Nâng cao hiệu quả quản lý chuyên môn

 

Công tác quản lý chuyên môn là nhiệm vụ rất quan trọng trong trường học, nó quyết định chất lượng giáo dục của đơn vị trường học củng như góp phần thúc đẩy chất lượng giáo dục của huyện nhà . Nhiệm vụ nâng cao chất lượng giáo dục là nhiệm vụ thiết yếu của mỗi giáo viên , việc thực hiện nhiệm vụ này có được thành công hay thất bại là phụ thuộc rất nhiều vào công tác quản lý chuyên môn của người hiệu trưởng .Từ việc lập kế hoạch năm học , kế hoạch tuyển sinh , phân công chuyên môn- xếp thời khóa biểu đến việc chỉ đạo thực hiện kế hoạch chuyên môn theo từng tháng để phù hợp với kế hoạch của phòng giáo dục đều dược người hiệu trưởng dự trù , tính toán một cách chi tiết và phù hợp với nhiệm vụ năm học mà Phòng giáo dục đã giao phó củng như phù hợp với tình hình địa phương , ngoài ra các công tác thanh kiểm tra , dự giờ thăm lớp , các kế hoạch bồi dưỡng chuyên môn – sinh hoạt chuyên đề để nâng cao trình độ nghiệp vụ cho giáo viên , công tác sinh hoạt ngoài giờ lên lớp của giáo viên chủ nhiệm , công tác sử dụng đồ dùng dạy học , thiết bị dạy học , chống tình trạng dạy chay, các phong trào hội giảng cấp huyện , cấp tỉnh ,công tác phụ đạo học sinh yếu kém – bồi dưỡng học sinh giỏi, công tác đổi mới phương pháp giảng dạy , lấy học sinh làm trung tâm , công tác đổi mới kiểm tra đánh giá học sinh là những công việc mà người hiệu trưởng phải tiên liệu trước và có tầm nhìn xa . Quản lý chuyên môn ở trường THCS là hết sức khó khăn , đòi hỏi người hiệu trưởng phải toàn tâm

doc18 trang | Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 488 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Nâng cao hiệu quả quản lý chuyên môn, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phần I . NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG . Lý do chọn đề tài : C ông tác quản lý chuyên môn là nhiệm vụ rất quan trọng trong trường học, nó quyết định chất lượng giáo dục của đơn vị trường học củng như góp phần thúc đẩy chất lượng giáo dục của huyện nhà . Nhiệm vụ nâng cao chất lượng giáo dục là nhiệm vụ thiết yếu của mỗi giáo viên , việc thực hiện nhiệm vụ này có được thành công hay thất bại là phụ thuộc rất nhiều vào công tác quản lý chuyên môn của người hiệu trưởng .Từ việc lập kế hoạch năm học , kế hoạch tuyển sinh , phân công chuyên môn- xếp thời khóa biểu đến việc chỉ đạo thực hiện kế hoạch chuyên môn theo từng tháng để phù hợp với kế hoạch của phòng giáo dục đều dược người hiệu trưởng dự trù , tính toán một cách chi tiết và phù hợp với nhiệm vụ năm học mà Phòng giáo dục đã giao phó củng như phù hợp với tình hình địa phương , ngoài ra các công tác thanh kiểm tra , dự giờ thăm lớp , các kế hoạch bồi dưỡng chuyên môn – sinh hoạt chuyên đề để nâng cao trình độ nghiệp vụ cho giáo viên , công tác sinh hoạt ngoài giờ lên lớp của giáo viên chủ nhiệm , công tác sử dụng đồ dùng dạy học , thiết bị dạy học , chống tình trạng dạy chay, các phong trào hội giảng cấp huyện , cấp tỉnh ,công tác phụ đạo học sinh yếu kém – bồi dưỡng học sinh giỏi, công tác đổi mới phương pháp giảng dạy , lấy học sinh làm trung tâm , công tác đổi mới kiểm tra đánh giá học sinh là những công việc mà người hiệu trưởng phải tiên liệu trước và có tầm nhìn xa . Quản lý chuyên môn ở trường THCS là hết sức khó khăn , đòi hỏi người hiệu trưởng phải toàn tâm , toàn ý , phải có tầm nhìn chiến lược , có đầu óc nhạy bén để kịp thời điều chỉnh những thay đổi về chuyên môn , nhân sự . Giáo viên đổi mới phương pháp giảng dạy theo chỉ đạo của Bộ giáo dục – người hiệu trưởng củng phải cải tiến hình thức quản lý , sao cho đạt được kết quả tốt nhất. Việc phối kết hợp với các ban ngành đoàn thể trong đơn vị nhà trường, công đoàn , Các tổ nhóm trưởng, tổng phụ trách , bí thư chi bộ , bí thư đoàn , thanh tra nhân dân và đặc biệt là hiệu phó chuyên môn một cách nhịp nhàng là một công việc quan trọng giúp người hiệu trưởng quản lý chuyên môn một cách sâu sát và có hiệu quả nhất.Trong thời gian vừa qua , ở một số nơi công tác quản lý chuyên môn của hiệu trưởng chưa được chú trọng. Thường thì có làm nhưng ít hoặc giao phó toàn bộ cho hiệu phó chuyên môn hay các tổ , nhóm trưởng mà không có kế hoạch thanh kiểm tra , điều này dẫn đến hiệu quả quản lý chưa cao. Việc quản lý chuyên môn của hiệu trưởng trong nhà trường là rất nhiều và rất quan trọng , trong khuôn khổ đề tài nghiên cứu khoa học này , tôi chỉ đề cập một số mảng công việc như : Thực hiện biên chế lớp , Phân công chuyên môn , Triển khai dạy chương trình theo qui định , quản lý việc tổ chức sinh hoạt chuyên môn của tổ - khối , quản lý việc đổi mới phương pháp dạy- học và đổi mới kiểm tra . 2. Mục đích và nhiệm vụ của đề tài Đề tài này nhằm nghiên cứu những việc đã và đang làm của Ban giám hiệu trường THCS Hòa Bình – Long Thành – Đồng Nai với một số mảng công việc đã nêu trong công tác lớn là : Quản lý chuyên môn trong trường THCS qua đó ta nhìn thấy được những mặt mạnh củng như hạn chế , từ đó đề xuất những giải pháp cho vấn đề quản lý chuyên môn của hiệu trưởng. 3. Đối tượng nghiên cứu : Ban giám hiệu Trường THCS Hòa Bình . 4. Nhiệm vụ nghiên cứu : a/ Hiệu Trưởng với việc thực hiện biên chế lớp b/ Hiệu Trưởng với Việc phân công chuyên môn- xếp thời khóa biểu . c/ Hiệu Trưởng với việc triển khai dạy chương trình theo qui định d/ Hiệu Trưởng với việc quản lý tổ chức sinh hoạt chuyên môn của tổ- khối e/ Hiệu Trưởng với việc đổi mới phương pháp dạy-học và đổi mới kiểm tra 5. Phương pháp nghiên cứu : a/ Trò chuyện : Thông qua trò chuyện để tìm hiểu tình hình thực hiện thực hiện , mức độ hoàn thành các công việc của hiệu trưởng , tìm hiểu phản hồi từ giáo viên trước các công việc mà hiệu trưởng đã làm . b/ Nghiên cứu sản phẩm : So sánh thực tế thông qua việc xem xét hồ sơ của hiệu trưởng để đánh giá được mức độ củng như tiến độ thực hiện các công tác quản lý chuyên môn c/ Phương pháp điều tra : Thông qua hệ thống câu hỏi ở các phiếu điều tra , tôi có thể nắm được các thông tin phản hồi từ giáo viên và học sinh diễn biến các công tác quản lý chuyên môn mà hiệu trưởng đang thực hiện củng như nắm được tâm tư nguyện vọng của giáo viên và học sinh , họ đang cần ở hiệu trưởng điều gì. d/ Đọc tài liệu : Chủ yếu là các nghị quyết của Đảng , các công văn chỉ đạo của Sở giáo dục, các thông tư liên ngành và các thông tư chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ năm học của Phòng giáo dục và đào tạo , chỉ đạo công tác chuyên môn theo từng tháng để nắm được phương thức làm việc của hiệu trưởng củng như mức độ thực hiện công việc. Phần II . CƠ SỞ LÝ LUẬN I. Cơ sở lý luận của đề tài : 1. Tầm quan trọng của việc quản lý chuyên môn trung học cơ sở : Nhiệm vụ chính của hoạt động ở trường trung học cơ sở là hoạt động chuyên môn , nó bao gồm các hoạt động dạy và học , thực hiện nhiệm vụ đào tạo con người , một thiên chức cao quý mà Đảng và nhà nước đã giao cho ngành giáo dục, thế nhưng để làm tốt thiên chức trên , người giáo viên phải thực hiện một loạt hoạt động nhất quán được định hướng bởi ban giám hiệu mà chủ yếu là người hiệu trưởng .Vì thế việc quản lý chuyên môn của hiệu trưởng là hết sức quan trọng , nó ảnh hưởng quyết định đến sự thành-bại của việc thực hiện nhiệm vụ năm học của giáo viên , của một trường THCS . Khi Phòng giáo dục về thanh tra toàn diện một trường THCS thì việc quản lý chuyên môn của hiệu trưởng là một tiêu chí hàng đầu để xếp loại trương THCS đó có hoạt động tốt hay không. 2. Thực tế những việc đã làm hiện nay : Cho đến nay , có thể nói Hiệu trưởng trường THCS Hòa Bình đã thực hiện tương đối tốt việc quản lý chuyên môn , từ khâu phân công chuyên môn – xếp thời khóa biểu đến các hoạt động dạy và học của giáo viên và học sinh đã đi vào nề nếp , tuy nhiên củng còn có đôi chổ bất cập , tôi sẽ đề cập ở phần sau .Với cương vị hiệu phó chuyên môn , thông qua việc nghiên cứu đề tài này giúp tôi có cái nhìn sâu hơn , thấy rõ những việc còn chưa làm được , tôi sẽ tham mưu cùng hiệu trưởng để giúp nhà trường thực hiện tốt hơn nhiệm vụ năm học củng như nâng cao chất lượng chuyên môn của trường. II. Thực trạng nghiên cứu & Kết quả Nghiên cứu: 1. Đặc điểm tình hình của trường THCS Hòa Bình a. Thuận lợi : - Được sự quan tâm giúp đở của Phòng giáo dục , của Đảng ủy , chính quyền địa phương và đặc biệt là của hai đơn vị kết nghĩa là Trường Sỉ Quan Lục quân 2 và trường Hạ sỉ quan tăng- thiết giáp đóng trên địa bàn . - Hội Phụ huynh học sinh rất quan tâm đến việc giáo dục con , em nên rất hỗ trợ nhà trường . - Phần đông là con , em cán bộ nên ý thức học tập rất tốt. - Đội ngũ Ban giám hiệu và giáo viên có nhiệt tình công tác, ý thức được vai trò và trách nhiệm. b . Khó khăn : - Là một trường thuộc vùng sâu nên cơ sở vật chất còn thiếu thốn. - Trường chưa có tường rào bao quanh nên việc quản lý giờ giấc ra vào lớp của các em còn khó khăn. - Vài năm gần đây nhà trường nhận các học sinh ở các địa phương khác chuyển đến do nhu cầu việc làm của phụ huynh ( Làm ở các khu công nghiệp mới hình thành ) , chính các em này do chưa được sự quan tâm sâu sát của cha mẹ nên chưa thật ngoan . - Các dịch vụ ăn theo các khu công nghiệp như net làm ảnh hưởng trực tiếp đến việc giáo dục học sinh , đặc biệt là các học sinh yếu ,chưa ngoan. - Đội ngũ giáo viên chưa đồng đều : dư mà thiếu, vì vậy có một số giáo viên phải dạy chéo môn. c.Tình hình đội ngũ Ban giám hiệu và giáo viên : - Ban giám hiệu : 02 ( nữ 01 ) + Hiệu Trưởng : * Tuổi : 1958 * Làm công tác quản lý : 15 năm * Trình độ : Đại học chuyên ngành văn * Đảng viên + Phó hiệu trưởng : * Tuổi : 1967 * Làm công tác quản lý : 01 năm * Trình độ : Đại học , chuyên ngành Toán * Đảng viên - Giáo viên : Tổng số : 42 ( Nữ : 37 ) * Trên 40 tuổi : 15 * Dưới 40 tuổi : 27 * Đảng viên : 17 * Trình độ Đại học : 09 * Trình độ Cao đẳng : 33 - Có 03 tổ : Tổ Toán-lý-tin-công nghệ- thể dục ; Tổ văn-sử-địa –GDCD; Tổ Sinh-hóa-anh văn . 2. Các Biện Pháp quản lý chuyên môn của hiệu trưởng : a/ Hiệu Trưởng với việc thực hiện biên chế lớp: Trên cơ sở kế hoạch phát triển năm học được duyệt, nhà trường triển khai tuyển sinh đúng quy định (theo kế hoạch tuyển sinh đã được duyệt của UBND Huyện ) thực hiện tuyển sinh đat 98,2% (16.676/16.985). Biên chế lớp trên cơ sở lớp của năm học trước, số học sinh mới tuyển phân bổ mỗi lớp gồm có cả giỏi – khá - yếu, số học sinh lưu ban phân đều ra các lớp, sĩ số học sinh trên lớp không để quá đông (sĩ số bình quân của huyện 38HS/lớp). Nhà trường đã biên chế được 24 lớp chia làm : 06 lớp 6 ; 06 lớp 7 ; 06 lớp 8 ; 06 lớp 9. ( có đính kèm bảng thống kê chất lượng đầu năm ở phần phụ lục ) b/ Hiệu Trưởng với Việc phân công chuyên môn- xếp thời khóa biểu . Hiệu Trưởng tham mưu xin bổ sung giáo viên các môn còn thiếu và PGD & ĐT chỉ bổ sung giáo viên theo yêu cầu của nhà trường ( trong điều kiện có thể và dần khắc phục việc mất cân đối giáo viên ). Nhà trường sớm biên chế lớp và nắm bắt tình hình học lực, hạnh kiểm của các lớp này thông báo tới các thành viên trong tổ trung tâm. Bàn bạc trong các tổ bộ môn, tổ trưởng đề xuất dự kiến việc phân công chủ nhiệm, giảng dạy; ban giám hiệu xem xét thống nhất và công bố quyết định về việc phân công. Nhà trường đã thực hiện việc phân công trên cơ sở năng lực của cá nhân và đặc điểm từng lớp học, hạn chế thấp nhất việc dạy chéo môn. Ở phần này , sau khi giáo viên đã dạy được 03 tháng tôi có làm mẫu phiếu tham khảo đê đánh giá mức độ hợp lý của việc phân công chuyên môn và xếp thời khóa biểu : Phân công chuyên môn Hợp lý : £ Chưa hợp lý : £ Xếp thời khóa biểu Khoa học : £ Chưa khoa học : £ Kết quả đạt được : 36/40 giáo viên đánh giá phân công chuyên môn hợp lý đạt tỉ lệ : 90% . Khó khăn cho nhà trường là toàn bộ 24 lớp của trường THCS Hòa Bình mà chỉ có 01 giáo viên dạy Âm Nhạc . Bảng phân công công tác được nộp vê phòng GD & ĐT duyệt kiểm tra thống nhất việc phân công của nhà trường; trong thanh tra nhà trường phòng GD & ĐT kiểm tra đánh giá việc phân công, sử dụng đội ngũ hợp lý, hiệu quả của Hiệu Trưởng. c/ Hiệu Trưởng với việc triển khai dạy chương trình theo qui định : Trường THCS Hòa Bình triển khai khai giảng dạy đủ các môn học theo quy định : toán, lý, hóa, sinh, công nghệ, ngữ văn, GDCD, sử, địa, tiếng anh, thể dục, nhạc, họa, giáo dục ngoài giờ lên lớp. Tổ chức dạy học tự chọn 2tiết/ tuần với các chủ đề bám sát, ở các bộ môn khoa học cơ bản nhằm đến các đối tượng học sinh chưa bắt kịp nội dung chương trình để giúp các em vươn lên theo kịp yêu cầu. Nhà trường thông báo trước kế hoạch các chủ đề thuộc các môn sẽ tổ chức lý, hóa, ngữ văn, tiếng anh , giáo viên hướng dẫn học sinh chọn lớp. Tuy nhiên hiệu trưởng chưa chú ý trong việc chỉ đạo giáo viên biên soạn tài liệu dạy học tự chọn nên phần nào hạn chất lượng dạy học tự chọn. Thực hiện giảng dạy các chương trình lồng ghép về giáo dục giới tính, dân số - kế hoạch hóa gia đình, quyền trẻ em, môi trường, an toàn giao thông, phòng chống HIV – AIDS, ma túy, tệ nạn xã hội vào các môn học; Trường đã tổ chức biên soạn phân phối chương trình giảng dạy lồng ghép giáo dục môi trường vào các môn GDCD, địa lý, sinh học, vật lý, công nghệ. Giáo dục hướng nghiệp cho học sinh lớp 9 theo chương trình quy định ; trường đã tổ chức cho học sinh tìm hiểu nghề tại một số nhà máy, trường cao đẳng nghề trên địa bàn . Nâng cao chất lượng dạy các nghề móc, điện gia dụng, tin học cho học sinh ; triển khai tài liệu cho học sinh lớp 9 chọn ban học ở trường THCS, góp phần phân luồng trong đào tạo. Môn học ngoài giờ lên lớp được các trường nghiêm túc triển khai thực hiện ngày càng có chất lượng, góp phần rèn luyện kỹ năng sống và góp phần vào việc giáo dục đạo đức, rèn luyện nhân cách học sinh. Học sinh tham gia các lớp năng khiếu: cầu lông, bóng bàn, cờ vua, bóng chuyền, bóng đá nên có nhiều học sinh tham gia các giải thể thao, các hội thi về âm nhạc, mỹ thuật do huyện, tỉnh tổ chức, phát động. Dưới đây là một số hình ảnh của giáo viên và học sinh trường THCS Hòa Bình đã tham gia các hoạt động nói trên . ( Hoạt động văn nghệ của Trường THCS Hòa Bình ) ( Học sinh tham gia Chương trình An toàn giao thông ) ( Học sinh với một giờ sinh hoạt ngoài giờ lên lớp ) d/ Hiệu Trưởng với việc quản lý tổ chức sinh hoạt chuyên môn của tổ- khối Từ đầu năm Hiệu trưởng đã rà soát, sắp xếp lại các tổ chuyên môn hợp lý theo chuyên môn đào tạo (toán, tin, lý, công nghệ, hóa, sinh, văn, GDCD, sử, địa, tiếng anh, thể dục, âm nhạc, mỹ thuật). Số thành viên trong mỗi tổ bình quân 15 GV/ 1 tổ. Hiệu Trưởng lập quyết định chọn cử tổ trưởng ( số tổ của nhà trường, danh sách các thành viên trong tổ có thông qua PGD & ĐT). Bố trí sinh hoạt chuyên môn 2 lần/1tháng. Sinh hoạt tổ được lập kế hoạch và thông báo trước để giáo viên chuẩn bị. Tổ trưởng hàng tháng báo cáo Hiệu Trưởng nội dung đã thực hiện trong tháng ( có thể qua sổ họp tổ ). Phân công các thành viên trong BGH tham dự các buổi triển khai chuyên đề, dự các tiết dạy mẫu, dự sinh hoạt tổ chuyên môn, để nắm bắt tình hình hoạt động, đánh giá, rút kinh nghiệm hoạt động của tổ, đồng thới nám bắt những khó khăn, vướng mắc của tổ để có những chỉ đạo kịp thời. Khuyến khích và hỗ trợ về tài chính để giáo viên viết chuyên đề, viết sáng kiến kinh nghiệm, làm đồ dùng dạy học,qua đó chọn những chuyên đề tốt để sinh hoạt trong tổ, phổ biến trong hội đồng giáo viên.Tạo điều kiện cho giáo viên trong hội đồng bộ môn của Tỉnh, của Huyện làm việc .Các tổ trưởng lập các hồ sơ quản lý nội dung hoạt động của tổ gồm các công tác : Xây dựng kế hoạch, sinh hoạt chuyên đề, nghị quyết của tổ, duyệt hồ sơ giáo viên, theo dõi thi đua ( theo tiêu chuẩn đề ra trong hội nghị cán bộ công chức) theo dõi tự học và thảo luận về chương trình bồi dưỡng thường xuyên chu kỳ 2004 – 2007 . Kiểm tra hồ sơ giáo viên hàng tháng lưu ý đến chất lượng giáo án, nội dung tự học tập bồi dưỡng : Kiểm tra việc thực hiện chương trình thông qua lịch báo giảng, sổ đầu bài, vở ghi của học sinh : Kiểm tra việc kiểm tra, chấm trả bài, vào điểm đúng quy định. Kiểm điểm lại việc thực hiện quy chế chuyên môn. Nội dung chương trình, giải quyết những khó khăn vướng mắc và đề xuất của giáo viên. Xem băng hình các tiết dạy mẫu theo đĩa của Bộ GD & ĐT phát hành. Chọn các tiết dạy đặc chưng của từng môn, đầu tư soạn giảng, dạy mẫu, từ đó đề xuất cách dạy hiệu quả. Triển khai chuyên đề của các thành viên trong tổ, tổ chức dạy minh họa. Việc thực hiện các chuyên đề giáo viên đã quan tâm đến tính thiết thực dễ thực hiện sát thực tế nhà trường : Trong hội giảng cấp Trường, cấp Huyện giám khảo cũng quan tâm đến chất lượng các chuyên đề. Không chấp nhận những đề tài chưa phù hợp thực tiễn nhà trường, chưa thể hiện tính khoa học, biện pháp chưa cụ thể . Đề xuất các phương pháp giảng dạy, rèn luyện kỹ năng cho học sinh, nhằm nâng cao hiệu quả dạy – học ở các bài, môn học cụ thể : Liên hệ thực tế trong giảng dạy : sử dụng phiếu giao việc, tổ chức hoạt động nhóm hiệu quả: sử dụng tranh ảnh, bản đồ, thiết bị dạy học, dụng cụ thí nghiệm ứng dụng công nghệ thông tin, đổi mới kiểm tra. Bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho giáo viên : Giúp giáo viên hoàn thành nội dung học bồi dưỡng thường xuyên phổ biến nội dung các chuyên đề cấp tỉnh ( Kiểm tra tài liệu địa lý Đồng Nai trong giảng dạy địa lý lớp 9 ). Sau đây là một số mẫu biên bản kiểm tra sổ đầu bài của hiệu trưởng trường THCS Hòa Bình . Ngày thứ ba 15/11/2007 ( tuần 11 ) Lớp Số tiết Gv Vắng Thực hiện Chương trình Đề nghị với GVCN Đề nghị với GVBM 9.1 0 Đủ Bao bìa sổ cn 9.2 0 Đủ 9.3 1 Thiếu 1 tiết toán 9.4 0 Đủ Viết TKB vào sổ 9.5 0 Đủ GV anh văn nghi nhận xét bằng tiếng việt 9.6 0 Đủ Lịch sinh hoạt chuyên đề tháng 9/2007 Sinh hoạt chuyên đề tháng 9 (27.09.2007) Tổ Tên chuyên đề Gv báo cáo Gv minh họa Lớp Tiết Anh văn * Phương pháp dạy từ vựng và ngữ pháp thông Trần Nguyễn Bích Thảo Bạch Quốc Tân 8.3 1 qua bài hội thọai Sinh - Hóa * Phát huy tính tích cực trong phương pháp hợp Nguyễn Thị Đông 1 tác nhóm nhỏ Toán- lý-c.Nghệ * Giảng dạy khái niệm hình học Hoàng Thị Kim Uyên Lê Thị Nga 8.5 1 Thể dục * Thí nghiệm thực hành Vật Lí Lê Thị Minh Nguyệt Lệ Thị Minh Nguyệt 6.3 2 Văn-Sử-Địa * Tổ chức cho học sinh thảo luận nhóm trong giờ Phùng Thị yến Mai Thị Năm 7.2 1 Ngữ Văn GDCD-Nhạc-Hoạ * Phương pháp sử dụng đồ dùng dạy học trong Trịnh Thị Thuý Nguyễn Thị Duyên 9.2 1 môn Địa Lí Hiệu trưởng Lê Thị Cẩm Tâm Lịch Hội giảng cấp Trường ( Vòng I ) Phòng GD Long Thành LỊCH HỘI GIẢNG CẤP TRƯỜNG VÒNG I - NĂM HỌC 2007 - 2008 Trường THCS Hòa Bình Stt Tổ Họ và tên giáo viên Tuần Tiếtct Ngày dạy Lớp Tiết Tên bài dạy 1 Nguyễn Thị Đông 5 9 04.10.07 8/3 6 Đơn chất .Hợp chất phân tử 2 Đỗ Thị Quỳnh Anh 5 9 04.10.07 6/5 7 Các loại rễ , các miền của rễ 3 Hóa- Nguyễn Thị Phú 6 11 10.10.07 9/1 1 Tính chất hóa học của bazơ 4 sinh- Võ Thị Mỹ Trang 6 11 12.10.07 9/5 4 Phát sinh giao tử và thụ tinh 5 Anh Nguyễn Thị Nữ 7 13 18.10.07 8/1 6 Máu và môi trường trong cơ thể 6 văn. Trần Thị Thơm 5 14 04.10.07 7/2 1 Unit 3 - B1 7 Trần Nguyễn Bích Thảo 5 12 04.10.07 6/4 2 Unit 2 - C2,C3,C4 8 Bạch Quốc Tân 6 18 11.10.07 8/3 1 Unit 3 , Write 9 Văn-GDCD-Sử- Địa Đặng Thị Anh 5 5 03.10.07 9/6 3 Tình hữu nghị giữa các dân tộc 10 Mạnh Thị Nga 5 21 03.10.07 9/4 4 Sự phát triển của từ vựng 11 Trịnh Thị Thúy 5 17 03.10.07 6/2 8 Sọ Dừa ( tiết 1 ) 12 Mai Thị Năm 6 22 10.10.07 7/1 9 Từ hán việt ( tiết 2 ) 13 Nguyễn Huy Thịnh 6 6 10.10.07 6/1 8 Ôn bài hát 14 Nguyễn Thị Oanh 5 9 03.10.07 7/6 9 Hoạt động sản xuất nông nghiệp ở đới nóng 15 Nguyễn Thị Tho 5 17 04.10.07 8/5 6 Từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội 16 Nguyễn Thị Duyên 5 9 04.10.07 9/2 7 Sự phát triển và phân bố sản xuất lâm nghiệp 17 Lê Thị Thanh Hiến 5 19 06.10.07 6/4 7 Từ nhiều nghĩa và hiện tượng chuyển nghĩa của từ 18 Hồ Thị Hoa 5 5 06.10.07 6/2 8 Phương hướng trên bản đồ, kinh ,vĩ độ và tọa độ địa lý 19 Nguyễn Thị Thủy 5 5 09.10.07 9/2 1 Các nước châu Á 20 Toán - lý- Công nghệ- Thể dục Lê Anh Tú 5 5 03.10.07 6/6 8 Tia 21 Dương Ánh Tuyết 5 14 03.10.07 6/4 9 Chia hai lũy thừa cùng cơ số 22 Nguyễn Thị Hồng Nguyệt 5 10 04.10.07 7/6 7 ĐHĐN-Chạy nhanh- chạy bền 23 Lê Thành Nam 5 11 04.10.07 9/1 8 Chạy ngắn - Bài thể dục – chạy bền 24 Nguyễn Thị Thu 6 12 11.10.07 6/2 7 ĐHĐN-bài thể dục- chạy bền 25 Phạm Thị Đức 5 5 05.10.07 8/1 2 Sự cân bằng lực - Quán tính 26 Lê Thị Nga 5 11 05.10.07 8/5 3 Phân tích đa thức thành nhân tử bằng pp Đặt nhân tử chung 27 Hoàng Kim Uyên 5 9 06.10.07 9/2 1 Biến đổi đơn giản biểu thức chứa căn bậc hai 28 Vũ Minh Nam 5 10 06.10.07 9/3 2 Biến trở-Điện trở dùng trong kỷ thuật 29 Lê Thị Minh Nguyệt 6 12 10.10.07 9/2 3 Công suất điện 30 Bạch Thị Lưu 6 9 13.10.07 7/6 9 Cách sử dụng và bảo quản các loại phân bón thông thường Tam Phước 29.09.2007 Hiệu trưởng Phòng GD-ĐT Long Thành KẾ HOẠCH THANH TRA TOÀN DIỆN NĂM HỌC 2007-2008.. Trường THCS Hòa Bình Tháng 10/07 11/07 12/07 02/08 03/08 1 Phan Ngọc Anh Minh 1 Lê Thị Nga 1 Đặng Thái Hòa 1 Lê Thị Minh Nguyệt Mạnh Thị Nga 2 Phùng Thị Yến 2 Trần Nguyễn Bích Thảo 2 Nguyễn Thị Oanh 2 Nguyễn Thu Thủy Bạch Quốc Tân Giáo 3 Hà Thị Kim Liên 3 Hồ Thị Hoa 3 Vũ Minh Nam 3 Đặng Thúy Vinh Lê Thị Hiến Viên 4 Nguyễn Thị Tho 4 Võ Mỹ Trang 4 Đặng Thu Hà 4 Nguyễn Thị Phú Nguyễn Thị Duyên được 5 Nguyễn Thị Hằng 5 Đỗ Thị Quỳnh Anh 5 Đinh Thị Thúy 5 Nguyễn Huy Thịnh Nguyễn Thị Đông thanh 6 Nguyễn Thị Hà 6 Bạch Thị Lưu 6 Nguyễn Hồng Nguyệt 6 Lê Thành Nam Phạm Thị Đức tra 7 Lê Thị Hiền 7 Mai Thị Năm 7 Nguyễn Thị Phương 7 Dương Ánh Tuyết Lê Anh Tú 8 Nguyễn Thị Nữ 8 Nguyễn Thị Thu 9 Trần Thị Thơm 9 Đặng Thị Anh 10 Hoàng Kim Uyên KẾ HOẠCH THANH TRA CHUYÊN MÔN 2007-2008 Tháng 10/07 11/07 12/07 02/08 03/08 1 Phan Ngọc Anh Minh 1 Lê Thị Nga 1 Đặng Thái Hòa 1 Lê Thị Minh Nguyệt Mạnh Thị Nga 2 Phùng Thị Yến 2 Trần Nguyễn Bích Thảo 2 Nguyễn Thị Oanh 2 Nguyễn Thu Thủy Bạch Quốc Tân Giáo 3 Hà Thị Kim Liên 3 Hồ Thị Hoa 3 Vũ Minh Nam 3 Đặng Thúy Vinh Lê Thị Hiến Viên 4 Nguyễn Thị Tho 4 Võ Mỹ Trang 4 Đặng Thu Hà 4 Nguyễn Thị Phú Nguyễn Thị Duyên được 5 Nguyễn Thị Hằng 5 Đỗ Thị Quỳnh Anh 5 Đinh Thị Thúy 5 Nguyễn Huy Thịnh Nguyễn Thị Đông thanh 6 Nguyễn Thị Hà 6 Bạch Thị Lưu 6 Nguyễn Hồng Nguyệt 6 Lê Thành Nam Phạm Thị Đức tra 7 Lê Thị Hiền 7 Mai Thị Năm 7 Nguyễn Thị Phương 7 Dương Ánh Tuyết Lê Anh Tú 8 Nguyễn Thị Nữ 8 Nguyễn Thị Thu 9 Trần Thị Thơm 9 Đặng Thị Anh 10 Hoàng Kim Uyên Trong phần này , ngoài việc thu thập tư liệu, nghiên cứu các công văn chỉ đạo của Phòng giáo dục và đào tạo để nhận xét mức độ hoàn thành công việc của hiệu trưởng,tôi còn thực hiện phiếu điều tra trong tập thể giáo viên để nắm rõ hơn vấn đề. Mức độ hoàn thành công việc quản lý tổ- khối của hiệu trưởng: ¾ Rất tốt : £ ¾ Chưa thật tốt : £ ¾ Chưa tốt : £ Sau khi xử lý số liệu , tôi thu được kết quả . ¾ Rất tốt : 38/40 ( 95% ) ¾ Chưa thật tốt : 2/40 ( 5 % ) e/ Hiệu Trưởng với việc đổi mới phương pháp dạy-học và đổi mới kiểm tra ®Đổi mới phương pháp dạy học : Ban Giám hiệu đã tổ chức triển khai, quán triệt đội ngũ về : chỉ đạo, chủ trương định hướng phát triển giáo dục trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đã được xác định trong NQ TW 2 ( khóa VIII), kết luận HNTW 6 ( khóa IX), Văn kiện Đại hội đại biểu toán quốc lần thứ X; Nghị quyết 40/200/QH10 về đổi mới chương trình giáo dục phổ thông, nghị quyết 41/200/QH10 về thực hiện phổ cập THCS; chiến lược phát triển giáo dục 2001 – 2010; đặc biệt triển khai cuộc vận động của ngành : cuộc vận động thực hiện “ Hai không “ vối 4 nội dung “ Nói không với tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích giáo dục; nói không với vi phạm đạo đức nhà giáo và không để học sinh ngồi nhầm lớp”, cuộc vận động ( Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”. BGH nghiên cứu, nắm vững quy chế chuyên môn, quy chế đánh giá, xếp loại học sinh theo quy định của BGD & ĐT, phương pháp dạy ở bộ môn đào tạo ; cùng tham gia hoạt động chuyên môn như giảng dạy theo số tiết quy định, dự giờ, sinh hoạt chuyên đề, tự học để nâng cao trình độ và nghiệp vụ sư phạm. Xây dựng đội ngũ nòng cốt về chuyên môn trong nhà trường gồm Phó hiệu truởng, các tổ trưởng chuyên môn và các giáo viên có kinh nghiệm, có năng lực chuyên môn tốt. Đây là lực lượng trung tâm để triển khai tổ chức các hoạt động chuyên môn trong nhà trường, nhằm đạt hiệu quả cao nhất. Đáp ứng các đề xuất của giáo viên về việc bố trí các phòng học bộ môn, phương án bố trí, sử dụng dụng cụ thí nghiệm, đồ dùng dạy học, mua thêm tranh ảnh, sách tham khảo, đèn chiếu, bảng chống lóa Khuyến khích tạo điều kiện giáo viên thực hiện các vấn đề về chuyên môn mà giáo viên hiện đang quan tâm như : sử dụng phiếu giao việc; tổ chức hoạt động nhóm; thu nhập tư liệu, vẽ tranh, làm đồ dùng day học; đổi mới và vận dụng tốt các phương pháp dạy học; soạn giảng có chất lượng; kỹ năng sử dụng đồ dùng dạy học và dụng cụ thí nghiệm, ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy Quản lý chặt chẽ chất lượng nề nếp chuyên môn, chất lượng dạy và học và việc thực hiện chương trình của giáo viên qua việc kiểm tra lịch báo giảng, sổ đầu bài, giáo án, sổ điểm, vở ghi của học sinh. Thực hiện thường kỳ kiểm tra soạn giảng hồ sơ chuyên môn của giáo viên ( có nhận xét rút kinh nghiệm ) dự giờ theo kế hoạch, dự giờ đột xuất để kiểm tra việc đổi mới phương pháp giảng dạy trong giờ lên lớp, việc sự dụng thiết bị đồ dùng dạy học ( có đối chiếu với sổ mượn trả ) có phát huy tính tích cực chủ động, rèn luyện kỹ năng cho học sinh qua đó học sinh nắm vững nội dung kiến thức mới, tránh tình trạng sử dụng hình thức không hiệu quả hoặc không sử dụng đồ dùng dạy học khi lên lớp. Đánh giá mức độ tiến bộ của học sinh qua kết quả khảo sát chất lượng đầu năm, chất lượng học kỳ I, học kỳ II , TN . THCS, nề nếp học tập của học sinh, việc rèn luyện kỹ năng và khả năng vận dụng kiến thức mức độ hiểu bài của học sinh để đánh giá kết quả giảng dạy của giáo viên từ đó đề ra các biện pháp chấn chỉnh theo tửng giai đoạn, nhất là trao đổi với cha mẹ học sinh để phối hợp giúp đỡ phụ đạo học sinh yếu kém, giáo dục học sinh chưa ngoan. Cải tiến công tác quản lý để giáo viên có nhiều thời gian hơn đầu tư sinh hoạt chuyên môn. Tổ chức thực hiện tốt công tác hội giảng cấp trường , động viên giáo viên ra hội giảng huyện . Trong năm học 2007-2008 đã có 9/11 giáo viên ra hội giảng huyện đạt Giỏi ( tỉ lệ : 81,8 % ) trong đó có 01 giải nhất môn Địa và 01 giải ba môn Văn . Tất cả đều ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy ( Trừ môn thể dục ) ® Đổi mới kiểm tra: Để quản lý việc đánh giá kết quả học tập của học sinh, nhà trường tổ chức cho giáo viên học tập, nghiên cứu phương pháp ra đề kiểm tra; theo dõi sát

File đính kèm:

  • docSKKNquan lycmTHCS Hoa Binh.doc
Giáo án liên quan