Kiểm tra học kì I năm học 2006-2007 môn: Vật lý- lớp 10 thời gian: 45 phút (không kể thời gian phát đề)

Caõu 1: Phương trình chuyển động của một chất điểm dọc theo trục Ox có dạng: x = 4t - 10 (x đo bằng kilômét và t đo bằng giờ). Quãng đường đi được của chất điểm sau 2h chuyển động là

 A. - 2 km. B. 2 km. C. - 8 km. D. 8 km.

Câu 2: Phương trình chuyển động của chuyển động thẳng chậm dần đều là

 A. s = v0t + at2/2 (a và v0 cùng dấu) B. s = v0t + at2/2 (a và v0 trái dấu)

 C. x = x0 + v0t + at2/2 (a và v0 cùng dấu) D. x = x0 + v0t + at2/2 (a và v0 trái dấu)

 

doc7 trang | Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 592 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kiểm tra học kì I năm học 2006-2007 môn: Vật lý- lớp 10 thời gian: 45 phút (không kể thời gian phát đề), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Sở GIáO DụC Và ĐàO TạO KIểM TRA HọC Kì I, NĂM HọC 2006-2007 GIA LAI Môn: VậT Lý- lớp 10 Chương trình chuẩn ----------------- Thời gian: 45 phút (không kể thời gian phát đề) Đề CHíNH THứC (Thời gian làm bài phần: Trắc nghiệm 15 phút, tự luận 30 phút) Mã đề: 1003 Đề này gồm 02 trang phần i: trắc nghiệm (5,0 điểm) Học sinh làm bài trực tiếp trên phiếu trả lời trắc nghiệm. Caõu 1: Phương trình chuyển động của một chất điểm dọc theo trục Ox có dạng: x = 4t - 10 (x đo bằng kilômét và t đo bằng giờ). Quãng đường đi được của chất điểm sau 2h chuyển động là A. - 2 km. B. 2 km. C. - 8 km. D. 8 km. Câu 2: Phương trình chuyển động của chuyển động thẳng chậm dần đều là A. s = v0t + at2/2 (a và v0 cùng dấu) B. s = v0t + at2/2 (a và v0 trái dấu) C. x = x0 + v0t + at2/2 (a và v0 cùng dấu) D. x = x0 + v0t + at2/2 (a và v0 trái dấu) Câu 3: Một vật được thả rơi tự do từ độ cao 4,9 m xuống đất. Bỏ qua lực cản của không khí. Lấy gia tốc rơi tự do g = 9,8 m/s2. Vận tốc v của vật khi chạm đất là A. v = 9,8 m/s. B. v = 4,9 m/s. C. v = 2,0 m/s. D. v = 0,5 m/s. Câu 4: Chuyển động của vật nào dưới đây là chuyển động tròn đều? A. Chuyển động của đầu van xe đạp khi xe đang chuyển động thẳng chậm dần đều. B. Chuyển động quay của Trái Đất quanh Mặt Trời. C. Chuyển động của điểm đầu cánh quạt trần khi đang quay ổn định. D. Chuyển động của điểm đầu cánh quạt trần khi vừa tắt điện. Câu 5: Hai đầu máy xe lửa chạy ngược chiều trên một đoạn đường sắt thẳng với vận tốc 40 km/h và 60 km/h. Vận tốc của đầu máy thứ nhất so với đầu máy thứ hai là A. 2400 km/h. B. 100 km/h. C. 20 km/h. D. - 20 km/h. Câu 6: Một viên bi X được ném ngang từ một điểm. Cùng lúc đó, tại cùng độ cao, một viên bi Y có cùng kích thước nhưng có khối lượng gấp đôi được thả rơi từ trạng thái nghỉ. Bỏ qua sức cản của không khí. Kết quả là A. X chạm sàn trước Y. B. Y chạm sàn trước X. C. Y chạm sàn trong khi X mới đi được một nửa đường. D. X và Y chạm sàn cùng một lúc. Câu 7: Nếu một vật đang chuyển động có gia tốc mà lực tác dụng lên vật giảm đi thì vật sẽ thu được gia tốc A. nhỏ hơn B. lớn hơn. C. không thay đổi. D. bằng 0. Câu 8: Một vật khối lượng 1 kg, ở trên mặt đất có trọng lượng 10 N. Khi chuyển động tới một điểm cách tâm Trái Đất 2R (R là bán kính trái đất) thì nó có trọng lượng bằng A. 1 N. B. 2,5 N. C. 5 N. D. 10 N. Câu 9: Một lò xo có chiều dài tự nhiên 20 cm. Khi bị kéo, lò xo dài 24 cm và lực đàn hồi bằng 5 N. Khi bị kéo và lực đàn hồi của nó bằng 10 N, thì chiều dài của lò xo bằng A. 48 cm. B. 40 cm. C. 28 cm D. 22 cm. Câu 10: Một vật lúc đầu nằm trên một mặt phẳng nhám nằm ngang. Sau khi được truyền một vận tốc đầu, vật chuyển động chậm dần vì có A. lực ma sát. B. phản lực. C. lực tác dụng ban đầu. D. quán tính. phần ii: tự luận (5,0 điểm) Học sinh làm bài trực tiếp vào giấy kiểm tra thông thường. Bài 1: (3,0 điểm) Một lực không đổi tác dụng vào một vật có khối lượng 5,0 kg làm vận tốc của nó tăng dần từ 2,0 m/s đến 8,0 m/s trong 3s. Tính: a) Lực tác dụng vào vật. b) Quãng đường vật đi được trong 3 giây và trong giây thứ ba tính từ lúc bắt đầu tăng tốc. Bài 2: (2,0 điểm) Một hòn sỏi nhỏ được ném thẳng đứng xuống dưới với vận tốc đầu bằng 9,8 m/s từ độ cao 39,2 m. Lấy g = 9,8 m/s2. Bỏ qua lực cản của không khí. Hỏi: a) Sau bao lâu hòn sỏi chạm mặt đất? b) Vật tốc của hòn sỏi khi chạm mặt đất? -----------------------------------  Sở GIáO DụC Và ĐàO TạO KIểM TRA HọC Kì I, NĂM HọC 2006-2007 GIA LAI Môn: VậT Lý- lớp 10 Chương trình chuẩn ----------------- Thời gian: 45 phút (không kể thời gian phát đề) Đề CHíNH THứC (Thời gian làm bài phần: Trắc nghiệm 15 phút, tự luận 30 phút) Mã đề: 1004 Đề này gồm 02 trang phần i: trắc nghiệm (5,0 điểm) Học sinh làm bài trực tiếp trên phiếu trả lời trắc nghiệm. Câu 1: Một lò xo có chiều dài tự nhiên 20 cm. Khi bị kéo, lò xo dài 24 cm và lực đàn hồi bằng 5 N. Khi bị kéo và lực đàn hồi của nó bằng 10 N, thì chiều dài của lò xo bằng A. 22 cm. B. 28 cm. C. 40 cm D. 48 cm. Câu 2: Một vật lúc đầu nằm trên một mặt phẳng nhám nằm ngang. Sau khi được truyền một vận tốc đầu, vật chuyển động chậm dần vì có A. lực ma sát. B. phản lực. C. lực tác dụng ban đầu. D. quán tính. Câu 3: Phương trình chuyển động của một chất điểm dọc theo trục Ox có dạng: x = 4t - 10 (x đo bằng kilômét và t đo bằng giờ). Quãng đường đi được của chất điểm sau 2h chuyển động là A. 2 km. B. - 2 km. C. 8 km. D. - 8 km. Câu 4: Phương trình chuyển động của chuyển động thẳng chậm dần đều là A. s = v0t + at2/2 (a và v0 cùng dấu) B. s = v0t + at2/2 (a và v0 trái dấu) C. x = x0 + v0t + at2/2 (a và v0 cùng dấu) D. x = x0 + v0t + at2/2 (a và v0 trái dấu) Câu 5: Một vật được thả rơi tự do từ độ cao 4,9 m xuống đất. Bỏ qua lực cản của không khí. Lấy gia tốc rơi tự do g = 9,8 m/s2. Vận tốc v của vật khi chạm đất là A. v = 9,8 m/s. B. v = 4,9 m/s. C. v = 2,0 m/s. D. v = 0,5 m/s. Câu 6: Chuyển động của vật nào dưới đây là chuyển động tròn đều? A. Chuyển động của đầu van xe đạp khi xe đang chuyển động thẳng chậm dần đều. B. Chuyển động quay của Trái Đất quanh Mặt Trời. C. Chuyển động của điểm đầu cánh quạt trần khi đang quay ổn định. D. Chuyển động của điểm đầu cánh quạt trần khi vừa tắt điện. Câu 7: Hai đầu máy xe lửa chạy ngược chiều trên một đoạn đường sắt thẳng với vận tốc 40 km/h và 60 km/h. Vận tốc của đầu máy thứ nhất so với đầu máy thứ hai là A. 2400 km/h. B. 100 km/h. C. 20 km/h. D. - 20 km/h. Câu 8: Một viên bi X được ném ngang từ một điểm. Cùng lúc đó, tại cùng độ cao, một viên bi Y có cùng kích thước nhưng có khối lượng gấp đôi được thả rơi từ trạng thái nghỉ. Bỏ qua sức cản của không khí. Kết quả là A. X chạm sàn trước Y. B. Y chạm sàn trước X. C. Y chạm sàn trong khi X mới đi được một nửa đường. D. X và Y chạm sàn cùng một lúc. Câu 9: Nếu một vật đang chuyển động có gia tốc mà lực tác dụng lên vật giảm đi thì vật sẽ thu được gia tốc A. nhỏ hơn B. lớn hơn. C. không thay đổi. D. bằng 0. Câu 10: Một vật khối lượng 1 kg, ở trên mặt đất có trọng lượng 10 N. Khi chuyển động tới một điểm cách tâm Trái Đất 2R (R là bán kính trái đất) thì nó có trọng lượng bằng A. 1 N. B. 2,5 N. C. 5 N. D. 10 N. phần ii: tự luận (5,0 điểm) Học sinh làm bài trực tiếp vào giấy kiểm tra thông thường. Bài 1: (3,0 điểm) Một lực không đổi tác dụng vào một vật có khối lượng 5,0 kg làm vận tốc của nó tăng dần từ 2,0 m/s đến 8,0 m/s trong 3s. Tính: a) Lực tác dụng vào vật. b) Quãng đường vật đi được trong 3 giây và trong giây thứ ba tính từ lúc vật bắt đầu tăng tốc. Bài 2: (2,0 điểm) Một hòn sỏi nhỏ được ném thẳng đứng xuống dưới với vận tốc đầu bằng 9,8 m/s từ độ cao 39,2 m. Lấy g = 9,8 m/s2. Bỏ qua lực cản của không khí. Hỏi: a) Sau bao lâu hòn sỏi chạm mặt đất? b) Vật tốc của hòn sỏi khi chạm mặt đất? ---------------------------------------------------------  Sở GIáO DụC Và ĐàO TạO KIểM TRA HọC Kì I, NĂM HọC 2006-2007 GIA LAI Môn: VậT Lý- lớp 10 Chương trình chuẩn đáp án và hướng dẫn chấm - Đề chính thức phần i: trắc nghiệm (5,0 điểm) Mỗi câu đúng được 0,5 điểm * Mã đề 1003 1. D 2. D 3. A 4. C 5. B 6. D 7. A 8. B 9. C 10. A. * Mã đề 1004 1. B 2. A 3. C 4. D 5. A 6. C 7. B 8. D 9. A 10. B. phần i: tự luận (5,0 điểm) Bài toán (sơ lược cách giải) Điểm Bài 1: (3,0 điểm) a) Gia tốc vật thu được: a = (v - v0)/ t .................................................................................. = (8 - 2)/3 = 2 m/s2 ................................................................... Lực tác dụng vào vật: F = ma .............................................................................................. = 5 x 2 = 10 N ........................................................................... b) Quãng đường vật đi trong 3s: S = v0t + at2/2 .............................................................................. = 2x3 + 2x9/2 = 15m ........................................................ Quãng đường vật đi trong 2s đầu: S’ = v0t’ + at’ 2/2 = 2x2 + 2x4/2 = 8m ................................ Quãng đường vật đi trong giây thứ ba: S3 = S - S’ = 15 - 8 = 7 m ........................................................ 0,5đ 0,5đ 0,25đ 0,25đ 0,5đ 0,5đ 0,25đ 0,25đ Bài 2: (2,0 điểm) a) Chọn trục Ox thẳng đứng ................................................................ Gốc O tại nơi ném vật ........................................................................ Chiều dương là chiều từ trên hướng xuống dưới ................... Gốc thời gian là lúc ném vật ............................................................ áp dụng công thức: h = v0t + gt2/2 .............................................. Suy ra: t2 + 2t - 8 = 0 Giải phương trình được kết quả: t = 2s ................................. b) áp dụng công thức tính vận tốc: vt = v0 + gt ..................................................................................... = 9,8 + 9,8 x 2 = 29,4 m/s ............................................... 0,25đ 0,25đ 0,25đ 0,25đ 0,25đ 0,25đ 0,25đ 0,25đ Lưu ý: - Học sinh giải các bài toán theo cách khác, nếu đầy đủ và đúng vẫn cho điểm tối đa. - Nếu thiếu hoặc sai đơn vị ở mỗi kết quả trừ 0,25 điểm cho mỗi trường hợp nhưng cả phần bài tập tự luận trừ không quá 0,5 điểm.

File đính kèm:

  • docDe va Dap An HKI0607tinh Gia Lai wWwHoNghiaNet.doc