Ngân hàng đề vật lí 8 học kì II năm học 2007 – 2008

Câu 1: Khi một vật rơi từ trên cao xuống, động năng tăng thêm 10J thì:

A. Thế năng tăng thêm 10J.

B. Thế năng giảm đi 10J.

C. Thế năng không đổi.

D. Thế năng giảm đi 20J.

Câu 2: Một vật được gọi là có cơ năng khi:

A. Trọng lượng của vật đó rất lớn.

B. Vật có khối lượng rất lớn.

C. Vật ấy có khả năng thực hiện công cơ học.

D. Vật có kích thước rất lớn.

 

doc5 trang | Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 753 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Ngân hàng đề vật lí 8 học kì II năm học 2007 – 2008, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
NGÂN HÀNG ĐỀ VẬT LÍ 8 HỌC KÌ II NĂM HỌC 2007 – 2008 A. 10 câu hỏi trắc nghiệm dạng nhận biết: Câu 1: Khi một vật rơi từ trên cao xuống, động năng tăng thêm 10J thì: A. Thế năng tăng thêm 10J. B. Thế năng giảm đi 10J. C. Thế năng không đổi. D. Thế năng giảm đi 20J. Câu 2: Một vật được gọi là có cơ năng khi: A. Trọng lượng của vật đó rất lớn. B. Vật có khối lượng rất lớn. C. Vật ấy có khả năng thực hiện công cơ học. D. Vật có kích thước rất lớn. Câu 3: Trong thí nghiệm Brown (do nhà bác học Brown, người Anh thực hiện năm 1827) người ta quan sát được: A. Các phân tử nước chuyển động hỗn độn không ngừng về mọi phía. B. Các nguyên tử nước chuyển động hỗn độn không ngừng về mọi phía. C. Các hạt phấn hoa chuyển động hỗn độn không ngừng về mọi phía. D. Các phân tử và nguyên tử nước chuyển động hỗn độn không ngừng về mọi phía. Câu 4: Trong thí nghiệm Brown: A. Nếu tăng nhiệt độ của nước thì chuyển động của các hạt phấn hoa càng chậm. B. Nếu tăng nhiệt độ của các hạt phấn hoa thì chuyển động của các hạt phấn hoa nhanh. C. Nếu tăng nhiệt độ của nước thì chuyển động của các hạt phấn hoa càng nhanh. D. Nếu tăng nhiệt độ của các hạt phấn hoa thì có nhiều hạt phấn hoa chuyển động hơn. Câu 5: Khi đổ 50cm3 nước vào 50cm3 dung dịch đồng sunfat màu xanh, ta thu được một hỗn hợp mới có thể tích: A. bằng 100cm3. B. lớn hơn 100cm3. C. nhỏ hơn 100cm3. D. Không thể xác định được. Câu 6: Khi các nguyên tử, phân tử cấu tạo nên vật chuyển động nhanh lên thì đại lượng nào sau đây tăng lên? Hãy chọn câu đúng: A. Khối lượng của vật. B. Trọng lượng của vật. C. Cả khối lượng lẫn trọng lượng của vật. D. Nhiệt độ của vật. Câu 7: Trong sự dẫn nhiệt, nhiệt được truyền từ vật nào sang vật nào? Hãy chọn câu trả lời đúng: A. Từ vật có nhiệt năng lớn hơn sang vật có nhiệt năng nhỏ hơn. B. Từ vật có nhiệt độ cao hơn sang vật có nhiệt độ thấp hơn. C. Từ vật có khối lượng lớn hơn sang vật có khối lượng nhỏ hơn. D. Cả ba câu trả lời trên đều đúng. Câu 8: Hình thức truyền nhiệt chủ yếu của chất rắn là: A. Dẫn nhiệt. B. Đối lưu. C. Bức xạ nhiệt. D. Cả ba hình thức truyền nhiệt trên. Câu 9: Đối lưu là sự truyền nhiệt xảy ra trong chất nào. Hãy chọn câu trả lời đúng: A. Chỉ ở chất lỏng. B. Chỉ ở chất lỏng và chất khí. C. Chỉ ở chất khí. D. Ở cả chất rắn, chất khí và chất lỏng. Câu 10: Trong các mệnh đề có sử dụng cụm từ “năng suất toả nhiệt” sau đây, mệnh đề nào đúng? A. Năng suất toả nhiệt của động cơ nhiệt. B. Năng suất toả nhiệt của nguồn điện. C. Năng suất toả nhiệt của nhiên liệu. D. Năng suất toả nhiệt của một vật. B. 10 câu hỏi trắc nghiệm dạng thông hiểu: Câu 1: Chọn câu sai: A. Dẫn nhiệt là một trong những hình thức truyền nhiệt năng từ vật này sang vật kia hoặc từ phần này sang phần khác của cùng một vật. B. Để có hiện tượng dẫn nhiệt, hoặc hai vật tiếp xúc nhau, hoặc giữa chúng có môi trường vật chất. C. Tất cả mọi vật ít nhiều đều có khả năng dẫn nhiệt. D. Vật có nhiệt độ càng thấp thì khả năng dẫn nhiệt càng kém. Câu 2: Chọn câu sai: A. Trong quá trình dẫn nhiệt, nhiệt độ vật nóng hạ xuống. B. Trong quá trình dẫn nhiệt, nhiệt độ vật lạnh tăng lên. C. Trong quá trình dẫn nhiệt, nhiệt độ vật lạnh hạ xuống, nhiệt độ vật nóng tăng lên. D. Nếu hai vật có nhiệt độ bằng nhau, không xảy ra quá trình dẫn nhiệt giữa hai vật. Câu 3: Trong chân không: A. Luôn xảy ra hiện tượng dẫn nhiệt. B. Không xảy ra hiện tượng truyền nhiệt. C. Hiện tượng truyền nhiệt xảy ra nhanh hơn so với trong không khí. D. Hiện tượng truyền nhiệt xảy ra chậm hơn so với trong không khí. Câu 4: Chọn câu sai: A. Thông thường, chất rắn dẫn nhiệt tốt hơn chất khí. B. Mặc dù thủy ngân ta thấy nó ở dạng lỏng nhưng dẫn nhiệt tốt hơn thủy tinh. C. Người ta thường dùng kim loại làm vật liệu cách nhiệt. D. Trong chất rắn, kim loại dẫn nhiệt tốt nhất. Câu 5: Một vật được ném lên cao và rơi xuống (Hình bên). Chọn câu sai: A. Thế năng tại C lớn hơn thế năng tại G, động năng tại E nhỏ hơn động năng tại B. Thế năng tại C cực đại. C. Nếu bỏ qua ma sát, cơ năng tại A, B, C, D, E, G, H bằng nhau. D. Động năng tại A và H là cực đại. Câu 6: Chọn câu sai. A. Khoảng cách giữa các phân tử trong chất lỏng nhỏ hơn trong chất khí. B. Khoảng cách giữa các phân tử trong chất rắn nhỏ hơn trong chất khí. C. Khoảng cách giữa các phân tử trong chất rắn lớn hơn trong chất khí. D. Khoảng cách giữa các phân tử chất khí có thể thay đổi. Câu 7: Mặc dù không khí nhẹ hơn nước nhưng trong nước vẫn có không khí là vì: A. Do các phân tử khí chuyển động không ngừng về mọi phía. B. Do thành phần cấu tạo nên nước bao gồm các phân tử nước và các phân tử không khí. C. Các phân tử khí có mặt ở mọi nơi trên Trái Đất nên có trong nước là điều đương nhiên. D. Câu A và C đều đúng. Hãy chọn câu đúng. Câu 8: Trong các hiện tượng sau đây, hiện tượng nào không phải do chuyển động không ngừng của các nguyên tử, phân tử gây ra? Hãy chọn câu đúng: A. Sự khuếch tán của đồng sunfat vào nước. B. Ruột cao su xe đạp dù bơm căng thì sau một thời gian vẫn bị xẹp. C. Sự tạo thành gió. D. Mực viết tan vào nước. Câu 9: Cách nào sau đây làm thay đổi nhiệt năng một vật? A. Cọ xát vật với một vật khác. B. Đốt nóng vật. C. Cho vào môi trường có nhiệt độ cao hơn vật. D. Tất cả các phương pháp trên đều được. Câu 10: Nhiệt năng là tổng động năng của các phân tử cấu tạo nên vật. Vì vậy: A. Mật độ phân tử càng lớn thì nhiệt năng càng lớn. B. Nhiệt độ của vật càng cao thì nhiệt năng của vật càng cao. C. Áp suất khối khí càng lớn thì nhiệt năng của vật càng lớn. D. Các phát biểu trên đều đúng. C. 10 câu hỏi trắc nghiệm dạng vận dụng: Câu 1: Các vật có màu sắc nào sau đây sẽ hấp thụ nhiều bức xạ nhiệt nhất? A. Màu trắng. B. Màu xám. C. Màu bạc. D. Màu đen. Câu 2: Trong một chậu đựng chất lỏng. Nếu có một phần chất lỏng ở phía dưới có nhiệt độ cao hơn các phần còn lại thì phần chất lỏng này: A. Có trọng lượng riêng giảm và đi lên. B. Có trọng lượng riêng giảm và đi xuống. C. Có trọng lượng riêng tăng và đi lên. D. Có trọng lượng riêng tăng và đi xuống. Câu 3: Đốt nóng ấm nước. Hình vẽ nào trong hình bên dưới mô tả đúng đường đi của dòng nước? A. Hình a. B. Hình b. C. Hình c. D. Hình d. Câu 4: Khi một vật chỉ truyền nhiệt lượng cho môi trường ngoài: A. Nhiệt độ của vật giảm đi. B. Nhiệt độ của vật tăng lên. C. Khối lượng của vật giảm đi. D. Nhiệt độ và khối lượng của vật giảm đi. Câu 5: Nhiệt dung riêng của một chất là: A. Nhiệt lượng cần thiết để làm nóng chảy 1 kg chất đó. B. Nhiệt lượng cần thiết để tăng hoặc giảm 10C của 1kg chất đó. C. Nhiệt lượng cần thiết để tăng vật làm bằng chất ấy lên thêm 10C. D. Nhiệt lượng có trong 1kg của chất ấy ở nhiệt độ bình thường. Câu 6: Nhiệt dung riêng của thép lớn hơn đồng. Vì vậy để tăng nhiệt độ của 2kg đồng và 2kg thép lên thêm 100C thì: A. Khối đồng cần nhiều nhiệt lượng hơn khối thép. B. Khối đồng cần ít nhiệt lượng hơn khối thép. C. Hai khối đều cần nhiệt lượng như nhau. D. Khối sắt cần nhiều nhiệt lượng hơn, vì 2kg sắt có thể tích lớn hơn 2kg đồng. Câu 7: Có 3 bình giống nhau A, B, C cùng đựng một loại chất lỏng, ở cùng một nhiệt độ. Sau khi dùng các đèn cồn toả nhiệt giống nhau để đun các bình này trong những khoảng thời gian bằng nhau thì: A. Nhiệt độ chất lỏng ở bình A cao nhất, rồi đến bình B, bình C. B. Nhiệt độ chất lỏng ở bình B cao nhất, rồi đến bình C, bình A. C. Nhiệt độ chất lỏng ở bình C cao nhất, rồi đến bình B, bình A. D. Nhiệt độ ở 3 bình bằng nhau. Câu 8: Trong bốn chiếc nồi (Hình bên dưới) sau đây, nồi nào cho nước mau sôi hơn? A. Hình a. B. Hình b. C. Hình c. D. Hình d. Câu 9: Thả viên bi lăn trên một cái máng có hình vòng cung (Hình bên dưới). Ở vị trí nào viên bi có động năng lớn nhất? Hãy chọn câu trả lời đúng. A. Vị trí C. B. Vị trí A. C. Vị trí B. D. Ngoài 3 vị trí nói trên. Câu 10: Thả viên bi lăn trên một cái máng có hình vòng cung (Hình bên dưới). Ở vị trí nào viên bi có thế năng nhỏ nhất? A. Vị trí B. B. Vị trí C. C. Vị trí A. D. Ngoài 3 vị trí nói trên. D. Bài tập: I. Bài tập giải thích: Câu 1: Mũi tên được bắn đi từ cái cung là nhờ năng lượng của mũi tên hay của cánh cung? Đó là dạng năng lượng nào? Câu 2: Búa đập vào đinh làm đinh ngập sâu vào gỗ. Đinh ngập sâu vào gỗ là nhờ năng lượng nào? Đó là năng lượng gì? Câu 3: Muốn đồng hồ chạy, hàng ngày ta phải lên dây cót cho nó. Đồng hồ hoạt động suốt một ngày là nhờ dạng năng lượng nào? Câu 4: Người ta ném một vật theo phương nằm ngang từ một độ cao nào đó cách mặt đấ. Thế năng và động năng của vật thay đổi như thế nào từ lúc ném đến lúc vật chạm đất? Bỏ qua sức cản của không khí, cơ năng của vật lúc chạm đất và lúc ném có như nhau không? Tại sao người dân vùng Bắc cực có thể sống trong những ngôi nhà làm bằng các tảng băng (Hình bên dưới) mà không thấy lạnh? Câu 5: Hãy giải thích tại sao lọ đèn cồn thường dùng trong phòng thí nghiệm không bị cháy dây tim đèn (được làm bằng vải) khi có cồn trong lọ nhưng lại cháy khi lọ hết cồn? Câu 6: Tại sao về mùa đông trâu, bò thường hay xù lông? Câu 7: Tại sao đường tan vào nước nóng nhanh hơn tan vào nước lạnh? Câu 8: Tại sao các chất trông có vẻ như liền một khối mặc dù chúng đều được cấu tạo từ các hạt riêng biệt Câu 9: Một ống nghiệm đựng đầy nước, đốt nóng ở miệng ống, ở giữa hay ở đáy ống thì tất cả nước trong ống sôi nhanh hơn? Tại sao? Câu 10: Cho biết khối lượng 1kg nước có 3,34.1025 phân tử nước. Khối lượng một phân tử nước m = ? Biết một phân từ nước có kích thước khoảng 0,5. 10-9m, nếu xếp các phân tử của 1kg nước sát nhau thì được một chiều dài bao nhiêu? Câu 11: Cho một thìa đường vào một cốc nước đựng lạnh và vào một cốc đựng nước nóng. Có hiện tượng gì xảy ra? Giải thích tại sao? Câu 12:Tại sao khi giặt quần áo bằng nước xà phòng nóng thì sạch hơn khi giặt bằng nước xà phòng lạnh? II. Bài tập định lượng: 1. Một học sinh thả 300g chì ở 1000C vào 250g nước ở 58,50C làm cho nước nóng lên tới 600C. a) Hỏi nhiệt độ của chì ngay khi có cân bằng nhiệt? b) Tính nhiệt lượng nước thu vào? c) Tính nhiệt dung riêng của chì. 2. Trộn 5 lít nước ở 100C và 5 lít nước ở 300C vào một nhiệt lượng kế thì có được 10 lít nước có nhiệt độ là bao nhiêu? Biết nhiệt dung riêng của nước là 4200J/kg.K. 3. Trộn 10cm3 nước ở 200C với 30cm3 nước ở 400C và 60cm3 nước ở 800C vào trong một nhiệt lượng kế. Tính nhiệt độ cuối cùng?Biết nhiệt dung riêng của nước là 4200J/kg.K. 4. Người ta thả một miếng đồng khối lượng 0,5kg vào 500g nước. Miếng đồng nguội đi từ 800C xuống 200C. Hỏi nước nhận được một nhiệt lượng bằng bao nhiêu và nóng lên thêm bao nhiêu độ? Biết nhiệt dung riêng của nước là 4200J/kg.K và của đồng là 380J/kg.K. 5. Thả một quả cầu nhôm khối lượng 0,15kg được đun nóng tới 1000C vào một cốc nước ở 200C. Sau một thời gian, nhiệt độ của quả cầu và của nước đều bằng 250C. Tính khối lượng nước, coi như chỉ có quả cầu và nước truyền nhiệt cho nhau.Biết nhiệt dung riêng của nước là 4200J/kg.K và của nhôm là 880J/kg.K.

File đính kèm:

  • docVL 8.doc
Giáo án liên quan