Luyện tập kỹ năng xây dựng văn bản nghị luận

I. So sánh các đề bài sau:

1. Phân tích nhân vật Hoàng để thấy được thành công trên phương diện xây dựng nhân vật của nhà văn Nam Cao.

2. Trong truyện ngắn “Đôi mắt”, Nam Cao đã để nhân vật Độ nhận xét văn sỹ Hoàng: “Anh đã quen nhìn đời và nhìn người từ một phía thôi Giữ đôi mắt ấy càng đi nhiều càng quan sát nhiều chỉ càng thêm bi quan và chán nản mà thôi ”.

Từ cảm nhận của bản thân về nhân vật Hoàng, em hãy làm sáng tỏ ý trên.

3. Từ việc phân tích sự khác nhau trong đôi mắt nhìn con người và cuộc sống của hai nhân vật Hoàng và Độ, em hãy giải thích lý do vì sao Tô Hoài lại gọi truyện ngắn Đôi mắt của Nam Cao là Tuyên ngôn nghệ thuật của lớp văn nghệ sỹ đi theo kháng chiến buổi đầu.

II. Từ kết quả so sánh, em hãy cho biết bố cục khái quát của mỗi đề bài.

III. Với những yêu cầu khác nhau, mỗi đề bài nên có cách mở bài như thế nào? Em hãy thử viết ba mở bài cho bađề bài trên.

IV. Luận điểm sau sẽ được minh hoạ bằng những dẫn chứng nào, sắp xếp theo trình tự ra sao?

* Luận điểm : Dưới ngòi bút sắc sảo và hóm hỉnh của Nam Cao, một chân dung giàu chất biếm hoạ của Hoàng đã được khắc hoạ sống động.

+ Hoàng có cuộc sống sinh hoạt rất đầy đủ đến mức phong lưu trong ngôi nhà cổng cao tường gạch, khu vườn trồng rau tươi rười rượi trông đã đủ mát mắt.

+ Hút thuốc lá thơm và nằm màn tuyn trắng toát, chăn bông thoang thoảng nước hoa.

+ Bước khệnh khạnh, thong thả vì người khí to béo quá.

+ Bơi hai cánh tay kềnh kệnh ra hai bên, những khối thịt dưới nách kềnh ra và trông tủn ngủn như ngắn quá.

 

doc3 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1220 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Luyện tập kỹ năng xây dựng văn bản nghị luận, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Luyện tập kỹ năng xây dựng văn bản nghị luận. I. So sánh các đề bài sau: 1. Phân tích nhân vật Hoàng để thấy được thành công trên phương diện xây dựng nhân vật của nhà văn Nam Cao. 2. Trong truyện ngắn “Đôi mắt”, Nam Cao đã để nhân vật Độ nhận xét văn sỹ Hoàng: “Anh đã quen nhìn đời và nhìn người từ một phía thôi…Giữ đôi mắt ấy càng đi nhiều càng quan sát nhiều chỉ càng thêm bi quan và chán nản mà thôi…”. Từ cảm nhận của bản thân về nhân vật Hoàng, em hãy làm sáng tỏ ý trên. 3. Từ việc phân tích sự khác nhau trong đôi mắt nhìn con người và cuộc sống của hai nhân vật Hoàng và Độ, em hãy giải thích lý do vì sao Tô Hoài lại gọi truyện ngắn Đôi mắt của Nam Cao là Tuyên ngôn nghệ thuật của lớp văn nghệ sỹ đi theo kháng chiến buổi đầu. II. Từ kết quả so sánh, em hãy cho biết bố cục khái quát của mỗi đề bài. III. Với những yêu cầu khác nhau, mỗi đề bài nên có cách mở bài như thế nào? Em hãy thử viết ba mở bài cho bađề bài trên. IV. Luận điểm sau sẽ được minh hoạ bằng những dẫn chứng nào, sắp xếp theo trình tự ra sao? * Luận điểm : Dưới ngòi bút sắc sảo và hóm hỉnh của Nam Cao, một chân dung giàu chất biếm hoạ của Hoàng đã được khắc hoạ sống động. + Hoàng có cuộc sống sinh hoạt rất đầy đủ đến mức phong lưu trong ngôi nhà cổng cao tường gạch, khu vườn trồng rau tươi rười rượi trông đã đủ mát mắt.. + Hút thuốc lá thơm và nằm màn tuyn trắng toát, chăn bông thoang thoảng nước hoa. + Bước khệnh khạnh, thong thả vì người khí to béo quá. + Bơi hai cánh tay kềnh kệnh ra hai bên, những khối thịt dưới nách kềnh ra và trông tủn ngủn như ngắn quá. + Người nông dân theo anh vừa ngố vừa nhặng xị… + Anh tức tối cười gằn, thậm chí nỗi khinh bỉ phì cả ra ngoài theo cái bĩu môi dài thượt thượt, mũi anh nhăn lại như ngửi thấy mùi xác thối. + Bàn tay với những ngón tay múp míp chìa về phía bạn, miệng kêu lâm ly những tiếng trong cổ họng như một kịch sỹ. Dùng lời bình nào cho những dẫn chứng ấy là hợp lý? V. Điền các dẫn chứng hợp lý vào đoạn văn dưới đây. Theo em, nên tách thành mấy đoạn nhỏ nữa để bố cục được rành mạch, rõ ràng? Thu mình trong căn nhà kín cổng cao tường như con ốc bọc mình trong vỏ, Hoàng nhìn cuộc sống và con người bằng cái nhìn mỉa mai diễu cợt. Người nông dân hiện lên trong lời lẽ của Hoàng rặt một bọn người xấu xa, đần độn, tàn nhẫn, ngu dốt, lố bịch…Anh chỉ trích việc “……………..” không cần quan tâm đến lời giải thích “người nhà quê có tục kiêng” của Độ; mỉa mai cái tính hay nấp nom, nhòm ngó của họ: “……………”. Đó còn là những con người “…………………..” bởi tính thích nói chuyện và tuyên truyền chính trị, bởi “đánh vần cái giấy phải mất mười lăm phút mà hễ động ai đi qua là hỏi giấy”. Anh châm chọc chuyện “ông thanh niên…..” hoặc “mấy bố tự vệ hay Vệ quốc quân……………”. Kèm theo lời kể là những lời nhận xét khinh thường, miệt thị người nông dân đến mức trắng trợn của Hoàng. Thái độ của anh cũng tăng cấp theo lời nói: từ chỗ “gay gắt”, “Mỉa mai” đến “………..”, cuối cùng “…………………………….”. Hoàng không coi người nông dân là đồng bào, thậm chí là đồng loại của mình. Anh gọi họ một cách xếch mé: “mấy………..”trịch thượng và lạnh lùng khi nói về hành động chiến đấu của nhân dân, không coi đó là nghĩa vụ thiêng liêng mà mình cần góp mặt: “……………………………….”. Đó là biểu hiện của một thái độ sống dửng dưng, vô cảm, lãnh đạm với con người và cuộc đời, kết quả của một đôi mắt “ quen nhìn người và nhìn đời từ một phía” – phía hạn chế, lạc hậu, đáng cười. Bằng đôi mắt ấy, Hoàng không thể phát hiện thấy những nguyên cớ đẹp đẽ bên trong mọi hành động việc làm của người nông dân khi ấy: một tinh thần cảnh giác cách mạng cao độ, một nhiệt tình kháng chiến đến hồn nhiên, quên mình. Anh chỉ thấy cái ngố bề ngoài của việc “anh thanh niên đọc thuộc lòng một bài dài năm trang giấy” về ba giai đoạn của cuộc kháng chiến mà không nhìn thấy bó tre anh hăm hở vác trên vai để chặn bước tiến quân thù. Tự tách mình ra ngoài lề cuộc sống, Hoàng không tìm được tiếng nói chung với đồng bào, với chính những người đang cưu mang đùm bọc gia đình anh. Xa rời quần chúng nhân dân, Hoàng tất yếu không thể tìm được cảm hứng cho sáng tác, càng không thể tìm được niềm vui sống, niềm tin vào cuộc kháng chiến vĩ đại của dân tộc. Cái nhìn khinh bạc của Hoàng đã khiến anh”……………………….. càng thêm chán nản mà thôi”. Như vậy, đi vào phê phán Hoàng, Nam Cao đã bộc lộ rõ ràng thái độ bất bình của ông đối với lớp trí thức văn nghệ sỹ trưởng giả, thiếu cái tình đối với nhân dân đồng thời đặt ra những vấn đề có ý nghĩa sâu sắc về quan điểm, lập trường cần có của người cầm bút- một vấn đề đang được quan tâm trong buổi đầu của nền văn học mới – văn học cách mạng. VI. Viết đoạn văn bình luận về ý nghĩa tư tưởng của truyện ngắn “Đôi mắt”. Gợi ý: + Vì sao Nam Cao đặt tên cho thiên truyện ngắn của mình là Đôi mắt? + Sâu xa, xét đến cùng vấn đề đặt ra trong truyện là vấn đề gì? (quan điểm ? lập trường?) + Giải thích rõ nguyên nhân dẫn đến cái nhìn lệch lạc của Hoàng? + Vậy, qua nhân vật Hoàng, Nam Cao muốn đặt ra vấn đề quan trọng nào đối với người trí thức, đối với mỗi nhà văn? Hướng dẫn thực hành các bài tập. I. Nhận thấy: đề 1: Phân tích nhân vật trong tác phẩm tự sự. đề 2: Phân tích nhân vật để rút ra được giá trị tư tưởng của nhân vật. Đề 3: Phân tích cặp nhân vật đối lập về tư tưởng để rút ra giá trị ý nghĩa tư tưởng cơ bản nhà văn muốn đặt ra trong tác phẩm. II. Bố cục khái quát mỗi đề: 1. đề 1: a. MB: Giới thiệu về sở trường của Nam Cao: lĩnh vực truyện ngắn. Thành công của truyện ngắn đôi mắt trước hết là nghệ thuật xây dựng nhân vật. b. TB: + Cách giới thiệu nhân vật rất độc đáo, tạo sự lôi cuốn thú vị ở người đọc. + Ngoại hình và cuộc sống sinh hoạt phong lưu, trưởng giả của Hoàng. + Ngôn ngữ và thái độ đối với con người và cuộc sống của Hoàng. => Bình luận về thành công của Nam Cao khi xây dựng nhân vật. c. KB: Khẳng định đóng góp của nhà văn cho nền văn học mới bằng các điẻn hình nghệ thuật đặc sắc mà ông đã tạo ra. 2. đề 2: MB: Giới thiệu hoàn cảnh ra đời của truyện ngắn Đôi mắt. Dẫn dắt để đi đến nhận xét của nhà văn Độ về Hoàng. TB: +Giải thích: thế nào là nhìn từ một phía. + Biểu hiện: Cách nhìn nhận và thái độ của Hoàng đối với nhân dân và cuộc kháng chiến. + Nguyên nhân khiến Hoàng có cái nhìn phiến diện, một chiều như vậy? + Từ cái nhìn lệch lạc của Hoàng, nhà văn muốn nêu lên vấn đề về quan hệ giữa lập trường và tư tưởng của người cầm bút. KB: Khẳng định ý nghĩa tích cực mà Nam Cao đã đề cập không chỉ có giá trị một thời mà có giá trị lâu dài và mãi mãi đối với người cầm bút. 3. đề 3: MB: - Giới thiệu về đời văn ngắn ngủi của Nam Cao sau cách mạng và yếu tố khién tên tuổi của ông sống mãi. - Giới thiệu truyện ngắn Đôi mắt và nhận xét của Tô Hoài. TB: * Phân tích nhân vật Hoàng và nhân vật Độ để thấy được sự khác nhau trong cách nhìn nhận về người nông dân và cuộc kháng chiến của hai nhà văn. * Rút ra ý nghĩa nhan đề Đôi mắt, ý nghĩa tư tưởng sâu sắc của truyện. * Giải thích vì sao Tô Hoài lại nói như vậy. + Tuyên ngôn về lập trường cần có của người cầm bút trong thời đại cách mạng. Thấy được mối quan hệ khăng khít giữa lập trường và quan điẻm. + Tuyên ngôn về quan niệm thẩm mỹ của văn học cách mạng: đối tượng phản ánh và công chúng văn học là nhân dân lao động, cái đẹp thuộc về nhân dân… KB:Khẳng định giá trị đương thời: Khẳng định giá trị hôm nay: III. Viết mở bài cho 3 đề bài: 1. Có những nhân vật văn học thoáng qua trong tâm trí ta như một cơn gió, một bóng mây, để rồi lẫn vào vô vàn hình ảnh mà ta đã gặp trong văn và cả trong đời. Song, không ít những chân dung tình cờ mà chạm khắc vào trong ta sâu đậm, như một dấu ấn, một người lạ mà quen, không thể trộn lẫn trong trí nhớ, dường như luôn thấp thoáng đâu đây trong dòng đời mà ta vẫn gặp thường ngày. Hoàng trong truyện ngắn “Đôi mắt” của Nam Cao là một trường hợp như vậy.

File đính kèm:

  • docTLV 3.doc
Giáo án liên quan