Kỳ thi học sinh giỏi cấp trường môn thi : Địa lý - Lớp 12 thời gian: 180 phút ( không kể thời gian giao đề)

Câu 1:(3 điểm )

Nếu Trái Đất chuyển động tịnh tiến xung quanh Mặt Trời nhưng không tự quay quanh trục thì sẽ có những hiện tượng gì xảy ra trên bề mặt Trái Đất?

Câu 2 :( 4 điểm )

Tính thời gian mặt trời lên thiên đỉnh và góc nhập xạ vào những ngày xuân phân, hạ chí, thu phân, đông chí ở các địa phương:

- Hà Nội: 21o 01’

- Tp Hồ Chí Minh: 10o 40’

 

doc4 trang | Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 708 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kỳ thi học sinh giỏi cấp trường môn thi : Địa lý - Lớp 12 thời gian: 180 phút ( không kể thời gian giao đề), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GD - ĐT GIA LAI TRƯỜNG THPT ANH HÙNG NÚP ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI HỌC SINH GIỎI CẤP TRƯỜNG Môn thi : Địa lý -lớp 12 Ngày thi: 15 tháng 11 năm 2010 Thời gian: 180 phút ( không kể thời gian giao đề) Câu 1:(3 điểm ) Nếu Trái Đất chuyển động tịnh tiến xung quanh Mặt Trời nhưng không tự quay quanh trục thì sẽ có những hiện tượng gì xảy ra trên bề mặt Trái Đất? Câu 2 :( 4 điểm ) Tính thời gian mặt trời lên thiên đỉnh và góc nhập xạ vào những ngày xuân phân, hạ chí, thu phân, đông chí ở các địa phương: - Hà Nội: 21o 01’ - Tp Hồ Chí Minh: 10o 40’ Câu 3 :( 2 điểm ) Tại sao tàu thuyền đánh cá ở nước ta nên ra khơi lúc 2 – 4 giờ sáng và quay về bến khoảng 14 -16 giờ chiều là thuận lợi nhất ? Câu 4: ( 2 điểm ) Chứng minh rằng: “Sông ngòi là hàm số của khí hậu”, biểu hiện qua đặc điểm sông ngòi nước ta như thế nào ? Câu 5: (2 điểm) Dựa vào Atlat Địa lý Việt Nam, hãy trình bày và giải thích sự phân bố các cây công nghiệp lâu năm ở nước ta? Câu 6: (3 điểm) Dựa vào bảng số liệu dưới đây: Đặc điểm phân bố dân cư trên địa cầu (Đơn vị: %) Khu vực Dân số - Khu vực nhiệt đới - Khu vực ôn đới - Khu vực có độ cao dưới 500m so với mặt nước biển - Vùng ven biển và đại dương (16% diện tích đất nổi) - Châu Á, Châu Âu, Châu Phi - Châu Mĩ, Châu Úc 40 58 82 50 86,3 17,7 a. Hãy nhận xét và giải thích đặc điểm phân bố dân cư thế giới theo bảng thống kê trên b. Rút ra kết luận có tính qui luật của sự phân bố dân cư Câu 7: (4 điểm ) Cho bảng số liệu dưới đây: Tổng trị giá xuất nhập khẩu của Việt Nam trong thời kì 1994 – 2000 (triệu USD) Năm Xuất khẩu Nhập khẩu 1994 4054.3 5825.8 1996 7255.9 11143.6 1997 9185.0 11592.3 1998 9360.3 11499.6 2000 14308.0 15200.0 (Nguồn : Niên giảm thống kê 2000. NXB Thống kê, 2001.tr.400) a. Hãy vẽ biểu đồ thích hợp thể hiện cơ cấu xuất nhập khẩu trong thời kì 1994 - 2000. b. Dựa vào bảng số liệu đã cho, hãy rút ra các nhận xét về tình hình xuất nhập khẩu của nước ta trong thời kì này. Thí sinh được sử dụng Atlat Địa lí Việt Nam do NXBGD phát hành ---hết--- BIỂU ĐIỂM CHẤM KỲ THI HỌC SINH GIỎI CẤP TRƯỜNG Câu 1:(3 điểm )Trái Đất vẫn có ngày và đêm ( 0,5 điểm ) - Một năm chỉ có một ngày và một đêm ( 0,5 điểm ) - Ngày dài 6 tháng, đêm dài 6 tháng ( 0,5 điểm ) - Ban ngày, mặt đất sẽ tích một lượng nhiệt rất lớn và nóng lên dữ dội. - Ban đêm sẽ trở lên rất lạnh.( 0,5 điểm ) - Sự chênh lệch nhiệt độ rất lớn giữa ngày và đêm gây ra sự chênh lệch rất lớn về khí áp giữa hai nữa cầu ngày và đêm. Từ đó hình thành những luồn gió cực mạnh .( 0,5 điểm ) - Bề mặt Trái Đất sẽ không còn sự sống.( 0,5 điểm ) Câu 2 :( 4 điểm ) -Thời gian mặt trời lên thiên đỉnh (sai số 1 ngày) (2đ) + Hà Nội: 13/6 và 2/7 + TP Hồ Chí Minh: 3/5 và 12/8 - Góc nhập xạ (2đ) Vĩ độ 21/3 22/6 23/9 22/12 Hà Nội 68o59’ 87o34’ 68o59’ 45o32’ TP Hồ Chí Minh 79o20’ 77o13’ 79o20’ 55o53’ Câu 3 :( 2 điểm ) - Đất nhận nhiệt nhanh, toả nhiệt nhanh. Nước nhận nhiệt chậm, toả nhiệt chậm + Ban ngày mặt đất hấp thu nhiệt từ mặt trời nhanh hơn nước biển, hình thành áp thấp tạm thời , biển nhận nhiệt chậm hơn - mát hơn, khí áp cao hơn . Gió thổi từ biển vào, gọi là gió biển. + Ban đêm mặt đất toả nhiệt nhanh, hình thành áp cao tạm thời, biển ấm hơn khí áp thấp hơn. Gió từ đất liền thổi ra biển gọi là gió đất . Vì vậy tàu thuyền đánh cá ra khơi vào lúc 2 – 4giờ sáng và quay về bến hôm sau lúc 14 – 16 giờ chiều là thuận lợi nhất . Câu 4: ( 2 điểm ) Các nhân tố tác động trực tiếp đến sông ngòi là: chế độ mưa, băng tuyết tan, nước ngầm đều liên quan đến khí hậu, ngoài ra còn có nhân tố hỗ trợ: địa thế, thực vật, hồ đầm... a. Mạng lưới sông ngòi dày đặc : Nước ta lượng mưa lớn, kết hợp địa thế, đất, thực vật...nên mạng lưới sông ngòi dày đặc.Cả nước có 2360 con sông - dọc bờ biển khoảng 20 km có 1 cửa sông b. Sông ngòi nhiều nước – giàu phù sa : Lượng mưa lớn nên sông ngòi nước ta có lượng nước lớn, tổng lượng nước 839 tỷ m2/ năm Tổng lượng phù sa lớn, mỗi năm khoảng 200 triệu tấn c. Chế độ nước phân hoá theo mùa : - Mùa mưa nhiều nước sông dâng cao, mưa tập trung lượng lớn dẫn đến lũ lụt. - Mùa khô mưa ít nước sông hạ thấp, đôi lúc khô cạn . * Qua đó chúng ta thấy rõ “ Sông ngòi là hàm số của khí hậu “ . Câu 5: (2 điểm) Sự phân bố các cây công nghiệp lâu năm ở nước ta: -Cà phê: chủ yếu ở T.Nguyên do điều kiện đất đai (đất badan) và khí hậu (cận xích đạo) rất thích hợp cho việc phát triển các vùng chuyên canh cây cà phê (nhất là ở Đắc Lắc), ngoài ra cà phê còn được trồng ở Đông Nam Bộ. -Cao su: nhiều nhất ở Đông Nam Bộ (đặc biệt: Bình Dương, Bình Phước). Đây là vùng đồn điền cao su có từ thời Pháp thuộc. Đk: đất đai (đất xám phù sa cổ và đất đỏ badan), khí hậu (cận xích đạo) thích hợp với cây cao su. -Chè: Tập trung chủ yếu ở Trung du và Miền núi phía Bắc và Lâm Đồng do có khí hậu thích hợp (cận nhiệt đới) -Hồ tiêu: được trồng nhiều ở T.Nguyên, ngoài ra còn được trồng ở phía tây Quảng Trị, Phú Quốc. -Dừa: Được trồng nhiều ở Bình Định, ven biển ĐBSCL CÂU 6: (3 điểm) NỘI DUNG ĐIỂM a) Nhận xét và giải thích - Dân cư thế giới khoảng 98% cư trú ở khu vực nhiệt đới và ôn đới, trong đó khu vực ôn đới đông hơn. Nguyên nhân ở đây có khí hậu ấm áp thuận lợi cho sản xuất và sinh sống 0,5 - Dân cư tập trung ở vùng có địa hình thấp như đồng bằng, các cao nguyên thấp( 82% dân số ). Vùng thấp khí hậu ấm áp, dễ đi lại. Vùng cao bề mặt diện tích không lớn, hiểm trở khi đi lại 0,5 - Vùng ven biển- đại dương cư trú 50% dân số. Vùng tiếp giáp 2 môi trường đất, nước có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế 0,5 - Châu Á, Âu, Phi cựu lục địa đông dân 86,3%. Châu Mĩ, Úc tân lục địa 13,7%. Cựu lục địa khai thác định cư lâu đời, tân lục địa khai thác sau 0,5 b) Quy luật phân bố dân cư -Sự phân bố dân cư do 3 nhân tố chi phối + Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên: Có vai trò quan trọng. Dân cư tập trung đông ở nơi có điều kiện tự nhiên thuận lợi, tài nguyên phong phú và ngược lại 0,5 + Tình hình phát triển kinh tế: Vùng kinh tế phát triển tạo ra sức hút dân cư. Vùng kinh tế yếu kém tạo ra lực đẩy dân cư. Yếu tố kinh tế giữ vai trò quyết định 0,75 + Lịch sử khai thác lãnh thổ: những vùng định cư lâu đời thường đông dân hơn vùng mới định cư 0,5 -Phần lớn các vung đông dân cư hiện nay do sự tác động đồng thời của 3 nhân tố nêu trên 0,25 Câu 7: (4 điểm ) a) Vẽ biểu đồ thích hợp thể hiện cơ cấu xuất nhập khẩu trong thời kì 1994- 2000. * Xử lí số liệu:( 1 điểm ) Năm Tổng cộng Chia ra Xuất khẩu Nhập khẩu 1994 100.0 41.0 59.0 1996 100.0 39.4 60.6 1997 100.0 44.2 55.8 1998 100.0 44.9 55.1 2000 100.0 48.5 51.5 * Chọn dạng biểu đồ : biểu đồ miền ( 1 điểm ) b) Dựa vào bảng số liệu dã cho, hãy rút ra các nhận xét về tình hình xuất nhập khẩu của nước ta trong thời kì này. Để nhận xét một cách đầy đủ. Thí sinh cần xử lí tiếp bảng số liệu. Kết quả xử lí số liệu như sau: ( 0,5 điểm ) Năm Cán cân xuất nhập khẩu ( triệu USD) Tỉ lệ xuất nhập khẩu ( %) 1994 -1771.5 69.6 1996 -3887.7 65.1 1997 -2407.3 79.2 1998 -2139.3 81.4 2000 -892 94.1 Nhận xét về tình hình xuất nhập khẩu 1994-2000: a) Tình hình chung: ( 0,5 điểm) - Tổng trị giá xuất nhập khẩu tăng liên tục, tăng tới 3.0 lần ( từ 9880.1 lên 29508.0 triệu đô la ). - Trị giá xuất khẩu tăng 3.5 lần , còn trị giá nhập khẩu tăng 2.6 lần. b) Tương quan giữa xuất khẩu và nhập khẩu : (0,5 điểm ) - Xuất khẩu tăng nhanh hơn nhập khẩu nên cơ cấu xuất nhập khẩu dần đi đến cân đối ( thí sinh cũng có thể nhận xét về tỉ lệ xuất nhập khẩu tăng dần). - Nước ta vẫn nhập siêu, nhưng đã giảm nhiều. Mức nhập siêu lớn nhất là năm 1996( -3887.7 triệu USD), đến năm 2000 chỉ còn -892 triệu USD. c) Diễn biến theo các thời kì:(0,5 điểm ) - Từ 1994 đến 1996: Tốc độ tăng mạnh ( do ảnh hưởng của việc nước ta bình thường hoá quan hệ với Mĩ và gia nhập ASEAN năm 1995). - Thời gian 1997-1998 tốc độ tăng bị chững lại do ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính khu vực cuối năm 1997. Năm 2000 trị giá xuất nhập khẩu lại tăng mạnh.

File đính kèm:

  • docde thi dia ly hsg 12.doc