Nhóm via và oxi, lưu huỳnh

1: Có các bình mất nhãn chứa các khí sau: H2S, SO2, CO2, H2, O2. Nêu cách nhận biết các khí đó. Viết các phương trình phản ứng xảy ra trong quá trình nhận biết.

2: a. Cho hỗn hợp gồm FeS2, FeCO3 , MgCO3 tác dụng hết với dd H2SO4 đặc, nóng dư thu được dd A và hỗn hợp khí B gồm SO2 và CO2. Thêm dd NaOH vào dd A. Hấp thụ hỗn hợp khí B bằng dd Ba(OH)2 dư. Viết PTPƯ xảy ra.

3: 1/ Hoàn thành các phương trình phản ứng sau:

 

doc2 trang | Chia sẻ: shironeko | Lượt xem: 2511 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Nhóm via và oxi, lưu huỳnh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
NHÓM VIA – OXI, LƯU HUỲNH 1: Có các bình mất nhãn chứa các khí sau: H2S, SO2, CO2, H2, O2. Nêu cách nhận biết các khí đó. Viết các phương trình phản ứng xảy ra trong quá trình nhận biết. 2: a. Cho hỗn hợp gồm FeS2, FeCO3 , MgCO3 tác dụng hết với dd H2SO4 đặc, nóng dư thu được dd A và hỗn hợp khí B gồm SO2 và CO2. Thêm dd NaOH vào dd A. Hấp thụ hỗn hợp khí B bằng dd Ba(OH)2 dư. Viết PTPƯ xảy ra. 3: 1/ Hoàn thành các phương trình phản ứng sau: a/ MnO2 + HCl -> khí A b/ FeS + HCl -> khí B c/ Na2SO3 + HCl -> khí C d/ NH4HCO3 + NaOH(dư) -> khí D 2/Cho khí A tác dụng khí D; cho khí B tác dụng khí C; cho khí B tác dụng khí A trong nước. Viết PTPƯ xảy ra. 4: Hãy cho biết những chất nào sau đây có thể dùng để điều chế O2 trong phòng thí nghiệm? A. KClO3 B. KNO3 C. KMnO4 D. cả A, B, C. 5: Hãy cho biết oxi không tác dụng với những chất nào trong các chất sau: Cl2, H2, Fe(OH)2, CO2 , SO2, Ag, Fe, Na. A. Cl2, CO2 , SO2, Ag. B. Cl2, CO2 , Ag. C. CO2 , Ag. D. Ag. 6: Khối lượng kết tủa thu được khi sục khí H2S dư vào 100 ml dung dịch CuCl2 0,5M và FeCl2 0,6M là: A. 4,8 gam B. 5,28 gam C. 10,08 gam D. đáp án khác. 7: Cho các chất: O2, SO2 và dung dịch sau: H2SO4 đặc, HNO3 đặc, nước clo, Fe2(SO4)3, CuSO4 và FeSO4. Hãy cho biết H2S không tác dụng với chất và dung dịch nào? A. dung dịch H2SO4 đặc, HNO3 đặc, Fe2(SO4)3, CuSO4 và FeSO4. B. dung dịch FeSO4. C. dung dịch H2SO4 đặc, Fe2(SO4)3 và FeSO4. D. tất cả đều phản ứng. 8: Cho các dung dịch sau: AgNO3, NaCl, Na2S, NaOH và NaNO3. Hãy nhận biết chỉ sử dụng một thuốc thử ? A. quỳ tím B. CuCl2 C. BaCl2 D. cả 3 đều thoả mãn. 9: Đun nóng một hỗn hợp gồm bột Fe và bột S trong điều kiện không có oxi, tới khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, ta thu được hỗn hợp rắn X. Cho X tác dụng với dung dịch HCl dư thấy X tan hết và thu được một hỗn hợp khí. Các chất có trong X là: A. FeS và S. B. FeS và Fe. C. Fe2S3 và S. D. Fe2S3, FeS và S. 10: Nung 11,2 gam Fe và 26 gam Zn với một lượng lưu huỳnh lấy dư. Sản phẩm của phản ứng được hoà tan hoàn toàn trong dung dịch axit HCl. Khí tạo ra được dẫn vào dung dịch CuSO4. Thể tích dung dịch CuSO4 10% (d=1,1gam/ml) cần dùng để hấp thụ hết khí sinh ra là: A. 500,6 ml. B. 376,36 ml. C. 872,73 ml. D. 525,25 ml. 11: Hoà tan hoàn toàn m gam một oxit Sắt bằng H2SO4 đặc, nóng thấy thoát ra khí SO2 duy nhất. Trong thí nghiệm khác, sau khi khử hoàn toàn cũng m gam oxit Sắt đó bằng CO ở nhiệt độ cao, rồi hoà tan lượng sắt bằng H2SO4 đặc, nóng thì thu được lượng khí SO2 nhiều gấp 9 lần lượng SO2 ở thí nghiệm trên. Công thức của oxit Sắt là: A. Fe2O3. B. Fe3O4. C. FeO. D. Không xác định được. 12: Hỗn hợp X gồm bột Fe và kim loại M hóa trị II. - Cho 2,4 gam X vào dung dịch H2SO4 loãng dư thì thu được 0,448 lít khí (đktc). - Mặt khác hoà tan hoàn toàn 2,4 gam X vào H2SO4 đặc nóng thì được 1,12 lít khí SO2 duy nhất (đktc). Kim loại M là: A. Hg. B. Zn. C. Cu. D. Pb. 13: Cho m gam hỗn hợp gồm Fe và FeS tác dụng với dung dịch HCl dư thu được 2,688 lít hỗn hợp khí (đktc). Cho hỗn hợp khí này đi qua dung dịch Pb(NO3)2 dư thu được 23,9 gam kết tủa màu đen. Giá trị của m là: A. 9,29 gam. B. 9,92 gam. C. 9,36 gam. D. 93,6 gam. 14: A là hợp chất tạo bởi Fe và lưu huỳnh. Đem hoàn toàn hoàn toàn 4,80 gam A trong dung dịch H2SO4 đặc nóng dư. Khi đó xảy ra phản ứng: A + H2SO4 đặc, nóng ® Fe2(SO4)3 + SO2 + H2O Khí SO2 bay ra làm mất màu vừa hết 200 gam dung dịch Br2 24%. Công thức của A là: A. FeS2 B. FeS C. Fe2S3 D. đáp án khác. 15: Dẫn V(l) khí SO2 vào 200 ml dung dịch chứa Ba(OH)2 0,4M và NaOH 0,6M thu được 17,36 gam kết tủa. Hãy lựa chon giá trị đúng của V ? A. 1,792 lít B. 2,24 lít C. 4,48 lít D. cả A, B, C đều đúng. 16: Nung 5,6 gam Fe với 3,2 gam S ở nhiệt độ cao trong điều kiện không có oxi thu được hỗn hợp chất rắn X. Cho X vào dung dịch HCl dư thu được hỗn hợp khí Y. Tỷ khối của Y đối với H2 là 10,6. Hãy cho biết hiệu suất của phản ứng giữa Fe với S. A. 50% B. 60% C. 70% D. 80% 17: Đem hòa tan hoàn toàn 5,4 gam kim loại A trong dung dịch H2SO4 đặc, nóng. Toàn bộ khí SO2 bay ra cho hấp thụ hết trong 200 ml dung dịch KOH 2M . Sau phản ứng thu được 39,8 gam hỗn hợp muối trong dung dịch. Viết các phương trình phản ứng xảy ra và xác định kim loại R 18: Đun nóng hỗn hợp gồm bột sắt và bột lưu huỳnh, sau phản ứng kết thúc cho toàn bộ hỗn hợp rắn thu được vào dung dịch HCl có dư thu được 4,48 lít hỗn hợp khí A (ở đktc) có tỷ khối so với H2 bằng 9. a. Tính %m sắt và lưu huỳnh trong hỗn hợp đầu. b. Nếu cho toàn bộ khí A vào 662 gam dung dịch Pb(NO3)2 10% thì thu được bao nhiêu gam kết tủa. 19: Cho a gam Fe trộn với b gam S thu được hỗn hợp chất rắn X. Nung chất rắn X ở nhiệt độ cao thu được hỗn hợp chất rắn Y. Cho hỗn hợp Y vào trong dd HCl dư thu được 4,8 gam chất rắn và 8,96 lít hh khí X có tỷ khối so với H2 là 9. a/ Xác định a, b và tính hiệu suất phản ứng giữa Fe và S. b/ Cho toàn bộ hỗn hợp Y vào dd H2SO4 đặc nóng dư . Tính thể tích khí SO2 bay ra ( quy về đktc ).

File đính kèm:

  • docoxi-luu huynh.doc