Lịch sử Việt Nam từ nguồn gốc đến giữa thế kỉ XIX

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC

Sau khi học xong bài HS cần nắm bắt được:

1. Kiến thức

- Cách ngày nay 30 - 40 vạn năm, trên đất nước ta đã có con người sinh sống (Người tối cổ). Việt Nam là một trong những quê hương của loài người.

- Trải qua hàng chục vạn năm, Người Tối cổ đã chuyển biến dần thành Người Tinh khôn (Người hiện đại).

- Nắm được các giai đoạn phát triển của xã hội nguyên thuỷ về: Công cụ lao động, hoạt động kinh tế, tổ chức xã hội, đời sống vật chất và tinh thần.

2. Tư tưởng, tình cảm

- Giáo dục lòng yêu quê hương, đất nước, tự hào về lịch sử lâu đời của dân tộc ta, ý thức được ý chí của lao động và trách nhiệm với lao động xây dựng quê hương đất nước.

3. Kỹ năng

- Biết so sánh giữa các giai đoạn lịch sử để rút ra những biểu hiện của sự chuyển biến về: Kinh tế, xã hội . biết quan sát hình ảnh các hiện vật ở bài học để rút ra nhận xét.

II. THIẾT BỊ, TÀI LIỆU DẠY - HỌC

- Bản đồ Việt Nam thể hiện những địa bàn liên quan đến nội dung bài học: Núi Đọ (Thanh Hoá), Thẩm Quyên, Thẩm Hai (Lạng Sơn); Hang Gòn (Đồng Nai); An Lộc (Bình Phước), Ngườm (Thái Nguyên), Sơn Vi (PHú Thọ), Hoà Bình, Bắc Sơn.

- Một số tranh ảnh về cuộc sống người nguyên thuỷ hay những hình ảnh về công cụ của người núi Đọ, Sơn Vi, Hoà Bình.

 

doc63 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 2861 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Lịch sử Việt Nam từ nguồn gốc đến giữa thế kỉ XIX, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phần hai: Lịch sử Việt Nam từ nguồn gốc đến giữa thế kỉ XIX Ngày soan: Ngày dạy : Tiết dạy : Chương I Việt Nam thời nguyên thuỷ đến thế kỷ x Bài 13: Việt Nam thời nguyên thuỷ I. Mục tiêu bài học Sau khi học xong bài HS cần nắm bắt được: 1. Kiến thức - Cách ngày nay 30 - 40 vạn năm, trên đất nước ta đã có con người sinh sống (Người tối cổ). Việt Nam là một trong những quê hương của loài người. - Trải qua hàng chục vạn năm, Người Tối cổ đã chuyển biến dần thành Người Tinh khôn (Người hiện đại). - Nắm được các giai đoạn phát triển của xã hội nguyên thuỷ về: Công cụ lao động, hoạt động kinh tế, tổ chức xã hội, đời sống vật chất và tinh thần. 2. Tư tưởng, tình cảm - Giáo dục lòng yêu quê hương, đất nước, tự hào về lịch sử lâu đời của dân tộc ta, ý thức được ý chí của lao động và trách nhiệm với lao động xây dựng quê hương đất nước. 3. Kỹ năng - Biết so sánh giữa các giai đoạn lịch sử để rút ra những biểu hiện của sự chuyển biến về: Kinh tế, xã hội ... biết quan sát hình ảnh các hiện vật ở bài học để rút ra nhận xét. II. Thiết bị, tài liệu dạy - học - Bản đồ Việt Nam thể hiện những địa bàn liên quan đến nội dung bài học: Núi Đọ (Thanh Hoá), Thẩm Quyên, Thẩm Hai (Lạng Sơn); Hang Gòn (Đồng Nai); An Lộc (Bình Phước), Ngườm (Thái Nguyên), Sơn Vi (PHú Thọ), Hoà Bình, Bắc Sơn. - Một số tranh ảnh về cuộc sống người nguyên thuỷ hay những hình ảnh về công cụ của người núi Đọ, Sơn Vi, Hoà Bình... III. Tiến trình tổ chức dạy - học 1. Kiểm tra bài cũ: Tiết trước ôn tập không kiểm tra, có thể kiểm tra trong quá trình học bài mới. 2. Mở bài Khi học phần lịch sử thế giới nguyên thuỷ, chúng ta đã khẳng định: Thời kỳ nguyên thuỷ là thời kỳ đầu tiên, kéo dài nhất mà dân tộc nào, đất nước nào cũng phải trải qua. Đất nước Việt Nam của chúng ta cũng như nhiều nước khác đã trải qua thời kỳ nguyên thuỷ. Bài học hôm nay, chúng ta sẽ tìm hiểu về thời kỳ nguyên thuỷ trên đất nước Việt Nam. 3. Tổ chức dạy - học bài mới Hoạt động của thầy và trò. Kiến thức học sinh cần nắm vững Hoạt động 1: Cả lớp và cá nhân: - GV dẫn dắt: Việt Nam của chúng ta cũng hoàn toàn có thể tự hào vì đất nước Việt Nam là một trong những trung tâm hình thành loài người. Thên đất nước Việt Nam đã từng trải qua thời lì nguyên thuỷ từng trải qua thời kỳ nguyên thuỷ. - GV đặt câu hỏi: Vậy có bằng chứng gì để chứng minh Việt Nam đã từng trải qua thời kỳ nguyên thuỷ ? + HS theo dõi SGK phần 1 để trả lời câu hỏi. + GV bổ sung và kết luận: Khảo cổ học đã chứng minh cách đây 30 - 40 vạn năm trên đất nước Việt Nam đã có Người Tối cổ sinh sống. - GV: Sử dụng bản đồ Việt Nam có thể hiện địa bàn cư trú của Người Tối cổ ở Thanh Hoá, Đồng Nai. Hoà Bình chỉ cho học sinh theo dõi hoặc gọi 1 học sinh lên chỉ bản đồ địa danh có Người Tối cổ sinh sống. - GV đặt câu hỏi: Em có nhận xét gì về địa bàn sinh sống của Người Tối cổ ở Việt Nam? + HS suy nghĩ quan sát bản đồ trả lời. + GV kết luận: Địa bàn sinh sống trải dài trên ba miền đất nước, nhiều địa phương đã có Người Tối cổ sinh sống. - GV đặt câu hỏi: Vậy Người Tối cổ ở Việt Nam sinh sống thế nào? + HS theo dõi SGK, nhớ lại những kiến thức đã học ở phần lịch sử thế giới, trả lời. + GV kết luận: Cũng giống Người Tối cổ ở các nơi khác trên thế giới, Người Tối cổ ở Việt Nam cũng sống thành bầy săn bắt thú rừng và hái lượm hoa quả. - GV tiểu kết dẫn dắt sang phần 2: Như vậy chúng ta đã chứng minh được Việt Nam đã trải qua giai đoạn bầy người nguyên thuỷ (giai đoạn người Tối cổ). Người Tối cổ tiến hoá thành Người Tinh khôn và đưa Việt Nam bước vào giai đoạn hình thành công xã thị tộc nguyên thuỷ như thế nào? Chúng ta cùng tìm hiểu phần hai của bài: Hoạt động 1: Cả lớp và cá nhân. - GV minh hoạ khoảng 2 vạn năm trên lãnh thổ Việt Nam Người Tinh khôn xuất hiện, công xã thị tộc hình thành. - Vậy công xã thị tộc là gì? + HS nhớ lại kiến thức đã học ở phần lịch sử thế giới cho học sinh - HS theo dõi SGK để thấy được bằng chứng dấu tích của Người Tinh khôn ở Việt Nam. - GV kết luận: Các nhà khảo cổ học đã tìm thấy ở nhiều địa phương của nước ta những hoá thạch và nhiều công cụ đá ghè, đẽo của Người hiện đại ở các di tích thuộc văn hoá Ngườm, Sơn Vi - gọi theo di chỉ khảo cổ chính, tiêu biểu mà các nhà khảo cổ đã khai quật. - Chủ nhân văn hoá Ngườm, Sơn Vi cư trú ở những địa bàn nào? Họ sinh sống ra sao? (sống thành bầy săn bắt thú rừng và hái lượm hoa quả). - HS theo dõi SGK trả lời câu hỏi. - GV bổ sung, kết luận: - GV dùng bản đồ Việt Nam chỉ cho học sinh theo dõi địa bàn cư trú của người Sơn Vi hoặc gọi 1 học sinh lên chỉ bản đồ và nhận xét về địa bàn cư trú của người Sơn Vi. - GV: Những tiến bộ trong cuộc sống của người Sơn Vi so với Người Tối cổ? - HS so sánh để trả lời câu hỏi. - Giáo viên nhấn mạnh: Đến giai đoạn người Sơn Vi khi tổ chức xã hội thị tộc đã hình thành mở đầu cho các giai đoạn phát triển của xã hội nguyên thuỷ ở Việt Nam. - Giáo viên giới thiệu cách đây khoảng 12.000 năm đến 6000 năm ở Hoà Bình, Bắc Sơn (Lạng Sơn) và nhiều nơi khác như: Thái Nguyên, Ninh Bình, Thanh Hoá, Nghệ An, Quảng Bình đã tìm thấy dấu tích của văn hoá Sơ kỳ đá mới. Gọi chung là văn hoa Hoà Bình, Bắc Sơn (gọi theo tên di chỉ khảo cổ tiêu biểu). - Em có nhận xét gì về địa bàn cư trú? Hoạt động kinh tế ? công cụ lao động của cư dân Hoà Bình – Bắc Sơn? - Học sinh trả lời - GV bổ sung, kết luận: - GV tiểu kết: Như vậy đời sống vật chất và tinh thần của cư dân Hoà Bình, Bắc Sơn được nâng cao. - GV thông báo kiến thức: Cách ngày nay 6000 - 5000 (TCN) năm, kỹ thuật chế tạo công cụ có bước phát triển mang tính đột phá lịch sử thường gọi là cuộc cách mạng đá mới. - GV yêu cầu lớp đọc SGK để trả lời câu hỏi: Những tiến bộ trong việc chế tạo công cụ và trong đời sống của cư dân thời đá mới? - HS theo dõi SGK trả lời câu hỏi. - GV bổ sung, kết luận những biểu hiện tiến bộ Hoạt động cả lớp – cá nhân - GV thông báo kiến thức: Cách đây khoảng 4000 - 3000 năm, các bộlạc sống rải rác trên khắp đất nước ta đã đạt đến trình độ phát triển cao kỹ thuật chế tác đá, làm gốm đặc biệt biết sử dụng nguyên liệu và biết đến thuật luyện kim. Tiêu biểu có các bộ lạc Phùng Nguyên, Sa Huỳnh, Đồng Nai - Việc sử dụng công cụ kim khí có ảnh hưởng như thế nào tới sản xuất ? + Học sinh trả lời + Giáo viên chốt lại - GV kết luận: thời kì này đời sống vật chất tinh thần của cư dân tăng lên rõ rệt. Sản phẩm trong xã hội làm ra ngày càng nhiều, trong xã hội bắt đầu có sự phân hoá giàu nghèo. Đó là cơ sở cho sự ra đời các nhà nước cổ đại trên đất nứơc Việt Nam sau này 1. Những dấu tích Người tối cổ ở Việt Nam - Các nhà khảo cổ học đã tìm thấy dấu tích Người tối cổ có niên đại cách đây 30 - 40 vạn năm và nhiều công cụ đá ghè đẽo thô sơ ở Thanh Hoá, Đồng Nai, Bình Phước... - Họ sống trên địa bàn rộng từ Bắc tới Nam - Người tối cổ sống thành bầy săn bắt thú rừng và hái lượm hoa quả. 2. Sự hình thành và phát triển của công xã thi tộc a/ Sự hình thành - Khoảng 2 vạn năm Nười tinh khôn xuất hiện, công xã thị tôc hình thành - Dấu tích của người tinh khôn được phát hiện ở nhiều di tích như: văn hoá Ngườm ở lạng sơn, văn hoá Sơn Vi.... b/ Sự phát triển * Văn hoá Sơn Vi và văn hoá Ngườm - Chủ nhân văn hoá Sơn Vi và văn hóa Ngườm sống trong mái đá, hang động, ven bờ sông, suối trên địa bàn rộng: Từ Sơn La đến Quảng Trị. - Người Sơn Vi đã sống thành thị tộc, sử dụng công cụ đá ghè đẽo, lấy săn bắt, hái lượm làm nguồn sống chính. * Văn hoá Hoà Bình – Bắc Sơn - Cách đây khoảng 12.000 năm đến 6.000 năm văn hoá Hoà Bình, Bắc Sơn xuất hiện. - Đời sống của cư dân Hoà Bình, Bắc Sơn: + Sống định cư lâu dài, hợp thành thị tộc, bộ lạc. + Ngoài săn bắt, hái lượm còn biết trồng trọt: rau, củ, cây ăn quả. + Bước đầu biết mài công cụ và các công cụ khác bằng xương, tre, gỗ, bắt đầu biết nặn đồ gốm. žĐời sống vật chất, tinh thần được nâng cao. * Văn hoá thời Đá Mới - Cách ngày nay 6000 - 5000 (TCN), kỹ thuật chế tác công cụ có bước phát triển mới gọi là cuộc "Cách mạng đá mới" - Biểu hiện tiến bộ, phát triển: + Sử dụng kỹ thuật của khoan đá, làm gốm bằng bàn xoay. + Biết trồng lúa, chăn nuôi, trao đổi sản phẩm giữa các thị tộc, bộ lạc. + Định cư ở vùng đồng bằng žĐời sống vật chất tinh thần được nâng lên 3. Sự ra đời của thuật luyện kim và nghề nông trồng lúa nước - Cách ngày nay 4000-3000 năm các bộ lạc trên đất nước ta đã biết đến đồng và thuật luyện kim - Những thay đổi trong đời sống + Nghề trồng lúa nước trở nên phổ biến + Biết làm các nghề thủ công như: gốm, dệt vải, đồ trang sức... => Đời sống được nâng lên rõ rệt. 4. Củng cố. - Sự phát triển của xã hội nguyên thuỷ qua các nền văn hoá Sơn Vi, Hoà Bình – Bắc Sơn, Phùng Nguyên, Sa Huynhg, Đồng Nai - Bài tập: Lập bảng so sánh về niên đại, địa bàn cư trú, công cụ lao động, hoạt động kinh tế, đời sống vật chất tinh thần của cư dân qua các nền văn hoâ: Sơn Vi, Hoà Bình – Bắc Sơn, Phùng Nguyên, Sa Huynhg, Đồng Nai Ngày soạn: Ngày dạy : Tiết dạy : Bài 14: Các quốc gia cổ đại trên đất nước Việt Nam I. Mục tiêu bài học Sau khi học xong bài học sinh cần nắm được: 1. Về kiến thức - Những nét chính về 3 nước cổ đại trên đất nước Việt Nam ( sự hình thành, cơ cấu tổ chức nhà nước, đời sống văn hoá xã hội). 2. Về tư tương - Bồi dưỡng tinh thần lao động sang tạo, ý thức về cội nguồn dân tộc lòng yêu quê hương đất nước và ý thức giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc. 3. Về kỉ năng - Quan sát, so sanh các hình ảnh để rút ra nhận xét. Bước đầu rèn luyện kỉ năng xem xét các sự kiện lịch sử trong mỗi quan hệ giữa không gian, thời gian và xã hội. II. Thiết bị, tài liệu dạy- học. - Lược đồ giao châu và Chămpa thế kỉ XI-XV. - Bản đồ hành chính Việt Nam có các di tích văn hoá Đồng Nai, ốc Eo ở Năm Bộ. - Một số tranh ảnh công cụ lao động, đồ trang sức, nhạc cụ, đền tháp.... III. Kiến trình tổ chức dạy - học. 1. Kiểm tra bài cũ. Câu hỏi: Thuật luyện kim ở nước ta ra đời từ khi nào ở đâu và có ý nghiã gì với sự phát triển kinh tế, xã hội? 2. Vào bài Vào cuối thời nguyên thuỷ các bộ lạc sống trên đất nước ta đều bước vào thời kì đồng thau, biết đến thuật luyện kim và nghề nông nghiệp trồng lúa nước. Sự ra đời của thuật luyện kim và nghề trồng lúa nước đã tạo tiền đề cho sự chuyển biến của xã hội nguyên thuỷ sang thời đại mới - Thời đại có giai cấp nhà nước hình thành các quốc gia Cổ đại trên đất nước Việt Nam. Để hiểu được sự hình thành, cơ cấu tổ chức nhà nước, đời sống văn hoá, xã hội của các quốc gia trên đất nước ta, chúng ta cùng tìm hiểu bài 14. 3. Tổ chức dạy học Hoạt động của thầy - trò Kiến thức cơ bản Hoạt động1: Cả lớp - cá nhân - Trước hết GV dẫn dắt: Văn lang là quốc gia cổ nhất trên đất nước Việt Nam. Các em đã được biết đến nhiều truyền thuyết về nhà nước văn lang như: Truyền thuyết trăm trứng, bánh chưng banh dày... Còn về mặt khoa học - Nhà nước Văn Lang được hình thành trên cơ sở nào? + Học sinh trả lời + Giáo viên chốt lại => Giáo viên minh hoạ cho học sinh sự phát triển kinh tế và phân hoá xã hội tời văn hoa Đông Sơn + Sử dụng công cụ đồng phổ biến, biết đến công cụ sắt. + Dùng cày khá phổ biến. + Có sự phân công lao động. žĐời sống kinh tế vật chất tiến bộ hơn, phát triển ở trình độ cao hơn hẳn. - GV có thể minh hoạt cho HS thấy sự phân hoá giàu nghèo qua kết quả khai quật mộ tàng của các nhà khảo cổ. - GV giải thích về tổ chức làng, xóm để thấy đước sự biến đổi về xã hội: đa dạng, phức tạp hơn, liên hệ với thực tế hiện này. - GV đặt vấn đề: Sự biến đổi phát triển kinh tế, xã hội đó đặt ra những yêu cầu đòi hỏi gì. + Yêu cầu trị thuỷ để đảm bảo nền nông nghiệp ven sông. + Quản lí xã hội. + Chống các thế lực ngoại xâm để đáp ứng những yêu cầu này Nhà nước ra đời. - GV dẫn dắt: Như vậy ta đã thấy được diều kiện hình thành nhà nước cổ đại ở Việt Nam, tiếp theo ta sẽ tìm hiểu về từng quốc gia cụ thể. Hoạt động 2: Cả lớp - cá nhân. - Em hãy nêu những nét chính về nhà nước Văn Lang ? + Học sinh trả lời + Giáo viên chốt lại - GV giảng giải về cơ cấu tổ chức bộ máy nhà nước Văn Lang - Minh hoạ băng sơ đồ: Bộ máy Nhà nước. - GV phát vấn: Em có nhận xét gì về tổ chức bộ máy Nhà nước Văn Lang? - HS quan sát sơ đồ suy nghỉ trả lời. - GV nhận xét, bổ sung kết luận: - Em hãy nêu những nét chính về nhà nước Âu Lạc? + Học sinh trả lời + Giáo viên chốt lại - GV sử dụng tranh ảnh trong SGK và tư liệu về thành Cổ Loa, mũi tên đồng để minh họa cho bước phát triển cao hơn của nhà nước Âu Lạc. - Em hãy nêu những nét chính về đời sống vật chất tinh thần của cư dân Văn – Lang, Âu – Lạc ? + Học sinh trả lời + Giáo viên chốt lại - GV yêu cầu tất cả HS theo dõi SGK và đặt câu hỏi - Em có nhận xét gì về đời sống vật chất tinh thần của cư dân Văn Lang - Âu Lạc + Học sinh trả lời + Giáo viên chốt lại => GV nhận xét, bổ sung, kết luận về đời sống người Việt Cổ khá phong phú, đa dạng, giản dị, chất phát, nguyên sơ, hoà nhập với thiên nhiên. Hoạt động 1: Cả lớp, cá nhân - GV dùng lược đồ Giao Châu và Chămpa thể kỉ VI đến X để xác định địa bàn Chămpa: Được hình thành trên cơ sở văn hoá Sa Huỳnh (Quảng Ngãi) gồm khu vực đồng bằng ven biển miên Trung Nam Bộ và Nam Trung Bộ. - Quốc gia Chăm – pa được hình thành như thế nào ? + Học sinh trả lời Giáo viên chất lại - GV kết hợp chỉ lược đồ vùng đất này thời Bắc thuộc bị nhà Hán xâm lược và cai trị. Vào cuối thế kỉ II nhân lúc tình hình Trung Quốc rối loạnKhu Liên đã hô hào nhân dân Tượng Lâm nổi dậy giành chính quyền tự chủ sau đó Khu Liên tự lập làm vua, đặt tên nước là Lâm ấp, lãnh thổ ngày càng mở rộng phía bắc đến Hoàng Sơn - Quảng Bình, phía Nam đến Bình Thuận - Phan Rang. Thế kỉ VI đổi tên thành Chămpa. - Em hãy nêu những nét chính về nhà nước Chăm – pa từ thế kỉ II – X ? + Học sinh trả lời + Giáo viên chốt lại - GV minh hoạ kĩ thuật xây tháp của người Chămpa bằng một số tranh ảnh sưu tầm được như khu di tích Mĩ Sơn, thàm Chàm, tượng Chăm... - GV Nhấn mạnh văn hoá Chămpa chịu ảnh hưởng sâu sắc văn hoá ấn Độ. Hoạt động 1: Cá nhân - Quốc gia cổ Phù Nam được hình thành như thế nào? + Học sinh trả lời + Giáo viên chốt lại - GV thuyết trình kết hợp sử dụng lược đồ giúp HS nắm được những kiến thức cơ bản về thời gian ra đời phạm vi lãnh thổ thành phần dân cư Phù Nam. - HS nghe, ghi nhớ. - Em hãy nêu những nét chính về quốc gia cổ Phù Nam từ thế kỉ I – VI? + Học sinh trả lời + Giáo viên chốt lại 1. Quốc giá Văn Lang - Âu Lạc. * Cơ sở hình thành nhà nước. - Kinh tế: Đầu thiên niên kỉ I trước công nguyên công cụ Đồng sử dụng phổ biến và bắt đầu có công cụ sắt. + Sản xuất phát triển mạnh + Có sự phân chia lao động giữa nông nghiệp và thủ công nghiệp. - Xã hội: + Sự phân hoá giàu nghèo càng rõ rệt. Công xã thị tộc tan vỡ, công xã nông thôn và gia đình phụ hệ xuất hiện + Yêu cầu Trị thủy, quản lí xã hội, chống giặc ngoại xâm => Nhà nước ra đời đáp ứng những đòi hỏi đó. * Quốc gia Văn lang (VII-III TCN). - Kinh đô: Bạch Hạc (Việt Trì-Phú Thọ). - Tổ chức Nhà nước. + Đứng đầu đất nước là vua Hùng, vua Thục. + Giúp việc có các Lạc hầu, Lạc tướng. Cả nước chia làm 15 hộ do lạc tướng đứng đầu. + ở các làng xã đứng đầu là Bồ chính. žTổ chức bộ máy Nhà nước còn đơn giản, sơ khai. * Quốc gia Âu Lạc: (III-IITCN). - Kinh đô: Cổ Loa (Đông Anh - Hà Nội). - Lãnh thổ mở rộng hơn, tổ chức bộ máy nhà nước chặt chẽ hơn. - Có quân đội mạnh, vũ khí tốt, thành Cổ Loa kiên cố, vững chắc. žNhà nước Âu Lạc có bước phát triển cao hơn Nhà nước Văn Lang. * Đời sống vật chất tinh thần của cư dân Văn Lang - Âu Lạc + Đời sống vật chất: - ăn: gạo tẻ, gạo nếp, thịt cá, rau củ. - Mặc: Nữ mặc áo, váy, nam đóng khố. - ở: Nhà sàn + Đời sống tinh thần: - Sùng bái thần linh, thờ cúng tổ tiên. - Tổ chức cưới xin, ma chay, lể hội. - Có tập quán nhuộm răng đen, ăn trầu, xăm mình, dùng đồ trang sức. žĐời sống vật chất tinh thần của người Việt phong phú, đa dạng 2. Quốc gia cổ Chămpa hình thành và phát triển. - Thế kỉ II Khu Kiên lập ra nước Lâm – ấp, đến thế kỉ VI đổi thành Chămpa - Chămpa phát triển từ X- XV sau đó suy thoái và hội nhập với Đại Việt. - Kinh Đô: Lúc đầu Trà Kiệu - Quảng Nam sau đó rời đến Đông Dương - Quảng Nam, cuối cùng rời đến Trà Bàn - Bình Định. - Tình hình Chămpa từ thế kỉ II đến X. + Kinh tế: - Hoạt động chủ yếu là trồng lúa nước. - Sử dụng công cụ sắt và sức kéo trầu bò. - Thủ công: Dệt, làm đồ trang sức, vũ khí, đóng gạch và xây dựng, kỹ thuật xây tháp đạt trình độ cao. + Chính trị - Xã hội: - Theo chế độ quân chủ chuyên chế. - Chi bước làm 4 châu, dưới châu có huyện, làng. - Xã hội gồm các tầng lớp: Quý tộc, nông dân tự do, nô lệ. + Văn hoá: - Thế kỉ IV có chữ viết từ chữ Phạn (ấn Độ). - Theo Balamon giáo và Phật giáo. - ở nhà sàn, ăn trầu, hoả táng người chết. 3. Quốc gia cổ Phù Nam. + Trên cơ sở văn hoá óc Eo ( An Giang) Thế kỷ I quốc gia cổ Phù Nam được thành lập - Phát triển thịnh vượng III-V đến cuối thế kỷ VI suy yếu bị Chân Lạp thôn tính. - Tình hình Phù Nam( I -> VI) + Kinh tế: Sản xuất nông nghiệp kết hợp với thủ công, đánh cá, buôn bán. + Văn hoá: ở nhà sàn, theo Phật giáo và Bàlamôn giáo, nghệ thuật ca, múa nhạc phát triển. + Xã hội gồm: quý tộc, bình dân, nô lệ. 4. Củng cố - Dùng lược đồ củng cố quá trình hình thành các quốc gia cổ đại trên đất nước Việt Nam: Địa bàn, thời gian hình thành, thành phần cư dân? - Những điểm giống và khác nhau trong đời sống của cư dân Văn Lang - Âu Lạc. Lam ấp - Chămpa, Phù Nam. - Học bài, làm bài tập 4 trang 70. Ngày soạn: Ngày dạy : Tiết dạy : Bài 15: Thời Bắc Thuộc và những cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc( từ thế kỉ II TCN đến đầu thế kỉ X) I/ Chế độ cai trị của các triều đại phong kiến Phương Bắc và những chuyển biến trong kinh tế – Văn hoá - Xã hội Việt Nam. I. Mục tiêu bài học 1. Về kiến thức. - Giúp HS nắm được những nội dung cơ bản chính sách đô hộ của các triều đại phong kiến phương Bắc ở nước ta và những chuyển biến kinh tế, văn hoá, xã hội nước ta trong thời kì Bắc thuộc. 2. Về tư tưởng, tình cảm. - Giáo dục học sinh lòng căm thù bọn xâm lược và tinh thần đấu tranh bền bỉ chống đồng hoá giành độc lập dân tộc của nhân dân ta. 3. Về kỹ năng - Bồi dượng kỹ năng liên hệ giữa nguyên nhân và kết quả, chính trị với kinh tế, văn hoá, xã hội. II. THiết bị, tài liệu dạy – học - Bảng thống kê các cuộc khởi nghĩa - Tài liệu minh hoạ khác. III. Tiến trình tổ chức dạy - học 1. Kiểm tra bài cũ - Câu hỏi 1: Tóm tắt quá trình hình thành quốc gia Văn Lang - Âu Lạc. - Câu hỏi 2: Đời sống vật chất tinh thần của người Việt cổ trong xã hội Văn Lang - Âu Lạc. 2. Vào bài Từ sau khi nước Âu Lạc bị Triệu Đà xâm chiếm 179 TCN cho đến đầu thế kỉ X nước ta bị các Triều đại phong kiến phương Bắc đô hộ. Lịch sử thường gọi đó là thời kì Bắc thuộc. Để thấy được chế độ cai trị tàn bạo, âm mưu thâm độc của phong kiến phương Bắc với dân tọc ta và những chuyển biến về kinh tế, văn hoá xã hội ở nước ta thời Bắc thuộc, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu bài 15 3. Tổ chức dạy - học: Hoạt động của trò Kiến thức cơ bản Hoạt động 1: Cả lớp - cá nhân - GV giảng giải: 179 TCN Triệu Đà xâm lược Âu Lạc, từ đó nước ta lần lượt bị các triều đại phong kiến Trung Quốc: nhà Triệu, Hán, Lương Tuỳ, Đường đô hộ - Sau khi xâm lược các triều đại phong kiến Phương Bắc thực hiện chính sách cai trị như thế nào ? + Học sinh trả lời + Giáo viên chốt lại - Nhà Triệu chia thành 2 quận, sáp nhập vào quốc gia Nam Việt. - Nhà hán chia làm 3 quận sáp nhập vào bộ Giao Chỉ cùng với một số quận của Trung Quốc - Nhà Tuỳ, Đường chia làm nhiều châu. Từ sau khởi nghĩa Hai Bà Trưng năm 40, chính quyền đô hộ cử quan lại cai trị đến cấp huyện (Trực trị) - GV phát vấn: Các triều đại phong kiến phương Bắc chia Âu Lạc cũ thành quận, huyện nhằm mục đích gì? - HS suy nghĩ trả lời. - GV bổ sung, kết luận về âm mưu thâm độc của chính quyền phương Bắc. Hoạt động 2: Cả lớp - Cá nhân - Các triều đại phong kiến Phương Bắc đã thực hiện chính sách bóc lột nhân dân ta như thế nào ? + Học sinh trả lời + Giáo viên chốt lại => GV có thể minh hoạ bằng tư liệu tham khảo về chính sách bóc lột tàn bạo, triệt để của chính quyền đô hộ trong sách hướng dẫn GV. - GV phát vấn: Em có nhận xét gì về chính sách bóc lột của chính quyền đô hộ? - HS suy nghỉ, trả lời: Đó là một chính sách bóc lột triệt để tàn bạo, đặc biệt nặng nề chỉ có ở một chính quyền ngoại bang - Về văn hoá các triều đại phong kiến phương Bắc đã thực hiện chính sách gì? + Học sinh trả lời + Giáo viên chốt lại - GV có thể gợi cho HS nhớ lại những kiến thức đã học về Nho giáo. Giáo lý của Nho giáo quy định tôn ti trật tự xã hội rất khắt khe ngặt nghèo vì vậy chính quyền thống trị thường lợi dụng nho giáo, biến Nho giáo thành công cụ để thống trị nhân dân. Chính quyền đô hộ phương Bắc truyền bá Nho giáo vào nước ta cũng không nằm ngoài mục đích đó. - GV phát vấn: Chính sách đó của chính quyền đô hộ nhằm mục đích gì? + Học sinh trả lời + Giáo viên chốt lại GV có thể gợi ý: Chính quyền đô hộ bắt nhân dân phải thay đổi cho giống với người Hán, giống đến mức không phân biệt được đâu là người Hán đâu là người Việt thì càng tốt. - GV tiểu kết: Chính sách bóc lột vô cùng tàn bạo và thâm độc của chính quyền đô hộ kéo dài hàng nghìn năm trong thời Bắc thuộc quả là một thử thách vô cùng cam go, ác liệt với dân tộc ta trong cuộc đấu tranh giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc. Những chính sách đó đưa đến sự chuyển biến xã hội như thế nào ? Chúng ta vào mục 2. Hoạt động: Cả lớp - cá nhân. - GV phát vấn: Em có nhận xét gì về tình hình kinh tế nước ta thời Bắc thuộc ? - GV có thể gợi ý: So với thời kỳ Văn Lang - Âu Lạc có biến đổi không? Biến đổi nhanh hay chậm? Nguyên nhân dẫn đến sự biến đỗi? - HS suy nghĩ, so sánh trả lời. - Gv bổ sung kết luận: Mặc dù chịu sự kìm hãm và bóc lột nặng nề của chính quyền đô hộ nhưng nền kinh tế Âu lạc cũ vẫn phát triển tuy chậm chạp và không toàn diện. Do sự giao lưu kinh tế một số thành tựu kỹ thuật của Trung Quốc đã theo bước chân những kẽ đô hộ vào nước ta như sử dụng phân bón nông nghiệp, dùng kiến diệt sâu bọ, rèn sắt, làm giấy, làm thuỷ tinh,... góp phần làm biến đổi nền kinh tế của Âu Lạc cũ. Hoạt động 2: Cả lớp - cá nhân - Chính quyền đô hộ thực hiện âm mưu đồng hoá dân tộc ta như thế nào ? - HS theo dõi SGK, trả lời câu hỏi. - GV bổ sung và kết luận. - Gv có thể minh hoạ thêm tiếp thu có chọn lọc các yếu tố bên ngoài đó là kết quả tất yếu của sự giao lưu văn hoá. GV phân tích: Mặc dù chính quyền đô hộ thi hành những chính sách đồng hoá bắt nhân dân ta phải thay đổi phong tục theo người Hán. Nhưng do tổ tiên đã kiên trì đấu tranh qua hàng nghìn năm nên đã bảo vệ được bản sắc văn hoá dân tộc. Dưới bầu trời các làng, xã Việt Nam phong tục, tập quán của dân tộc vẫn được giữ gìn và phát huy. Hoạt động 3: Cá nhân - So với thời kỳ Văn Lang Âu Lạc xã hội có biến đổi gì ? - HS đọc SGK, so sánh tìm câu trả lời. - GV nhận xét, bổ sung, kết luận: - Gv phân tích để HS thấy được quan hệ bóc lột địa tô phong kiến xâm nhập vào đất Âu Lạc cũ và sẽ dẫn đến sự biến đỗi sâu sắc hơn về mặt xã hội. Các tầng lớp xã hội cso chuyển biến thành các tầng lớp mới. Một số nông dân công xã tự do biến thành nông nô. Một số người nghèo khổ biến thành nô tì. 1. Chế độ cai trị a. Tổ chức bộ máy cai trị. - Các triều đại phong kiến phương Bắc từ nhà Triệu, Hán, Tuỳ, Đường đều chia nước ta thành các quận huyện cử quan lại cai trị đến cấp huyện. - Mục đích của phong kiến phương Bắc là sáp nhập đất Âu Lạc cũ vào bản đồ Trung Quốc. b. Chính sách bóc lột về kinh tế và đồng hoá về văn hoá. - Kinh tế. + Thực hiện chính sách bóc lột, cống nạp nặng nề. + Nắm độc quyền muối và sắt. + Quan lại đô hộ bạo ngược tham ô ra sức bốc lột dân chúng để làm giàu. => Đó là một chính sách bóc lột triệt để tàn bạo, đặc biệt nặng nề - Chính sách đồng hoá về văn hoá. + Truyền bá Nho giáo, mở lớp dạy chữ nho. + Bắt nhân dân ta phải thay đổi phong tục, tập quán theo người Hán. + Đưa người Hán vào sinh sống cùng người Việt => Nhằm mục đích thực hiện âm mưu đồng hoá dân tộc Việt Nam. - Chính quyền đô hộ còn áp dụng luật pháp hà khắc và thẳng tay đàn áp các cuộc đấu tranh của nhân dân ta. 2. Những chuyển biến về kinh tế, văn hóa - xã hội: a. Về kinh tế - Trong nông nghiệp: + Công cụ sắt được sử dụng phổ biến. + Công cuộc khai hoang được đẩy mạnh. + Thuỷ lợi mở mang. => Năng suất lúa tăng hơn trước. - Thủ công nghiệp, thương mại có sự chuyển biến đáng kể. + Nghề cũ phát triển hơn: rèn sắt, khai thác vàng bạc làm đồ trang sức. + Một số nghề mới xuất hiện như làm giấy, làm thuỷ tinh. + Đường giao thông thuỷ bộ giữa các vùng, quận hình thành. b. Về văn hoá - xã hội + Về văn hoá - Một mặt ta tiếp thu những yếu tố tích cực của văn hoá Trung Hoa thời Hán - Đường như: ngôn ngữ, văn tự. - Nhân dân ta vẫn giữ được phong tục, tập quan

File đính kèm:

  • docsu 10 co ban.doc
Giáo án liên quan