Một số giải pháp trong ôn tập - Nâng cao tỉ lệ tốt nghiệp THPT môn ngữ văn - Trường THPT Vĩnh Trạch

Những năm gần đây, học sinh tham gia và đỗ các kì thi TN. THPT với tỉ lệ khá cao. Đương nhiên ai cũng hiểu đó là kì thi quan trọng, là bước ngoặc trong cuộc đời của mỗi các em. Làm thế nào để có thể duy trì và phát huy tỉ lệ ấy, làm thế nào để trang bị cho các em những kiến thức cần thiết để tạo cho các em một tâm thế tự tin khi bước vào kì thi quan trọng này với một kết quả như mong muốn. Đó cũng là vấn đề trăn trở của các giáo viên phụ trách ôn tập các môn thi TN. Riêng đối với môn Ngữ văn, do đặc thù của bộ môn và hoàn cảnh riêng của mỗi trường nên những giải pháp đưa ra phải thật sự phù hơp

doc3 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 2223 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Một số giải pháp trong ôn tập - Nâng cao tỉ lệ tốt nghiệp THPT môn ngữ văn - Trường THPT Vĩnh Trạch, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỘT SỐ GIẢI PHÁP TRONG ÔN TẬP- NÂNG CAO TỈ LỆ TỐT NGHIỆP THPT MÔN NGỮ VĂN. Tổ Ngữ văn- Trường THPT Vĩnh Trạch. Những năm gần đây, học sinh tham gia và đỗ các kì thi TN. THPT với tỉ lệ khá cao. Đương nhiên ai cũng hiểu đó là kì thi quan trọng, là bước ngoặc trong cuộc đời của mỗi các em. Làm thế nào để có thể duy trì và phát huy tỉ lệ ấy, làm thế nào để trang bị cho các em những kiến thức cần thiết để tạo cho các em một tâm thế tự tin khi bước vào kì thi quan trọng này với một kết quả như mong muốn. Đó cũng là vấn đề trăn trở của các giáo viên phụ trách ôn tập các môn thi TN. Riêng đối với môn Ngữ văn, do đặc thù của bộ môn và hoàn cảnh riêng của mỗi trường nên những giải pháp đưa ra phải thật sự phù hơp. Đối với bộ môn Ngữ văn của trường THPT Vĩnh Trạch, trong năm học qua chúng tôi có những giải pháp cơ bản sau: I. Đặc điểm tình hình 1. Thuận lợi: - Sự quan tâm, giúp đỡ, hỗ trợ nhiệt tình của chính quyền địa phương: lãnh đạo huyện thăm hỏi, động viên học sinh và giáo viên trước kì thi. Lãnh đạo cấp xã cũng rất quan tâm đến công tác dạy và học của nhà trường. - HĐBM cụm Thoại Sơn thường xuyên họp trao đổi, rút kinh nghiệm trong công tác giảng dạy cũng như ôn tập. - Ban giám hiệu nhà trường rất quan tâm và tạo nhiều điều kiện thuận lợi cho tổ bộ môn hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình. - Đặc biệt là gần trường có Ban trị sự PGHH xã Vĩnh Trạch nấu cơm phục vụ miễn phí cho các em nhà xa ở lại buổi trưa. 2. Khó khăn: Bên cạnh những thuận lợi thì trường cũng gặp một số khó khăn cơ bản sau: - Học sinh vùng nông thôn, động cơ học tập không cao, với tâm lí “ thi rớt thì về làm ruộng”. - Một bộ phận không nhỏ phụ huynh học sinh thường có tâm lí khoán trắng cho trường vì nghĩ rằng con em họ đi học thì nhiệm vụ của nhà trường là phải lo. - Học sinh nhà xa trường, địa bàn phân tán nên giáo viên có muốn kèm cặp cho một em học sinh yếu nào cũng là rất khó. - Chất lượng đầu vào tương đối thấp, phần lớn là thụ động, lười đọc. - GV phần nhiều là trẻ, chưa có nhiều kinh nghiệm trong công tác ôn thi TN. II. Một số giải pháp: Trước thực trạn trên, Ban giám hiệu và tổ bộ môn của nhà trường đã thực hiện một số giải pháo cơ bản sau: 1. Đối với Ban giám hiệu: - Ngay từ đầu năm, Ban giám hiệu đã cho phụ đạo 2 tiết/tuần vào trái buổi nhằm để hệ thống hóa kiến thức đã học, bổ sung những gì các em còn hạn chế và rèn một số kĩ năng cơ bản. - Phân công quản lí cụ thể, theo dõi sát chất lượng bộ môn qua những bài kiểm tra định kì và kề cả ở các tiết phụ đạo 2. Đối với tổ bộ môn: - Tập thể giáo viên giảng dạy lớp 12 của tổ họp thống nhất kế hoạch ôn tập trái buổi, không nhất thiết phải dạy thêm nội dung gì, chủ yếu là cho các em nắm vững kiến thức của buổi sáng đã dạy ( nhưng cũng rất khó ). - Rèn những kĩ năng cơ bản nhất theo mỗi dạng. - Kiểm tra về kiến thức lí thuyết: ( trả bài )chủ yếu kiểm tra các em những phần cơ bản nhất, vì đối với các em học nhiều các em thường chán nản và thậm chí bỏ luôn. Nội dung kiểm tra có thể là: + Vài nét về tác giả và tác phẩm ( chỉ là những phần then chốt có thể sử dụng làm MB ). +Về nội dung và nghệ thuật: đối với các em yếu chỉ yêu cầu các em hiểu và nắm một cách sơ lược. ( với bài học thì nắm ý, với tác phẩm truyện ngắn có thể kể lại ). + Nắm được ý nghĩa văn bản. - Về rèn luyện kĩ năng: giáo viên yêu cầu những việc làm hết sức cần thiết. + Xác định xem đề yêu cầu chúng ta làm gì? + Nội dung cần đáp ứng là nội dung nào? + Các thao tác cần thiết có thể sử dung? + Phạm vi tư liệu nào sử dụng được? - Hướng dẫn học sinh những dàn ý thật cụ thể. * .Kiểu bài nghị luận về tư tưởng đạo lí: a.MB: +Giới thiệu. +Nêu vấn đề: ( là phần quan trọng trong MB, giới thiệu cho được vấn đề nghị luận). b.TB: -Giải thích vần đề: Vấn đề nghị luận trong đề bài có ý nghĩa như thế nào? Có thể chia vấn đề ra từng phần để giải thích.Sau đó chốt lại ý nghĩa của vấn đề. -Khẳng định ý nghĩa của vấn đề: +Vấn đề đúng hay sai? Quan trọng như thế nào? +Trả lời các câu hỏi tại sao lần lược cho đến hết -Chứng minh: Dùng dẫn chứng người thật, việc thật để chứng minh. - Mở rộng vấn đề +Vì sao có vấn đề nghị luận? +Nếu vấn đề đúng phải được khẳng định, vận dụng và phê phán những quan điểm trái ngược.Nếu sai thì ngược lại. +Rút ra bài học cho bản thân: từ vấn đề ta học được bài học gì cho bản thân mình? c.KL: +Khẳng định ý kiến của bản thân về vấn đề. +Ý nghĩa của vấn đề đối với con người và cuộc sống. * Kiểu bài nghị luận về một hiện tượng trong đời sống: a.MB: + Giới thiệu: + Nêu vấn đề: ( là phần quan trọng trong MB, giới thiệu cho được vấn đề nghị luận). b.TB: - Nêu thực trạng của hiện tượng.(giải thích khái niệm) - Nguyên nhân tác động, ảnh hưởng của hiện tượng. - Hậu quả của hiện tượng. - Giải pháp nào cho hiện tượng. -Bài học. c.KL: + Ý kiến của bản thận về hiện tượng. + Bài học cho bản thân từ hiện tượng là gì? Đây là phần 3 điểm trong đề thi TN, chúng tôi luôn cố gắng cho các em yếu nắm vững các công thức trên, sau đó cho một số dạng đề tương ứng cho các em thực hành, rút kinh nghiệm và chỉnh sửa cụ thể. * Đối với Nghị luận văn học: chúng tôi cho các em nắm được các dạng đề phổ biến có thể có và những yêu cầu cần thiết đối với mỗi dạng: - Nghị luận về bài thơ, đoạn thơ. - Nghị luận về một đoạn trích, một tác phẩm văn xuôi. - Nghị luận về một tình huống. - Nghị luận về một nhân vật. - Nghị luận về một giá trị. …… Cứ thế sau mỗi đơn vị bài học, giáo viên từng bước củng cố những nội dung kiến thức cơ bản nhất để giúp các em có cơ sở trong việc triển khai bài văn nghị luận. Giáo viên phải chuẩn bị nhiều dạng đề cho học sinh rèn luyện. Sau ba tuần phụ đạo kiểm tra một lần, giáo viên chấm bài kĩ lưỡng, thống kê cụ thể và rút ra được những phần học sinh tiến bộ cũng như những hạn chế ( tập trung nhiều vào học sinh yếu) đó cũng là cơ sở để giáo viên lên danh sách kèm cặp học sinh yếu và thay đổi danh sách). - Một trong những giải pháp không thể thiếu đối với các em yếu đó là trả bài bắt buộc: vấn đề này đòi hỏi giáo viên phải bỏ công và mất nhiều thời gian. Đối với các em trả bài nhiều lần mà không có chuyển biến, giáo viên bắt buộc các em trả bài vào một buổi trống trong tuần. chừng nào thuộc bài mới cho về. Đối với học sinh hạn chế nhiều về kĩ năng diễn đạt, giáo viên đôi lúc cho học sinh về nhà thực hành viết đoạn, quy định hạn nộp sau đó chỉnh sửa cho các em. - Cuối cùng đó là giải pháp tình cảm: phải có sự gần gũi, quan tâm đến các em, tạo cho các em không khí học tập thoải mái, không kiệm lời khuyến khích động viên nếu các em có tiến bộ dù nhỏ. Tránh la mắng vì các em đã yếu thướng có tâm lí buông xuôi, chán nản nếu bị la mắng. Việc ôn tập bồi dưỡng học sinh đặc biệt là học sinh yếu để có khả năng đỗ TN là một việc làm khó khăn và lâu dài. Tùy theo hoàn cảnh cũng như bản thân mỗi giáo viên có những giải pháp khác nhau. Những giải pháp trên đã được tập thể tổ áp dụng và cũng có những kết quả nhất định. Chúc quý thầy cô đạt kết quả như mong muốn.

File đính kèm:

  • doc7. Tham luận THPT Vĩnh Trạch.doc