Kiểm tra học kì II môn: Vật lý khối: 10 năm học: 2009-2010 (thời gian làm bài: 45 phút, không kể thời gian phát đề)

Câu 3: Thế nào là sự nở dài? Viết công thức tính chiều dài của vật rắn ở nhiệt độ t bất kỳ và nêu rõ các đại lượng có trong biểu thức?

Câu 4: Một động cơ nhiệt làm việc sau một thời gian thì tác nhân nhận từ nguồn nóng một nhiệt lượng Q1 = 1,5.106J, truyền cho nguồn lạnh một nhiệt lượng Q2 = 1,2.106J. Tính hiệu suất thực của động cơ nhiệt và hiệu suất này bằng bao nhiêu lần hiệu suất cực đại nếu nhiệt độ nguồn nóng là 2500C và nhiệt độ nguồn lạnh là 300C?

 

doc2 trang | Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 725 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kiểm tra học kì II môn: Vật lý khối: 10 năm học: 2009-2010 (thời gian làm bài: 45 phút, không kể thời gian phát đề), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KIỂM TRA HỌC KÌ II MÔN: VẬT LÝ KHỐI: 10 NĂM HỌC: 2009-2010 (Thời gian làm bài: 45phút, không kể thời gian phát đề) Họ và tên:.......................................................Lớp:...........................SBD...........................MÃ ĐỀ: VL1001 I. PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ CÁC THÍ SINH: (7 điểm) Câu 1: Phát biểu nội dung định luật bảo toàn động lượng. Nêu điều kiện áp dụng định luật đó? p1 V1 T1 p2' V1 T2 p2 V2 T2 (1) (2') (2) Câu 2: Thiết lập phương trình trạng thái của khí lý tưởng bằng cách thực hiện hai giai đoạn Câu 3: Thế nào là sự nở dài? Viết công thức tính chiều dài của vật rắn ở nhiệt độ t bất kỳ và nêu rõ các đại lượng có trong biểu thức? Câu 4: Một động cơ nhiệt làm việc sau một thời gian thì tác nhân nhận từ nguồn nóng một nhiệt lượng Q1 = 1,5.106J, truyền cho nguồn lạnh một nhiệt lượng Q2 = 1,2.106J. Tính hiệu suất thực của động cơ nhiệt và hiệu suất này bằng bao nhiêu lần hiệu suất cực đại nếu nhiệt độ nguồn nóng là 2500C và nhiệt độ nguồn lạnh là 300C? Câu 5: Một vòng nhôm có trọng lượng 62,8.10-3N được đặt sao cho đáy của nó tiếp xúc với mặt chất lỏng đựng trong một cốc thuỷ tinh. Đường kính trong và đường kính ngoài của vòng nhôm lần lượt là 48mm và 52mm. Tính lực kéo vòng nhôm để bứt nó ra khỏi mặt thoáng chất lỏng. Cho hệ số căng bề mặt của chất lỏng là 0,072N/m. Câu 6: Một thước thép ở 200C có chiều dài 1m. Khi nhiệt độ tăng lên đến 400C thì thước thép có chiều dài bao nhiêu? Hệ số nở dài của thép là 11.10-6K-1. 1m 6m · A h Câu 7: Nung nóng đẳng áp một lượng khí lý tưởng ở nhiệt độ 300K, áp suất 1atm, thể tích 1m3 cho đến khi nhiệt độ của khí đạt 600K. Nhiệt lượng cung cấp cho khí trong quá trình này là 11,04.103J. Tính công mà khí thực hiện được và độ biến thiên nội năng. II. PHẦN RIÊNG CHO THÍ SINH: (3 điểm) A. PHẦN RIÊNG CHO THÍ SINH HỌC CHƯƠNG TRÌNH NÂNG CAO: (3 điểm) Câu 8a: Một thùng chứa có nắp đậy cao 1m chứa đầy nước, trên nắp có cắm một ống nhỏ hình trụ cao 6m. Lấy g = 10m/s2. So sánh lực nén lên 1 điểm A ở thành của thùng cách đáy h = 20cm trong hai trường hợp: - Ống hình trụ không có nước - Ống hình trụ chứa đầy nước. Biết áp suất khí quyển là 105Pa, r = 1000kg/m3 Câu 9a: Một sợi dây bằng đồng thau dài 1,8m và có đường kính 0,8mm. Khi bị kéo một lực 25N thì sợi dây này bị dãn ra thêm 1mm. Tính suất đàn hồi của đồng thau. Câu 10a: Khoảng cách R1 từ Hoả tinh tới Mặt trời lớn hơn 52% khoảng cách R2 giữa Trái đất và Mặt trời. Hỏi 1 năm trên Hoả tinh bằng bao nhiêu so với 1 năm trên Trái đất? B. PHẦN RIÊNG CHO THÍ SINH HỌC CHƯƠNG TRÌNH CHUẨN: (3 điểm) Câu 8b: Một cốc nhôm khối lượng 100g chứa 300g nước ở 200C. Người ta thả vào cốc nước một thìa đồng khối lượng 75g được nung nóng tới 1000C. Xác định nhiệt độ của nước trong cốc khi có sự cân bằng nhiệt. Bỏ qua các hao phí nhiệt ra ngoài. Nhiệt dung riêng của nhôm là 880J/kgK, của đồng là 380J/kg.K và của nước là 4,19.103J/kg.K. Câu 9b: Người ta thực hiện công 135J để nén khí đựng trong xylanh. Hỏi nội năng của khí biến thiên một lượng bằng bao nhiêu nếu khi truyền ra môi trường xung quanh nhiệt lượng 30J? Câu 10b: Một lượng khí lý tưởng được biến đổi theo các quá trình sau: - Từ 1 sang 2: Làm lạnh đẳng áp - Từ 2 sang 3: Dãn nở đẳng áp - Từ 3 sang 4: Nung nóng đẳng áp - Từ 4 sang 1: Nén đẳng nhiệt Hãy biểu diễn các quá trình trên trong hệ toạ độ (V, T) -------------------------------------- HẾT -------------------------------------- Đề kiểm tra gồm 10 câu, trong một trang. Thí sinh học chương trình nào thì chỉ làm phần riêng của chương trình đó. KIỂM TRA HỌC KÌ II MÔN: VẬT LÝ KHỐI: 10 NĂM HỌC: 2009-2010 (Thời gian làm bài: 45phút, không kể thời gian phát đề) Họ và tên:.....................................................................SBD................................................MÃ ĐỀ: VL1002 I. PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ CÁC THÍ SINH: (7 điểm) Câu 1: Phát biểu nội dung định luật bảo toàn cơ năng. Nêu điều kiện áp dụng định luật đó? p1 V1 T1 p2' V2 T1 p2 V2 T2 (1) (2') (2) Câu 2: Thiết lập phương trình trạng thái của khí lý tưởng bằng cách thực hiện hai giai đoạn Câu 3: Thế nào là sự nở khối? Viết công thức tính thể tích của vật rắn ở nhiệt độ t bất kỳ và nêu rõ các đại lượng có trong biểu thức? Câu 4: Ở một động cơ nhiệt, nhiệt độ của nguồn nóng là 5200C, của nguồn lạnh là 200C. Tính hiệu suất cực đại của động cơ. Nếu động cơ nhận từ nguồn nóng một nhiệt lượng 107J và động cơ làm việc với hiệu suất cực đại thì công mà động cơ thực hiện được là bao nhiêu? Câu 5: Một vòng xuyến có đường kính ngoài là 44mm và đường kính trong là 40mm. Trọng lượng của vòng xuyến là 45.10-3N. Lực bứt vòng xuyến này ra khỏi bề mặt glyxerin là 64,3.10-3N. Tính hệ số căng bề mặt của glyxerin. Câu 6: Một dây tải điện ở 200C có độ dài 1800m. Khi nhiệt độ tăng lên 500C thì dây tải điện có chiều dài bao nhiêu? Hệ số nở dài của dây tải điện là 11,5.10-6K-1. Câu 7: Nung nóng đẳng áp một lượng khí lý tưởng ở áp suất 1atm, thể tích 1m3 cho đến khi thể tích của khí tăng lên 3 lần. Nhiệt lượng cung cấp cho quá trình này là 1,5.104J. Tính công mà khí thực hiện và độ biến thiên nội năng. II. PHẦN RIÊNG CHO THÍ SINH: (3 điểm) A. PHẦN RIÊNG CHO THÍ SINH HỌC CHƯƠNG TRÌNH NÂNG CAO: (3 điểm) Δp S1 S2 Câu 8a: Để xác định lưu lượng chất lỏng hoặc khí (khối lượng chất ấy qua một tiết diện của ống trong 1 giây) người ta dùng ống Venturi như hình vẽ để đo hiệu các áp suất tĩnh Δp = p1 – p2 ở các tiết diện S1, S2. Biết S1 = 0,2m2; S2 = 0,1m2, Δp = 150Pa, ρ = 1000kg/m3. Tính lưu lượng của chất lỏng hoặc khí. Câu 9a: Một thanh thép tròn đường kính 18mm và suất đàn hồi 2.1011Pa. Giữ chặt một đầu thanh và nén đầu còn lại của nó bằng một lực 1,2.105N để thanh này bị biến dạng nén đàn hồi. Tính độ co ngắn tỷ đối (l0 là chiều dài ban đầu, Δl là độ biến dạng nén) Câu 10a: Tìm khối lượng MT của Mặt trời từ các dữ kiện của Trái đất: khoảng cách tới Mặt trời r = 1,5.1011m, chu kỳ quay T = 365.24.3600 = 3,15.107s, hằng số hấp dẫn G = 6,67.10-11Nm2/kg. B. PHẦN RIÊNG CHO THÍ SINH HỌC CHƯƠNG TRÌNH CHUẨN: (3 điểm) Câu 8b: Một bình nhôm khối lượng 500g chứa 118g nước ở 200C. Người ta thả vào cốc nước một miếng sắt khối lượng 200g được nung nóng tới 750C. Xác định nhiệt độ của nước trong cốc khi có sự cân bằng nhiệt. Bỏ qua các hao phí nhiệt ra ngoài. Nhiệt dung riêng của nhôm là 880J/kgK, của sắt là 460J/kgK và của nước là 4,19.103J/kgK. Câu 9b: Người ta truyền cho chất khí trong xylanh nhiệt lượng 110J. Chất khí nở ra thực hiện công 75J đẩy pittông lên. Hỏi nội năng chất khí biến thiên một lượng bằng bao nhiêu? Câu 10b: Một lượng khí lý tưởng được biến đổi theo các quá trình sau: - Từ 1 sang 2: Làm lạnh đẳng áp - Từ 2 sang 3: Dãn nở đẳng áp - Từ 3 sang 4: Nung nóng đẳng áp - Từ 4 sang 1: Nén đẳng nhiệt Hãy biểu diễn các quá trình trên trong hệ toạ độ (p, T) -------------------------------------- HẾT -------------------------------------- Đề kiểm tra gồm 10 câu, trong một trang. Thí sinh học chương trình nào thì chỉ làm phần riêng của chương trình đó.

File đính kèm:

  • docDe mau Ly_10 HK II so 2.doc