Mô phỏng thí nghiệm Vật lý - Crocodile Physics 606

Chương I: GIỚI THIỆU PHẦN MỀM CROCODILE PHYSICS

 Crocodile Physics là phần mềm ứng dụng dùng để mô phỏng thí nghiệm vật lý. Để vào chương trình ứng dụng, ta có thể Double Click vào biểu tượng Crocodile Physic trên màn hình Desktop. Bạn có thể tải tập tin nén tại địa chỉ

doc6 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 2156 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Mô phỏng thí nghiệm Vật lý - Crocodile Physics 606, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chương I: GIỚI THIỆU PHẦN MỀM CROCODILE PHYSICS Crocodile Physics là phần mềm ứng dụng dùng để mô phỏng thí nghiệm vật lý. Để vào chương trình ứng dụng, ta có thể Double Click vào biểu tượng Crocodile Physic trên màn hình Desktop. Bạn có thể tải tập tin nén tại địa chỉ Sau khi nhấp vào biểu tượng Crocodile Physics ta sẽ thấy biểu tượng chương trình: Tiếp theo ta sẽ thấy trên giao diện màn hình hiện lên cửa sổ và lời chào "Welcome to Crocodile Physics". Trên bảng này chúng ta có thể chọn các mục: Contents, New model, hay Tutorials. - Contents: Xem các ví dụ theo chủ đề có sẵn trong phần mềm . - New model: Sử dụng các mô hình của Crocodile để tạo những mô phỏng. - Tutorials: mở nội dung hướng dẫn sử dụng Crocodile Physics. Khi chọn New model hoặc Example model trên màn hình sẽ hiện lên cửa sổ thực hiện các mô phỏng vật lý. Crocodile Physics có thể mô phỏng cơ học, điện, điện tử, quang học, và sóng cơ học. Trong mỗi phần cơ, sóng, điện, quang có đầy đủ những thuộc tính để ta có thể mô phỏng các thí nghiệm vật lý phổ thông. Để xem những mô phỏng có sẵn trong Crocodile ta click vào Model sau đó chọn các mục cần xem. Để xây dựng các mô phỏng thí nghiệm ta có thể Click chọn các thành phần trong Parts. Ví dụ như click vào Electronics ta sẽ có các thành phần dùng trong mô phỏng. Dưới đây liệt kê một số thành phần dùng để thực hiện mô phỏng về điện, điện tử, cơ, quang, sóng… I/ ĐIỆN HỌC: gồm có Analog, Pictorial, Digital. Analog: Mạch tương tự. Pictorial: Nguồn. Digital: Mạch số. II/ QUANG HỌC: gồm có Optical Space, Ray Diagrams, Light Sources, Lenses, Mirrors, Transparent Objects, Opaque Objects. Optical Space: Màn đen. Ray Diagrams: Biểu đồ tia. Light Sources: Nguồn sáng. Lenses: Thấu kính. Mirrors: Gương. Transparent Object: Vật trong suốt. Opaque Object: Vật chắn sáng. Near Object Marker: Cận điểm. Far Object Marker: Viễn điểm. Screen: Màn chắn. Eye: Mắt. Diverging beam: Chùm phân kỳ. Parallel beam: Chùm song song. Ray box: Hộp sáng. Concave Lens: Thấu kính phân kỳ. Convex Lens: Thấu kính hội tụ. Plane Mirror: Gương phẳng. Concave Mirror: Gương lõm. Convex Mirror: Gương lồi. Parabolic Mirror: Gương Parabol. Prism: Lăng kính. Transparent Block: Khối trong suốt. Semi-circular Block: Khối bán cầu. Adjustable Slit: Khe phân giải. Opaque Ball: Khối chắn sáng. Opaque Block: Hộp chắn sáng. Opaque Triangle: Tam giác chắn sáng. II/ CƠ HỌC: gồm có Mechanisms, Motion Mechanisms: Cơ học. Motion: Sự Chuyển động. Space: Không gian chuyển động. Grounds: Mặt đất. Slopes: Mặt phẳng nghiêng. Balls: Bóng. Block: Vật khối. Cart: Xe. Rod: Thanh. Spring: Lò xo. Experiments: Những thí nghiệm. Chain: Dây xích. Constant speed motor: Motor ổn định tốc độ. Flywheel: Vô lăng, bánh trớn. Gear: Bánh răng. Generator: Máy phát điện. Electric motor: Motor điện. Rack and pinion: Răng cưa và nhông. Torque: Momen xoắn. Microswitch: Công tắc điện tí hon. Solenoid: Ống dây. IV/ SÓNG CƠ HỌC: gồm có Wave propagation space, Wave reflection space, Wave interference space, Wave pinned space, Wave plucking space. Wave propagation space: Sóng truyền trong không gian. Wave penetration space: Sóng truyền qua. Wave reflection space: Sóng phản xạ. Wave interference space: Giao thoa sóng. Wave pinned space: Sóng có một đầu cố định. Wave plucking space: Sóng cố định ở hai đầu. V/ TRÌNH DIỄN KẾT QUẢ MÔ PHỎNG (Presentation) Khi mô phỏng thí nghiệm để điều khiển, đo lường, hiển thị đồ thị hay một số thuộc tính khác ta vào Presentation, sau đó chọn các thuộc tính cần trình bày.

File đính kèm:

  • docSo bo gioi thieu cac nut lenh cua Phan mem.doc