chất điểm cân bằng dưới tác dụng của hai lực F1 = 6N, F2 = 8N và có hợp lực là 10N. Tìm góc hợp bởi hai lực và ? ---------HẾT----------- SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG HỌC KÌ I ĐỒNG THÁP Năm học: 2012-2013 Môn thi: VẬT LÝ – Lớp 10 HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ ĐỀ XUẤT (Hướng dẫn chấm gồm có 02 trang) Đơn vị ra đề: THPT Phú Điền Câu Nội dung yêu cầu Điểm Câu 1 a. Sự rơi tự do là sự rơi chỉ dưới tác dụng của trọng lực. Đặc điểm của gia tốc rơi tự do: có phương thẳng đứng, có chiều từ trên xuống, là chuyển động thẳng nhanh dần đều. b. - Chu kì T của chuyển động tròn đều là thời gian để vật đi được một vòng. Đơn vị đo chu kì là: giây (s). - Tần số f của chuyển động tròn đều là số vòng mà vật đi được trong 1 giây. Đơn vị của tần số là: vòng/s hay héc (Hz). (2,0đ) Câu 2 Trong giới hạn đàn hồi, độ lớn của lực đàn hồi của lò xo tỉ lệ thuận với độ biến dạng của lò xo. Fđh = k (1,0 đ) Câu 3 Nếu một vật không chịu tác dụng của lực nào hoặc chịu tác dụng của các lực có hợp lực bằng không, thì vật đang đứng yên sẽ tiếp tục đứng yên, vật đang chuyển động sẽ tiếp tục chuyển động thẳng đều. (1,0 đ) Câu 4 a. Ta có: b. Quãng đường: (2,0 đ) Chương trình cơ bản Câu 5A Ta có: (1,0 đ) Câu 6A Ta có: Chu kì: (1,0 đ) Câu 7A Ta có: (1,0 đ) Câu 8A Ta có: Mà: (1,0 đ) Chương trình nâng cao Câu 5B a. (km/h). b. km. (1,0 đ) Câu 6B Chu kì: Tốc độ góc: (1,0 đ) Câu 7B Ta có: Mà: (1,0 đ) Câu 8B Ta có: (1,0 đ) Ghi chú: Sai đơn vị trừ 0,25đ/ 1 lần, trừ tối đa 0,5đ trên toàn bài thi. Giải cách khác đúng cho điểm tối đa.

File đính kèm:

  • doc20 DE LY 10 HK1 2013 DONG THAP.doc
Giáo án liên quan