Kỳ thi olympic đồng bằng sông Cửu Long năm 2009 môn: Văn

 CÂU 1: ( 8 điểm)

 Anh / chị nghĩ như thế nào về câu nói:

 “Đời phải trải qua giông tố nhưng không được cúi đầu trước giông tố”

 ( Trích Nhật ký Đặng Thuỳ Trâm)

 CÂU 2: ( 6 điểm)

 Bút ký Ai đã đặt tên cho dòng sông của Hoàng Phủ Ngọc Tường tràn đầy chất thơ.

 Dựa vào đoạn trích trong Sách Ngữ văn lớp 12 – Nâng cao ( Tập 1- NXB Giáo dục), anh/ chị hãy làm rõ điều đó.

 

doc3 trang | Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 412 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kỳ thi olympic đồng bằng sông Cửu Long năm 2009 môn: Văn, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GD& ĐT ĐỒNG THÁP KỲ THI OLYMPIC TRƯỜNG THPT TP CAO LÃNH ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG NĂM 2009 MÔN : VĂN Thời gian: 120 phút ( Không kề thời gian phát đề ) CÂU 1: ( 8 điểm) Anh / chị nghĩ như thế nào về câu nói: “Đời phải trải qua giông tố nhưng không được cúi đầu trước giông tố” ( Trích Nhật ký Đặng Thuỳ Trâm) CÂU 2: ( 6 điểm) Bút ký Ai đã đặt tên cho dòng sông của Hoàng Phủ Ngọc Tường tràn đầy chất thơ. Dựa vào đoạn trích trong Sách Ngữ văn lớp 12 – Nâng cao ( Tập 1- NXB Giáo dục), anh/ chị hãy làm rõ điều đó. CÂU 3: ( 6 điểm) Ta với mình trong bài thơ Việt Bắc của Tố Hữu. HẾT SỞ GD& ĐT ĐỒNG THÁP KỲ THI OLYMPIC ĐỒNG BẰNG SÔNG CL TRƯỜNG THPT TP CAO LÃNH NĂM HỌC 2008-2009 HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN VĂN ( Hướng dẫn chấm và biểu điểm gồm 2 trang) I.Yêu cầu chung: 1. Thí sinh phải nắm được vấn đề chính cần nghị luận của mỗi câu, từ đó trình bày được khả năng hiểu, phân tích, đánh giá của thí sinh qua từng câu. 2. Bài làm phải rõ ràng về bố cục, mạch lạc và có cảm xúc trong diễn đạt, lập luận chặt chẽ, có sức thuyết phục. 3. Thí sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau. Khuyến khích cho điểm tối đa những bài làm sáng tạo, văn viết hay, độc đáo. 4. Điểm từng câu cũng như toàn bài cho đến 0,25- không làm tròn số. Cho điểm 0 khi lạc đề hoàn toàn hoặc bỏ giấy trắng. II. Yêu cầu cụ thể: Câu 1: Làm rõ ý tưởng của câu nói : giông tố ở đây dùng để chỉ cảnh gian nan đầy thử thách hoặc việc xảy ra dữ dội . Câu nói khẳng định: cuộc đời có thể trải qua nhiều gian nan nhưng chớ cúi đầu trước khó khăn, chớ đầu hàng thử thách, gian nan. Bình luận về câu nói trên : Câu nói trên là tiếng nói của một lớp trẻ sinh ra và lớn lên trong thời đại đầy bão táp, sống thật đẹp và hào hùng. Câu nói thể hiện một quan niệm nhân sinh tích cực : sống không sợ gian nan , thử thách , phải có nghị lực và bản lĩnh. Câu nói muốn nhấn mạnh : gian nan là thử thách của cuộc đời, con người được tôi luyện trong thử thách sẽ trưởng thành. Bày tỏ suy nghĩ về quan niệm sống và hướng tu dưỡng, hành động của bản thân. Gợi ý cho điểm : Điểm 7-8: Trình bày đầy đủ, rõ ràng, thuyết phục vấn đề cần nghị luận. Chọn được cách giải quyết vấn đề một cách độc đáo. Văn có giọng điệu riêng, hấp dẫn và trôi chảy. Điểm 5-6: Bài viết đầy đủ, rõ ràng nhưng còn hạn chế về thao tác nghị luận . Điểm 4: Cơ bản trình bày tốt những vấn đề trung tâm, nhưng còn rối trong hành văn. Điểm 3-4: So với mức điểm trên bài làm còn phạm nhiều lỗi. Điểm 1 : Bài viết yếu nhiều phương diện. Câu 2: Cần làm rõ: Chất thơ chính là cảm xúc trữ tình của tác giả: Hình ảnh thi vị, độc đáo, nhiều vẻ của sông Hương. Sự gắn bó của sông Hương với vẻ đẹp văn hoá, với những sự kiện lịch sử của Huế, của dân tộc. Cách giải thích tên gọi của dòng sông bằng huyền thoại. Chất thơ được thể hiện qua một ngôn ngữ giàu hình ảnh, giàu cảm xúc. Tất cả thể hiện tình yêu quê hương, tình yêu sông Hương của tác giả. Gợi ý cho điểm: -Điểm 6: Bài viết có bố cục rõ, văn viết giàu cảm xúc. Đáp ứng tốt các yêu cầu của đề. -Điểm 4:Hiểu đề, bố cục rõ. Đáp ứng được các yêu cầu của đề nhưng chu67a sâu sắc. Còn một số sai sót nhỏ trong diễn đạt. - Điểm 2: Bài làm còn yếu , sai nhiều lỗi diễn đạt. Câu 3: Những vấn đề chính cần nghị luận: Sự sáng tạo của Tố Hữu trong việc sử dụng kết cấu hát giao duyên giữa hai nhân vật trữ tình mình và ta trong ca dao- dân ca: Tình cảm cách mạng được thể hiện bằng giọng điệu, cảm xúc của tình yêu lứa đôi. Nhân vật trữ tình ta và mình trong bài thơ: Việt Bắc- đồng bào Việt Bắc và Người cán bộ về xuôi. Thể hiện rõ chất trữ tình – chính trị trong thơ Tố Hữu. Sự sáng tạo, linh hoạt của tác giả khi sử dụng hai đại từ mình và ta: - Làm rõ cách dùng hai đại từ mình và ta thường gặp: +Mình thường dùng ở ngôi thứ nhất, là lời tự xưng của người nói. +Mình cũng có thể dùng ở ngôi thứ hai để gọi người bạn đối thoại một cách thân tình , thân thương. +Ta thường dùng ở ngôi thứ nhất, cũng là lời tự xưng của người nói. Phân tích cách sử dụng linh hoạt và sáng tạo trong bài thơ Việt Bắc: + Trong lời của Việt Bắc: mình thường được dùng ở ngôi thứ hai đề chỉ người cán bộ về xuôi, ta dung ở ngôi thứ nhất, là lời Việt Bắc tự xưng. + Khi tác giả trong vai người cán bộ: mình được dùng ở ngôi thứ hai để gọi người ở lại- Việt Bắc; ta được dùng ở ngôi thứ nhất để chỉ người cán bộ. + Trong một số trường hợp: mình vừa dùng ở ngôi thứ nhất vừa là ngôi thứ hai. + Đặc biệt có khi mình xuất hiện 3 lần trong 1 câu thơ với những sắc thái thật ý vị. + Đại từ ta một số trường hợp được dùng với nghĩa chúng ta- chỉ chung người cán bộ và Việt Bắc. 3.Tạo tính dân tộc đậm đà cho bài thơ: - Giọng điệu trữ tình à tạo sự hấp dẫn cho bài thơ, đoạn thơ, gợi hứng thú cho người đọc. - Nhạc điệu, âm điệu của ca dao- dân ca. Gợi ý cho điểm: -Điểm 6: Bài viết có bố cục rõ, văn viết giàu cảm xúc. Đáp ứng tốt các yêu cầu của đề. -Điểm 4:Hiểu đề, bố cục rõ. Đáp ứng được các yêu cầu của đề nhưng chu67a sâu sắc. Còn một số sai sót nhỏ trong diễn đạt. - Điểm 2: Bài làm còn yếu , sai nhiều lỗi diễn đạt.

File đính kèm:

  • docDE_DAPAN.doc
Giáo án liên quan