Lịch sử nhà nước và pháp luật thế giới

+ Những tiền lệ pháp, tập quán pháp của người Xume trong xã hội trước đó

 - Tập quán pháp: là những tập quán được lưu truyền trong xã hội phù hợp với lợi ích của giai cấp thống trị và được giai cấp này nâng lên thành luật

 - Tiền lệ pháp: là các quyết định của cơ quan hành chính hay cơ quan xét xử cấp trên khi giải quyết vụ việc cụ thể làm cơ sở để áp dụng với các vụ việc tương tự

+ Mệnh lệnh của nhà vua

+ Những phán quyết và quyết định của tòa án

 cấp cao lúc bấy giờ

 

 

ppt28 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 2091 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Lịch sử nhà nước và pháp luật thế giới, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lịch sử nhà nước và pháp luật thế giới Hình sự 31B – Nhóm 1 ( Nguồn: ). BỘ LUẬT HAMMURABI NHÓM 1: Cao Nguyên Mậu Nhật Thủy 3140167 Nguyễn Thị Khánh Thủy 3140177 Lê Ngọc Trần Quyết 3140146 Nguyễn Hải Triều 314019 Đỗ Ngọc Thành Nguyên 3140115 Nguyễn Thị Ái Ngân 3149107 Đỗ Thị Quyên 3140141 Nguyên Đình Thắng 3140222 Bùi Thị Kim Thoa 3140168 H'mi Chan Nie 3140217 1. ĐẶC ĐIỂM CỦA BỘ LUẬT HAMMURABI + Những tiền lệ pháp, tập quán pháp của người Xume trong xã hội trước đó - Tập quán pháp: là những tập quán được lưu truyền trong xã hội phù hợp với lợi ích của giai cấp thống trị và được giai cấp này nâng lên thành luật - Tiền lệ pháp: là các quyết định của cơ quan hành chính hay cơ quan xét xử cấp trên khi giải quyết vụ việc cụ thể làm cơ sở để áp dụng với các vụ việc tương tự + Mệnh lệnh của nhà vua + Những phán quyết và quyết định của tòa án cấp cao lúc bấy giờ 1.1 Về nguồn của bộ luật + Phần mở đầu: - Khẳng định rằng đất nước Babilon là vương quốc do các thần linh tạo ra - Hammurabi kể công lao của mình đối với dất nước + Phần nội dung: chứa đựng 282 điều luật Tuy nội dung của bộ luật chưa phân chia thành từng ngành luật riêng biệt, nhưng tác giả của bộ luật đã có ý thức phân chia các điều khoản ra từng nhóm riêng theo nội dung của chúng 1.2 Về cơ cấu của bộ luật: Bộ luật gồm ba phần phần mở đầu , phần nội dung và phần kết luận Từ điều 42 đến điều 48 là những quy định về vấn đề lĩnh canh ruộng đất. Điều 53 đến điều 56 là những điều luật quy định về việc bảo vệ công trình thủy lợi. Nhóm những điều luật phản ánh quan hệ dân sự bao gồm những điều luật sau đây: từ điều 49 đến điều 52, điều 58 đến điều 106, từ điều 112 đến điều 115, điều 121, 122. Nhóm những điều luật phản ánh quan hệ hôn nhân gia đình: điều 127 đến 129, điều 135 đến 166. Nhóm những quy định quy định về tội phạm: điều 196 đến 200, điều 226 . . . + Phần kết luận. Trong phần này, Hammurabi lại tán dương công đức của mình đối với đất nước. Ông khẳng định bộ luật do ông viết ra là tuân theo ý nguyện của thần linh cho nên đến nghìn đời sau vẫn còn có giá trị, các vị vua và thần dân bắt buộc phải tuân theo. Hammurabi tuyên bố sẽ trừng trị tất cả những ai xem thường và có ý định hủy bỏ bộ luật. 1.3 Một vài điểm tiến bộ của bộ luật Đặc sắc nhất của bộ luật này chính là những quy định về luật dân sự, bộ luật đặc biệt chú ý điều chỉnh quan hệ hợp đồng Đã có dấu hiệu của sự phân biệt lỗi vô ý và lỗi cố ý. Hình phạt tiền đã xuất hiện và được áp dụng Phụ nữ được quyền bình đẳng với nam giới Về phạm vi điều chỉnh của bộ luật: - Bộ luật Hammurabi điều chỉnh hầu hết những quan hệ xã hội thời Babilon cổ. - Tuy vậy, vẫn có những lĩnh vực được xem là quan trọng nhưng lại không thấy bộ luật đề cập đến như các hành vi xâm phạm đến lợi ích của quốc gia hay tín ngưỡng 1.4 Một vài hạn chế của bộ luật. Luật chưa có tính khái quát cao. Các quy định của luật chỉ là sự mô tả các hành vi cụ thể. Các điều khoản thường được quy định dài dòng, câu chữ trùng lắp với nhau. Luật thừa nhận và quy định sự trả thù ngang bằng. Tuy nhiên, có một số trường hợp, việc trả thù không mang tính ngang bằng nhau vì luật thừa nhận sự phân biệt giai cấp và bảo vệ lợi ích cho các giai cấp thuộc tầng lớp trên. Đa số các điều khỏan của bộ luật đều liên quan đến hình luật, rất ít các điều khỏan quy định về các quan hệ dân sự hoặc nếu có thì nó cũng bị hình sự hóa. 2. NỘI DUNG CỦA BỘ LUẬT HAMMURAPI 2.1 Những chế định về dân luật Bao gồm các chế định về hợp đồng: hợp đồng mua bán, hợp đồng vay mượn, hợp đồng lĩnh canh ruộng đất; thừa kế… Mua bán Chế định hợp đồng: Cho vay Lĩnh canh ruộng đất Gởi giữ Hợp đồng mua bán Các chế tài của hợp đồng mua bán thường là chế tài hình sự. Ví dụ: + Nếu người bán mà bán trái phép tài sản thuộc sở hữu của người khác thì bị tử hình; + Nếu người nhìn nhận tài sản đó là của mình mà không có người làm chứng thì coi như là phạm tội vu cáo, là muốn chiếm đoạt tài sản của người khác và hình phạt dành cho họ là tử hình. Hợp đồng mua bán Một hợp đồng có hiệu lực khi có đủ 3 điều kiện: + Người bán phải là chủ thật sự của tài sản. + Tài sản mua bán phải đảm bảo đúng tính sử dụng của nó. + Khi tiến hành kí kết hợp đồng mua bán phải có người làm chứng. Nếu thiếu một trong 3 điều kiện thì hợp đồng không có giá trị. Điều này thể hiện rõ giá trị thực tiễn cao trong các quy định của bộ luật. Hợp đồng vay mượn Luật quy định rõ mức lãi suất cho từng loại hợp đồng vay Mức lãi suất đối với vay tiền là 1/5 Mức lãi suất đối với vay thóc là 1/3 Điều 89: Nếu tam ca cho vay thóc hoặc bạc lấy lãi thì mỗi guru có thể lấy lại 100 ca thóc, nếu cho vay bạc trắng thì mỗi xikhơ bạc có thể lấy lại 1/6 và 6 sêun. Theo ước đoán thì: 1guru = 121 lít 1 ca= 4.4 đến 0.8 lít 1 xi khơ = 8 cm3 = 180 sêum Hợp đồng vay mượn Dùng thân thể con người để làm vật đảm bảo hợp đồng  Nếu con nợ không trả được thì chủ nợ có quyền giữ bất động sản, chính con nợ hoặc người thân con nợ để làm con tin. Tuy không có điều nào quy định rõ việc này nhưng tại điều 115 có quy định: “…Nếu dân tự do là chủ nợ của dân tự do khác, và giữ con tin của người này, mà người làm con tin vì số mệnh mà chết tại nhà người giữ mình, thì việc đó không làm căn cứ để tố cáo…” quy định này cho biết một cách gián tiếp rằng người mắc nợ có thể gán người làm con tin. Hợp đồng vay mượn  Bộ luật cho phép dân tự do nếu mắc nợ được quyền bán vợ, con của mình hoặc nô lệ của mình làm nô lệ cho người khác.  Nhưng nếu người bị bán đi là vợ con của dân tự do( có nghĩa họ cùng là dân tự do)thì họ chỉ phải phục dịch ở nhà người mua hoặc chủ nợ trong 3 năm, đến năm 4 họ được trả tự do (điều 117). Hợp đồng lĩnh canh ruộng đất Luật quy định mức thu tô khác nhau đối với lĩnh canh ruộng và vườn. Hợp đồng lĩnh canh ruộng đất  Đối với ruộng, người lĩnh canh được nhận mỗi mùa từ ½ đến 2/3 số sản phẩm thu hoạch  Điều 46: “… nếu người này (người cho thuê ruộng) không thu tiền thuế ruộng, mà căn cứ theo thu hoạch để thu tô ½ hay 1/3…” Hợp đồng lĩnh canh ruộng đất  Nếu lĩnh canh vườn thì người lĩnh canh được nhận 1/3  Điều 64: “…Nếu dân tự do đem giao vườn cho người làm vườn trồng cây chà là thì người trồng vườn phải nộp 2/3 số thu hoạch trong vườn mà mình quản lý cho chủ vườn, còn mình thì được 1/3…” Hợp đồng lĩnh canh ruộng đất Luật còn quy định trách nhiệm của người làm ruộng trong trường hợp không chuyên cần, cẩu thả trong công việc làm cho thu hoạch bị mât mùa (điều 42,43,44):  Người làm ruộng, vì lười biếng không chịu củng cố đe đập làm cho đê đập bị vỡ, nước ngập ruộng của người khác.  Người làm ruộng mở cống không cẩn thận làm ngập ruộng người khác.  Người này tháo nước làm nước ngập ruộng người khác. Hợp đồng lĩnh canh ruộng đất Trách nhiệm của người làm ruộng cũng được luật quy định khác nhau tùy vào ý chí của người vi phạm cố ý hay vô ý (điều 53,55,56)  Nếu có thiên tai, lũ lụt,hạn hán mất mùa thì người lĩnh canh vẫn phải nộp đủ hoa lợi cho chủ đất.  Nếu chưa trả được tiền thuê đất thì cho phép người lĩnh canh nợ một năm nhưng phải trả cả gốc và lãi. Hợp đồng gửi giữ  Người nhận gửi giữ được quyền nhận thù lao gửi giữ.  Điều 121 quy định nếu dân tự do gửi thóc tại nhà dân tự do thì mỗi năm cứ mỗi guru thóc phải trả 5 ca thóc. Hợp đồng gửi giữ  Hợp đồng gửi giữ phải có người làm chứng.  Điều 122 : “… dân tự do đem bạc, vàng hoặc bất cứ thứ gì nhờ người khác cất giữ thì phải có người làm chứng…” 2.2 Chế định thừa kế: - Có hai loại thừa kế: thừa kế theo pháp luật và thừa kế theo di chúc - Con trai và con gái được quyền hưởng thừa kế ngang nhau. - Con ngoài giá thú của chủ nô đối với nữ nô lệ, nếu được người cha thừa nhận những đứa con này là của y thì họ cũng được quyền hưởng thừa kế 2.3 Những chế định về hôn nhân gia đình. - Luật Hammurabi quy định phụ nữ được người đàn ông mua về làm vợ, người chồng được coi là người chủ của người vợ. Tuy nhiên việc kết hôn phải có giấy tờ - Luật đề cao vai trò của người đàn ông trong gia đình Như vậy giống các bộ lạc của các nước phương Đông cổ đại khác, bộ luật Hammurabi đã bênh vực cho đàn ông và bảo vệ chế độ gia trưởng uy quyền độc đoán. 2.4 Những chế định về hình sự - Luật coi hình phạt là sự trừng trị tội lỗi, mang tính chất trả thù ngang bằng nhau. - Và hình phạt thì mang tính dã man ghê gớm. - Luật cho phép phạt tiền để chuộc tội. - Luật Hammurabi quy định trách nhiệm tập thể của tất cả các thành viên công xã đối với nhà nước. * Các tội phạm cụ thể - Tội xâm phạm đến tài sản của người khác (điều 6, điều 8) - Các tội xúc phạm đến thân thể, danh dự của giai cấp trên=> thể hiện rõ nét sự phân biệt giai cấp ( điều 202, điều 205) - Tội giải thoát nô lệ, hay giúp cho người nô lệ chạy trốn (điều 15) 4. Những chế định về tố tụng. - Luật quy định nguyên tắc xét xử công khai. - Nếu thẩm phán không thực hiện đúng quy định của tòa thì bị cách chức và phạt tiền. - Hình thức xét xử còn nhiều khi còn mang tính thần thánh (phụ thuộc vào thần linh) Bộ luật Hammurabi là Bộ luật thành văn cổ nhất trên thế giới, là một trong những thành tựu có giá trị bậc nhất của lịch sử văn minh cổ đại. Giá trị của Bộ luật này cho đến nay vẫn tiếp tục được nhiều nhà khoa học tập trung nghiên cứu, khai thác và kế thừa. Bộ luật đã xây dựng rất công phu, điều chỉnh và phản ánh một cách sinh động các hoạt động kinh tế, chính trị, văn hoá xã hội của vương quốc Babilon. Bộ luật không chỉ có giá trị về nghiên cứu pháp lý mà còn là nguồn cứ liệu lịch sử phong phú, quí giá để nghịên cứu nền văn hoá Babilon - Lưỡng Hà cổ đại. Vượt ra khỏi hạn chế về tính giai cấp, có thể thấy chứa đựng trong nhiều qui phạm của Bộ luật dù ở dạng thức sơ khai nhất, cổ xưa nhất vẫn hằng chứa đậm nét những giá trị tiến bộ, nhân văn, đặc biệt là về kĩ thuật lập pháp trong các qui định từ hôn nhân gia đình đến thừa kế, và qui định về hợp đồng. Gấp Bộ luật lại, nhìn vào cuộc sống và suy ngẫm ta thấy không khỏi ngạc nhiên và trân trọng những giá trị lịch sử pháp lý của Bộ luật, những qui định ra đời cách đây gần 4000 năm vẫn chứa đựng nhiều giá trị đương đại đáng kế thừa, và phát triển./.

File đính kèm:

  • pptTim hieu Bo luat Hammurabi.ppt
Giáo án liên quan