Một số vấn đề so sánh giữa các vùng

Bài tập 1- So sánh nguồn lực tự nhiên phát triển kinh tế - xã hội của hai vùng đồng bằng sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long.

1- Những điểm giống nhau:

a- Những thế mạnh về điều kiện tự nhiên.

Đều là những đồng bằng phù sa mới ở hạ lưu các con sông lớn nên đất đai mầu mỡ; vùng trung tâm đồng bằng đều có loại đất chua phèn, vùng cửa sông là những vùng đất ngập mặn;

Mạng lưới sông dày đặc tạo thành mạng lưới giao thông thuận lợi trong vùng và nguồn nước ngọt dồi dào nước ngọt, nước ngầm, lượng phù sa phong phú;

Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa với bức xạ, nhiệt lượng lớn, lượng mưa lớn để phát triển sản xuất và cư trú của con người.

Địa hình của đồng bằng đều tương đối bằng phẳng, có những ô trũng ở vùng trung tâm nên phát triển loại đất chua phèn.

Đều có vùng biển rộng lớn rất giầu có về nguồn lợi thuỷ, hải sản,

Cả hai đồng bằng đều nguồn tài nguyên dầu khí tại thềm lục địa với các bể trầm tích Sông Hồng, bể trầm tích Cửu Long; trong phạm vi đồng bằng có các khối đá vôi, đất sét, làm vật liệu xây dựng. Đều có trữ năng lớn về than, đất sét trong lòng đất.

Những khó khăn về điều kiện tự nhiên. Địa hình trũng thấp nên thường xuyên bị lụt lội vào mùa mưa; mùa khô lượng mưa thấp khó khăn cho việc cung cấp nước cho sản xuất và phục vụ đời sống con người. Địa hình bị chia cắt dày bởi các con sông nên khó khăn cho việc xây dựng CSVCKT(đường sá, các công trình công cộng phục vụ cho sản xuất và đời sống).

 

doc11 trang | Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 459 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Một số vấn đề so sánh giữa các vùng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Một số vấn đề so sánh giữa các vùng. Bài tập 1- So sánh nguồn lực tự nhiên phát triển kinh tế - xã hội của hai vùng đồng bằng sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long. Những điểm giống nhau: a- Những thế mạnh về điều kiện tự nhiên. Đều là những đồng bằng phù sa mới ở hạ lưu các con sông lớn nên đất đai mầu mỡ; vùng trung tâm đồng bằng đều có loại đất chua phèn, vùng cửa sông là những vùng đất ngập mặn; Mạng lưới sông dày đặc tạo thành mạng lưới giao thông thuận lợi trong vùng và nguồn nước ngọt dồi dào nước ngọt, nước ngầm, lượng phù sa phong phú; Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa với bức xạ, nhiệt lượng lớn, lượng mưa lớn để phát triển sản xuất và cư trú của con người. Địa hình của đồng bằng đều tương đối bằng phẳng, có những ô trũng ở vùng trung tâm nên phát triển loại đất chua phèn. Đều có vùng biển rộng lớn rất giầu có về nguồn lợi thuỷ, hải sản, Cả hai đồng bằng đều nguồn tài nguyên dầu khí tại thềm lục địa với các bể trầm tích Sông Hồng, bể trầm tích Cửu Long; trong phạm vi đồng bằng có các khối đá vôi, đất sét, làm vật liệu xây dựng. Đều có trữ năng lớn về than, đất sét trong lòng đất. Những khó khăn về điều kiện tự nhiên. Địa hình trũng thấp nên thường xuyên bị lụt lội vào mùa mưa; mùa khô lượng mưa thấp khó khăn cho việc cung cấp nước cho sản xuất và phục vụ đời sống con người. Địa hình bị chia cắt dày bởi các con sông nên khó khăn cho việc xây dựng CSVCKT(đường sá, các công trình công cộng phục vụ cho sản xuất và đời sống). Những điểm khác nhau. a-ĐB sông Hồng. Đồng bằng sông Hồng có diện tích 1,3 triệu ha, là đồng bằng lớn thứ hai sau đồng bằng sông Cửu Long, được con người khai thác từ lâu nên thiên nhiên đã bị biến đổi mạnh mẽ. Đất phù sa châu thổ ở trong đê đã được con người cải tạo nên là loại đất tốt nhất để phát triển sản xuất cây lương thực. Khí hậu chịu tác động mạnh của gió mùa đông bắc nên thuận lợi cho phát triển các loại cây có nguồn gốc ôn đới và cận nhiệt. Thiên nhiên chịu tác động mạnh mẽ của con người: đất đai được cải tạo, hệ thống đê sông, đê biển hạn chế được những tác động tiêu cực của thiên nhiên. Khoáng sản đáng kể nhất tại đồng bằng sông Hồng là đất sét, dầu khí tại Tiền Hải(Thái Bình), đá vôi tại Hà Nam, Ninh Bình, Hải Phòng, than nâu dưới độ sâu 300 m dưới đáy của đồng bằng có trữ lượng rất lớn, Khó khăn lớn nhất là diện tích đất tự nhiên tính theo đầu người thấp nhất trong nước; tài nguyên sinh vật bị suy giảm nghiêm trọng kể cả trên đất liền và vùng biển. Đất phù sa thuộc loại không được bồi đắp thường xuyên nên phải đầu tư nhiều phân bón và thuỷ lợi. Vào mùa đông có nhiều hiện tượng sương mù, sương muối, nhiệt độ hạ thấp ảnh hưởng tới sự phát triển của cây trồng vật nuôi và sinh hoạt của con người. Vào đầu mùa đông có hiện tượng mưa phùn ảnh hưởng lớn tới sản xuất và đời sống con người b)ĐB sông Cửu Long. Là đồng bằng rộng lớn gấp 3 lần so với đồng bằng sông Hồng, là đồng bằng rộng lớn nhất nước ta. Đồng bằng sông Cửu Long mới được con người khai thác khoảng 300-400 năm lại đây nên còn giữ được trạng thái nguyên dạng ở một mức độ nhất định. Đất đai màu mỡ hơn so với đồng bằng sông Hồng nhất là vùng chịu ảnh hưởng của nước ngọt ven sông Tiền sông Hậu. Đường bờ biển dài, nguồn lợi thuỷ sản lớn hơn rất nhiều so với đồng bằng sông Hồng, tài nguyên sinh vật rất phong phú với các hệ sinh thái ngập mặn, rừng tràm lớn nhất trong nước chiếm tỉ lệ 50% so với cả nước; Khí hậu mang tính chất cận xích đạo nên nhiệt ẩm rất lớn tạo thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp và đời sông con người, chế độ nhiệt điều hoà. Nguồn nước ngọt dồi dào và chế độ nước điều hoà hơn so với đồng bằng sông Hồng. Khoáng sản đáng kể nhất là đá vôi tại Hà Tiên, than bùn, đất sét. Nhìn chung quy mô các loại khoáng sản nhỏ hơn nhiều so với đồng bằng sông Hồng. Khó khăn lớn nhất là diện tích đất ngập mặn và đất phèn rất lớn; màu mưa toàn bộ đồng bằng bị nhập bởi lũ của sông Tiền sông Hậu ảnh hưởng lớn tới sản xuất và đời sống con người. Thiên nhiên bị tàn phá ở mức độ nhất định bởi chiến tranh. KL- Cả hai đồng bằng nước ta đều có những nét giống nhau và những nét khác nhau. Thế mạnh nổi bật của hai đồng bằng này là có những điều kiện thuận ợi cho sự phát triển các loại cây lương thực thực phẩm, các ngành công nghiệp dựa vào nguồn nguyên liệu từ nông nghiệp. Do hoàn cảnh lịch sử mà đồng bằng sông Hồng đã được khai thác từ lâu cơ sở VCKT hoàn thiên hơn nên hạn chế được những bất lợi của tự nhiên. Với mật độ dân số rất cao nên vấn đề chuyển dịch cơ cấu kinh tế, giải quyết vấn đề dân số là nhiệm vụ số 1 tại đồng bằng này. Đồng bằng sông Cửu Long mới được khai thác, tài nguyên thiên nhiên còn tương đối nguyên dạng, CSVCKT còn hạn chế, những tác động tiêu cực của thiên nhiên còn gây nhiều khó khăn cho sản xuất và đời sống. Do đó vấn đề số 1 tại đồng bằng này là đặt ra là phải cải tạo và sử dụng thiên nhiên một cách hợp lý. Bài tập 2- So sánh điều kiện phát triển sản xuất lương thực và thực phẩm đồng bằng sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long. 1-Những điểm giống nhau a)Vị trí địa lí và tài nguyên thiên nhiên. Đều nằm tại hạ lưu các con sông lớn, được bồi đắp bởi phù sa mới nên đất trồng rất màu mỡ. Do địa hình thấp nên hai đồng bằng này đều có những diện tích lớn đất nhiễm mặn ở vùng giáp biển và đất chua phèn tại trung tâm. Mạng lưới sông dày đặc tạo thành mạng lưới giao thông thuận lợi trong vùng và nguồn nước ngọt, nước ngầm, lượng phù sa phong phú. Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa với bức xạ, nhiệt lượng lớn, lượng mưa lớn để phát triển sản xuất LTTP. Đều có vùng biển rộng lớn rất giầu có về nguồn lợi thuỷ, hải sản, đều có những ngư trường trọng điểm cho nghề nuôi trồng và đánh bắt thuỷ, hải sản. b)Dân cư- lao động. Cả hai vùng đều chiếm tới 40% dân số nước ta, là thị trường lớn và tại chỗ tiêu thụ những sản phẩm LTTP. Đời sống của người dân đang được nâng cao đòi hỏi lượng LTTP cả về số lượng và cả chất lượng. Lực lượng lao động đông chiếm trên 50% tổng số dân, có kinh nghiệm trong chinh phục thiên nhiên, cải tạo và xây dựng các cảnh quan nông nghiệp, nuôi trồng đánh bắt thuỷ, hải sản và nhiều ngành sản xuất LTTP khác. c)Cơ sở VCKT. Cả hai vùng đều có nhiều các trung tâm công nghiệp chế biến, công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng. Các trung tâm này đều ở các đô thị của mỗi vùng nhằm chế biến các sản phẩm. Hệ thống thuỷ lợi đã và đang được xây dựng để bảo đảm tưới tiêu chủ động. Có nhiều trung tâm khoa học tại các đô thị lớn với nhiệm vụ là nghiên cứu các loại giống mới phù hợp với điều kiện của từng vùng, chuyển giao các tiến bộ kỹ thuật cho người dân; phòng trừ dịch bệnh cho cây trồng và vật nuôi. Mạng lưới giao thông đường sông dày đặc, hầu hết các đô thị của hai vùng đều có các cảng sông để vận chuyển hàng hoá phục vụ cho sản xuất LTTP. 2-Những điểm khác nhau. a)Tài nguyên thiên nhiên. Đồng bằng sông Cửu Long có diện tích lớn gấp 3 lần so với đồng bằng sông Hồng. Đất đai của đồng bằng sông Hồng màu mỡ là do sự cải tạo của con người, còn đồng bằng sông Cửu Long là do sông Tiền sông Hậu bồi đắp phù sa hàng năm. Khí hậu của đồng bằng sông CL có tính chất cận xích đạo với mùa khô khắc nghiệt, nóng đều quang năm. Đồng bằng sông Hồng có tính chất cận chí tuyến, chịu ảnh hưởng mạnh của gió mùa đông bắc. b-Dân cư- lao động. Mật độ dân cư của đồng bằng sông Hồng cao gấp 3 lần so với ĐBSCL do có lịch sử khai thác lâu đời. Lao động ở ĐBSH có trình độ thâm canh và trình độ văn hoá, khoa học kỹ thuật cao hơn...; c-Cơ sở VCKT. Mạng lưới đô thị ở ĐBSH dày đặc hơn. Hệ thống các trung tâm công nghiệp phát triển hơn với một hệ thống các ngàng đa dạng. ĐBSH có nhiều cơ sở công nghiệp sản xuất phân bón, cơ khí, hoá chất. ĐBSCL phụ thuộc vào Đông Nam Bộ về các vật tư nông nghiệp. Mạng lưới giao thông vận tải của ĐBSH đa dạng hơn với đường sắt, đường ô tô; có các cảng quốc tế Hải Phòng... Bài tập 3- So sánh hiện trạng phát triển sản xuất LTTP của hai vùng trọng điểm LTTP đồng bằng sông Hồng và ĐBSCL. Những điểm giống nhau. Sản xuất lương thực. Đây là hai đồng bằng sản xuất lương thực lớn nhất nước ta cả về diện tích và sản lượng và năng suất lúa. Diện tích chiếm 64,0% diện tích lúa cả nước. Tỉ lệ này không ngừng được mở rộng do khai hoang, tăng vụ. Sản lượng chiếm 67,4% so với cả nước năm 2000 góp phần giải quyết vấn đề lương thực của đất nước và xuất khẩu. Năng suất lúa rất cao so với các vùng khác trong nước (40- 5,5 tạ/ha). Sản xuất lúa của hai vùng đang gặp những vấn đề chung là: giá cả, thiếu vật tư, những khó khăn do thiên nhiên gây ra; Chăn nuôi. Nhờ có nguồn thức ăn từ việc tận dụngvà chế biến các sản phẩm lương thực nên đây là hai vùng có sự phát triển chăn nuôi tương đối đa dạng về các loài vật nuôi. Có đàn lợn khá đông, cả hai vùng có khoảng 6,5 triệu con chiếm khoảng 35% đàn lợn cả nước. Đàn gia cầm đông đảo chiếm trên 50% cả nước; 70- 80% đàn vịt; đàn trâu bò cũng tương đối khá nhằm cung cấp thịt, trứng sữa. Chăn nuôi của cả hai vùng đang có những chuyển biến lớn theo hướng sẩn xuất hàng hoá, đáp ứng nhu cầu trong nước và xuất khẩu. Người dân đang đẩy mạnh việc chăn nuôi cá laòi vật nuôi có giá trị kinh tế cao hướng ra thị trường quốc tế. Ngành chăn nuôi của cả hai vùng đều đang gặp những vấn đề: con giống, thị trường, dịch bệnh, công nghiệp chế biến... Nuôi trồng và đánh bắt thuỷ, hải sản. Cả hai vùng đều có điều kiện thuận lợi để phát triển ngành nuôi trồng và đánh bắt thuỷ, hải sản, chiếm khoảng 60- 70% diện tích và sản lượng của ngành nuôi trồng và 70% sản lượng cá và hải sản đánh bắt hàng năm của cả nước. Những điểm khác nhau. a-Sản xuất lương thực. Đồng bằng sông Cửu Long có nhiều lợi thế hơn diện tích (3,9 triệu ha so với 1,1 triệu ha) và sản lượng lúa (Năm 1999 là 16,1 so với 5,8 triệu tấn). Lúa ở đồng bằng sông Cửu Long tập trung vào ha vụ chính là vụ mùa và vụ hè thu, trong đó vụ hè thu đang tăng nhanh. Năng suất lúa tại ĐBSH lại cao hơn (5,4 so với 4,1 tạ/ha). Các cây lương thực khác tại ĐBSH đa dạng hơn (với sự có mặt của ngô, khoai và sắn). Hệ số quay vòng đất ĐBSH cao hơn (2,1 so với 1,3). Vụ lúa chính tại đồng bằng sông Hồng lại là vụ đông - xuân. b-Chăn nuôi. Các loại vật nuôi tại ĐBSH đa dạng hơn (trâu, bò, lợn, gia cầm); Đàn vịt tại ĐBSCL đông hơn; chăn nuôi tại ĐBSCL phát triển chưa tương xứng với tiềm năng. c-Nuôi trồng và đánh bắt thuỷ, hải sản. ĐBSCL phát triển mạnh hơn rất nhiều so với ĐBSH (chiếm hơn 50 % diện tích và sản lượng nuôi trồng), đánh bắt chiếm trên 50% so với cả nước. ĐBSH, nuôi trồng và đánh bắt phát triển chưa tương xứng với tiềm năng; Đánh giá chung: Đồng bằng sông Cửu Long có quy mô sản xuất và hướng sản xuất hàng hoá LTTP lớn hơn so với đồng bằng sông Hồng. Sản xuất LTTP có tác dụng điều hoà LTTP cho cả nước và xuất khẩu. Vấn đề sản xuất LTTP gắn liền với sử dụng và cải tạo thiên nhiên. Đồng bằng sông Hồng có cơ cấu sản xuất LTTP đa dạng hơn; trình độ thâm canh cao hơn so với đồng bằng sông Cửu Long. Do dân số đông nên sản xuất LTTP của vùng chỉ đáp ứng đủ cho nội bộ trong vùng. Vấn đề sản xuất LTTP tại đây gắn liền với chuyển dịch cơ cấu kinh tế và vấn đề dân số. Kl- Những điểm khác nhau và giống nhau về điều kiện thiên nhiên và kinh tế - xã hội đã là cơ sở cho hai vùng trở thành các vùng trọng điểm LTTP lớn nhất của cả nước. Trong đó đồng bằng sông Cửu Long là vùng số 1, đồng bằng sông Hồng giữ vị trí số 2. Bài tập 4- Cho bảng số liệu dưới đây về tình hình sản xuất lúa cả nước, đồng bằng sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long. a-Hãy vẽ biểu đồ cơ cấu diện tích và sản lượng lúa của hai vùng so với cả nước. b-Từ bảng số liệu và biểu đồ đã vẽ hãy so sánh hai vùng trọg điểm lúa nước ta. Tình hình sản xuất lúa cả nước, đồng bằng sông Hồng sông Cửu Long Năm Cả nước ĐBS Hồng ĐBS Cửu Long Tr ha Tr tấn Kg/Người Ngh ha Tr tấn Kg/Người Tr ha Tr tấn Kg/Người 1985 5,70 15,8 304 1,05 3,1 255 2,25 6,8 512 2000 7,67 32,5 426 0,96 5,2 345 3,95 16,7 1025 1- Xử lý số liệu và vẽ biểu đồ. - Tính tốc độ tăng trưởng của diện tích, sản lượng và bình quân lúa/ người. Kết quả như sau: Lấy năm 1985 là 100% Năm Cả nước ĐBS Hồng ĐBS Cửu Long Tr ha Tr tấn Kg/Người Ngh ha Tr tấn Kg/Người Tr ha Tr tấn Kg/Người 1985 100,0 100,0 100,0 100,0 100,0 100. 100,0 100,0 100,0 2000 134,6 205,7 140,1 91,4 167,7 135,3 175,6 245,6 200,2 Tính cơ cấu diện tích và sản lượng lúa của các vùng so với cả nước. Tính năng suất lúa cả nước và từng vùng. Kết quả như sau: Năm Diện tích lúa cả nước = 100% Sản lượng lúa cả nước = 100% Năng suất (tạ/ha) ĐBSH ĐBSCL Cộng ĐBSH ĐBSCL Cộng Cả nước ĐBSH ĐBSCL 1985 18,4 39,5 57,9 19,6 43,0 62,7 277193 29,5 30,2 2000 12,5 51,5 64,0 16,0 51,4 67,4 4237288 54,2 42,3 - Tính bán kính diện tích lúa hai năm 1985 và 2000. R1985 = 2cm; R2000 = 2. = 2,32 cm; - Tính bán lính sản lượng lúa hai năm 1985 và 2000. R1985 = 2cm; R2000 = 2. = 2,86 cm Vẽ 2 đường tròn với bán kính như đã tính, vẽ các hình quạt theo tỉ lệ về sản lượng như đã tính của đồng bằng sông Hồng và các vùng khác. Có một bảng chú dẫn với: đồng bằng sông Hồng, đồng bằng sông Cửu Long và các vùng khác trong nước. Có tên biểu đồ, năm. 2- Nhận xét a- Hai đồng bằng có tỉ trọng lúa lớn nhất trong sản xuất lúa ở nước ta. Diện tích chiếm 57,9% năm 1985, tăng lên 64,0% năm 2000. Sản lượng tăng từ 62,7% năm 1985 lên 67,4% so với cả nước năm 2000. b)So sánh hai đồng bằng. ĐB sông Hồng có diện tích lúa chiếm một tỉ lệ thấp nhưng đóng góp sản lượng lớn hơn. Năm 1985 chiếm 18,4%, và 19,6% về sản lượng. Tới năm 2000 chỉ còn chiếm 12,5% so với cả nước về diện tích lúa nhưng đóng góp tới 16,0% sản lượng. ĐBSCL chiếm một tỉ lệ lớn về diện tích, với 39,5% năm 1985 và tăng lên 51,5% diện tích lúa cả nước. Sản lượng lúa tại đồng bằng sông Cửu Long cũng rất lớn. Năm 1985 chiếm 43,0% về sản lượng, tới năm 2000 là 51,4% sản lượng lúa cả nước. c)Năng suất lúa của hai vùng cũng rất cao so với cả nước. Năm 1985 cả nước là 27,7tạ/ha. Trong đó đồng bằng sông Hồng có năng suất thấp hơn đồng bằng sông Cửu Long. Năm 2000, năng suất lúa tại đồng bằng sông Hồng lại cao với đồng bằng sông Cửu Long và với cả nước. d) Giải thích: Có sự tập trung cây lúa tại hai đồng bằng này là do... Trong đó đồng bằng sông Cửu Long rộng lớn hơn so với đồng bằng sông Hồng. Diện tích trồng lúa không ngừng tăng lên do việc cải tạo đồng bằng này trong những năm qua. Năng suất lúa tại đồng bằng sông Hồng cao hơn nhiều so với đồng bằng sông Cửu Long là do tại đây lao động đông với mật độ cao; người dân có kinh nghiệm thâm canh cây lúa từ lâu đời hơn nhiều so với đồng bằng sông Cửu Long. Bài tập 5- Vẽ biểu đồ thể hiện sự tăng trưởng bình quân sản lượng lúa theo đầu người cả nước, đồng bằng sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long.(Đơn vị kg/ nguời) Năm Cả nước ĐB sồng Hồng ĐB sông Cửu Long 1986 300,8 244,2 516,5 1988 307,3 287,7 535,3 1989 331,0 315,7 631,2 1996 387,7 361,0 864,3 1999 448,0 414,0 1012,3 1- Xử lý số liệu và vẽ biểu đồ. Lựa chọn dạng biểu đồ dạng biểu đồ đồ thị. Để thể hiện rõ tốc độ tăng trưởng có hai lựa chọn: để nguyên dạng số liệu, hoặc quy đổi về năm 1986 = 100%. Cách thứ 2 phù hợp hơn. Tính tốc độ tăng của bình quân sản lượng lúa theo đầu người của cả nước lấy năm đầu là 100%. Kết quả như sau: Năm Cả nước ĐB sồng Hồng ĐB sông Cửu Long 1986 100,0 100,0 100,0 1988 102,2 117,8 103,6 1989 110,0 129,3 122,2 1996 128,9 147,8 167,3 1999 148,9 169,5 196,0 Vẽ biểu đồ: 2- Nhận xét Trên phạm vi cả nước. Tốc độ tăng nhanh và ổn định, trong cả thời kỳ 1986-1999 đã tăng lên 1,49 lần. Bình quân sản lượng lúa/ người của nước ta tăng nhanh là do... Tại hai vùng trọng điểm có bình quân sản lượng lúa theo đầu người khác nhau. Tại đồng bằng sông Hồng Bình quân sản lượng lúa theo đầu người luôn thấp hơn so với cả nước. Trong thời gian 1986- 1999 bình quân lúa theo đầu người tăng 1, 69 lần nhanh hơn so với cả nước. Là do vùng đã giảm được tốc độ tăng dân số, sản lượng lúa tăng nhanh do tăng năng suất. Mật độ dân số cao nhất nước nên tới năm 1999 vẫn có bình quân lúa thấp hơn so với trung bình cả nước. Tại đồng bằng sông Cửu Long. Tốc độ tăng nhanh hơn so với cả nước, thời kỳ 1986-1999 đã tăng lên 1,96 lần. Bình quân sản lượng lúa theo đầu người cao gấp 2,5 lần so với bình quân chung cả nước và cao hơn gần 3 lần so với đồng bằng sông Hồng. Lí do... Bài tập 6 So sánh hai vùng chuyên canh cây công nghiệp lớn của nước ta là Đông Nam Bộ và Tây Nguyên. So sánh điều kiện phát triển cây công nghiệp của hai vùng. a-Sự giống nhau: Tài nguyên thiên nhiên. Cả hai vùng đều có đất feralit, là loại đất tốt nhất trong hệ đất này ở nước ta. Địa hình có những mặt bằng rộng để sản xuất với quy mô lớn và làm thuỷ lợi. Khí hậu có tính chất cận xích đạo với nhiệt, ẩm rất lớn thích hợp cho phát triển các loại cây công nghiệp nhiệt đới. Tính chất cận xích đạo của hai vùng gây những khó khăn chung: tình trạng thiếu nước vào mùa khô kéo dài từ tháng 3-4 hàng năm. Dân cư- lao động. Đều là những vùng có sự nhập cư lớn nhất của nước ta trong những năm 80. Sự tập hợp dân cư của nhiều vùng khác nhau làm phong phú văn hoá và những kinh nghiệm sản xuất. Người lao động có kinh nghiệm canh tác cây công nghiệp cà phê, cao su. Cơ sở VCKT. Cả hai vùng tiếp thu được hệ thống CSVCKT từ thời Pháp và Mỹ nguỵ để lại. Những năm gần đây được Nhà nước đầu tư lớn về phát triển KHCN, công nghiệp chế biến, mạng lưới giao thông; thuỷ lợi; điện, thuỷ lợi ... Sự khác nhau. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên. Lợi thế của Đông Nam Bộ là địa hình thấp và đỡ bị chia cắt hơn; đất trồng đa dạng hơn do có thêm loại đất ngập mặn. Tây Nguyên có lợi thế hơn có loại địa hình phức tạp hơn, nơi có độ cao cao trên 1000 m nên thích hợp với một số cây công nghiệp có nguồn gốc ôn đới và cận nhiệt. Dân cư và lao động: Đông Nam Bộ có số dân đông hơn, tập trung tại các thành phố; mật độ dân cư tương đối đồng đều; tương đối đồng nhất về tôn giáo, sắc tộc; đội ngũ lao động có tay nghề cao hơn rất nhiều; nguồn lao động dồi dào hơn. Tây Nguyên thiếu lực lượng lao động nghiêm trọng; Cơ sở vật chất kỹ thuật. Đông Nam Bộ có lợi thế hơn rất nhiều so với Tây Nguyên về: Giao thông vận tải đa dạng, có các cảng quốc tế; công nghiệp chế biến; các cơ sở nghiên cứu khoa học và chuyển giao KTCN; thuỷ lợi hoàn thiện hơn; các ngành dịch vụ. So sánh hiện trạng phát triển và phân bố cây công nghiệp của hai vùng. Sự giống nhau: Cơ cấu cây công nghiệp. Cả hai vùng đều có sự tập trung rất cao các cây công nghiệp có nguồn gốc nhiệt đới như cây cao su, hồ tiêu, cà phê, điều. Gần đây đang phát triển mạnh các loại cây công nghiệp hàng năm như: mía, bông, lạc. Đã tiến hành nhập nội một số loại cây công nghiệp có giá trị kinh tế cao: cacao, cải dầu. Phân bố cây công nghiệp rất rộng rãi, cây công nghiệp chiếm diện tích lớn nhất trong tổng số diện tích đất nông nghiệp. Diện tích cây công nghiệp được mở rộng rất nhiều từ những năm 90 trở lại đây Sự khác nhau: Hiệu quả sản xuất. Đông Nam Bộ cao hơn rất nhiều so với Tây Nguyên. Đông Nam Bộ có năng suất và sản lượng các loại cây công nghiệp cao hơn rất nhiều so với Tây Nguyên. Cơ cấu cây công nghiệp. Đông Nam Bộ có cơ cấu cây công nghiệp đa dạng hơn theo hướng cây lâu năm kết hợp với cây hàng năm. Tây nguyên có sự đa dạng cây công nghiệp theo hướng có thêm các loại cây công nghiệp ôn đới và cận nhiệt theo hướng phát triển các loại cây công nghiệp lâu năm. Cơ cấu cây công nghiệp của Tây Nguyên xếp theo thứ tự là: cà phê, cao su, hồ tiêu; trong khi đó tại Đông Nam Bộ là: cao su, cà phê, hồ tiêu. Phân bố cây công nghiệp. Đông Nam Bộ có sự đồng đều về sự phân bố cây công nghiệp. Tây Nguyên có sự phân hoá theo đai cao các loại cây công nghiệp. Tại vùng thấp của Tây Nguyên với các loại cây cà phê chè, cà phê vối, hồ tiêu, điều (cây có nguồn gốc nhiệt đới). Tại vùng cao của Tây Nguyên với các loại cây cà phê chè, dâu tằm, chè. (cây công nghiệp có nguồn gốc cận nhiệt). KL – Là hai vùng chuyên canh cây công nghiệp lớn nhất nước ta. Do những lợi thế về các điều kiện kinh tế - xã hội nên Đông Nam Bộ là vùng chuyên canh cây công nghiệp số 1 của đất nước; Tây nguyên là vùng chuyên canh cây công nghiệp có nhiều tiềm năng. Bài tập 7- So sánh vấn đề khai thác tổng hợp kinh tế biển của Đông Nam Bộ với DHNTB. Để khai có hiệu quả tài nguyên biển ở hai vùng cần giải quyết những vấn đề gì? Sự giống nhau. Vai trò của kinh tế biển. Kinh tế biển là các ngành có liên quan trực tiếp tới việc khai thác các nguồn tài nguyên biển. Tài nguyên biển bao gồm: tài nguyên khoáng sản, nguồn lợi thuỷ, hải sản, tài nguyên du lịch biển; giá trị đối với giao thông. Ngành kinh tế biển của cả hai vùng đều có vai trò lớn trong cơ cấu kinh tế. Ngành nuôi trồng và đánh bắt, chế biến THS, du lịch là ngành chính của DHNTB. Ngành ngành dầu khí, du lịch, chế biến THS là ngành quan trọng nhất của ĐNB. Cơ cấu kinh tế của cả hai vùng dang có những chuyển biến sâu sắc đều có liên quan tới các ngành kinh tế biển: khai thác và chế biến dầu khí; phát triển công nghiệp CBTHS, ngành du lịch. Các nguồn lực phát triển kinh tế. Tài nguyên biển của hai vùng đều rất phong phú: các ngư trường lớn nhất của đất nước, triển vọng dầu khí, các bãi tắm, cảnh quan đẹp, khí hậu thuận lợi cho nghề làm muối và hoạt động du lịch. CSVCKT đang được tăng cường (mạng lưới đô thị, hệ thống giao thông, thông tin liên lạc; các trung tâm nghiên cứu khoa học) Ngành kinh tế biển đang được đầu tư chú ý phát triển ở cả hai vùng. Hiện trạng khai thác kinh tế biển. Các ngành kinh tế biển đang được chú trọng phát triển ở cả hai vùng: khai thác dầu khí, làm muối, đánh bắt và nuôi trồng thuỷ, hải sản; du lịch, giao thông, các ngành dịch vụ biển... Khác nhau Vai trò của kinh tế biển có sự khác biệt. Tại Đông Nam Bộ. Kinh tế biển được nâng cao khi phát hiện ra tiềm năng dầu khí; tại DHNTB kinh tế biển phát triển chưa tương xứng với tiềm năng. Các nguồn lực phát triển kinh tế. Tại Đông Nam Bộ. Dầu mỏ có trữ lượng lớn; kết cấu hạ tầng hoàn thiện; địa hình thuận lợi hơn; Khoa học và KT phát triển cao hơn; lực lượng lao động đông và có trình độ cao. Dân cư và mạng lưới đô thị phân bố đều. Hạn chế lớn nhất là tình trạng ô nhiễm môi trường, tình trạng thiếu điện vào mùa khô. DHNTB có đường bờ biển dài ; nguồn lợi thuỷ, hải sản phong phú hơn; rất đa dạng về tài nguyên du lịch; có nhiều cảng tự nhiên tốt; dân cư phân bố chênh lệch giữa đồng bằng và vùng đồi núi phía Tây. Mạng lưới đô thị phân bố dựa vào trục giao thông bắc nam. Nói chung cơ sở VCKT của DHNTB yếu kém và chưa đồng bộ. Hạn chế lớn nhất là: tình trạng bão lụt, hạn hán, lũ quét. Hiện trạng khai thác kinh tế biển. Đông Nam Bộ có sản lượng cá biển khoảng 10 vạn tấn/năm. Du lịch phát triển mạnh nhát nước ta với các trung tâm du lịch lớn nhất của đát nước: Vũng Tầu, Tp HCM, Côn Đảo... Khai thác dầu khí phát triển nhanh với số lượng không ngừng tăng cao và đạt 18 triệu tấn đầu và khí đồng hành. Các ngành công nghiệp hoá lỏng khí, sản xuất khí- điện đạm, luyện thép, sản xuất chất dẻo từ các sản phẩm dầu mỏ đang được xây dựng và đi vào sản xuất. Giao thông vận tải biển phát triển mạnh với các cảng quốc tế lớn nhất nước ta là Cảng Sài Gòn và Cảng Vũng Tầu. Để khai thác có hiệu quả tài nguyên biển tại đây cần giải quyết các vấn đề ô nhiễm, phong chống những sự cố. Kết hợp các ngành kinh tế biển trong vấn đề khai thác lãnh thổ theo chiều sâu. DHNTB có sản lượng cá biển đánh bắt được khoảng 420 nghìn tấn ( 2005 ). Nghề làm muối truyền thống của nhiều địa phương, đặc biệt tại Bình Thuận (Vùng muối Cà Ná). Du lịch đang được đầu tư với một số trung tâm du lịch quan trọng như: Nha Trang, Đà Nẵng. Nhà máy lọc dầu ở Dung Quất được đưa vào hoạt động đang làm động lực cho sự phát triển công nghiệp của vùng. Để khai thác có hiệu quả tài nguyên biển vấn đề cốt lõi ở DHNTB là phải tăng cường kết cấu hạ tầng (điện, đường, thuỷ lợi) ; hình thành các ngành công nghiệp tạo động lực thúc đẩy các ngành kinh tế biển phát triển tương xứng với tiềm năng.

File đính kèm:

  • docTNTHPT.doc