Những bài văn miêu tả lớp 6

Hình ảnh làng quê Việt Nam luôn gắn liền với những cảnh đẹp giản dị, quen thuộc như: cánh đồng làng, con đê xanh ngút tầm mắt Còn với với em ấn tượng về đầm sen đang mùa nở hoa mãi là hình ảnh đẹp đầy thú vị trong kí ức mộng mơ của tuổi học trò.

 Từ xa nhìn lại, đầm sen như một toà lâu đài màu xanh lấm tấm phấn hồng. Hương sen nồng nàn lan toả theo làn gió bay xa thơm ngát một vùng. Trong làn sương sớm mong manh , huyền ảo làm cho cả đầm sen như khoác lên mình tấm áo choàng bằng voan trắng, có đính thêm những hạt kim cương lấp lánh. Mặt trời từ từ nhô lên chiếu nắng xuống cho đầm sen càng thêm lóng lánh. Gió lùa vào đầm sen như bàn tay người mẹ nhẹ nhàng đánh thức đàn con nhỏ bé. Đầm sen như sực tỉnh giấc vẫy những cánh tay mềm mại chào đón ông mặt trời.

 

doc13 trang | Chia sẻ: haianhco | Lượt xem: 3335 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Những bài văn miêu tả lớp 6, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Văn miêu tả 6 Bài 1: Quang cảnh đầm sen đang mùa hoa nở Hình ảnh làng quê Việt Nam luôn gắn liền với những cảnh đẹp giản dị, quen thuộc như: cánh đồng làng, con đê xanh ngút tầm mắt…Còn với với em ấn tượng về đầm sen đang mùa nở hoa mãi là hình ảnh đẹp đầy thú vị trong kí ức mộng mơ của tuổi học trò. Từ xa nhìn lại, đầm sen như một toà lâu đài màu xanh lấm tấm phấn hồng. Hương sen nồng nàn lan toả theo làn gió bay xa thơm ngát một vùng. Trong làn sương sớm mong manh , huyền ảo làm cho cả đầm sen như khoác lên mình tấm áo choàng bằng voan trắng, có đính thêm những hạt kim cương lấp lánh. Mặt trời từ từ nhô lên chiếu nắng xuống cho đầm sen càng thêm lóng lánh. Gió lùa vào đầm sen như bàn tay người mẹ nhẹ nhàng đánh thức đàn con nhỏ bé. Đầm sen như sực tỉnh giấc vẫy những cánh tay mềm mại chào đón ông mặt trời. Đến bên đầm sen vào mùa hoa nở mới thấy hết vẻ đẹp diệu kì mà thiên nhiên ban tặng cho con người. Bao quanh đầm sen là bờ cỏ xanh mượt mà, uốn lượn như nét vẽ mềm mại. Mặt đầm phủ kín một màu xanh, lấp ló những đoá sen hồng, sen trắng. không biết sen ở đây được trồng từ bao giờ mà sen cứ mọc chi chít dày đặc không trông thấy mặt nước, từng đoá hồng, đoá trắng thi nhau khoe sắc, toả hương. Sen hồng kiều diễm như đôi má ửng hồng của nàng thiếu nữ. Sen trắng giản dị thanh khiết vươn lên đón ánh bình minh như muốn phô ra tất cả sự trong trắng tinh khiết của mình. Còn các nụ sen mới đẹp làm sao, từng búp, từng búp tròn lẳn, mũm mĩm tràn trề sức sống, e thẹn núp mình sau những chiếc lá ngắm nhìn những bông hoa mà lòng thầm ngưỡng mộ: Các chị hoa thật lộng lẫy, các chị ấy nở bung những cánh tròn xoe xoe, bao cánh hoa úp vào nhau đều đều, xinh xắn là bầy nhiêu chiếc má xinh xin bầu bĩnh. Mỗi bông hoa là một cô thôn nữ xinh đẹp. Các cô đang cố khoe cái nhị vàng anh ánh toả hương thơm lừng mời gọi bướm ong. Xung quanh các bông hoa là những chiếc lá mập mạp, cứng cáp vươn cao như người lính gác ngẩng cao đầu hãnh diện vì mình được đứng bên bảo vệ những nàng hoa xinh đẹp. Còn những gương sen nằm nghiêng nghiêng trên cuống như người có tuổi ung dung ngồi trên ghế mỉm cười ngắm nhìn đàn cháu. Hương sen thoang thoảng bay theo chiều gió lúc đậm, lúc nhạt, cáy mùi thơm dìu dịu ấy xua tan cái nóng bức oi ả của mùa hè. Một vài khách du lịch dừng lại bên bờ chụp ảnh.Giữa đầm các cô các chị đang bơi thuyền thúng hái hoa sen nét mặt ánh lên miềm vui sướng. Sen có thể dùng vào nhiều việc, lá sen dùng để gói hàng, hoa sen dùng cắm lọ, ướp trà, hạt sen dùng để nấu chè hay làm mứt đều ngon… Hoa sen tượng trưng cho cốt cách, tâm hồn người Việt thanh tao mà giản dị. Ngày xưa ông Mạc Đĩnh Chi làm bài phú "Hoa sen giếng ngọc" nên dù dung mạo xấu xí vẫn được vua trọng dụng, quí mến. Ngày nay hoa sen được chọn làm "Quốc hoa" biểu tượng của đất nước bốn mùa xanh tươi hoa lá. Thiên nhiên thật kì diệu sinh ra một loài hoa tuyệt đẹp như hoa sen. Vẻ đẹp dịu dàng thanh khiết của đầm sen đang mùa hoa nở luôn neo đậu trong trái tim em, dù đi đến bất cứ nơi đâu, được thấy bao nhiêu cảnh lạ thì em cũng không thể quên được vẻ đẹp của đầm sen ========================================================== Bài 2: Tả cụ già ngồi câu cá bên hồ Một buổi chiều hè em đang dạo bước trên con đường làng, bên một đầm nước rộng để thư giãn sau một ngày học tập căng thẳng. Ngắm nhìn cảnh đầm nước thơ mộng em gặp một cụ già ngồi câu cá dưới gốc phi lao cuối đầm. Hỏi ra mới biết đó là cụ Ngà nổi tiếng là "sát cá" ở xóm trong. Đầm nước rộng mênh mông đã được gia đình con trai cụ Ngà đấu thầu thả cá đã mấy năm nay. Xung quanh bờ đầm cây cối um tùm, trên mặt nước hoa sen, hoa súng tha hồ soi bóng làm duyên với tấm gương khổng lồ. Em lại gần ngắm nhìn mới thấy vẻ đẹp quắc thước của cụ. Bộ quần áo nâu giản dị, nước da đồi mồi, ánh mắt vẫn còn tinh lắm. Chiếc cần câu cụ cầm trong tay bằng tre trúc vàng óng, chỗ tay cầm bóng loáng. Cụ thong thả buông cần trúc đoạn cức khá dài có gắng cái phao bằng lông ngỗng, đầu dây được nối với lưỡi câu nhỏ và sắc. Đôi bàn tay nhăn nheo nhưng tóm mồi vẫn còn khéo léo lắm. Ngắm cụ tóm mồi, buông cần thật là thiện nghệ. Em đến bên bờ khẽ chào cụ. Cụ đáp lại bằng giọng thaatj là hiền từ, ấm áp, nụ cười hiền hậu khiến em thấy cụ gần gũi như ông nội của mình. Mái tóc bạc trắng càng tôn thêm vẻ quắc thước của cụ. Thế rồi cụ Ngà nói với em rất nhiều chuyện nhưng ánh mắt cụ không rời chiếc phao trên mặt nước. Cụ ôn tồn chậm rãy kể vvè thời trai trẻ cuả mình. Cách đây mấy năm cụ đã bàn với cậu con trai xin đấu thầu khu đầm này. Tuy tuổi cao nhưng cụ rất nhiều kinh nghiệm về nghề nuôi cá… Chiều chiều cụ ra đây câu cá vừa để trông nom giúp con trai vừa để thư giãn rồi cụ đọc một câu thơ rất hay… Bất chợt cụ giật phắtmột chú trắm to dễ đến hơn một cân giãy đành đạch trên vệ cỏ. Cụ cất tiếng cười sảng khoái. Rồi cụ dạy em các gỡ cá, mắc mồi, buông cần. Em làm thử tưởng dễ mà cũng thật khó. Mặt trời sắp lặn, ráng chiều đỏ sẫm, em chia tay cụ Ngà trong lòng hiểu được bao điều mới mẻ. Đy câu là một thú vui lành mạnh bổ ích giúp tâm hồn ta thanh thản sau những giờ làm việc căng thẳng. Hình ảnh và câu chuyện của cụ Ngà mãy còn khắc ghi trong tâm hồn em ./. ==================================================== Bài 3: Tả cảnh đêm trăng trên quê hương em Em đã ngắm trăng không biết bao nhiêu lần. Khi từ mảnh sân nhà , Khi từ cánh đồng lúa vàng trĩu hạt , lúc lại trên đường làng ngập bóng tre xanh… Cứ mỗi lần ngắm trăng như vậy em càng thêm yêu quê hương và thấy ánh trăng thật đẹp, thật huyền ảo và quyến rũ vô cùng. Bóng chiều đã tắt hẳn, mái nhà, đường làng, ngõ xóm, lùm cây mờ dần. Trời tối hẳn thôn xóm đã lên đèn , ánh sáng hắt qua các ô cửa mờ mờ. Ngoài trời lúc này là một màn đêm bất tận, gió thổi rì rào. Bỗng từ phía sau rặng tre, một vầng sáng lấp ló. Trăng đẫ bắt đầu mọc rồi. Trăng nhè nhẹ trôi sau những rặng tre khẽ lay động theo chiều gió. Trăng lên đến đâu bầu trời như sáng ra đến đó. Trước mắt tôi cảnh vật như đang biến màu huyền ảo dưới trăng. Tôi nhìn lên bầu trời và bắt đầu nhận rõ từng ngôi sao lấp lánh. Càng nhìn tôi càng thấy bầu trời nhiều sao hơn. Tôi nhẩm hát bài đếm sao trong lòng trào dâng niềm xao xuyến. Vầng trăng đã lên khỏi luỹ tre. Trăng lửng lơ như cái đĩa vàng giữa nền trời trong veo, cao vời vợi. Trăng đã lên cao, thỉnh thoảng lại náu mình trong những đám mây trắng, xốp, mảnh mai bồng bềnh trôi trên nền trời. Trăng trải ánh sáng trên đường làng, trăng dát bạc trên mặt nước, trăng sáng lên trong sân mọi nhà. Trăng làm rạng rỡ hơn những khuôn mặt trẻ thơ. Dưới ánh trăng cảnh vật và con người dường như hân hoan hơn, tươi đẹp hơn. Trăng đêm nay sáng quá. Tôi và lũ bạn cứ mải mê ngắm không biết chán. Rồi chúng tôi thi nhau hát bài đếm sao, rồi lại chơi trò chốn tìm. Một lúc thấm mệt chúng tôi lại cùng nhau trò chuyện và thi xem ai đọc được nhiều thơ có từ trăng nhất. Chị Hằng như hiểu được câu chuyện của chúng tôi chị cười tươi, ánh mắt lấp lánh. Chúng tôi lại căng mắt đi tìm chú Cuội ngồi gốc cây đa. Đêm trăng trên quê hương đối với bọn trẻ chúng tôi thật huyền diệu vô cùng. Đêm dần về khuya , trăng càng lên cao và như xa hơn giữa bầu trời mênh mông. Bọn trẻ chúng tôi lưu luyến chia tay nhau dưới ánh trăng lòng tiếc nuối. Xóm làng như đang chìm dần vào giấc ngủ say nồng. Trên bầu trời ngàn vì sao vẫn lấp lánh, dế vẫn dạo nhạc, đom đóm vẫn lập loè làm bạn với ánh trăng lung linh . Được ngắm cảnh trăng trên quê hương, tôi cứ ngỡ như mình được lạc vào sở thần tiên với bao điều thú vị . Mai này dù có đi đâu xa cũng không bao giờ tôi quên được quê hương mình, nơi ấy có vầng trăng yêu dấu. Bài 4: Tả tiết làm bài kiểm tra ngữ văn Tùng tùng tùng… tùng tùng tùng…Tiếng trống vang lên báo hiệu giờ học bắt đầu, thế mà cả lớp tôi đẫ ngồi vào chỗ đầy đủ. Bạn thì kẻ lại giấy kiểm tra, bạn thì xem lại phần lí thuyết. Chả vì hôm nay lớp tôi có giờ kiểm tra Ngữ văn. Tôi yên tâm vì mình đã chuẩn bị bài rất kĩ. Cô giáo bước vào lớp, chúng tôi đứng dậy chào, cô cho chúng tôi ngồi xuống sau vài phút nhắc nhở cô giáo chép đề lên bảng. Đề đã ghi xong :"Em hãy viết bài văn tả lại người thân yêu nhất của em". Cả lớp đọc đề và bắt đầu làm bài. Không khí yên lặng bao trùm cả căn lớp rộng rãi, chỉ còn nghe thấy tiếng bút đưa sột soạt trên giấy, tiếng tí tách của chiếc đồng hồ treo cuối lớp đang đếm thời gian, Thỉnh thoảng có tiếng ho húng hắng. Ngoài sân trường gió lao xao dưới ánh nắng vàng tươi, bức tường, cửa sổ cũng chăm chú cùng chúng tôi làm bài. Đây là dạng đề mở nên cả lớp mỗi người tự chọn cho mình một người thân yêu nhất để tả. Tôi đã nháp xong phần yêu cầu và dàn ý sơ lược rồi bắt đầu cẩn thận làm bài từng dòng, từng dòng nắn nót. Cô giáo vẫn từng khen tôi trình bày đẹp và cẩn thận. Tôi đưa mắt nhìn ra xung quanh hơn bốn mươi mái đầu đang đăm chiêu suy nghĩ , tay viết đều đều cẩn thận. Bên cạnh tôi là bạn Hà cũng đang cắm cúi viết. Đầu bạn ấy hơi nghiêng theo nét chữ. Bạn ấy tả "Bà". Thỉnh thoảng Hà lại khẽ mỉm cười, chắc hẳn bạn đã tìm được ý văn hay. Còn tôi thì tả mẹ, vì mẹ là người tôi yêu quý nhất trên đời. Đức hi sinh và lòng nhân ái của mẹ tôi luôn làm trái tim tôi lay động. Phía trên tôi là anh bạn Long đang ngồi vặn vẹo cái lưng. Thường ngày cậu ta rất lười học, lười viết thế mà không hiểu sao hôm nay lại có vẻ mê mải, say sưa thế. Tờ giấy làm bài của Long cũng đã kín đặc cả chữ rồi. Chốc chốc cậu ta lại đưa tay lên quệt trán . Cả lớp như đang chạy đua cùng thời gian. Những mái đầu nghiêng nghiêng, những vầng trán nhíu lại. Thỉnh thoảng lại có tiếng ai đó lật trang giấy sột soạt . Thời gian chậm chạp trôi, tôi đã viết gần xong bài. Chợt cô giáo nhắc "chỉ còn năm phút nữa các em cố gắng đọc kĩ, kiểm tra lại bài viết. Đâu đó có tiếng hỏi nhỏ cậu đã xong chưa. Tiếng nắp bút lách tách. Bạn nào bạn ấy thở phào nhẹ nhõm. Tôi vuốt nhẹ tờ giấy làm bài cho in nếp chờ nộp bài. Tùng… tùng…tùng…tiếng trống vang lên báo hiệu giờ học kết thúc. Chúng tôi nhanh chóng nộp bài cho cô giáo rồi ùa ra sân chơi. Chúng tôi hỏi bài nhau và hi vọng những điểm cao mà cô giáo sẽ trả bài cho chúng tôi. ================================================================ Bài 5: Trong vai anh đội viên kể và tả về Bác trong đêm không ngủ Mỗi lần mở cuốn nhật kí về một thời bom đạn tôi lại bồi hồi xúc động nhớ lại thời trai trẻ của mình. Ngày ấy tôi là anh là anh bộ đội may mắn được cùng Bác tham gia đánh giặc, chứng kiến một đêm không ngủ cùng Bác trên đường ra chiến dịch, tôi vô cùng xúc động và tự hào về Bác kính yêu. Những ngày chống Pháp thật gian khổ ác liệt. Đơn vị tôi cùng Bác trên đường ra chiến dịch. Trời tối Bác cùng đơn vị chúng tôi nghỉ tạm trong một cái lán lấy sức ngày mai tiếp tục hành quân. Đêm đã về khuya, ngoài trời mưa lâm thâm, gió bấc từng cơn lạnh tê tái. Trong túp lều tranh xơ xác tôi chợt thức giấc. Thấy Bác vẫn ngồi lặng yên bên bếp lửa vẻ mặt trầm ngâm lo lắng. Trong ánh lửa bập bùng tôi thấy Bác như già đi, mái tóc bạc trắng. Rồi trong phút giây mơ màng như nằm trong giấc mộng ấy, tôi thấy Bác nhón chân nhẹ nhàng đi dém chăn cho từng người một. Rồi Bác lại nhen lên ngọn lửa sưởi ấm cho chúng tôi nằm. Tôi thấy ấm vô cùng không chỉ bởi ngọn lửa mà vì tình yêu thương của Bác dành cho chúng tôi như người cha yêu dấu. Rồi tôi rón rén đến bên Bác thì thầm hỏi nhỏ “Bác ơi! Khuya rồi sao Bác chưa đi ngủ? Bác có lạnh lắm không?” Bác nhỏ nhẹ nói với tôi “Cháu cứ ngủ ngon lấy sức để ngày mai đi đánh giặc” Nghe lời Bác tôi nhắm mắt nhưng trong lòng vẫn không yên bởi chiến dịch vẫn còn dài, rừng núi lắm dốc, lắm ụ phải trèo đèo lội suối, Bác đã cao tuổi rồi lại không ngủ lấy sức đâu mà đi. Lần thứ ba thức dậy, Tôi hốt hoảng giật mình vì vẫn thấy Bác ngồi đó im lặng. Tôi bật dậy đi đến bên Bác nằng nặc mời Bác đi ngủ. Với giọng nói ấm áp tràn đầy tình yêu thương Bác khuyên tôi đi ngủ và Bác thổ lộ “Bác ngủ làm sao được khi đoàn dân công đêm nay ngủ ngoài rừng, trời thì vừa mưa, vừa lạnh làm sao cho khỏi ướt” Rồi Bác nắm lấy tay tôi, hơi ấm từ Bác lan toả sang tôi, khiến tôi bồi hồi xúc động. Ôi tấm lòng Bác thật mênh mông, sâu nặng. Thế là tôi thức luôn cùng Bác đến sáng. Bên Bác tôi hiểu được bao điều, nhất là lòng yêu đất nước và tình yêu vô bờ của Bác dành cho chiến sĩ đồng bào. Đây chỉ là một trong muôn vàn đêm không ngủ của Bác. Tôi muốn giữ mãi phút giây này trong tim để luôn tự hào về Bác Hồ kính yêu. Bài 6: Cây đào ngày tết Tết sắp đến mọi thứ đều nhộn nhịp hơn, các loại cây đào, mai, quất đang đua nhau khoe sắc. Cây nào cũng đẹp, nhưng tôi vẫn thích nhất là cây đào. Cây đào này tương đối lớn, tuỳ vào độ tuổi và tay nghề của người trồng đào mà mỗi cây có một thế khác nhau. Thân cây đào được người trồng uốn tạo rất đẹp như hình con rồng vừa bay lên cao vừa uốn lượn. Xung quanh thân là những cành đào nhỏ đầy hoa. Đào có hai loại đào phai màu hồng và đào bích màu đỏ thắm. Những bông hoa đỏ rực rỡ gặp hơi ấm của mùa xuân nở bung ra. Trên từng cành nhỏ chi chít hoa và nụ. Mỗi bông hoa thường có rất nhiều lớp cánh xếp lên nhau xen kẽ như một đài sen nhỏ xíu. Những cánh hoa mong manh mịn màng, be bé như một mẩu giấy hồng. ở giữa những cánh hoa là nhị hoa màu vàng óng, đó là thứ gọi ong bướm đến. Nhị hoa như những sợi chỉ vàng sẽ chuyển sang màu vàng sậm khi hoa sắp tàn. Những nụ hoa chúm chím, nhỏ xinh đậu ở trên đầu cành như những chú cánh cam sơn màu hồng. Nụ hoa nhỏ tưởng như gió có thể thổi bay, còn e thẹn chỉ he hé sắc hồng. Cây đào ngày tết đẹp hơn hẳn bởi có rất nhiều hoa còn lá mới chỉ nhú những búp xanh nõn nà gần nụ như những con chuồn chuồn xanh biếc với cặp cánh mỏng tang đang đậu đầu cành đón gió. Vào ngày tết đào thường được trồng trong chậu cảnh bằng sứ thật đẹp và được tô điểm thêm bằng những chuỗi đèn nhấp nháy đủ màu sắc, trên cành treo những bao lì xì màu đỏ in những hình vẽ vui nhộn cho căn phòng đặt chậu đào trở nên tươi vui, sang trọng. Đào là loại cây mang lại nguồn vui cho mọi người. Với các cụ già chơi đào là một thú vui tao nhã, như ông tôi mới 23 tết đã mua đào về nhà rồi. Còn với người trồng đào thì đào không chỉ mang lại niềm vui mà còn mang lại cho họ nguồn thu nhập. Với riêng tôi hoa đào đẹp bởi sắc hồng quyến rũ. Mỗi khi những bông hoa đỏ tươi vừa khoe sắc tôi có cảm giác như mùa xuân đã đến thật gần. Một năm bắt đầu từ mùa xuân và mùa xuân có hoa đào đó là những dấu hiệu quen thuộc khiến tôi nhận ra mình đã thêm một tuổi. Dù sau này lớn lên tôi sẽ không thể quên được hình ảnh cây hoa đào ngày tết. ============================================== Bài 7: Một ngày mùa đông Mùa đông! Nghe hai tiếng đó người ta cũng hình dung ra cái giá rét cắt da, cắt thịt, tiếng gió rít lạnh lùng và ghê rợn. Cái mát mẻ của mùa thu đã qua đi để mùa đông lạnh lẽo lại đến. Mỗi cơn gió nổi lên là từng tiếng gào thét. Từng đàn chim đã bay về phương Nam tránh rét, cả chú chim chích bông trong vườn nhà em cũng tránh rét ở đâu mất rồi. Mấy hôm nay lạnh quá em cũng được nghỉ học. Hình như ông mặt trời cũng sợ rét, nấp sau đám mây, ngủ thật kĩ. Những đám mây xám ngoét lờ đờ như cũng đang ngủ. Lá bàng chuyển dần sang màu đỏ và chuẩn bị phải rời xa thân mẹ. Cả thôn xóm lặng ngắt, ít người ra đường hơn. Một vài người qua đường co ro xúm sít lặng lẽ bước nhanh trên con đường làng hun hút gió. Bà hôm nay cũng không đi chợ ngồi ở nhà nhai trầu tóp tép, Bố nghỉ việc trùm chăn đến cổ xem tivi. Chỉ có mẹ là còn phải lo cơm nước, xem lại chỗ mạ có bị gió lùa không, đợi ấm lên còn kịp cấy. Ôi! Dường như mùa đông làm cho nhịp sống chậm lại, thời gian bị đóng băng trôi qua chậm chạp hơn. Mọi vật đều chìm trong giấc ngủ dài nồng say. Nhưng cứ thử nghĩ mà xem nếu không có mùa đông thì cũng chẳng ai mong đợi, chờ đón mùa xuân ấm áp xinh tươi. Bọn trẻ con chúng em đứa nào cũng xùm xụp trong những cái áo ấm. Em cũng thấy thích lắm vì mình béo lên bao nhiêu mà không phải ăn nhiều. Buổi chiều qua thật nhanh, bầu trời phủ một lớp bạc sáng mờ mờ. Đồng ruộng mênh mông một màu nước ải trắng bạc , thấp thoáng bóng một con cò trắng nhỏ còn bì bõm kiếm ăn. Trong vườn nhà những chú gà đã lên chuồng, nằm sát vào nhau cho ấm. Mọi nhà cũng bắt đầu lục tục bữa cơm chiều. Bóng tối cũng bao trùm rất nhanh, gió lại rít, cái lạnh lại bắt đầu lạnh hơn. Không có bài vở em cũng chui vào chăn cho ấm. Nhìn qua cửa sổ em thấy các nhà hàng xóm cũng đã tắt đèn. Ôi mùa đông lạnh giá, em nhắm mắt lại và thầm ước cho nó trôi qua thật nhanh. Em mong có mùa đông nhưng đừng có gió rít, đừng có lá rụng, các loài chim đừng có bay đi tránh rét. Mà mùa đông hãy chỉ là cái rét ngọt ngào, sắc trời sáng bạc. Để người nghèo đừng bị lạnh, gia xúc không bị chết rét. =============================================== Bài 8: Tả Dượng Hương Thư Võ Quảng là nhà văn nổi tiếng chuyên viết cho thiếu nhi . Đọc và tìm hiểu văn bản "Vượt thác" của ông chúng ta không chỉ ấn tượng trước dòng sông Thu Bồn thơ mộng, hùng vĩ, dữ dội…mà còn cảm phục trước hình ảnh Dượng Hương Thư một vị "thuyền trưởng" tài ba, quả cảm, dũng mãnh đã chèo lái con thuyền vượt qua thác dữ. Dương Hương Thư làm nghề chở hàng ngược xuôi trên sông Thu Bồn. Dượng có thân hình cường tráng. Đã ngoài 40 tuổi, ấy vậy mà sức vóc còn hơn khối đám thanh niên trai tráng. Như bao con người sống quanh sông Thu Bồn, Dượng Hương Thư cũng là một người dân lao động bình thường. Ngày ngày chở hàng ngược xuôi theo dòng sông. Thế nhưng con người bình thường ấy lại rất kiên cường, có sức khoẻ tráng kiện, luôn bình tĩnh và dày dạn kinh nghiệm. Khi vượt thác Dượng Hương Thư là người "đứng mũi chịu sào", con thác đã ở ngay trước mặt. Tiếng nước chảy ào ào dữ dội . Dượng Hương Thư đánh trần đứng trên mạn thuyền phóng chiếc sào xuống lòng sông nghe một tiếng "soạc", thép đã cắm vào sỏi. Dương Hương Thư ghì chặt đầu sào lấy thế trụ lại giúp chú Hai và thằng Cù Lao phóng sào xuống nước. Lúc này mới thấy hết cái dáng vẻ lực lưỡng của dượng. Làn da nâu bóng, ánh mắt sáng cương nghị , ngực nở vòng cung, chiếc quần nâu sờn bạc. Nước càng lúc càng mạnh, Dượng Hương Thư thả sào, rút sào nhanh như cắt. thuyền cố nhích lên từng chút một. Trông Dượng Hương Thư như một pho tượng đồng đúc, các bắp thịt cuồn cuộn, hai hàm răng cắn chặt, quai hàm bạnh ra, cặp mắt nảy lửa ghì chặt con sào giống như một hiệp sĩ của Trường Sơn oai linh hùng vĩ. Thuyền đã vượt qua thác dữ. Chú Hai và thằng Cù Lao thở không ra hơi. Dượng Hương Thư cũng đã thấm mệt mặt đỏ lên mồ hôi ở thái dương, ở vai, ở ngực túa ra như tắm. Dượng với chiếc quạt lá quạt từng nhát thật mạnh, những sợi tóc mai bết vào nhau bay phất phơ nhưng ánh mắt vẫn tươi vui, thỉnh thoảng dượng lại cười, nụ cười thật hiền, thật dễ mến. Lúc Dượng Hương Thư vượt thác khác hẳn lúc ở nhà, nói năng nhỏ nhẹ, tính nết nhu mì , ai nói gì cũng vâng vâng dạ dạ sẵn sàng giúp đỡ người khác. Bọn trẻ con trong xóm đứa nào cũng quý Dượng Hương. Mỗi lần Dượng Hương về chúng lại bám theo hỏi đủ thứ chuyện. Dượng Hương lại kể cho bọn trẻ nghe những chuyện gặp trên đường đi bằng cái giọng hiền hiền đứt quãng, thế mà bọn trẻ đứa nào cũng chăm chú nghe và tỏ vẻ rất thích thú. Dượng Hương Thư vừa dũng cảm, khéo léo trong công việc, lại hiền lành khiêm tốn nên dượng luôn được mọi người quý mến. Qua hình ảnh Dượng Hương Thư em hiểu thêm về cuộc sống lao động của người dân trên con sông Thu Bồn. Cuộc sống càng vất vả họ càng kiên cường. ================================================================ Đề 9: tả và kể lại cuộc gặp gỡ với Lượm Trong chương trình ngữ văn lớp 6 em đã được học bài thơ Lượm của Tố Hữu. Bài thơ viết về một tấm gương hi sinh dũng cảm trong kháng chiến chống Pháp khiến em vô cùng cảm phục và xúc động. Nhất là hình ảnh Lượm trong cuộc gặp gỡ và chuyến đi liên lạc cuối cùng đầy khó khăn nguy hiểm. Lượm trạc bằng tuổi cậu học trò lớp 6, dáng người nhỏ nhắn, bước đi nhanh nhẹn. Khi giặc Pháp chiếm Huế quê hương thân yêu của Lượm , Lượm đã tình nguyện đi liên lạc giúp bộ đội đánh Pháp. Những ngày đi liên lạc Lượm luôn đeo bên mình chiếc sắc xinh xinh cùng với chiếc mũ calô đội lệch trên đầu, trông chú bé càng ngộ nghĩnh và đáng yêu. Lượm thường mặc chiếc áo sơ mi ngắn tay cùng chiếc quần soóc được sơ vin gọn gàng, chẳng khác gì một chiến sĩ vệ quốc quân, trông Lượm thật chững chạc. Công việc bộn bề khó khăn nguy hiểm nhưng lúc nào Lượm cũng vui vẻ và yêu thích công việc mà mình đã lựa chọn. Gặp những người đồng chí, những người bạn của mình mới thấy Lượm hồn nhiên và yêu đời biết bao, chú cười híp cả mí, đôi mắt ánh lên niềm vui sướng dạt dào. Lượm tâm sự chú rất thích đi làm liên lạc. Với chú ở đồn Mang Cá còn thích hơn ở nhà. Đôi má Lượm ửng đỏ như trái bồ quân chín mọng. Lượm gống như một con chim nhỏ chao liệng trên bầu trời, hứng những tia nắng vàng rực rỡ. Trên đường đưa thư Lượm phải vượt qua cánh đồng vắng vẻ, trên đầu quân thù không ngừng vãi đạn như mưa. Em vụt qua làn mưa đạn, chạy như bay để hoàn thành nhiện vụ cấp trên giao. Trông lúc ấy Lượm càng nhỏ bé. Chú chỉ cao nhỉnh bằng cây lúa giữa cánh đồng. Đúng lúc đó một tia chớp loé lên từ phía Lượm, khi ánh chớp tan người ta không còn nhìn thấy bóng chiếc mũ calô nhấp nhô nữa. Lượm đã hi sinh rồi. Từ thân thể nhỏ bé của chú một dòng máu nóng hổi đang trào ra. Mắt chú bé nhắm lại, môi mím chặt để khỏi bật tiếng kêu, hai bàn tay nắm chặt bông lúa như níu lấy sự sống. Linh hồn nhỏ bé hoà quyện vào mùi hương của lúa. Lượm hi sinh như một thiên thần yên nghỉ giữa cánh đồng quê hương. Lượm đã hi sinh nhưng hình ảnh của chú vẫn còn nguyên vẹn trong lòng mọi người. Lượm giống em lứa tuổi nhưng khác em hoàn cảnh sống. Em thấy mình thật may mắn được sinh ra và lớn lên trong điều kiện đất nước hoà bình, được cắp sách đến trường… Em tự nhủ mình sẽ cố gắng học tập thật tốt để xứng đáng với sự hi sinh anh dũng của Lượm =========================================================== Bài 10: Tả mẹ khi em làm được việc tốt Trời đã xế chiều ánh hoàng hôn dần buông xuống, Cả nhà đang quây quần bên bữa cơm chiều. Chợt ngoài cửa có tiếng cô đưa thư gọi vọng vào: Mời bác Tâm ra nhận thư bảo đảm. Mẹ tôi vội vàng ra kí nhận rồi trở vào nhà với nét mặt rạng rỡ lạ thường. Mẹ vội vàng mở phong thư rồi reo lên con gái mẹ thành công rồi! Con gái mẹ thật giỏi! Đó là giây phút hạnh phúc nhất trong tuổi thơ tôi. Hình ảnh mẹ lúc ấy khiến tôi còn nhớ mãi. Niềm vui ngập tràn trong căn nhà nhỏ bé. Niềm vui được nhân lên trong tim mỗi người. Niềm vui toả sáng rạng ngời trên gương mặt mẹ tôi. Bởi bao năm nay mẹ đã vất vả không quản ngại nắng mưa đưa tôi đi học vẽ, không những thế mẹ còn phải tần tảo sớm hôm làm việc kiếm tiền nuôi tôi ăn học. Mẹ dành dụm từng đồng tiến đi ít ỏi để mua bút lông, màu vẽ... Thành công của tôi hôm nay có không ít mồ hôi và công sức của mẹ. Mẹ đọc đi đọc lại từng dòng chữ trong thư Em: Nguyễn Thanh Thảo đạt giải nhất cuộc thi vẽ tranh “Mùa hè của em” Trong thư còn mời rõ 8 giờ sáng mai tại nhà văn hoá tỉnh sẽ tổ chức triển lãm tranh và phát giải thưởng. Lúc này tôi mới ngắm kĩ mẹ tôi. Làn da mẹ hình như hồng hơn, nụ cười tươi thắm hơn mà giọng nói mới ấm áp, dịu dàng làm sao. Vẫn giọng nói âý sao hôm nay tôi thấy mến thương vô cùng. Thế rồi mẹ sửa soạn đi mời bà nội, bà ngoại sang nhà cùng chung niềm vui, niềm hạnh phúc của gia đình. Nhìn bước đi nhanh nhẹn, dáng người nhỏ nhắn tôi thấy thương mẹ và gắng học giỏi, vẽ đẹp hơn nữa để xứng đáng với lòng mong đợi của mẹ. Rồi tối hôm ấy mẹ ôm tôi vào lòng nước mắt tuôn rơi. Có lẽ đó là những giọt hạnh phúc tự hào của mẹ. Bởi mẹ vẫn thường dặn tôi rằng :Con cứ vẽ những gì con yêu thích nhất. Vậy các bạn có biết tôi vẽ gì không? Đó chính là bức chân dung mẹ với dòng chữ “Mẹ tôi” dưới bức tranh. Thời gian thấm thoát thoi đưa, Tôi đã dần khôn lớn, trưởng thành. Trên bước đường thành công của tôi vẫn có bước chân tần tảo của người mẹ hiền. Bài 11 Dựa vμo bμi M−a của Trần Đăng Khoa tả lại trận m−a rμo Trời oi bức ngột ngạt đến hơn chục ngμy liền. Hôm nμo tôi cũng phải nhao ra những bờ tre, tìm chỗ nμo mát nhất thì ngồi. Chân cứ khoả liên tục xuống ao tay thì quạt mμ lúc nμo mồ hôi vẫn cứ túa ra. Vậy mμ không ngờ chiều hôm qua m−a đến. Đến vội vã, m−a trút n−ớc μo μo rồi lại tạnh rất nhanh. Khoảng bốn giờ chiều rồi ra nắng vẫn còn chang chang. Không có lấy một ngọn gió nμo. Trời lúc nμy thật lμ ngột ngạt. Nh−ng bỗng d−ng trời tối sầm cả lại, gió ù ù, mây từ đâu ùn ùn kéo đến khoác cho ông trời một chiếc áo giáp đen. Mối từ đâu bay ra nhiều không kể xiết. Cánh mối rụng lả tả bay tứ tung nh− trẻ con xé vụn giấy quăng lên túa ra tr−ớc gió. Ngoμi v−ờn mẹ gμ rối rít gọi đμn con đang hoảng loạn miệng không ngừng kêu "chiếp chiếp". Gió cμng thổi mạnh. Bãi mía sau v−ờn vung ká kêu xμo xạc nh− những dũng sĩ múa g−ơm. Bụi lốc cuốn đầy trời, đám lá khô cứ vμo cuộn tròn lại bung ra. Ngoμi ngõ đám kiến đen bỏ cả mồi đang vội vã hμnh quân về tổ. Gió thổi tung mát r−ợi lμm những ngọn tre cuốn cả cμnh lá vμo nhau, thân cọ vào nhau kêu lên kẽo kẹt. Đáng th−ơng hơn lμ cây b−ởi của ông vốn đã phải mang cái thân to lớn đầy cμnh lá, b−ởi lại còn phải bế một đμn con tinh nghịch, đứa nμo đứa nất cứ đòi chạy tứ tung khắp phía. Trời bắt đầu lác đác m−a. Sấm sét rạch ngang dọc nền trời rồi ùng oμng đổ xuống sân nh− mìn phá đá. Thế mμ chị dừa chẳng sợ, cứ sải cánh tay dμi nh− ngườ

File đính kèm:

  • docnhung bai vam mieu ta 6.doc