Một số đề tham khảo liên quan đến bài thơ Tây tiến của Quang Dũng

 

Anh hay chị hãy bình giảng bốn câu thơ sau đây trong bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng:

Rải rác biên cương mồ viễn xứ

Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh

Áo bào thay chiếu anh về đất

Sông Mã gầm lên khúc độc hành.

 

Cần giảng và bình được tính chất bi tráng của đoạn thơ. Trong gian khổ và ác liệt trên chiến trường miền Tây bao chiến sĩ của đoàn binh Tây Tiến đã hi sinh. Các liệt sĩ đã xả thân vì một lí tưởng chiến đấu cao đẹp. Sử dụng từ Hán Việt ( biên cương, viễn xứ, chiến trường, áo bào, khúc độc hành ) tạo nên không khí thiêng liêng, trang trọng. Đoạn thơ mang ý nghĩa thẩm mĩ như một tượng đài chiến sĩ vô danh đã Quyết tử cho tổ quốc quyết sinh.

 

 

doc3 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1732 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Một số đề tham khảo liên quan đến bài thơ Tây tiến của Quang Dũng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Một số đề tham khảo liờn quan đến bài thơ Tõy tiến của Quang Dũng * * * STT Đề bài Những ý chớnh cần cú 1 Anh hay chị hãy bình giảng bốn câu thơ sau đây trong bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng: Rải rác biên cương mồ viễn xứ Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh Áo bào thay chiếu anh về đất Sông Mã gầm lên khúc độc hành. Cần giảng và bình được tính chất bi tráng của đoạn thơ. Trong gian khổ và ác liệt trên chiến trường miền Tây bao chiến sĩ của đoàn binh Tây Tiến đã hi sinh. Các liệt sĩ đã xả thân vì một lí tưởng chiến đấu cao đẹp. Sử dụng từ Hán Việt ( biên cương, viễn xứ, chiến trường, áo bào, khúc độc hành ) tạo nên không khí thiêng liêng, trang trọng. Đoạn thơ mang ý nghĩa thẩm mĩ như một tượng đài chiến sĩ vô danh đã Quyết tử cho tổ quốc quyết sinh. 2 Bình giảng đoạn thơ sau trong bài Tây Tiến của Quang Dũng: Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc Quân xanh màu lá dữ oai hùm Mắt trừng gửi mộng qua biên giới Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm Rải rác biên cương mồ viễn xứ Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh Áo bào thay chiếu anh về đất Sông Mã gầm lên khúc độc hành. Đây là đoạn thứ ba trong bài Tây Tiến của Quang Dũng. Nên cắt làm hai phần 4 - 4 để bình giảng. Cần làm nổi bật được tượng đài hùng vĩ về đoàn binh Tây Tiến: gian khổ, ác liệt trong lửa đạn vẫn lạc quan yêu đời, chiến đấu vì một lí tưởng cao cả, coi cái chết nhẹ tựa lông hồng. Chủ nghĩa yêu nước và chủ nghĩa lãng mạn anh hùng được khẳng định, ngợi ca. Chi tiết hiện thực, màu sắc lãng mạn, bi tráng. Các từ Hán Việt được sử dụng sáng tạo gợi lên không khí thiêng liêng, trang trọng. Một hồn thơ chiến sĩ vừa gân guốc vừa tài hoa. 3 Phân tích bốn câu thơ sau trong bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng: Dốc lên khúc khuỷu, dốc thăm thẳm Heo hút cồn mây súng ngửi trời Ngàn thước lên cao ngàn thước xuống Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi - Phân tích được con đường hành quân vô cùng gian khổ, với những dốc cao ngàn thước, khúc khuỷu, thăm thẳm, vượt qua những cồn mây heo hút, đi trong màn mưa rừng. Đoàn quân Tây Tiến, những chiến sĩ trẻ Hà Nội lạc quan, yêu đời, tinh nghịch. Gian truân mà vẫn thư thái tâm hồn. Các từ láy như khúc khuỷu, thăm thẳm, heo hút; hình ảnh nhân hóa như súng ngửi trời; hai vế tiểu đối: Ngàn thước lên cao // ngàn thước xuống; các thanh trắc như dốc, khúc khuỷu, dốc thẳm, hút, súng, thước, xuống; câu cuối của đoạn toàn thanh bằng - đã góp phần làm nổi bật cái gian khổ, ác liệt của chiến trường và bản lĩnh kiên cường của đoàn binh Tây Tiến. Đoạn thơ thể hiện bút pháp tài hoa, lãng mạn của Quang Dũng. - Khi phân tích thì nên chia làm hai phần: + Ba câu đầu: tả dốc núi, cồn mây và bản lĩnh của người lính Tây Tiến. + Câu cuối: thể hiện tâm hồn thanh thản, lạc quan trong gian khổ, làm cho giọng thơ trở nên nhẹ nhàng, bay bổng. 4 Anh ( hay chị ) hãy bình giảng đoạn thơ sau đây trong bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng: Người đi Châu Mộc chiều sương ấy Có thấy hồn lau nẻo bến bờ Có nhớ dáng người trên độc mộc Trôi dòng nước lũ hoa đong đưa. - Giới thiệu một vài nét chọn lọc về Quang Dũng, về xuất xứ và chủ đề bài thơ Tây Tiến. Nêu vị trí của đoạn thơ và ý chỉ đạo, trích dẫn đoạn thơ. - Bình giảng được vẻ đẹp thơ mộng của thiên nhiên Châu Mộc qua các hình ảnh, thi liệu: chiều sương, hồn lau, bến bờ, độc mộc; vẻ đẹp của con người qua hình ảnh dáng người trên độc mộc và ẩn dụ hoa đong đưa. - Chỉ ra được chất thơ, chất nhạc ( vần chân: bờ - đưa; vần lưng: ấy - thấy; điệp ngữ: có thấy ... có nhớ; các điệp thanh, điệp âm: Châu Mộc - độc mộc, bến - bờ, dòng - đong - đưa ). Từ đó, khẳng định đoạn thơ đẹp và hay. Một hồn thơ chiến sĩ: giàu tình yêu thiên nhiên, hào hoa, lạc quan và yêu đời. Một bút pháp nghệ thuật: cổ điển mà hiện thực, rất lãng mạn, tài hoa. 5 Hãy phân tích bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng và nêu rõ cảm xúc của mình đối với đoàn binh Tây Tiến qua bài thơ. - Giới thiệu được một vài nét về Quang Dũng, về xuất xứ và chủ đề của bài thơ: + Đây là bài thơ hay nhất của Quang Dũng, của thơ ca kháng chiến chống Pháp viết về anh bộ đội cụ Hồ. + Đoàn binh Tây Tiến được thành lập năm 1947, chiến đấu trong chiến trường miền Tây giáp Sầm Nứa ( Lào ). Quang Dũng làm đại đội trưởng ở đó. Sau hơn một năm chiến đấu, ông đi nhận nhiệm vụ mới. Cuối năm 148, tại Phù Lưu Chanh ( Hà Tây ), Quang Dũng viết bài thơ Tây Tiến nói lên nỗi nhớ chiến trường Tây Tiến, nhớ bao kỉ niệm sâu sắc, nhớ đồng đội, nhớ đoàn binh Tây Tiến một thời trận mạc. + 34 câu thơ thất ngôn, chia làm 4 phần, thể hiện một bút pháp nghệ thuật tài hoa, lãng mạn của một hồn thơ chiến sĩ. - Đoạn 1, có 14 câu nói lên nỗi nhớ chiến trường Tây Tiến, nhớ những nẻo đường hành quân chiến đấu giữa những núi rừng hoang vu, phải vượt qua bao dốc núi khúc khuỷu, thăm thẳm, những cồn mây heo hút, những đỉnh núi chọc trời,... Rừng hoang chỉ có cọp trêu người, tiếng thác thét,... Nhớ chiến trường là nhớ cơm lên khói, thơm nếp xôi của mùa em. ý nghĩa thẩm mĩ: miêu tả con đường hành quân vô cùng gian khổ, ác liệt là để ca ngợi ý chí chiến đấu kiên cường, tinh thần lạc quan của đoàn binh Tây Tiến. Giọng thơ tha thiết, bồi hồi. Câu thơ Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi gồm toàn thanh bằng làm cho âm điệu thơ chơi vơi, mênh mang, biểu lộ cảm xúc bâng khuâng, man mác. - Đoạn 2 có tám câu nói lên hai nỗi nhớ: + Nhớ hội đuốc hoa. Cách viết tài hoa thể hiện nét đẹp của tâm hồn người lính trẻ: hào hoa, yêu đời. + Nhớ chiều sương Châu Mộc. Cảnh đẹp thơ mộng: chiều sương, hồn lau, bến bờ, độc mộc. Con người đáng yêu: dáng người trên độc mộc, hoa đong đưa. Thi liệu chọn lọc mang màu sắc cổ điển. Một bút pháp tinh tế, tài hoa. - Đoạn 3 có tám câu thể hiện niềm tự hào về đoàn binh Tây Tiến: + Gian khổ, oai phong lẫm liệt: dữ oai hùm. + Mộng và mơ đẹp: cốt cách anh hùnh, lãng mạn. + Chiến đấu hi sinh trong tư thế hào hùng. + Thương tiếc tự hào. Phong cách nghiêm trang, trang trọng ( từ Hán Việt ). - Đoạn 4 có bốn câu, trong cảnh chia phôi càng bồi hồi thương nhớ. Đồng đội thân yêu nay ai còn ai mất. - Cảm xúc của thí sinh với đoàn binh Tây Tiến cần thể hiện qua quá trình phân tích. ở phần kết bài cần có các ý sau: + Khâm phục, ngưỡng mộ các chiến sĩ của đoàn binh Tây Tiến đã sống, chiến đầu và hi sinh chô độc lập, tự do của Tổ quốc. + Biết ơn, học tập chủ nghĩa yêu nước, chủ nghĩa anh hùng của anh bộ đội Cụ Hồ trong kháng chiến chống Pháp. 6 Bình giảng đoạn thơ sau trong bài Tây Tiến của Quang Dũng: Sông Mã xa rồi Tây Tiến ơi ! Nhớ về rừng núi nhớ chơi vơi Sài Khao sương lấp đoàn quân mỏi Mường Lát hoa về trong đêm hơi Dốc lên khúc khuỷu, dốc thăm thẳm Heo hút cồn mây súng ngửi trời Ngàn thước lên cao ngàn thước xuống Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi Anh bạn dãi dầu không bước nữa Gục lên súng mũ bỏ quên đời ! Chiều chiều oai linh thác gầm thét Đêm đêm Mường Hịch cọp trêu người Nhớ ôi Tây Tiến cơm lên khói Mai Châu mùa em thơm nếp xôi. - Đây là một đoạn đầu ( trong 4 đoạn ) của bài thơ Tây Tiến gồm 14 câu thất ngôn trường thiên, gieo vần ơi. Bài thơ hay nhất của Quang Dũng viết năm 1948. - Các địa danh như sông Mã, Sài Khao, Mường Lát, Pha Luông, Mường Hịch, Mai Châu - đều thuộc 3 tỉnh Thanh Hóa, Hòa Bình, Sơn La. Tây Tiến nghĩa là tiến về miền Tây ( Tây Bắc ), là tên của một đoàn binh Tây Tiến được thành lập từ đầu năm 1947, Quang Dũng làm đại đội trưởng. Mùa thu 1948, ông xa đơn vị đi nhận nhiẹm vụ mới. Nhớ Tây Tiến, ông viết bài thơ này tại làng Phù Lưu Chanh ( Hà Tây ). - Cần cắt đoạn thơ thành nhiều đoạn nhỏ để phân tích: + Hai câu đầu: Nhớ chơi vơi sông Mã, nhớ núi rừng, nhớ chiến trường, nhớ đoàn binh Tây Tiến. Nhớ chơi vơi là nhớ da diết, triền miên; tâm hồn như bồng bềnh, lơ lửng trong không gian và thời gian. Phân tích cảm thán từ ơi và điệp ngữ nhớ. + Mười câu tiếp theo: Đây là nỗi nhớ những nẻo đường hành quân chiến đấu vô cùng gian khổ, ác liệt. Hành quân trong sương lấp, trong đêm hơi. Phải vượt qua nhiều dốc, đèo cao, cồn mây. Hành quân trong màn mưa rừng, trong đại ngàn hoang vu đầy cọp gầm, thác thét. Có đồng đội gục súng mũ bỏ quên đời. Phân tích được giá trị gợi tả và biểu cảm của các từ láy: khúc khuỷu, thăm thẳm, heo hút; các hình ảnh nhân hóa: súng ngửi trời, thác gầm thét, cọp trêu người; phép đối: dốc lên khúc khuỷu // dốc thăm thẳm, ngàn thước lên cao // ngàn thước xuống và hai câu: Chiều chiều oai linh thác gầm thét Đêm đêm Mường Hịch cọp trêu người Phân tích được cái hay của câu thơ toàn thanh bằng: Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi + Hai câu cuối: Nhớ cơm lên khói, nhớ thơm nếp xôi của mùa em. Nhớ tình quân dân thắm thiết qua hương vị miền Tây. Một cách viết biểu cảm, tài hoa. 7 Phân tích đoạn thơ sau đây trong bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng: Doanh trại bừng lên hội đuốc hoa Kìa em xiêm áo tự bao giờ Khèn lên man điệu nàng e ấp Nhạc về Viên Chăn xây hồn thơ Người đi Châu Mộc chiều sương ấy Có thấy hồn lau nẻo bến bờ Có nhớ dáng người trên độc mộc Trôi dòng nước lũ hoa đong đưa. - Đoàn binh Tây Tiến được thành lập đầu năm 1947, chiến đấu tại chiến trường miền Tây ( Hòa Bình, Thanh Hóa, Sơn La ). Quang Dũng là một Đại đội trưởng của đoàn binh Tây Tiến. Cán bộ, chiến sĩ của đoàn binh Tây Tiến phần đông là thanh niên, học sinh, sinh viên Hà Nội. - Bài thơ Tây Tiến là những hồi tưởng của Quang Dũng. Ông viết bài thơ này vào cuối năm 1948 tại làng Phù Lưu Chanh ( Hà Tây ) sau khi rời xa Tây Tiến đi nhận nhiệm vụ mới. Bài thơ thể hiện bao nỗi nhớ đẹp: nhớ chiến trường, nhớ những kỉ niệm đẹp, nhớ đồng đội một thời trận mạc vô cùng gian khổ mà oanh liệt tự hào. - Bài thơ dài 34 câu thất ngôn. Đoạn 2 và 3, mỗi đoạn có 8 câu như một bài hành. Đoạn thơ trên đây là đoạn 2 bài Tây Tiến nói về hai kỉ niệm sâu sắc: nhớ hội đuốc hoa và nhớ chiều sương Châu Mộc. Tính chất hiện đại và màu sắc cổ điển, bút pháp tài hoa lãng mạn của một hồn thơ - chiến sĩ là nội dung cần phân tích. Người chiến sĩ Tây Tiến rất hào hoa, yêu đời; thiên nhiên núi rừng miền Tây thơ mộng. Đó là điều cẩn cảm thụ và phân tích. - Cắt thành hai đoạn nhỏ: 4 - 4 để phân tích. ----------Hết----------

File đính kèm:

  • docMot so de tham khao ve bai Tay Tien Quang Dung.doc