Nghiên cứu, xây dựng hệ thống biểu đồ làm phương tiện dạy học Địa lí lớp 12 (Ban cơ bản)

 Chương trình Địa lí lớp 12 đề cập đến Địa lí Việt Nam, gồm cả Địa lí tự nhiên và Địa lí kinh tế - xã hội. Mục tiêu của chương trình là:

 Về kiến thức: Tiếp tục hoàn thiện kiến thức của HS về Địa lí Việt Nam. Học xong chương trình Địa lí lớp 12, HS cần nắm được các đặc điểm tự nhiên, dân cư, kinh tế và một số vấn đề đang được đặt ra nhằm sử dụng hợp lí tự nhiên, giảm thiểu hậu quả của thiên tai, nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân, phát triển kinh tế - xã hội của cả nước cũng như của các vùng lãnh thổ, địa phương nơi HS sinh sống.

 Về kĩ năng: Tiếp tục củng cố và phát triển kĩ năng địa lí nhằm phát triển hơn nữa tư duy địa lí cho HS, đó là tư duy tổng hợp gắn liền với lãnh thổ, có liên hệ thường xuyên với thực tiễn đời sống và sản xuất.

 Về thái độ, tình cảm: Làm giàu thêm ở HS tình yêu quê hương đất nước, tinh thần tự cường dân tộc và niềm tin vào tương lai đất nước, của dân tộc, củng cố cho học sinh thế giới quan duy vật, nhân sinh quan đúng đắn, tinh thần trách nhiệm trong bảo vệ môi trường, xây dựng kinh tế - xã hội ở quê hương.

Để đạt được mục tiêu đó đòi hỏi GV phải đổi mới phương pháp dạy học. Song song với việc hình thành kiến thức địa lí cơ bản GV phải tăng cường rèn luyện các kĩ năng địa lí cho HS. Rèn luyện kĩ năng tốt sẽ giúp HS tiếp thu được kiến thức tốt hơn, từ đó có thể vận dụng vào cuộc sống sau khi rời ghế nhà trường. Việc rèn luyện các kĩ năng địa lí được GV rèn luyện thông qua dạy học trên lớp, các bài thực hành chính khóa, các bài thực hành ở nhà.

 

doc35 trang | Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 544 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Nghiên cứu, xây dựng hệ thống biểu đồ làm phương tiện dạy học Địa lí lớp 12 (Ban cơ bản), để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỞ ĐẦU I. Lí do chọn đề tài Chương trình Địa lí lớp 12 đề cập đến Địa lí Việt Nam, gồm cả Địa lí tự nhiên và Địa lí kinh tế - xã hội. Mục tiêu của chương trình là: Về kiến thức: Tiếp tục hoàn thiện kiến thức của HS về Địa lí Việt Nam. Học xong chương trình Địa lí lớp 12, HS cần nắm được các đặc điểm tự nhiên, dân cư, kinh tế và một số vấn đề đang được đặt ra nhằm sử dụng hợp lí tự nhiên, giảm thiểu hậu quả của thiên tai, nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân, phát triển kinh tế - xã hội của cả nước cũng như của các vùng lãnh thổ, địa phương nơi HS sinh sống. Về kĩ năng: Tiếp tục củng cố và phát triển kĩ năng địa lí nhằm phát triển hơn nữa tư duy địa lí cho HS, đó là tư duy tổng hợp gắn liền với lãnh thổ, có liên hệ thường xuyên với thực tiễn đời sống và sản xuất. Về thái độ, tình cảm: Làm giàu thêm ở HS tình yêu quê hương đất nước, tinh thần tự cường dân tộc và niềm tin vào tương lai đất nước, của dân tộc, củng cố cho học sinh thế giới quan duy vật, nhân sinh quan đúng đắn, tinh thần trách nhiệm trong bảo vệ môi trường, xây dựng kinh tế - xã hội ở quê hương. Để đạt được mục tiêu đó đòi hỏi GV phải đổi mới phương pháp dạy học. Song song với việc hình thành kiến thức địa lí cơ bản GV phải tăng cường rèn luyện các kĩ năng địa lí cho HS. Rèn luyện kĩ năng tốt sẽ giúp HS tiếp thu được kiến thức tốt hơn, từ đó có thể vận dụng vào cuộc sống sau khi rời ghế nhà trường. Việc rèn luyện các kĩ năng địa lí được GV rèn luyện thông qua dạy học trên lớp, các bài thực hành chính khóa, các bài thực hành ở nhà. Rèn luyện kĩ năng Địa lí là một yêu cầu cấp thiết trong việc đổi mới phương pháp dạy và học Địa lí ở trường Trung học phổ thông. Để nắm vững kiến thức địa lí, học sinh cần sử dụng thông thạo các loại bản đồ, lược đồ, biểu đồ, bảng biểu số liệu và các tranh ảnh đi kèm để không những hiểu sâu nội dung chương trình Địa lí mà còn biết vận dụng giải thích được các hiện tượng địa lí trong thực tiễn cuộc sống. Mỗi bài đều chứa đựng các ý hướng dẫn cách khai thác kiến thức từ kênh hình để rèn luyện các kĩ năng cụ thể. Rèn luyện kĩ năng dựa trên cơ sở kênh hình sách giáo khoa và kênh hình bổ trợ nhằm hướng dẫn học sinh tự khám phá và khắc sâu kiến thức, biết cách phân tích các vấn đề địa lí phức tạp thành các ý khái quát, đơn giản, dễ hiểu. Để góp phần tích cực vào việc rèn luyện các kĩ năng địa lí cần thiết, giúp học sinh hình thành phương pháp học chủ động, sáng tạo và có hiệu quả cao trong học tập cũng như làm bài kiểm tra, làm bài thi tốt nghiệp, thi HSG, thi đại học môn Địa lí tôi chọn đề tài “ Nghiên cứu, xây dựng hệ thống biểu đồ làm phương tiện dạy học Địa lí lớp 12 (Ban cơ bản) ” để nghiên cứu. II. Mục đích, nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu 1. Mục đích nghiên cứu - Gióp cho gi¸o viªn cñng cè , hÖ thèng l¹i kiÕn thøc vµ kÜ n¨ng vÒ biÓu ®å . - Gióp cho häc sinh hiÓu thªm ®­îc kÜ n¨ng vÒ vÏ vµ khai th¸c c¸c kiÕn thøc th«ng qua biÓu ®å . - BiÓu ®å lµ mét phÇn quan träng kh«ng thÓ thiÕu ®­îc trong c¶ d¹y vµ häc §Þa Lý , ®Æc biÖt lµ §Þa Lý kinh tÕ – x· héi nãi chung vµ §Þa Lý kinh tÕ – x· héi ®¹i c­¬ng nãi riªng . ChÝnh v× thÕ mµ gi¸o viªn vµ häc sinh cÇn ph¶i cã nh÷ng ®Þnh h­íng c¬ b¶n trong qu¸ tr×nh d¹y vµ häc , gióp cho gi¸o viªn dïng ®Ó minh häa c¶ trong so¹n gi¸o ¸n , d¹y häc vµ giao bµi tËp vÒ nhµ . - Xây dựng quy trình rèn luyện kĩ năng địa lí nhằm nâng cao chất lượng dạy và học các bài thực hành nói riêng, nhằm nâng cao chất lượng dạy học địa lí nói chung. 2. Nhiệm vụ nghiên cứu Nghiên cứu tổng thể phương pháp dạy học địa lí, phương pháp rèn luyện kĩ năng địa lí, phương pháp xây dựng biểu đồ. Xây dựng hệ thống biểu đồ dùng làm phương tiện dạy học Địa lí 12 THPT (Ban cơ bản) 3. Phạm vi nghiên cứu Đề tài chỉ Nghiên cứu, xây dựng hệ thống biểu đồ làm phương tiện dạy học Địa lí lớp 12 THPT (Ban cơ bản). Đề tài có thể mở rộng ở chương trình lớp 10, 11 và THCS. III. Lịch sử nghiên cứu: Rèn luyện kĩ năng địa lí đã được một số tác giả đề cập trong các sách về phương pháp dạy học địa lí nhưng chỉ dừng lại trên cơ sở lí luận, chưa vận dụng cụ thể vào bài dạy thực hành địa lí. NỘI DUNG I. Khái niệm, ý nghĩa của biểu đồ trong dạy học và nghiên cứu địa lí: Trong chương trình môn học Địa lí nói chung, quá trình dạy học và nghiên cứu địa lí nói riêng, nhất là về địa lí kinh tế - xã hội, biểu đồ địa lí được sử dụng rất nhiều. Nhưng biểu đồ là gì? Hầu như chưa có một định nghĩa đầy đủ, chính xác và mang tính khoa học cao về biểu đồ. Tuy nhiên có thể định nghĩa: “ Biểu đồ là sự mô hình hóa các số liệu thống kê, cho phép diễn đạt một cách dễ dàng và trực quan về đặc trưng số lượng của các đối tượng và hiện tượng địa lí để thể hiện tiến trình của các hiện tượng, mối liên hệ và tương quan về độ lớn giữa các đại lượng, hoặc cơ cấu thành phần trong một tổng thể của các hiện tượng địa lí”. Mặc dù chưa có được sự thống nhất hoàn toàn về quan niệm, về tên gọi, về cách trình bày và sử dụng, nhưng biểu đồ là một thành phần kênh hình không thể thiếu trong nội dung môn học và sách giáo khoa địa lí. Đồng thời việc sử dụng biểu đồ địa lí là hết sức cần thiết trong nghiên cứu, dạy và học địa lí, sự hiểu biết về biểu đồ là một yêu cầu tất yếu đối với học sinh - sinh viên. Chính vì thế, trong chương trình môn địa lí từ phổ thông đến đại học, biểu đồ được đề cập đến và sử dụng rất nhiều. Sở dĩ như vậy vì biểu đồ địa lí mang những ý nghĩa thiết thực như sau: - Biểu đồ địa lí có nhiều loại, mỗi loại biểu đồ có công dụng riêng, là công cụ để chuyển tải các số liệu và bảng biểu thống kê, tạo điều kiện cho việc đối chiếu và so sánh, phân tích các số liệu (tư liệu) được dễ dàng và sinh động hơn. - Trong dạy học và nghiên cứu địa lí, những số liệu khi đã được thể hiện thành biểu đồ, bao giờ cũng có tính trực quan và chứa đựng một hàm lượng tri thức địa lí nhất định (mô tả động thái và tiến trình của hiện tượng địa lí qua một chuỗi thời gian, so sánh qui mô và độ lớn giữa các đại lượng, thể hiện cơ cấu và sự chuyển dịch về cơ cấu giữa các thành phần của một tổng thể...), làm cho học sinh tiếp thu được tri thức dễ dàng, gây ấn tượng sâu sắc trong việc hình thành những khái niệm, những nhận xét và đánh giá về địa lí, tạo được hứng thú trong học tập của học sinh. Với những ý nghĩa trên, biểu đồ địa lí là một công cụ trực quan có vai trò và công dụng rất lớn trong giảng dạy, học tập, nghiên cứu địa lí, nhất là đối với địa lí kinh tế - xã hội. - Ngoài ra trong cuộc sống hàng ngày, học sinh - sinh viên cũng thường xuyên tiếp xúc với biểu đồ qua sách báo, hoặc các tranh ảnh hay các cuộc triển lãm về kinh tế. Nếu các em có được những hiểu biết cần thiếtvề biểu đồ, biết cách đọc và phân tích biểu đồ, các em sẽ hiểu được dễ dàng và sâu sắc những thành tựu kinh tế - xã hội đạt được của nền kinh tế nước ta và các nước khác trên thế giới. II. Phân loại biểu đồ địa lí: Trong môn Địa lí nói chung, nhất là về địa lí kinh tế - xã hội nói riêng, các em học sinh bắt gặp rất nhiều loại biểu đồ địa lí với những dạng và kích thước khác nhau. Đặc biệt là mục đích, ý nghĩa và khả năng thể hiện cũng rất khác nhau của mỗi loại biểu đồ. Tuy nhiên, cho đến nay hầu như chưa có một tài liệu khoa học nào đi sâu nghiên cứu để đưa ra chỉ tiêu phân loại biểu đồ dựa trên cơ sở khoa học chặt chẽ. Gần như người ta ngầm thống nhất với nhau việc phân loại biểu đồ địa lí chủ yếu dựa vào hai căn cứ cơ bản sau: 1. Dựa vào hình thức và hình dạng bên ngoài của biểu đồ, có các loại cơ bản sau: - Biểu đồ cột (có cột đơn, cột chồng và nhóm cột). - Biểu đồ theo đường (còn được gọi là biểu đồ đồ thị hay đường biểu diễn). - Biểu đồ theo diện tích (chủ yếu là thể hiện bằng hình tròn hay hình vuông), có diện tích tương ứng với độ lớn của qui mô đối tượng. - Biểu đồ hình tròn (thể hiện cơ cấu một tổng thể, hình tròn chia ra nhiều hình quạt ứng với mỗi thành phần của tổng thể). - Biểu đồ miền (vừa thể hiện cơ cấu và tiến trình phát triển hoặc so sánh giữa hai đại lượng - vẽ theo tỷ lệ %, vừa thể hiện tiến trình và qui mô của các đại lượng, vẽ theo giá trị tuyệt đối). - Biểu đồ thanh ngang. - Biểu đồ kết hợp (chủ yếu là kết hợp giữa cột và đường). Ngoài ra có một số loại biểu đồ trên còn được thể hiện theo hình khối không gian ba chiều: như biểu đồ cột, biểu đồ thanh ngang và biểu đồ hình quạt. 2. Căn cứ theo khả năng và ý nghĩa nội dung biểu đạt của biểu đồ, gồm có: - Biểu đồ phản ánh cấu trúc của đối tượng và hiện tượng, như: cơ cấu các ngành kinh tế (cơ cấu nông nghiệp, cơ cấu công nghiệp, cơ cấu xuất nhập khẩu), cơ cấu tổng sản phẩm trong nước (phân theo 3 khu vực: nông - lâm - ngư nghiệp, công nghiệp - xây dựng, dịch vụ), cơ cấu dân số theo nhóm tuổi hay theo khu vực (dưới tuổi lao động, trong tuổi lao động và trên tuổi lao động, hay khu vực thành thị - nông thôn)... - Biểu đồ phản ánh quá trình phát triển, động thái biến thiên theo thời gian của đối tượng và hiện tượng, như: sự gia tăng dân số qua các thời kì, sự thay đổi nhiệt độ và lượng mưa qua các tháng trong năm, sự gia tăng về diện tích gieo trồng và sản lượng lúa qua các năm... - Biểu đồ thể hiện qui mô khối lượng của một đại lượng hoặc sự so sánh tương quan về độ lớn giữa các đại lượng, như: sản lượng lương thực và mức bình quân lương thực theo đầu người giữa các khu vực qua các năm, sản lượng một số ngành công nghiệp qua các năm, tình trạng việc làm ở nước ta vào một năm hoặc một số năm nào đó... - Biểu đồ thể hiện sự thay đổi tương quan thứ bậc giữa các đối tượng và hiện tượng, như: thay đổi cơ cấu tổng sản phẩm trong nước, thay đổi diện tích gieo trồng cây công nghiệp hàng năm và cây công nghiệp lâu năm, thay đổi cơ cấu giá trị sản lượng công nghiệp phân theo hai nhóm A và B... - Biểu đồ thể hiện đồng thời cả qui mô và cơ cấu thành phần của tổng thể, hoặc thể hiện cả cơ cấu tổng thể và động thái phát triển của đối tượng qua các năm, như: qui mô và cơ cấu diện tích đất nông nghiệp giữa các vùng, qui mô và cơ cấu tổng sản phẩm trong nước qua các năm, cơ cấu diện tích lúa phân theo mùa vụ qua các năm, cơ cấu dân số phân theo khu vực thành thị - nông thôn qua các năm... Như vậy có rất nhiều loại biểu đồ địa lí để thể hiện đặc trưng về số lượng của các đối tượng và hiện tượng trong nghiên cứu, giảng dạy và học tập địa lí. Mỗi loại biểu đồ phản ánh những đối tượng và hiện tượng khác nhau. Nhưng không nhất thiết ở mỗi đối tượng hay hiện tượng người ta chỉ dùng một loại biểu đồ để thể hiện, mà ngược lại cùng một đối tượng hay hiện tượng có thể dùng nhiều loại biểu đồ khác nhau để thể hiện, cũng như một loại biểu đồ nhưng có khả năng phản ánh nhiều đối tượng và hiện tượng khác nhau. Tuy nhiên bao giờ cũng có một loại biểu đồ thích hợp nhất để thể hiện cho một đối tượng hay hiện tượng địa lí cụ thể. Vì thế việc phân loại hệ thống biểu đồ sẽ giúp cho người học biết được cách xác định loại biểu đồ cho phù hợp nhất. III. Các bước rèn luyện kỹ năng biểu đồ địa lí 1. Rèn luyện kỹ năng đọc và phân tích biểu đồ: Kỹ năng đọc và phân tích biểu đồ là loại kỹ năng biểu đồ đầu tiên mà các em học sinh phải có, để có thể sử dụng và khai thác được các biểu đồ có sẵn trong sách giáo khoa địa lí. Qua đó học sinh có thể phát hiện và lĩnh hội được những kiến thức địa lí mới, hoặc chí ít cũng giúp cho việc khắc sâu thêm những nội dung kiến thức bài học như đã được đề cập đến ở phần kênh hình. Qúa trình rèn luyện kỹ năng đọc và phân tích biểu đồ bao gồm các bước như sau: * Trước tiên, qua một số thí dụ làm cho học sinh nắm vững khái niệm về biểu đồ và công dụng của biểu trong học tập và nghiên cứu địa lí, cũng như trong thực tiễn cuộc sống hàng ngày. Sau đó giới thiệu để học sinh biết các loại biểu đồ thường dùng trong nhà trường phổ thông, sự cần thiết phải biết đọc và phân tích biểu đồ địa lí. * Hướng dẫn cho học sinh qui tắc chung của việc đọc và phân tích biểu đồ: - Đầu tiên cho các em học sinh đọc tên biểu đồ và bản chú giải xem biểu đồ phản ánh vấn đề gì (có thể là tiến trình phát triển của một hay một số hiện tượng, tương quan so sánh giữa các đại lượng, qui mô và cơ cấu của một tổng thể...), các đại lượng biểu hiện là gì (nhiệt độ, lượng mưa, số dân, diện tích gieo trồng, sản lượng một ngành kinh tế tính bằng tấn hay Kwh...), diễn ra ở đâu (địa phương hay lãnh thổ nào: tỉnh, vùng hay cả nước), trong thời gian nào (trong một năm, một số năm, một thời kỳ hay các tháng trong năm...). - Tiếp theo cho học sinh nhận xét biểu đồ được thành lập (vẽ) theo loại hình gì (biểu đồ đồ thị, hình cột, hình quạt hay biểu đồ miền...), đơn vị tính trị số của các đại lượng là gì (oC, mm, tạ, tấn, kg/người, triệu dân, tỷ đồng...), khoảng cách dùng để đo tính các trị số (5oC hay 10oC, 5 năm hay 10 năm một...). * Hướng dẫn học sinh đo tính các đại lượng dựa vào các đơn vị đo ghi trên biểu đồ: đây là bước rất quan trọng, làm cơ sở cho bước tiếp theo. Giáo viên phải hướng dẫn cặn kẽ từng công việc, từng bước, qua một số bài thực hành học sinh sẽ nắm được những qui tắc chung và dễ dàng tiếp thu được kỹ năng đo tính trên biểu đồ. * Hướng dẫn học sinh phát triển các hoạt động thao tác tư duy, như đối chiếu, so sánh các đại lượng với nhau. Tiến hành phân tích, tổng hợp khái quát hóa các số liệu đã đo tính được để rút ra những nhận xét, những kết luận cần thiết. Ở bước này cần chú ý hướng dẫn kỹ càng cho học sinh các công việc sau: - Đọc kỹ yêu cầu đặt ra của câu hỏi - bài tập để khoanh vùng nội dung, xác định phạm vi cần nhận xét, giải thích hoặc phân tích chứng minh, những kết luận cần có. - Quá trình so sánh, phân tích và nhận xét, trước tiên cần đề cập đến, xem xét đến các số liệu có tầm khái quát chung, rồi tiếp đến các số liệu thành phần và tìm được mối quan hệ giữa các số liệu theo hàng dọc và hàng ngang (nếu có). - Phải chú ý đến những giá trị nhỏ nhất, lớn nhất và trung bình. Nhất là những số liệu được thể hiện trên hình vẽ của biểu đồ mang tính đột biến (tăng hoặc giảm nhanh), xem xét những sự kiện gắn với những mốc thời gian có những đột biến đó để giải thích. - Khi cần thiết, phải tính toán sự tăng giảm ra tỷ lệ % hoặc theo số lần thông qua các con số để làm cơ sở chứng minh cho ý kiến nhận xét. Kỹ năng phân tích các số liệu để đưa ra được những nhận xét chung, để từ đó rút ra những kết luận là kỹ năng quan trọng và khó nhất cần tập trung rèn luyện cho học sinh. Như vậy, việc phân tích các biểu đồ cũng tương tự như phân tích các số liệu, nhưng ở mức độ khó hơn. Vì ở đây học sinh vừa phải có kỹ năng đọc biểu đồ, vừa phải có tri thức về các số liệu thống kê, cũng như những tri thức về địa lí. 2. Rèn luyện kỹ năng thành lập biểu đồ (vẽ biểu đồ): Trong học tập và nghiên cứu địa lí, yêu cầu học sinh vẽ được các biểu đồ là nội dung và kỹ năng không thể thiếu được trong các bài tập và thực hành địa lí. Có vẽ được biểu đồ thì các học sinh mới hình thành được kỹ năng và hiểu rõ được công dụng của từng loại biểu đồ với các ưu nhược điểm của chúng, mới biết cách phân tích, khai thác tri thức địa lí từ biểu đồ. Đồng thời còn giúp cho học sinh phát triển tư duy, tính độc lập sáng tạo trong học tập, và nhờ vậy còn gây được hứng thú học tập cho các em. Để rèn luyện kỹ năng thành lập biểu đồ cần phải thông qua các bài thực hành để học sinh nắm được các bước theo qui trình sau đây: * Trước tiên phải xác định chủ đề mà biểu đồ định thể hiện để phản ánh, chủ đề mà biểu đồ phản ánh có thể là: - Tiến trình phát triển của một hay một số hiện tượng địa lí, như: sự gia tăng dân số, sự gia tăng diện tích và sản lượng lương thực hoặc là sự biến động về sản lượng của một số ngành công nghiệp qua các năm, sự thay đổi về nhiệt độ và lượng mưa qua các tháng trong năm... - Tương quan so sánh giữa các đại lượng, như: diện tích và dân số giữa các nước ở khu vực Đông Nam Á, sản lượng lương thực và mức bình quân lương thực theo đầu người giữa các vùng ở nước ta... - Cơ cấu thành phần của một tổng thể, như: cơ cấu GDP, cơ cấu dân số theo nhóm tuổi... - Kết hợp thể hiện cả về mặt tiến trình, cả về tương quan giữa các đại lượng, như: diện tích gieo trồng và sản lượng cà phê qua các năm ở nước ta, số dự án đầu tư nước ngoài và số vốn đăng kí của dự án qua các năm... - Qui mô và cơ cấu của một tổng thể giữa các mốc thời gian khác nhau (như qui mô và cơ cấu GDP trong hai hoặc ba năm khác nhau), qui mô và cơ cấu của nhiều tổng thể trong cùng một thời điểm (qui mô và cơ cấu giá trị sản lượng công nghiệp và giá trị sản lượng nông nghiệp phân theo vùng ở nước ta trong một năm nào đó). * Căn cứ vào chủ đề đã được xác định (việc xác định chủ đề thường dựa vào yếu tố lời dẫn của bài thực hành hay bài tập: vẽ biểu đồ thể hiện cái gì), kết hợp với bảng số liệu thống kê (theo giá trị tuyệt đối hay tương đối, các mốc thời gian hay chuỗi thời gian...) và lời kết (yêu cầu của bài tập hay bài thực hành nhận xét và giải thích về điều gì) để lựa chọn loại biểu đồ thích hợp nhất. Thông thường thì: - Để thể hiện tiến trình phát triển hay tốc độ tăng trưởng của hiện tượng qua các năm, thường dùng biểu đồ theo đường với hệ trục tọa độ vuông góc. - Để thể hiện tương quan so sánh giữa các đại lượng, thường dùng biểu đồ cột hay biểu đồ hình vuông hoặc hình tròn theo diện tích. - Thể hiện cơ cấu của một tổng thể ở một vài mốc thời gian có thể dùng biểu đồ hình quạt, biểu đồ hình vuông hay biểu đồ cột, nhưng biểu đồ hình quạt thích hợp nhất. Nếu vừa thể hiện cơ cấu và tiến trình phát triển ở một chuỗi thời gian thì dùng biểu đồ miền. - Vừa thể hiện qui mô và cơ cấu tổng thể thường dùng biểu đồ hình tròn hay hình vuông có tính tương quan giữa các bán kính của hình tròn và các cạnh của hình vuông. - Biểu đồ kết hợp, thường là kết hợp giữa biểu đồ cột và biểu đồ đường. * Tiến hành xem xét và xử lý số liệu: Trên cơ sở loại biểu đồ thích hợp đã lựa chọn và bảng số liệu được cung cấp, xác định xem giữ nguyên số liệu thô để vẽ hay phải xử lý số liệu. Quá trình xử lý số liệu cũng diễn ra nhiều dạng khác nhau, đòi hỏi giáo viên phải rèn luyện cho học sinh thông thạo kỹ thuật tính toán. Dưới đây là các dạng khác nhau trong kỹ thuật tính toán xử lý số liệu: - Tính tỷ lệ % của các thành phần trong cơ cấu tổng thể. - Tính qui đổi từ tỷ lệ % của từng thành phần trong cơ cấu ra giá trị góc ở tâm tính bằng độ (trường hợp này chỉ có tác dụng để vẽ được biểu đồ hình tròn thể hiện cơ cấu một cách chính xác, không có giá trị ghi các kết quả bằng độ lên biểu đồ). - Tính hệ số tương quan bán kính giữa các biểu đồ hình tròn hoặc tương quan giữa các cạnh của các biểu đồ hình vuông, khi mà bảng số liệu được cung cấp ghi bằng đại lượng tuyệt đối có qui mô lớn nhỏ khác nhau và biểu đồ phải vẽ vừa thể hiện qui mô lại vừa thể hiện cả cơ cấu của tổng thể. Ở trường hợp này giáo viên cần làm cho học sinh hiểu rõ: + Xác lập công thức để tính hệ số tương quan bán kính giữa các biểu đồ hoặc hệ số tương quan giữa các cạnh của biểu đồ hình vuông. + Cơ sở toán học của các công thức tính trên. + Nếu bảng số liệu được cung cấp mà đại lượng ghi bằng giá trị tương đối (tỉ lệ %) và hệ số tương quan về giá trị qui mô giữa các tổng thể - tình huống này sẽ tính toán như thế nào. + Lấy giá trị thực (tính bằng cm) cho bán kính hoặc cạnh hình vuông làm chuẩn, rồi tính giá trị của các bán kính hay giá trị của các cạnh hình vuông còn lại để vẽ biểu đồ. - Tính chỉ số phát triển, có hai loại chỉ số phát triển với hai cách tính khác nhau: + Tăng định gốc: mức tăng trưởng các năm sau so với một năm gốc, thường lấy năm đầu tiên là năm gốc bằng 100%. Trường hợp này xảy ra khi vẽ biểu đồ đường thể hiện các đối tượng với các đại lượng khác nhau (giá trị tính bằng các đơn vị đo lường khác nhau). + Tăng liên hoàn: mức tăng trưởng của năm sau với năm trước. Bao giờ cũng lấy năm trước bằng 100% để tính cho năm sau liền kề. - Tính tỷ suất gia tăng tự nhiên của dân số: tỷ suất gia tăng tự nhiên (‰) = tỷ suất sinh thô (‰) – tỷ suất tử thô (‰). - Một số trường hợp khác: + Tính năng suất một loại cây trồng nào đó: Năng suất = sản lượng/ diện tích gieo trồng (đơn vị tính năng suất có khi là tạ/ha, cũng có khi là tấn/ha). + Tính mức bình quân lương thực (hoặc lúa) hay mức bình quân thu nhập theo đầu người: Bình quân lương thực (hoặc lúa) theo đầu người = tổng sản lượng/ số dân (đơn vị kg/người). Bình quân GNP (hay GDP)theo đầu người = GNP (hay GDP)/ số dân (đơn vị là VND hay USD/người). + Tính giá trị xuất nhập khẩu và cán cân xuất nhập khẩu (đơn vị thường là USD hay tỷ lệ %): Tổng giá trị xuất nhập khẩu = giá trị xuất khẩu + giá trị nhập khẩu Cán cân xuất nhập khẩu = giá trị xuất khẩu - giá trị nhập khẩu Tỷ lệ xuất khẩu = (giá trị xuất khẩu/ tổng giá trị xuất nhập khẩu) x 100 Tỷ lệ nhập khẩu = (giá trị nhập khẩu/ tổng giá trị xuất nhập khẩu) x 100 Tỷ lệ xuất khẩu so với nhập khẩu = (giá trị xuất khẩu/ giá trị nhập khẩu) x 100 + Qui đổi trong một đơn vị đo lường từ giá trị lớn về giá trị nhỏ hoặc ngược lại: Từ Triệu tấn qui đổi về Tấn, về Tạ hay về Kg Tỷ đồng qui đổi về Triệu đồng hay Đồng Triệu người qui đổi về Người ... * Dựa vào bảng số liệu cho sẵn hoặc bảng số liệu đã xử lý, hướng dẫn học sinh lựa chọn tỷ lệ và kích thước biểu đồ, lựa chọn tỷ lệ giữa hai trục trong hệ trục, sao cho biểu đồ khi vẽ được cân đối rõ ràng, sáng sủa và thể hiện được yêu cầu của đề bài. * Tiến hành vẽ biểu đồ: Hướng dẫn học sinh vẽ biểu đồ thông qua một số bài thực hành và bài tập. Khi Biểu đồ được vẽ phải đảm bảo sao cho cân đối, sáng sủa, rõ ràng và phản ánh được chủ đề mà nó biểu đạt, như đã nêu trên. Khi vẽ xong phải ghi tên biểu đồ và lập bảng chú giải cho biểu đồ trong những trường hợp cần thiết (biểu đồ thể hiện từ hai đối tượng trở nên). 3. Kỹ thuật thành lập các loại biểu đồ cơ bản 3..1. Biểu đồ cột (hình cột): * Mục đích thể hiện và một số điểm lưu ý: - Biểu đồ hình cột được sử dụng để thể hiện sự so sánh và tương quan khác biệt về qui mô giữa các đại lượng ở các vùng hay các mốc thời gian khác nhau, thể hiện động thái phát triển của đối tượng qua một chuỗi thời gian, hoặc thể hiện cơ cấu của tổng thể. - Một số điểm lưu ý: + Tuy biểu đồ hình cột được sử dụng để thể hiện cả ba mục đích nêu trên (so sánh tương quan, động thái phát triển, cơ cấu) nhưng loại biểu đồ này được sử dụng để biểu đạt sự so sánh khác biệt về tương quan qui mô giữa các đại lượng là mang tính phổ biến hơn cả so với hai mục đích kia. + Biểu đồ cột được vẽ bằng cả giá trị tuyệt đối của đại lượng (số liệu thô) và bằng cả giá trị tương đối (tỷ lệ %). + Nếu sử dụng biểu đồ hình cột để thể hiện cơ cấu, thì tổng thể cơ cấu đó thường có ít thành phần, như: cơ cấu xuất - nhập khẩu, cơ cấu dân số thành thị - nông thôn, cơ cấu giá trị sản lượng công nghiệp nhóm A - nhóm B, cơ cấu kinh tế khu vực nhà nước - khu vực ngoài quốc doanh... Tuy nhiên biểu đồ cột cũng không phải là loại biểu đồ hợp lý nhất để thể hiện cơ cấu. * Các bước tiến hành: Do biểu đồ cột được vẽ bằng cả giá trị tuyệt đối và giá trị tương đối, đồng thời bao giờ cũng được vẽ trên một hệ trục vuông góc, nên quá trình vẽ biểu đồ bao gồm các bước sau: Bước 1 - Xử lý số liệu: nếu dùng biểu đồ cột để thể hiện cơ cấu tổng thể, hoặc để so sánh về qui mô giữa các đại lượng tính bằng tỷ lệ % mà bảng số liệu cung cấp là số liệu thô, thì phải xử lý số liệu (tính ra tỷ lệ %). Bước 2 - Xây dựng hệ trục: bao gồm trục ngang và trục đứng vuông góc với nhau tại gốc hệ trục. Cần lựa chọn kích thước của hệ trục sao cho vừa phù hợp với khổ giấy vẽ, vừa đảm bảo tương quan giữa trục ngang và trục đứng để tránh biểu hiện cột biểu đồ quá cao hoặc quá thấp, thiếu tính thẩm mĩ. - Trục ngang (còn gọi là trục hoành, trục định loại) có ý nghĩa và cần lưu ý một số điểm sau đây: + Trong biểu đồ cột, trục ngang có tác dụng dùng để chỉ về thời gian ( các mốc năm hoặc thời kì khác nhau được xác định theo chiều từ trái sang phải), chỉ về không gian lãnh thổ (các tỉnh, các vùng, các nước), hoặc biểu thị về chỉ tiêu kinh tế theo ngành (trâu bò, lợn, gia cầm, dầu thô, xi măng, điện...). + Nếu trục ngang được dùng để chỉ về không gian lãnh thổ hay chỉ tiêu kinh tế theo ngành thì khoảng cách giữa các cột trên trục ngang cách đều nhau. + Ngược lại nếu trục ngang được dùng để chỉ về thời gian thì khoảng cách giữa các cột trên trục có khi cách đều nhau, nhưng trong nhiều trường hợp các cột không cách đều nhau mà phải phù hợp với tỷ lệ của khoảng cách các mốc thời gian trong bảng số liệu (nhất là khi dùng biểu đồ cột phản ánh động thái phát triển của đối tượng qua một chuỗi thời gian). Để đảm bảo yêu cầu khoảng cách cột tương ứng với tỷ lệ khoảng cách các mốc thời gian trong bảng số liệu, ta có phương pháp xác định như sau: Sau khi vẽ xong hệ trục vuông góc, trên trục ngang ta xác định ngay vị trí của cột thứ nhất (ứng với mốc năm đầu tiên) cách gốc hệ trục một khoảng nhất định, vị trí của cột cuối cùng (ứng với mốc năm cuối cùng) cách đầu trục ngang một khoảng nhất định phù hợp. Dùng thước đo và compa đo xem khoảng cách từ mốc năm đầu tiên đến mốc năm cuối cùng đã được xác định trên trục ngang có độ dài là bao nhiêu cm. Rồi lấy độ dài khoảng cách đo được chia cho số năm tính từ mốc năm đầu tiên đến mốc năm cuối cùng (lấy năm cuối cùng trừ đi năm đầu tiên), ta biết được cứ một năm sẽ ứng với một khoảng cách có độ dài bao nhiệu (cm) trên trục ngang. Sau đó ta có thễ dễ dàng xác định vị trí các mốc năm cần thiết ứng với cá

File đính kèm:

  • docXây dựng biểu đồ.doc