Một số đề văn mẫu môn Tập làm văn

Đề số 1: Kể về một việc tốt mà em đã làm.

Tôi đang lúi húi tô cho xong bức tranh đánh bóng vật thể chuẩn bị cho tiết hoạ buổi chiều thì mẹ tôi gọi:

-Quang ơi, con chạy ù ra quán ngoài phố mua cho mẹ gói mì chính đi!

Tôi cầm tiền mẹ đưa và chạy thẳng ra đường.

-Bà ơi, bán cho cháu gói mì chính loại to !

Bà chủ quán, vàng đeo đầy cổ, lệnh khệnh bước từ trong nhà ra. Tôi đưa tiền cho bà và chờ lấy mì chính.

Đúng lúc này, một và già tay chống gậy, tay cầm chiếc nón rách lướp xướp, rờ rẫm bước tới cửa hàng. Bà dừng lại một chút như nghỉ lấy hơi rồi lẩy bẩy bước về phía cửa:

-Lạy bà, bà ơi, bà nhón tay làm phúc ! Bà hãy thương lấy kẻ tuổi già sức yếu, đơn độc này .!

Vừa nói, bà vừa chìa cái nón trống không về phía chủ quán. Không để bà già nói hết câu, bà chủ quán đã rít rỏng:

-Ra đi, ra đi! Ai có tiền thừa đâu mà cho nhà bà. Vừa mới sáng ra đã đến ám thế này rồi thì còn bán chác gì nữa! Toàn của tội của nợ !

Nói rồi một tay bà chủ quán đưa gói mì chính cho tôi, một tay bà đẩy người ăn mày ra sát mép đường. Bà lão loạng choạng tưởng sắp ngã.

Lúc này tôi mới kịp nhìn bà lão cho rõ. Người bà khẳng khiu, gầy đét. Khuôn mặt dúm dó. Miệng méo xệch như muốn khóc. Trông bà thật tội nghiệp. Bà cứ đứng mãi ở mép đường không nhúc nhích, bước chân bà như nghẹn lại. Cái gậy muốn đóng đinh bà xuống nền đường.

Tôi vội chạy lại:

-Bà ơi, bà đi về phía nào hả bà?

Tôi hỏi mà bà lão cứ lặng đi không nói. Đúng hơn là bà không nói nổi nữa. Bà ngồi thụp xuống. Tôi đỡ bà lên hè. Lát sau bà mới thều thào:

-Bà đói quá, không đi nổi nữa rồi cháu cứ để bà ngồi đây, lát nữa bà sẽ đi.

-Thế bà cứ chờ cháu một lát nhé!

Tôi quay vào cửa hàng bà chủ. Tôi nói khó với bà:

-Bà ơi! bà đổi cho cháu gói mì chính nhỏ hơn. Còn lại bà cho cháu cái bánh ngọt và ít tiền thừa.

 

doc7 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1296 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Một số đề văn mẫu môn Tập làm văn, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề số 1: Kể về một việc tốt mà em đã làm. Tôi đang lúi húi tô cho xong bức tranh đánh bóng vật thể chuẩn bị cho tiết hoạ buổi chiều thì mẹ tôi gọi: -Quang ơi, con chạy ù ra quán ngoài phố mua cho mẹ gói mì chính đi! Tôi cầm tiền mẹ đưa và chạy thẳng ra đường. -Bà ơi, bán cho cháu gói mì chính loại to ! Bà chủ quán, vàng đeo đầy cổ, lệnh khệnh bước từ trong nhà ra. Tôi đưa tiền cho bà và chờ lấy mì chính. Đúng lúc này, một và già tay chống gậy, tay cầm chiếc nón rách lướp xướp, rờ rẫm bước tới cửa hàng. Bà dừng lại một chút như nghỉ lấy hơi rồi lẩy bẩy bước về phía cửa: -Lạy bà, bà ơi, bà nhón tay làm phúc…! Bà hãy thương lấy kẻ tuổi già sức yếu, đơn độc này….! Vừa nói, bà vừa chìa cái nón trống không về phía chủ quán. Không để bà già nói hết câu, bà chủ quán đã rít rỏng: -Ra đi, ra đi! Ai có tiền thừa đâu mà cho nhà bà. Vừa mới sáng ra đã đến ám thế này rồi thì còn bán chác gì nữa! Toàn của tội của nợ !… Nói rồi một tay bà chủ quán đưa gói mì chính cho tôi, một tay bà đẩy người ăn mày ra sát mép đường. Bà lão loạng choạng tưởng sắp ngã. Lúc này tôi mới kịp nhìn bà lão cho rõ. Người bà khẳng khiu, gầy đét. Khuôn mặt dúm dó. Miệng méo xệch như muốn khóc. Trông bà thật tội nghiệp. Bà cứ đứng mãi ở mép đường không nhúc nhích, bước chân bà như nghẹn lại. Cái gậy muốn đóng đinh bà xuống nền đường. Tôi vội chạy lại: -Bà ơi, bà đi về phía nào hả bà? Tôi hỏi mà bà lão cứ lặng đi không nói. Đúng hơn là bà không nói nổi nữa. Bà ngồi thụp xuống. Tôi đỡ bà lên hè. Lát sau bà mới thều thào: -Bà đói…quá, không đi nổi nữa rồi… cháu cứ để bà ngồi đây, lát nữa bà sẽ…đi. -Thế bà cứ chờ cháu một lát nhé! Tôi quay vào cửa hàng bà chủ. Tôi nói khó với bà: -Bà ơi! bà đổi cho cháu gói mì chính nhỏ hơn. Còn lại bà cho cháu cái bánh ngọt và ít tiền thừa. -Lấy bánh và tiền thừa làm gì? -Cháu biếu bà già kia một chút mà! Tội nghiệp bà ấy quá! -Gớm nhà đã nghèo rớt mà còn lắm chuyện! Mày cho tất hai nghìn đồng thế này thì mai cả nhà mày nhịn ăn à? Tôi không nói gì. Tay cầm gói bánh và hai nghìn đồng tiền thừa, tôi bước tới chỗ bà lão. -Bà ơi, cháu biếu bà gói bánh và ít tiền để bà uống nước này! Bà cầm lấy đi! Hình như bà lão không tin ở tai mình nữa. Linh cảm mách bảo bà có chuyện mừng. Bà từ từ ngẩng đầu nhìn tôi. Bà run run đưa tay đỡ gói bánh và tờ hai nghìn đã cũ. Bà nghẹn ngào xúc động, nước mắt cứ trào ra. Hình như lúc này bà khóc không phải vì nỗi đau riêng của cuộc đời bà, mà khóc vì cảm động. Tôi bẻ míêng bánh ngọt cho bà ăn. Bà nuốt chậm chạp, khó khăn, nhiều khi như nghẹn lại trong cổ. Cố mãi cuối cùng bà cũng ăn hết. Dường như đã lấy lại sức, bà nghẹn ngào, rưng rưng nắm chặt tay tôi nói: -Cháu thật phúc đức quá. “Một miếng khi đói bằng một gói khi no”cháu ạ. Mới ít tuổi mà cháu đã giàu lòng thương người già cả, cô đơn như vậy, quý biết chừng nào. Bà cầu chúc cho cháu trong cuộc đời gặp nhiều may mắn. Bà lão đứng dậy loạng choạng bước đi. Tôi nhìn bóng bà lão gầy guộc in dài trên lề đường cho tới khi khuất hẳn. Đề số 2: Kể về một lần mắc lỗi. Sáng nay, cu Quang kêu mệt. Mẹ sờ trán nó “Ừ, quả đầu con hâm hấp nóng”. Mẹ nói với bố xin phép cho Quang nghỉ học ngày hôm nay. Đắp chăn cẩn thận và dặn dò Quang xong, bố mẹ sửa soạn đi làm. Bố khoá cửa lại. -Bố ạ. Bố cứ để cửa cho con thỉnh thoảng con còn xuống đi tiểu. -Bố sợ con bỏ cửa trống. -Con không đi chơi đâu, bố ạ. Con nằm đây cho đến lúc bố mẹ về. Bố ngần ngừ một tí rồi dặn thêm: -Ừ, bố để chìa khoá ở nhà đó. Con nhớ đừng đi chơi đâu nhé. Bố khép cửa lại rồi đi làm Cu Quang nằm một mình. Buồn thật. Mấy tập báo Thiếu Niên xem đi xem lại đến chán ngấy. Chà, dưới sân tụi nó chơi trò gì thế nhỉ. Giọng to nhất đúng là thằng Huy rồi, cái giọng vịt đực đó thì không thể nhầm vào đâu được. Kìa, có chuyện gì mà cái Thảo nó cười to thế nhỉ? Lại Tuấn Anh nữa, có nó thì bao giờ cuộc chơi cũng sôi nổi. Hãy nhìn xuống xem sao?Cu Quang nhõm dậy nhìn qua cửa sổ. Đúng mà, mình đoán không sai. Dưới sân có đủ mặt hầu hết các đứa cùng xóm học buổi chiều mà! Giá lúc này được xuống nhập bọn với chúng nó thì thích nhỉ. Cái trò bịt mắt bắt dê đó thì Quang mê lắm. Hay cứ xuống chơi một tí. Không được, bố đã dặn rồi… bỗng Tuấn Anh ngước nhìn lên. Nó hét to: Ơ Quang, làm gì trên đó, xuống đây nhanh lên! Kệ, hay cứ xuống đó chơi một tị thôi mà.Còn lâu bố mẹ mới về. Cu Quang mở cửa, chạy vội xuống sân. Bọn trẻ mừng lắm. Chả là trong các cuộc chơi nào,cu quang cũng góp phần nổi bật. Mãi chơi, Quang quên cả mệt, quên đói…quên cả thì giờ… cho đến lúc trông thấy ngoài đường xe cộ tan tầm đông nghịt, Quang mới sưcï nhớ là bố mẹ sắp về. Phải chạy nhanh lên thôi! Thoáng một cái, Quang đã nằm ngay lên giường, trùm kín chăn lại. Hình như văng vẳng có tiếng con Lu rít lên mừng bố mẹ đã về. Thôi chết rồi, còn đôi dép lúc nãy mãi chơi, Quang đã để quên dưới hiên nhà. Tiếng bố đã nghe rõ: -Ủa sao đôi dép của con lại ở đây em nhỉ ? Chưa kịp nghĩ gì hết thì cửa phòng đã mở, qua lỗ chăn lũng Quang nhìn ra. Mẹ vẫn đứng nguyên chờ bố trước cửa. Bố vào, chẳng kịp để bố bỏ đôi dép xuống, mẹ đã nhăn : -Bố nó xem, em bảo đi phải khoá cửa lại. Bố nhìn đôi dép thong thả nói: -Em cứ để nguyên đôi dép ở đó, con dậy nó tự khắc biết. Anh tin con nó biết ăn năn. Sáng nay nó đã có lỗi rồi. Bây giờ đừng để con phạm tội nói dối nữa. Mẹ nghe theo lời bố, đặt đôi dép xuống cạnh giường, rồi đi làm cơm. Cu Quang nằm trong chăn nghe hết mọi chuyện. Tự nhiên nước mắt nó cứ chảy ra lúc nào không biết. Khi mẹ dọn cơm lên bàn, bố mới bước lại giường, nhè nhẹ lật chăn ra. Bố sờ vào trán cu Quang rồi bảo : -Dậy ăn cơm với bố mẹ đi con. Cả nhà ngồi ăn cơm vui vẻ. Hôm nay bố kể nhiều chuyện vui. Bố lại dành cho cu Quang những phần ngon. Đến chiều, cu Quang dậy sớm, bỏ sách vở vào cặp rồi chào bố mẹ đi học. Tiếng giày gõ nhè nhẹ trên bậc thang, vang lên một khúc nhạc vui… Đề số 3: Kể về một thầy giáo hay một cô giáo mà em quý mến. Tôi cầm trên tay tấm hình chụp toàn lớp cũ của mình hồi còn học lớp ba. Tất cả bọn tôi lúc đó, đứa nào đứa náy trông thật ngộ nghĩnh, thật buồn cười. Trong ảnh, cô giáo chủ nhiệm để tay lên vai tôi. Cô cười hiền hậu. Cô như người mẹ hiền của tất cả chúng tôi. Tự nhiên, những kỷ niệm cũ về cô giáo lại trỗi dậy trong tôi bồi hồi, xúc động. Cô giáo tôi có thói quen là cứ đến cuối học kỳ, hoặc cuối năm học lại đề nghị chúng tôi viết một mảnh giấy nhỏ những ý nghĩ hoặc nhận xét của mình về cô. Việc làm ấy chúng tôi làm khá quen rồi, vì cô làm chủ nhiệm lớp tôi đã ba năm. Thường lũ học trò chúng tôi không hiểu hết ý định của cô giáo, mặt khác lại sợ cô nên chúng tôi đứa nào cũng viết toàn những lời đẹp đẽ về cô giáo mình. Lần ấy, chúng tôi lại được cô giáo cho viết những lời nhận xét như thường lệ. Tôi tranh thủ viết ngay trong giờ học. Tôi nghĩ mãi cuối cùng mạnh dạn viết: “Em không buồn vì điểm hai cô cho, mà em buồn vì em đã không học bài để cô giận. Mẹ em ốm nặng quá, em phải thức suốt đêm chăm sóc mẹ. Em đã tự hứa sáng mai sẽ dậy sớm để học, nhưng mệt quá em lại ngủ quên. Cô ơi! nếu cô biết mẹ em ốm nặng thế nào thì chắc cô không cho em điểm hai đâu…” viết rồi, tôi ngồi thẩn thờ xem có nên gởi hay không. Bỗng một giọng nói làm tôi giật mình: -Em viết gì thế? Đưa tôi xem nào. Thầy giáo dạy nhạc cầm tờ giấy lên và đọc. Mặt thầy đỏ bừng. Thầy nói: -Lát nữa lên văn phòng gặp cô chủ nhiệm! Đến giờ ra chơi tôi theo thầy lên văn phòng. Gặp cô chủ nhiệm, thầy nói: -Chị xem học sinh của chị nói xấu chị đây này. Học trò như vậy thì thật là khó dạy. Thầy đưa tờ giấy của tôi cho cô xem. Nước mắt tôi cứ trào ra. Cô chủ nhiệm cầm tờ giấy đọc chăm chú. Sau đó cô bước lại bên tôi, nhìn thẳng vào mắt tôi. Tôi oà lên khóc nức nở. Cô nhẹ nhàng: -Có gì đâu em, đừng khóc, các bạn cười cho đấy. Chiều đó, cô đến thăm mẹ tôi. Cô và tôi bắt bếp nấu cháo cho mẹ. Cô như có điều gì vui lắm. Thỉnh thoảng cô lại vuốt tóc tôi. Khi cô về, tôi tiễn cô ra cổng. Cô nắm tay tôi rồi nói: -Cô cảm ơn, mai em học bài đi, cô sẽ kiểm tra lại, em nhé! Tôi nhìn theo hút cái bóng mảnh mai, hiền hậu của cô đang khuất dần sau dãy phố Nguyễn Trãi, lòng đầy xúc động. . . Đề số 4: Kể về một kỉ niệm hồi thơ ấu làm em nhớ mãi. Kỷ niệm sinh nhật của tôi năm ấy, bạn bè đến chơi đông vui. Suốt cả buổi sáng, nhà tôi tấp nập kẻ ra người vào, tiếng cười nói ríu ra ríu rít không ngớt. Hai chiếc bình mẹ tôi đã chuẩn bị đầy hoa hồng. Thế mà các bạn còn mang tới thêm nào : hồng bạch, hồng nhung, cẩm chướng cả những bông bất tử tím nhỏ thật đẹp. Các bạn tôi ngồi chật nhà, bao nhiêu ghế mẹ tôi đã đem ra hết mà vẫn không đủ, phải mượn thêm của nhà hàng xóm. Tôi nhận được nhiều thứ quà: nào sổ tay, truyện và cả các đĩa CD Playgame…các chú Rôbốt xinh xinh trông đã thích ngay. Vui thì vui thật, nhưng tôi vẫn cứ bồn chồn không yên. Không hiểu sao, Tuấn Anh, đứa bạn thân nhất của tôi giờ này mà vẫn chưa đến. Chẳng lẽ nó lại quên ngày vui của tôi? Không, nó vốn chu đáo lắm kia mà! Bạn bè đã bắt đầu ra về lác đác, tôi càng bồn chồn. Tôi không trách Tuấn Anh nữa, mà bắt đầu thấy lo. Hay là… Tuấn Anh đã gặp tai nạn gì giữa đường. Tôi đang đăm chiêu nghĩ ngợi, chợt Quang mập reo lên: -Kia rồi, Tuấn Anh kia rồi! Tôi quay phắt ra cửa, nhìn thấy T.Anh đang tươi cười đi vào. Tôi ào chạy ra xô đổ cả ghế. Thấy T.Anh bình thường tự nhiên tôi lại giận nó và tủi thân. -Sao bây giờ mới đến vậy bạn? Tưởng bạn quên mất sinh nhật của mình rồi chứ? Tuấn Anh vẫn cười bẽn lẽn như con gái, đầu nghiêng nghiêng trông thật hiền lành. Nhìn nét cười ấy, không thể nào mà giận được. Tôi phát vào lưng nó một cái rõ đau: -Xe đâu không dắt vào, lại để ngoài cổng à? Tuấn Anh vẫn cười lắc lắc cái đầu hất mớ tóc vốn mềm như tóc con gái, nhỏ nhẻ: -Xe sáng nay tớ cho mẹ mượn đi chợ rồi. -Thế đi bộ xuống đây à? T.Anh không trả lời. Tôi giận mình quá. Thế mà cứ trách bạn mãi. Đi bộ thảo nào bây giờ mới đến. Nhà T.Anh mãi trên đường Thống Nhất mà tôi thì lại ở khu Vườn Dương. Tôi kéo T.Anh vào ngồi giữa đám bạn bè. T.Anh cẩn thận mở hộp quà lấy ra một chùm ổi ba trái, mỗi trái to bằng cái chén ăn cơm,vàng bóng nõn nà, nhìn đã muốn cắn ngay. Mấy bạn khác xúm lại trầm trồ nhìn ngắm, xuýt xoa. T.Anh cười, quay sang tôi: -Bạn có nhớ chùm ổi này không? Không à? Quả của cây ổi ở góc nhà mình đó. Tôi “à” lên một tiếng, mi mắt bỗng cay xè, sống mũi nong nóng cay xộc. Tôi nhớ ra rồi, lâu rồi, tôi có đến nhà T.Anh và bạn có chỉ cho tôi cây ổi bạn mới trồng, với lời hứa sẽ dành cho tôi một bất ngờ thú vị. Tôi gặn hỏi mãi, nhưng chỉ nhận được sự im lặng bí hiểm của nó. Và giờ đây, chùm ổi đã chín vàng trên hai bàn tay tôi. Nâng chùm ổi trên tay giọng tôi run run: “Cái bí mật đây phải không?”. Tuấn Anh vẫn lặng lẽ cười, chỉ gật gật đầu không nói. Cảm ơn T.Anh quá. Món quà sinh nhật bạn mang đến cho mình mới quý giá làm sao! Nó không phải là món quà mua vội vàng trên vĩa hè, trong cửa hiệu, chỉ cốt bỏ tiền ra là mua được, mà nó là cả một tấm lòng trân trọng của bạn. T.Anh đã săn sóc nâng niu chùm ổi ấy, để mắt đến nó, từ khi nó chỉ mới là những chiếc nụ nhỏ xíu. Bạn đã mong ngày mong đêm, tìm mọi cách giữ cho chùm quả ấy nguyên vẹn, để hôm nay mình có được món quà tuyệt vời này. Đề số 5: Kể về một tấm gương tốt trong học tập hay trong việc giúp đỡ bạn bè. Nói đến học tập đạt kết quả cao, ai trong lớp chúng tôi cũng không thể không nhắc đến cái tên “Hoàng đen”, lớp trưởng lớp 5A trường tiểu học PHƯỚC HẢI I. Là con cả trong một gia đình đông anh em, cả ngày phải thay cha mẹ chăm cho ba đứa em, vậy mà năm năm liền Hoàng đều đạt danh hiệu học sinh xuất sắc.Trái ngược hoàn toàn với vóc dáng đen thui như cột nhà cháy, gương mặt với đôi mắt sáng ánh lên sự thông minh, nhất là giọng nói rõ ràng, Hoàng luôn là tấm gương sáng trong học tập để nhiều bạn lấy đó mà phấn đấu theo. Vào thời gian đo,ù tôi và Hoàng luôn là hai kì phùng địch thủ trong môn toán, nhất là toán chạy. Cứ như bóng với hình, hễ tôi lao lên nộp bài cho thầy, là y như rằng Hoàng đã ở đó rồi. Lúc đầu tôi vì ghen tỵ, tranh hơn thua, nên rất ghét bạn ấy. Thế nhưng Hoàng vẫn vui vẻ với tôi. Cũng nhờ đức tính nhã nhặn ấy của Hoàng, mà chẳng mấy chốc chúng tôi trở thành một đôi bạn thân. Ơû lớp Hoàng tập trung nghe thầy giảng bài, rồi tranh thủ làm ngay bài tập, học thuộc bài ngay tại lớp. Bạn ấy còn đóng một cuốn sổ tay để ghi thêm những cách giải toán hay, những đoạn văn có ý tốt để dành tham khảo. Gặp bài toán khó, Hoàng kiên trì tìm ra cách giải của riêng mình, rồi lễ phép xin ý kiến của thầy: “ Thưa thầy! Em nghĩ ra hướng giải bài toán này, không biết có đúng không?”. Thầy giáo đôi khi cũng không hoàn toàn nhất trí với các cách giải của Hoàng. Những lần như vậy Hoàng cẩn thận chép ra các lỗi của mình, để không mắc lại sau này nữa. Ơû lớp là vậy, nhưng khi ở nhà Hoàng cũng không kém phần năng nổ, đảm đang . Ba mẹ của bạn ấy là công nhân của nhà máy thuốc lá KHATOCO Khánh Hoà, nên thường phải làm ca. Vậy là bạn ấy cán đán việc cơm nước cho em, tắm rửa, giặt giũ một tay Hoàng đều phải làm cả. Tuy tối mũi tối mặt với công việc, nhưng lúc nào bạn ấy cũng tươi cười với các em. những lúc đang dỡ tay bón cơm cho cái Tí, nhưng có bạn trong lớp đến nhờ giảng hộ lại bài tập, Hoàng vẫn nhiệt tình giúp đỡ bạn bè. Nhìn Hoàng say sưa giảng cho các bạn đến kỳ hiểu mới thôi, tôi thầm cảm phục tính kiên trì của bạn ấy. Năm nay đã lên lớp sáu, chúng tôi không còn là bạn cùng lớp nữa, nhưng lâu lâu, Hoàng vẫn đạp xe đến trao đổi với tôi về các bài toán hay mà bạn ấy sưu tầm được. Nhìn bạn say sưa nói, tôi như tưởng chúng tôi vẫn là những đứa học sinh lớp 5A ngày nào…

File đính kèm:

  • docTAP LAM VAN(2).doc