Kinh nghiệm sử dụng tranh ảnh trong giảng dạy Ngữ văn 6

Vấn đề sử dụng tranh minh họa trong việc dạy văn học trong nhà trường phổ thông đã được áp dụng từ nhiều năm,nó không phải là vấn đề mới mẻ. Mặc dù việc sử dụng tranh ảnh minh họa không thường xuyên và chưa được giáo viên chú trọng đúng mức nhưng nó cũng có một chút hiệu quả. Nó giúp cho quá trình nhận thức của học sinh dễ dàng hơn. Bởi vì quá trình nhận thức của học sinh theo đúng quy luật nhận thức của con người. Từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng. Mà tranh minh họa là một công cụ, phương tiện trực quan giúp học sinh tư duy nhận thức dễ dàng.

Tranh ảnh (Phương tiện dạy học) là một trong những điều kiện thực hiện phương pháp đổi mới, phương pháp dạy học làm tăng tính hấp dẫn, hứng thú trong học sinh, phát huy tính tích cực, chủ động của hcọ sinh trong giờ học văn. Bên canh đó, ta thấy sách giáo khao lớp 6 được xây dựng theo tinh thần tích hợp. Theo tinh thần này cả 3 phân môn: Văn – Tiếng Việt – Tập làm văn có mối quan hệ hết sức chặt chẽ, phụ thuộc vào nhau, ủng hộ lẫn nhau, làm sáng tỏ cho nhau trong một cuốn sách. Tuy nhiên, mỗi phân môn cũng có đặc thù riêng, có ranh giới nhất định và nội dung cụ thể.

Ở phân môn văn, các văn bản vừa tiêu biểu cho lịch sử văn học, vừa đáp ứng việc dạy Tiếng Việt, Tập làm văn. Trọng tâm chính của chương trình lớp 6 là văn bản tự sự và miêu tả. Tương ứng với 2 loại văn bản này, sách giáo khoa Ngữ văn dựa vào thể loại tác phẩm để tổ chức dạy. Văn bản tự sự của chương trình lớp 6 với các tác phẩm thuộc thể loại truyện dân gian (Truyền thuyết, Cổ tích, Truyện cười, Truyện ngụ ngôn) và truyện trung đại, truyện hiện đại.

 

doc6 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1829 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kinh nghiệm sử dụng tranh ảnh trong giảng dạy Ngữ văn 6, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
I. Lí do chọn đề tài: Vấn đề sử dụng tranh minh họa trong việc dạy văn học trong nhà trường phổ thông đã được áp dụng từ nhiều năm,nó không phải là vấn đề mới mẻ. Mặc dù việc sử dụng tranh ảnh minh họa không thường xuyên và chưa được giáo viên chú trọng đúng mức nhưng nó cũng có một chút hiệu quả. Nó giúp cho quá trình nhận thức của học sinh dễ dàng hơn. Bởi vì quá trình nhận thức của học sinh theo đúng quy luật nhận thức của con người. Từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng. Mà tranh minh họa là một công cụ, phương tiện trực quan giúp học sinh tư duy nhận thức dễ dàng. Tranh ảnh (Phương tiện dạy học) là một trong những điều kiện thực hiện phương pháp đổi mới, phương pháp dạy học làm tăng tính hấp dẫn, hứng thú trong học sinh, phát huy tính tích cực, chủ động của hcọ sinh trong giờ học văn. Bên canh đó, ta thấy sách giáo khao lớp 6 được xây dựng theo tinh thần tích hợp. Theo tinh thần này cả 3 phân môn: Văn – Tiếng Việt – Tập làm văn có mối quan hệ hết sức chặt chẽ, phụ thuộc vào nhau, ủng hộ lẫn nhau, làm sáng tỏ cho nhau trong một cuốn sách. Tuy nhiên, mỗi phân môn cũng có đặc thù riêng, có ranh giới nhất định và nội dung cụ thể. ở phân môn văn, các văn bản vừa tiêu biểu cho lịch sử văn học, vừa đáp ứng việc dạy Tiếng Việt, Tập làm văn. Trọng tâm chính của chương trình lớp 6 là văn bản tự sự và miêu tả. Tương ứng với 2 loại văn bản này, sách giáo khoa Ngữ văn dựa vào thể loại tác phẩm để tổ chức dạy. Văn bản tự sự của chương trình lớp 6 với các tác phẩm thuộc thể loại truyện dân gian (Truyền thuyết, Cổ tích, Truyện cười, Truyện ngụ ngôn) và truyện trung đại, truyện hiện đại. Nhìn vào cấu trúc sách giáo khoa Ngữ văn lớp 6, ta thấy truyện truyền thuyết, truyện cổ tích được dạy trong 18 tiết ở học kỳ I. Đặc điểm nổi bật của các thể loại truyện này: Truyện được sáng tạo bằng trí tưởng tượng phong phú của nhân dân nên có nhiều yếu tố kỳ ảo, hoang đường. Để nắm bắt được nội dung – chủ đề tư tưởng của tác phẩm, bên canh việc suy ngẫm từ những con chữ có trên văn bản, nó còn đòi hỏi học sinh phải hình dung tưởng tượng. Do đó, sử dụng tranh minh họa trong các giờ dạy truyện truyền thuyết, truyện cổ tích giúp cho học sinh lớp 6 dễ dàng hơn trong việc hình dung, tưởng tượng. Học sinh hứng thú học tập, nắm bắt kiến thức chắc chắn hơn. Với bài viết này, tôi chỉ đưa ra một vài suy nghĩ và những việc làm cụ thể để sử dụng tranh minh họa trong các giờ dạy truyện truyền thuyết, cổ tích cho học sinh lớp 6. II. Quá trình thực hiện đề tài: 1. Khảo sát thực tế: - Tình hình thực tế khi chưa thực hiện đề tài. Từ năm học 2001-2002 thực hiện thay SGK và áp dụng các phương pháp giảng dạy mơi phát huy tính tích cực của học sinh, các trường THCS đã tiến hành dạy thí điểm đổi mới phương pháp dạy học với các môn học lớp 6. Vào thời kỳ đầu năm học, Ban dự án thay sách của Bộ Giáo dục&Đào tạo chưa trang bị cho nhà trường bộ tranh ảnh minh họa cho các bài dạy thuộc hai thể loại truyện truyền thuyết, cổ tích giáo viên có thể sử dụng tranh minh họa nhưng mức độ còn hạn chế. Mặt khác, tranh in trong sách giáo khoa Ngữ văn lớp 6 rất nhỏ, chỉ có 2 màu đen trắng, thậm chí tranh không phù hợp với các chi tiết của văn bản nên hiệu quả sử dụng chưa được cao. Bên cạnh đó, học sinh lớp 6 mới bước vào cấp học trung học cơ sở, cho nên việc tiếp thu kiến thức theo phương pháp đổi mới còn hạn chế. Chính vì vậy, việc nắm bắt kiến thức của học sinh trong các giờ đọc hiểu văn bản còn tương đối khó khăn, thậm chí học sinh chưa hào hứng học. Những biện pháp thực hiện: Sau khi được Ban dự án thay sách của Bộ GD&ĐT trang bị cho nhà trường bộ tranh minh họa cho các tác phẩm văn học dân gian, chúng tôi rất phấn khởi vì đã dược trang bị một phương tiện trực quan rất phong phú, sinh động: tranh to, màu sắc đường nét rất rõ ràng. Nhưng vấn đề đặt ra là sử dụng tranh như thế nào để dạt hiệu quả cao, nó vừa phát huy được tính tích cực, chủ động của học sinh, vừa gây hứng thú cho các em, vừa giúp các em nắm được nội dung tư tưởng chủ đề của tác phẩm. Tôi thiết nghĩ sử dụng tranh minh họa phải hợp lí đúng mức, đúng lúc, đúng chỗ. Giáo viên phải xác định dược thời điểm đưa tranh ra giới thiệu, phải cho học sinh làm việc với tranh, kích thích các em tư duy. Đồng thời giáo viên phải xác định được mục đích khi sử dụng tranh: tranh giúp học sinh phát hiện, yìm hiểu vấn đề của bài. Tránh tình trạng cho học sinh xem tranh một cách đơn thuần với lời giới thiệu ngắn gọn của giáo viên. Để học sinh được làm việc khi sử dụng tranh, giáo viên có thể dặt ra những câu hỏi cụ thể có liên quan đến bức tranh mà học sinh quan sát. Học sinh kết hợp những chi tiết có trong văn bản, có sự suy ngẫm, hình dung, tưởng tượng của mình sau khi quan sát tranh để tìm ra câu trả lời phù hợp, rút ra nội dung kiến thức cần ghi nhớ. Sử dụng tranh minh họa trong giờ học nhằm phát huy tính tích cực của học sinh không có nghĩa là: Giáo viên cho học sinh quan sát tranh, trả lời câu hỏi. Học sinh hiểu vấn đề như thế nào cũng được, mà giáo viên phải có sự định hướng, hướng dẫn. Sau đó giáo viên phải đánh giá được sự nhận thức của học sinh và bằng lời văn của mình, giáo viên có thể miêu tả, thuyết minh về bức tranh để gây ấn tượng cho học sinh, giúp học sinh nắm bắt kiến thức tốt hơn. 3. Những việc làm cụ thể trong giờ dạy: */ Truyện truyền thuyết Thánh Gióng: Học sinh cần năm được: - Truyện có nhiều yếu tố kỳ ảo hoang đường. Hình tượng Thánh Gióng mang mầu sắc thần kỳ, thể hiện quan niệm của nhân dân về người anh hùng đánh giặc. Thánh Gióng là biểu tượng rực rỡ của lòng yêu nước, sức mạnh phi thường và tinh thần chống ngoại xâm của dân tộc. Truyện còn thể hiện lòng biết ơn của nhân dân đối với người anh hùng đánh giặc cứu nước. Minh họa cho truyện Thánh Gióng có 2 bức tranh to của Bộ GD&ĐT trang bị và 3 bức tranh nhỏ in trong sách giáo khoa. Tôi thấy 2 bức tranh to đã bao hàm cả 3 bức tranh nhỏ trong sách giáo khoa, nên tôi chỉ sử dụng 2 bức tranh đó. */ Phần tìm hiểu văn bản, sau khi giúp học sinh nắm được: - Sự ra đời lớn lên kỳ lạ của Gióng. - Sự giúp đỡ của nhân dân để Gióng trưởng thành đi đánh giặc. Đến phần Gióng ra trận dánh giặc, tôi yêu cầu học sinh đọc lại đoạn truyện trong sách giáo khoa, sau đó giới thiệu bức trang Gióng nhổ tre đánh giặc, yêu cầu học sinh quan sát, tôi đặt câu hỏi: Em hãy miêu tả hình ảnh Gióng ra trận và cuộc chiến đấu của Gióng? Học sinh dựa vào những chi tiết có trong đoạn truyện vừa đọc kết hợp quan sát tranh đã miêu tả: Sau khi sứ giả mang roi sắt, nón sắt, ngựa sắt, áo giáp sắt đến, Gióng vươn vai biến thành một tráng sĩ oai phong lẫm liệt. Gióng mặc áo giáp nhảy lên mình ngựa, ngựa phun ra những luồng đỏ rực. Ngựa phi đến đâu, Gióng dùng roi sắt quật tíu bụi vào giặc. Xác giặc ngổn ngang như ngả rạ. Bỗng roi sắt gẫy, Gióng nhổ hẳn cả một bụi tre to bên đường quật vào đầu giặc. Giặc khiếp đảm giẫm đạp lên nhau chạy trốn. Nhưng cuối cùng chúng cũng phải bỏ mạng. Khi học sinh đã nắm bắt được hình ảnh Thánh Gióng và trận chiến đấu, tôi yêu cầu học sinh trả lời tiếp 2 câu hỏi: Em có nhận xét gì về hình ảnh Gióng trong trận chiến đấu? Qua lời miêu tả, học sinh đều rút ra được kết luận về hình ảnh của Gióng - Gióng chiến đấu dũng cảm, kiên cường và có sức mạnh phi thường - Chi tiết Gióng nhổ tre đánh giặc và thắng giặc gợi cho em suy nghĩ gì ? Đây là một câu hỏi nâng cao, học sinh trả lời, giáo viên bổ sung để học sinh hiểu dược ý nghĩa của chi tiết: Chi tiết Gióng nhổ tre đánh giặc và thắng giặc là chi tiết đặc sắc, giàu ý nghĩa. Qua đây nhân dân muốn khẳng định: - Gióng thắng giặc nhờ có sức mạnh tổng hợp của: lòng yêu nước, tinh thần dũng cảm, sức mạnh của tổ tiên (qua việc Gióng ra đời), sức mạnh của cộng đồng, sức mạnh của vũ khí, sức mạnh của cả cây tre quê hương. Cây tre – vũ khí thô sơ cũng góp phần đánh giặc. (Giáo viên có thể minh họa, liên hệ với thực tiễn các cuộc kháng chiến chống giặc ngoại xâm của dân tộc). Chi tiết đó góp phần thể hiện quan niệm sáng suốt, đúng đắn của ông cha thời xưa về sức mạnh để chống giặc ngoại xâm bảo vệ Tổ quốc. Để sử dụng bức tranh thứ hai, tôi đặt câu hỏi: Sau khi đánh giặc xong, Gióng đã làm gì? Học sinh trả lời: Gióng bay về trời. Tôi giới thiệu bức tranh thứ hai để học sinh quan sát. Tôi thấy đây là bức tranh đẹp, màu sắc đường nét rất rõ ràng, minh họa đúng các chi tiết của văn bản (khác với tranh trong sách giáo khoa) nên học sinh rất thích thú khi thấy bức tranh. Tôi cho học sinh quan sát và yêu cầu các em : Em hãy miêu tả cảnh Gióng bay về trời? Sau khi đánh tan giặc ân, đất nước thanh bình, Gióng cưỡi ngựa lên đỉnh núi Sóc (Sóc Sơn – Hà Nội bây giờ). Chàng cởi giáp sắt, nón sắt, một mình một ngựa chàng bay về trời trên những đám mây ngũ sắc. Chàng còn quay lại từ biệt quê hương, từ biệt những người thân, từ biệt bà con xóm làng. Giáo viên miêu tả lại để gây ấn tượng cho học sinh, sau đó giáo viên đặt tiếp những câu hỏi liên quan đến bức tranh để học sinh phát hiện, tìm ra kiến thức: Em có nhận xét gì về chi tiết này? Học sinh đều khẳng định: Đây là một chi tiết kỳ ảo, hoang đường tạo ra sự hấp dẫn, lôi cuốn và gây bất ngờ đối với người đọc. Gióng có công lao to lớn như vậy, tại sao tác giả dân gian lại không cho Gióng ở lại để vua ban thưởng, phong tặng chức tước, danh hiệu, mà lại cho Gióng bay về trời? ở câu hỏi này các em có thể trả lời được một vài ý, giáo viên bổ sung định hướng cho học sinh hiểu. Nhân dân muốn khẳng định: Gióng không chỉ là sự ra đời, lớn lên kỳ lạ khác thường, có tinh thần yêu nước, dũng cảm chiến đấu vì dân, vì nước, với sức mạnh phi thường mà Gióng còn không màng danh lợi, chức vụ. Gióng là người anh hùng toàn vẹn, và đó cũng chính là quan niệm của nhân dân về người anh hùng đánh giặc cứu nước. Ngoài ra nhân dân còn muốn tôn vinh Gióng ngang tầm với vũ trụ. Gióng bay lên trời, Gióng là non nước đất trời, Gióng trở về với cõi vô biên, vĩnh cửu, Gióng là con người bất tử. Sự tôn vinh Gióng thể hiện tình cảm biết ơn sâu sắc, tâm lí ngưỡng mộ của nhân dân đối với người anh hùng dân tộc. Gióng sống mãi trong lòng nhân dân. Để chuyển sang nội dung cuối cùng của truyện, tôi đặt câu hỏi chuyển ý: - Sự biết ơn, ngưỡng mộ của nhân dân đối với Gióng còn thể hiện ở chi tiết nào? Học sinh trả lời: - Sự biết ơn, ngưỡng mộ của nhân dân đối với Gióng còn thể hiện ở chi tiết: Vua nhớ công ơn phong cho Gióng là Phù Đổng Thiên Vương và cho lập đền thờ ở quê nhà. Như vậy, cùng với những con chữ của văn bản, sử dụng khai thác tranh minh họa với câu hỏi dẫn dắt gợi mở của giáo viên học sinh nắm được kiến thức và hiểu được bài. III/Kết luận

File đính kèm:

  • docKinh nghiem su dung tranh anh trong day van 6.doc