Ôn htu tôt nghiệp THPT môn Ngữ văn 12

- Sinh năm 1920, ông tính tuổi mình: “Liên Xô nở trước đời tôi ba tuổi”.

- Là đứa con của “Huế đẹp và thơ”, như ông viết:

“Hương Giang ơi, dòng sông êm,

Qua tim ta, vẫn ngày đêm tự tình”

(Bài ca quê hương)

- 19 tuổi đã trở thành đảng viên Đảng Cộng sản, tiếp tục hoạt động bí mật chống Pháp - Nhật.

- Sau Cách mạng, ông phụ trách công tác Văn nghệ, là cán bộ cao cấp của Đảng và Nhà nước.

- Tố Hữu là nhà thơ lớn của đất nước ta. Hơn nửa thế kỷ làm thơ, năm 70 tuổi ông viết:

“Bạc phơ mái tóc, mây đưa mộng

Thanh bạch hồn thơ, nắng nở hoa”.

 

doc11 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1328 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Ôn htu tôt nghiệp THPT môn Ngữ văn 12, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TỐ HỮU Vài nét về nhà thơ     - Sinh năm 1920, ông tính tuổi mình: “Liên Xô nở trước đời tôi ba tuổi”.     - Là đứa con của “Huế đẹp và thơ”, như ông viết:             “Hương Giang ơi, dòng sông êm,             Qua tim ta, vẫn ngày đêm tự tình”                                                             (Bài ca quê hương)     - 19 tuổi đã trở thành đảng viên Đảng Cộng sản, tiếp tục hoạt động bí mật chống Pháp - Nhật.     - Sau Cách mạng, ông phụ trách công tác Văn nghệ, là cán bộ cao cấp của Đảng và Nhà nước.     - Tố Hữu là nhà thơ lớn của đất nước ta. Hơn nửa thế kỷ làm thơ, năm 70 tuổi ông viết:             “Bạc phơ mái tóc, mây đưa mộng             Thanh bạch hồn thơ, nắng nở hoa”.                                                             (“Bảy mươi” – 10/1990) Tác phẩm thơ     1. “Từ ấy”, (1937 – 1946)     2. “Việt Bắc” (1954)     3. “Gió lộng” (1961)     4. “Ra trận” (1972)     5. “Máu và hoa” (1977)     6. “Một tiếng đờn” (1979 – 1992) Phong cách nghệ thuật thơ Tố Hữu     - Tố Hữu là nhà thơ trữ tình chính trị thể hiện nồng nhiệt tự hào lý tưởng cách mạng, đời sống cách mạng của nhân dân ta.     - Tố Hữu là nhà thơ của lẽ sống lớn, tình cảm lớn, niềm vui lớn. Khuynh hướng sử thi, cái tôi trữ tình – cái tôi chiến sĩ mang tầm vóc hoành tráng, màu sắc lịch sử được diễn tả bằng bút pháp thần thoại hóa, hình tưởng thơ kì vĩ, tráng lệ.     - Nét đặc sắc trong thơ Tố Hữu là có giọng điệu riêng. Thơ liền mạch, nhất khí tự nhiên, giọng tâm tình, ngọt ngào tha thiết.     Nghệ thuật thơ Tố Hữu giàu tính dân tộc. Phối hợp tài tình ca dao, dân ca các thể thơ dân tộc và “thơ mới”. Vận dụng biến hoá cách nói, cách cảm, cách so sánh ví von rất gần gũi với tâm hồn người. Phong phú vần điệu, câu thơ mượt mà, dễ thuộc dễ ngâm.     “Việt Bắc”, “Nước non ngàn dặm”, “Theo chân Bác”… là những bài thơ tuyệt bút của Tố Hữu. VỢ CHỒNG A PHỦ Tác giả     Tô Hoài tên thật là Nguyễn Sen, người Hà Nội, sinh năm 1920. Là một nhà văn có nguồn sáng tạo to lớn. Có trên 100 tác phẩm. Trước cách mạng, nổi tiếng với truyện “Dế mèn phiêu lưu ký”. Sau năm 1945, có “Truyện Tây Bắc”, “Mười năm”, “Miền Tây”, “Tuổi trẻ Hoàng Văn Thụ”, “Tự truyện”, v.v…     Sáng tác của Tô Hoài thể hiện vốn hiểu biết phong phú về đời sống và phong tục, chất tạo hình và chất thơ qua miêu tả và kể chuyện đầy thú vị. Là một nhà văn viết truyện về miền núi rất thành công Xuất xứ     Tập “Truyện Tây Bắc” được Tô Hoài viết năm 1952. Gồm có 3 truyện: “Vợ chồng A Phủ”, “Chuyện Mường Giơn”, “Cứu đất cứu Mường”, Năm 1952 , theo bộ đội vào giải phóng Tây Bắc, một chuyến đi dài 8 tháng, Tô Hoài đã mang về xuôi bao kỷ niệm sâu sắc về người và cảnh Tây Bắc. “Truyện Tây Bắc” đã được tặng giải Nhất, Giải thưởng của Hội Văn nghệ Việt Nam 1945-1955. Truyện “Vợ chồng A Phủ” là truyện hay nhất trong tập truyện này. Tóm tắt     Ngày xưa, bố Mị lấy mẹ Mị, không đủ tiền cưới phải đến vay nhà thống lí, bố của thống lí Pá Tra bây giờ. Mẹ Mị đã chết, bố Mị đã già mà món nợ mỗi năm phải trả lãi một nương ngô vẫn còn. Năm đó, ở Hồng Ngài tết đến, A Sử con trai thống lí Pá Tra lừa bắt cóc được Mị về làm vợ cúng trình ma. Mị trở thành con dâu gạt nợ. Khổ hơn con trâu con ngựa, lùi lũi như con rùa trong xó cửa. Mị toan ăn lá ngón tự tử. Thương cha già, Mị chết không đành. Ở lâu trong cái khổ, Mị quen khổ rồi. Một cái tết nữa lại đến. Mị thấy lòng phơi phới. Cô uống rượu ực từng bát, rồi chuẩn bị lấy váy áo đi chơi. A Sử đã trói đứng Mị bằng một thúng sợi đay.     A Phủ vì tội đánh con quan nên bị làng phạt vạ một trăm bạc trắng. A Phủ trở thành người ở nợ cho Pá Tra. Một năm rừng động, A Phủ để hổ bắt mất một con bò. Pá Tra đã trói đứng anh vào một cái cọc bằng một cuộn mây. Mấy ngày đêm trôi qua, A Phủ sắp chết đau, chết đói, chết rét thì được Mị cắt dây trói cứu thoát. Hai người trốn đến Phiềng Sa nên vợ nên chồng. A Phủ gặp cán bộ A Châu kết nghĩa làm anh em được giác ngộ trở thành chiến sĩ du kích đánh Pháp. Chủ đề     Sự thống khổ của người Mèo ở Tây Bắc dưới ách thống trị dã man của bọn chúa đất và lũ Tây đồn. Sự vùng dậy của họ để giành lấy tự do, hạnh phúc và tham gia kháng chiến, giải phóng quê hương Nội dung     1. Giá trị hiện thực     - Bọn chúa đất, bọn thống lí cấu kết với giặc Pháp, được bọn Tây đồn cho muối về bán, ăn của dân nhiều, giàu lắm, nhà có nhiều nương, nhiều bạc nhiều thuốc phiện nhất làng.     - Pá Tra cho vay nợ lãi, Mị trở thành con dâu gạt nợ nhà thống lí. Tuổi xuân và hạnh phúc bị cướp mất. Mị sống khổ nhục hơn con trâu, con ngựa.     - A Phủ vì tội đánh con quan mà bị làng xử kiện, bị đánh, bị phạt vạ, trở thành kẻ ở nợ cho Pá Tra.     - Cảnh Mị bị A Sử trói đứng. Cảnh A Phủ bị trói cho đến chết vì tội để hổ bắt mất bò.     - Cảnh bọn Tây đồn Bản Pe càn quét khu du kích Phiềng Sa: cướp lợn, giết người, đốt phá vô cùng tàn bạo.     2. Giá trị nhân đạo     Nỗi đau khổ của Mị và sự vùng dậy của Mị toan ăn lá ngón tự tử…, uống rượu, mặc váy áo đi chơi xuân, cắt dây trói cứu A Phủ, cùng chạy trốn.     - Nỗi khổ đau của A Phủ: sống cô độc, bị đánh, bị phạt vạ… vì tội đánh con quan. Bị trói cho đến chết vì tội để hổ bắt mất bò.     - Được Mị cứu thoát. Cùng chạy trốn đến Phiềng Sa. Mị và A Phủ nên vợ nên chồng. Vừa giành được tự do, vừa tìm được hạnh phúc     - A Phủ kết nghĩa anh em với A Châu cán bộ. Trở thành chiến sĩ du kích quyết tâm đánh giặc để giải phóng bản Mèo…     - Mị và A Phủ: từ đau khổ, thân phận nô lệ, bị chà đạp dã man đã vùng dậy tự cứu giành được tự do, hạnh phúc; được giác ngộ cách mạng, đứng lên cầm súng chống lại bọn cướp nước và lũ tay sai.     - Những đêm tình mùa xuân của trai gái Mèo được nói đến như một phong tục chứa chan tinh thần nhân đạo, giàu bản sắc văn hóa dân tộc. Nghệ thuật     1. Tả cảnh mùa xuân trên rẻo cao: hoa thuốc phiện vừa nở trắng lại đổi ra màu đỏ au, đỏ thậm, rồi sang màu tím man mát. Chiếc váy Mèo như con bướm sặc sỡ. Tiếng sáo, tiếng hát tự tình của trai gái Mèo - đầy chất thơ dung dị và hồn nhiên.     2. Kể chuyện với bao chi tiết hiện thực, bao tình tiết cảm động. Dựng người, dựng cảnh sống động: cảnh xử kiện, cảnh Mị cắt dây trói, cảnh ăn thề…     3. Sử dụng các câu dân ca Mèo… tạo nên phong vị miền núi đậm đà: “Anh ném pao, em không bắt-Em không yêu, quả pao rơi rồi…”     Tóm lại, truyện “Vợ chồng A Phủ” khẳng định một bước tiến mới của Tô Hoài, là thành tựu xuất sắc của văn xuôi kháng chiến thời chống Pháp. Câu văn xuôi trong sáng, thanh thoát, nhuần nhị. VỢ NHẶT Tác giả     Kim Lân, tên thật là Nguyễn Văn Tài, sinh năm 1920. Quê quán: Phù Lưu, Từ Sơn, Hà Bắc. Sở trường về truyện ngắn. Thế giới nghệ thuật của ông là xóm làng quê với người dân cày Việt Nam. Viết rất hay về những thú chơi dân dã đồng quê như chọi gà, thả diều, nuôi bồ câu, chơi núi non bộ,… mà ông gọi là thú “phong lưu đồng ruộng”.     Tác phẩm, 2 tập truyện ngắn: “Nên vợ nên chồng” (1955) và “Con chó xấu xí” (1962 Xuất xứ     “Vợ nhặt” có tiền thân là truyện “Xóm ngụ cư” - viết ngay sau Cách mạng tháng Tám. Bản thảo chưa in, 1954 viết lại. Chủ đề     Qua câu chuyện anh cu Tràng nhặt được vợ, tác giả nói lên niềm cảm thông và trân trọng hạnh phúc muộn mằn và niềm hy vọng về một sự đổi đời của người nông dân năm đói Ất Dậu Tóm tắt     Cụ Tràng ở xóm ngụ cư, làm nghề kéo xe bò chở thuê. Đã nhiều tuổi, thô kệch, có tính vừa đi vừa nói lảm nhảm như kẻ dở hơi. Bà cụ Tứ mẹ hắn nghèo khổ. Hai mẹ con ở trong một mái nhà tranh vắng teo, rúm ró. Trận đói kinh khủng đang diễn ra, người chết đói như ngả rạ. Một lần kéo xe thóc Liên đoàn lên tỉnh, hắn hò một câu vượt dốc rất tình. Một cô gái ton ton chạy lại đẩy xe cho Tràng, liếc mắt cười tít. Lần thứ hai, Tráng gặp lại thị, trông khác hẳn, thị gầy sọp hẳn đi, áo quần tả tơi như tổ đỉa. Một vài câu trách móc, mời chào, thị ăn một chập 4 bát bánh đúc do Tráng đãi. Mua một cái thúng và 2 hào dầu, Tráng dẫn thị về nhà ra mắt mẹ. Xóm ngụ cư ngạc nhiên khi thấy một người đàn bà xa lạ đi theo Tráng họ bàn tán, có phần lo ngại. Trong nhá nhem tối, bà cụ Tứ gặp và nói chuyện với nàng dâu mới. Lần đầu nhà Tráng có dầu thắp đèn… Tiếng ai hờ khóc người chết đói ngoài xóm lọt vào. Sáng hôm sau, bà mẹ chồng và nàng dâu mới quét dọn trong nhà ngoài sân. Bữa cơm – cháo cám – đón nàng dâu mới. Bà cụ Tứ vừa ăn vừa kể chuyện làm ăn, gia cảnh với con dâu, nói toàn chuyện vui, toàn chuyện sung sướng sau này. Lại một buổi sáng. Tiếng trống thúc thuế dồn dập. Quạ đen bay vù như mây đen. Thị nói về chuyện Việt Minh phá kho thóc Nhật. Tráng nhớ lại lá cờ đỏ bay phấp phới hôm nào Người và cảnh được nói đến trong truyện     1. Cảnh     Xóm ngụ cư một buổi chiều tàn và một buổi sáng.     Ngã tư xóm chợ về chiều càng xác xơ, heo hút. Gió từ đồng thổi vào ngăn ngắt. Dãy phố úp súp, tối om, không một ánh đèn. Dưới gốc đa, gốc gạo, bóng những người đói đi lại dật dờ, lặng lẽ như những bóng ma. Tiếng quạ kêu từng hồi thê thiết. Mùi đống rấm khép lẹt tử khí. Tiếng hờ khóc tỉ tê của ai có người thân mới chết đói…     Cái đói đã tràn đến xóm ngụ cư. Khắp các lều chợ, người đói xanh xám như những bóng ma nằm ngổn ngang. Sáng nào cũng có ba bốn cái thây nằm còng queo bên đường. Mùi ẩm thối của rác, mùi gây xác chết vẩn lên.     Buổi sáng sau ngày Tráng có vợ, tiếng trống thúc thuế dồn dập. Quạ lượn vòng trên nền trời như đám mây đen. Đó là những nét vẽ rất điển hình làm hiện lên cảnh chết đói vô cùng thê thảm của xóm thôn Việt Nam cuối năm 1944, đầu năm 1945.     2. Nhân vật     a- Tráng: đã lớn tuổi, nhà nghèo, thô kệch, dân ngụ cư, kéo xe bò thuê. Chỉ một câu hò ỡm ờ, 4 bát bánh đúc, 2 hào dầu, mua một cái thúng mà nhặt được vợ. Tràng vỗ vào túi tiền, nói một câu bồi: “Rích bố cu!” Thổ lộ với thị: “làm đếch gì có vợ?”. Khoe hai hào dầu mới. Vươn cổ thổi tắt ngọn đèn. Cười khì khì… Đó là những nét vẽ hóm hỉnh về anh cu Tràng. Khi nhặt được vợ, Tràng rất lo trước nạn đói biết có nuôi nổi mình không lại còn đèo bòng, nhưng hắn đã chặc lưỡi một cái: “Chặc, kệ!”. Sáng hôm sau nhặt được vợ, Tràng thấy cái gì cũng “thay đổi mới mẻ khác lạ”. Trong lòng hắn tràn ngập “một nguồn vui sướng phấn chấn”. Hắn nghĩ tới bổn phận phải lo lắng cho vợ con sau này. Hắn ăn cháo cám, thần mắt nhớ lại lá cờ đỏ và đoàn người đói đi phá kho thóc Nhật mà hắn mới gặp hôm nào. Với Tràng, hạnh phúc muộn mằn đến bất ngờ, lòng anh chứa chan hy vọng về một sự đổi đời.     b- Bà cụ Tứ: Già nua. Goá bụa. Nghèo khổ. Chỉ có một mụn con trai thì thô kệch. Lo chết đói. Bà hiền lành, phúc hậu khi nói chuyện với nàng dâu. Bà tủi thân về phận nghèo hèn của hai mẹ con. Rất thương con và thương nàng dâu mới. Lo xa về cái đói, nhưng vẫn tin tưởng: “Ai giàu ba họ, ai khó ba đời…” Bữa cháo cám mà bà nói toàn chuyện vui mai sau. Nước mắt bà chảy ra vì vui, vì lo buồn, vì con bà đã “có vợ được”. Bà cùng con dâu thu dọn nhà cửa, vườn tược… một sự đổi đời hé lộ đầy hạnh phúc. Không còn “bủng beo u ám”, mặt bà đổi “rạng rỡ hẳn lên”… Bà cụ Tứ là hiện thân của lòng mẹ.     c- Vợ của Tràng     Không quê quán. Không người thân thương. Không tên tuổi. Sắp chết đói: áo quần tả tơi như tổ đỉa, gầy sọp hẳn đi, trên khuôn mặt lưỡi cày xám xịt chỉ còn thấy hai con mắt. Giữa trận đói, chẳng có cheo cưới gì, chị đã thành vợ nhặt của Tràng. Thật chua chát, “Cái giá” của người con gái chỉ có 4 bát bánh đúc, 2 hào dầu, một cái thúng. Bữa cơm đầu tiên thị ăn ở nhà chồng là bát cháo cám! Nỗi đau khổ, tủi nhục của thị cũng là của nhân dân ta một thời mà hơn 2 triệu đồng bào ta đã chết đói. Trở thành vợ Tràng, thị thay đổi hẳn “hiền hậu đúng mực Kết luận     Chất liệu cuộc sống được tái hiện một cách chân thực cảm động. Tình huống truyện là nét đặc sắc trong nghệ thuật kể chuyện của Kim Lân. Truyện giàu tính nhân bản. Sau bóng tối của người dân cày lầm than là một rạng đông về hạnh phúc và ấm no đang dần đến. Cách suy nghĩ và tình thương của lòng mẹ là những nét vẽ cảm động, đặc sắc nhất của truyện ngắn “Vợ nhặt” này. “Vợ nhặt” còn có giá trị hiện thực sâu sắc: tố cáo tội ác của Pháp Nhật vơ vét thóc lúa của nhân dân ta, thủ phạm gây ra nạn đói khủng khiếp năm Ất Dậu 1945, làm hơn 2 triệu đồng bào ta bị chết đói./. MÙA LẠC-NGHUYỄN KHẢI Tác giả     Nguyễn Khải sinh năm 1930 ở Hà Nội, quê cha ở Nam Định. Là nhà văn quân đội. Tác phẩm tiêu biểu: “Xung đột” (1953-1962), “Mùa lạc” (1960), “Chiến sĩ” (1973), “Gặp gỡ cuối năm” (1982), “Thời gian của người” (1985), v.v… Nguyễn Khải là một nhà văn giàu sáng tạo, rất nhạy bén trước hiện thực cuộc sống. Năng lực phân tích tâm lý sắc sảo, sức mạnh của lý trí là mặt mạnh của trang văn Nguyễn Khải. Thời kỳ đổi mới văn học nước nhà, tác phẩm của Nguyễn Khải hàm chứa chất chính luận - triết lý. Xuất xứ     Truyện ngắn “Mùa lạc” rút trong tập truyện ngắn cùng tên của Nguyễn Khải xuất bản năm 1960 nói về cuộc sống của những con người trên nông trường Điện Biên Chủ đề     Cuộc đổi đời chứa chan hạnh phúc của những số phận bất hạnh tìm thấy được trong mối quan hệ xã hội tốt đẹp đầy tình thương và trong lao động hòa bình Cuộc sống mới     Chiến trường Điện Biên hoang tàn đầy bom đạn dây thép gai… biến đổi từng ngày từng tháng. Màu xanh bãi trồng lạc mênh mông. Cáng chở lạc đầy ắp, thân cây lạc, củ lạc. Máy tuốt lạc chạy rào rào. Tiếng cười nói, nô đùa. Báo tường, tập hát, tiếng sáo, thư tình… Tiếng trẻ con khóc, tiếng cười, tiếng thủ thỉ, những đám cưới. - Người ta làm việc, người ta yêu nhau… Cuộc sống vĩ đại đã trở lại rồi.     Nông trường Điện Biên, sau 2 mùa xuân, không chỉ có màu xanh của lạc, khoai đỗ lấn dần cỏ dại, đất hoang mà còn là nơi đất lành chim đậu. Các chiến sĩ nông trường đã gắn bó với nhau trong lao động và tình thương, họ nghĩ đến con cháu sau này sẽ lớn lên ở nông trường – quê hương thứ hai vô cùng thân thiết của họ. Con người mới     - Huân là một người lính, từ khói lửa chiến tranh trở thành một tổ viên của tổ sản xuất trồng lạc trên nông trường Điện Biên trong hòa bình. Đẹp trai, trẻ trung, hăng hái lao động giỏi, khát khao tình yêu hạnh phúc, anh là niềm tin cậy của bạn bè.     - Duệ, một cô gái xinh xắn, tuổi thơ nhiều tủi nhục, lo âu, nhiều bỡ ngỡ trong tình yêu,     - Ông Dịu, trung đội trưởng già, góa vợ, phụ trách lò gạch của nông trường, đã có một đứa con ở quê nhà. Ông đã gửi cho Đào lá thư cầu hôn, lá thư quyết định số phận của Đào.     - Đào, một phụ nữ nhiều bất hạnh. Người thô, sồ sề, mặt đầy tàn hương, hàm răng khểnh, hai con mắt hẹp và dài, ngón tay rất to, chân ngắn. Tóc khô lại đỏ như chết, hàm răng phai không buồn nhuộm. Lấy chồng từ 17 tuổi. Chồng rượu chè, cờ bạc, bỏ đi Nam. Đẻ được đứa con trai lên hai thì chồng chết, mấy tháng sau con chết. Cô đơn, vất vưởng kiếm sống, buôn thúng bán mẹt, tối đâu là nhà, ngã đâu là giường. Sống táo bạo, liều lĩnh ghen tị với mọi người và hờn giận cho bản thân mình. Lên nông trường Điện Biên khi đã 28 tuổi, với tâm lý đi xa, quên đi cuộc đời quá vãng. Đanh đá, sắc sảo, thuộc nhiều ca dao câu hát. Nổi tiếng với bài thơ “Đường lên nông trường Điện Biên” đăng bích báo. Đào lao động giỏi chẳng kém gì thanh niên.     Lá thư cầu hôn của ông Dịu già, góa vợ phụ trách lò gạch nông trường đã đem đến cho Đào nhiều xúc động. Lá thư “như tiếng nhạc ngân vang mãi trong lòng chị”. Tâm tính Đào thay đổi dần. Chị vừa đẩy cáng lạc vừa cất tiếng hát véo von. Bị trêu chọc nhưng chị sẵn sàng tha thứ, xem mọi người là đáng yêu, đang vun xới hạnh phúc cho chị. Chị nghĩ đến hạnh phúc mai sau khao khát có một quê hương, chính là nông trường Điện Biên.     Huân và Duệ, Đào và Dịu, nhiều lứa đôi khác đã nên vợ nên chồng. Họ sẽ sinh con đẻ cái, tìm thấy hạnh phúc và sự đổi đời trên nông trường Điện Biên. Đoạn trữ tình ngoài đề đã làm sáng tỏ ý tưởng sâu sắc, đẹp đẽ ấy: “Sự sống nảy sinh từ cái chết, hạnh phúc hiện hình từ trong những hy sinh, gian khổ, ở đời này không có con đường cùng, chỉ có những ranh giới, điều cốt yếu là phải có sức mạnh để bước qua những ranh giới ấy”… Nông trường Điện Biên trở thành quê hương thứ hai của Đào, và chị đã tìm thấu hạnh phúc ở một nơi mà chiến tranh đã xảy ra ác liệt nhất. Chính mối quan hệ tốt đẹp trong lao động và tình thương đồng loại là cái chìa khoá để Đào mở được cánh cửa cuộc đời và tìm được hạnh phúc đích thực Kết luận     Truyện “Mùa lạc” viết về cuộc sống mới, con người mới. Tác giả đã tránh được sơ lược như nhiều truyện khác, trái lại ông đã tập trung miêu tả sự biến đổi số phận con người, sự hình thành những quan hệ đạo đức mới giữa con người, khẳng định những giá trị nhân đạo và lối sống trong xã hội mới. Chất thơ của truyện một phần toát ra ở những đoạn tả cảnh, tả người. Lần đầu tiên, Nguyễn Khải vận dụng thành công đoạn trữ tình ngoại đề trong truyện ngắn CÁC VỊ LA HÁN CHÙA TÂY PHƯƠNG-HUY CẬN Tác giả     Nhà thơ Huy Cận sinh năm 1913 tại Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh.     Ông là một trong những nhà thơ tiêu biểu của “Thơ mới” với tập “Lửa Thiêng” (1940). Sau Cách mạng tháng Tám vừa làm cán bộ lãnh đạo Văn hoá – Văn nghệ, vừa làm thơ. Tác phẩm có: “Trời mỗi ngày lại sáng” (1958), “Đất nở hoa” (1960), “Bài thơ cuộc đời” (1963), “Những năm sáu mươi” (1968), “Chiến trường gần đến chiến trường xa” (1973),…     Thơ Huy Cận trước Cách mạng chất chứa nỗi vạn cổ sầu, sau năm 1945 dào dạt tình đời và niềm vui bát ngát. Thơ ông giàu nhạc điệu, hàm súc cổ điển và có màu sắc suy tưởng, triết lý. Xuất xứ     1. Bài thơ “Các vị La Hán chùa Tây Phương” được Huy Cận viết vào năm 1960, được in trong tập “Bài thơ cuộc đời” (1963).     2. Chùa Tây Phương là một chùa cổ đẹp nổi tiếng ở huyện Thạch Thất thuộc tỉnh Hà Tây. Có thuyết cho rằng chùa được xây dựng vào cuối thế kỷ 18. (Sách Văn 12). Lại có thuyết khẳng định: Chùa Tây Phương được xây dựng khá lâu đời. Năm 1554, chùa được trùng tu. Năm 1660, chúa Trịnh Tạc đến thăm và cho sửa sang lại, chùa càng đẹp hơn, quy mô hơn. Đến đời Tây Sơn, chùa lại được trùng tu một lần nữa và đúc chuông “Tây Phương cổ tự” (theo Nguyễn Phi Hoành).     3. Chùa Tây Phương có rất nhiều tượng cổ. Tượng Rahula và tượng Tuyết Sơn là 2 pho tượng to nhất và đẹp nhất ở chùa này. Ngoài ra còn có nhóm tượng 18 vị La Hán là những vị tu hành đắc đạo, đạt đến sự yên tĩnh vĩnh hằng – cõi Niết Bàn. Có sách Phật khác gọi là tượng Bồ Tát. Cảm hứng chủ đạo     Ngắm nhìn các pho tượng La Hán chùa Tây Phương – công trình mĩ thuật tuyệt diệu Huy Cận lòng vấn vương về nỗi đau đời khát vọng cứu đời của người xưa. Trong niềm vui đổi đời, nhà thơ vô cùng cảm thông với ông cha những thế kỷ trước, càng tin tưởng tự hào về chế độ mới sẽ mang lại hạnh phúc cho toàn dân Bố cục     1. Tám khổ thơ đầu: đặc tả và cảm nhận về các pho tượng La Hán.     2. Năm khổ thơ tiếp theo: nỗi đau đời và bế tắc của người xưa. Sự cảm thông của nhà thơ.     3. Hai khổ thơ cuối: niềm tin vui và tự hào của tác giả về chế độ mới… Những vần thơ trong trí nhớ     Cảm hứng nhân đạo bao trùm toàn bài thơ “Các vị La Hán chùa Tây Phương”. Những ý tưởng sâu sắc, những hình tượng độc đáo, ngôn ngữ thơ đặc sắc về mặt tạo hình – làm nên giá trị nhân văn bài thơ. Tuy vậy, người đọc vì nhiều lý do riêng, rất thích 8 khổ thơ đầu.     1. Đến thăm chùa Tây Phương, lúc trở về nhà thơ vấn vương vì sao xứ Phật vốn từ bi “mà sao ai nấy mặt đau thương”? Huy Cận chỉ đặc tả 3 pho tượng trong nhóm tượng La Hán để trả lời cho câu hỏi ấy.     - Pho tượng La Hán thứ nhất là hiện thân của sự tích diệt đến khô gầy. Chân với tay chỉ còn lại “xương trần”. Tấm thân gầy như đã bị “thiêu đốt”. Mắt sâu thành “vòm” với cái nhìn “trầm ngêm đau khổ?”. Dáng ngồi tĩnh tọa bất động qua mấy ngàn năm:             “Đây vị xương trần chân với tay             Có chí thiêu đốt tấm thân gầy             Trầm ngâm đau khổ sâu vòm mắt             Tự bấy ngồi y cho đến nay”.     Pho tượng La Hán thứ hai như chứa đựng biết bao vật vã, dằn vặt, đau khổ. Mắt thì “giương”, mày thì “nhíu xệch”. Trán như đang “nổi sóng biển luân hồi” vô cùng vô tận. Môi cong lên “chua chát”. Tâm hồn khô héo. Bàn tay “gân vặn”, mạch máu thì “sôi” lên. Các chi tiết nghệ thuật, những nét khắc, nét chạm bằng ngôn ngữ đã gợi tả vẻ dữ dội đầy ấn tượng: về một chân tu khổ hạnh:             “Có vị mắt giương, mày nhíu xệch             Trán như nổi sóng biển luân hồi             Môi cong chua chát tâm hồn héo             Gân vặn bàn tay mạch máu sôi”     Pho tượng La Hán thứ ba rất dị hình. Ngồi trong tư thế “chân tay co xếp lại” chẳng khác nào chiếc thai non “tròn xoe”. Đôi tai rất kì dị “rộng dài ngang gối”. Vị tu hành này như suốt đời “nghe đủ chuyện buồn” của chúng sinh:             “Có vị chân tay co xếp lại             Tròn xoe tựa thể chiếc thai non             Nhưng đôi tai rộng dài ngang gối             Cả cuộc đời nghe đủ chuyện buồn”     Các khổ thơ 5, 6, 7, 8 tả khái quát nhóm tượng La Hán. Đời nhân loại đầy “giông bão” như một vực thẳm “bóng tối đùn ra trận gió đen”. Tượng vẫn ngồi lặng yên trong dòng chảy thời gian. Các vị tu hành xa xưa như đang “vật vã” đi tìm phép nhiệm màu để giải thoát chúng sinh? Khổ thơ thứ 7 nói thật sâu sự bế tắc của Phật, bởi lẽ “Đời là bể khổ” (?)             “Mặt cúi, mặt nghiêng mặt ngoảnh sau             Quay theo tám hướng hỏi trời sâu             Một câu hỏi lớn. Không lời đáp             Cho đến bây giờ mặt vẫn chau”     “Không lời đáp” bởi lẽ chúng nhân trong “đêm trường dạ” của xã hội phong kiến vẫn quằn quại đau thương cực khổ.     Tóm lại, phần đầu bài thơ rất đặc sắc. Nghệ thuật tả các pho tượng rất biến hoá, nét vẽ, nét tạc nào cũng sống động và có hồn. Tượng La Hán là những tĩnh vật, nhưng tượng nào cũng được tả trong những tư thế và cử chỉ khác nhau, với một cõi tâm linh sâu thẳm. Các vị La Hán như đi tìm phép nhiệm màu cứu nhân độ thế, đang vật vã trong bế tắc. Nhà thơ không chỉ phản ánh một xã hội quằn quại đau khổ trong những biến động và bế tắc không tìm được lối ra mà còn thể hiện một tinh thần nhân đạo đáng quý, trân trọng và cảm thông với người xưa.     2. Phần thứ hai là tiếng nói cảm thông vô cũng chân thành và cảm động. Đây là một khổ thơ hay rất đáng nhớ thể hiện cái “tâm” của Huy Cận:             “Cha ông năm tháng đè lưng nặng             Những bạn đương thời của Nguyễn Du             Nung nấu tâm can, vò võ trán             Đau đời có cứu được đời đâu!”     3. Phần thứ ba, nói về sự đổi đời của nhân dân ta trong chế độ mới tươi đẹp. Hai câu cuối giàu ý vị và chất thơ:             “Những bước mất đi trong thớ gỗ             Về đây, tươi vạn dặm đường xuân”     Bài thơ “Các vị La Hán chùa Tây Phương” là một bài thơ độc đáo về đề tài, đặc sắc ở ngôn ngữ miêu tả giàu hình tượng. Sự tưởng tượng kỳ diệu và cái tâm nhân hậu của Huy Cận đã tạo nên giá trị nhân bản của bài thơ, đem đến cho người đọc nhiều thú vị và suy tưởng về lẽ đời. VIỆT BẮC-TỐ HỮU Xuất xứ     Sau chiến thắng Điện Biên, hiệp định Geneve được ký kết, miền Bắc được hoàn toàn giải phóng. Hồ Chủ tịch và Chính phủ kháng chiến trở về thủ đô Hà Nội tháng 10/1945. Nhân dịp này Tố Hữu viết bài thơ “Việt Bắc Một vài điều cần biết qua     1. Việt Bắc là vùng địa lý - chiến khu bao gồm 6 tỉnh, được gọi tắt là: Cao-Bắc-Lạng-Thái-Tuyên-Hà. Trong 9 năm kháng chiến, Việt Bắc là chiến khu, là thủ đô của Chính phủ kháng chiến và Hồ Chủ tịch.     2. Bài thơ được viết theo thể thơ lục bát gồm 150 dòng thơ (câu thơ). Cấu trúc theo hình thức đối đáp của lối hát giao duyên trong dân ca giữa “mình” với “ta”. (Sách Văn 12 chỉ trích học 88 dòng thơ) Những ý lớn của bài thơ     - Những kỷ niệm ân tình sâu nặng một thời gian khổ     - Nhớ con người Việt Bắc     - Nhớ cảnh Việt Bắc trong 4 mùa     - Nhớ chiến khu Việt Bắc oai hùng     - Trông về Việt Bắc mà nuôi chí bền. Những tình cảm đẹp, những vần thơ hay     1. Hai mươi câu đầu là lời nhắn gửi, những câu hỏi của “ta” (người ở lại nhắn gửi hỏi “mình” (người về). Cảnh tiễn đưa, cảnh phân ly ngập ngừng, lưu luyến bâng khuâng: “Tiếng ai tha thiết bên cồn… áo chàm đưa buổi phân li…” Có 8 câu hỏi liên tiếp (đặt ở câu 6): “Có nhớ ta… có nhớ không… có nhớ những ngày… có nhớ những nhà… có nhớ núi non… mình có nhớ mình…” Sự láy đi láy lại diễn tả nỗi niềm day dứt khôn nguôi của người ở lại. Bao kỷ niệm sâu nặng một thời gian khổ như vương vấn hồn người:             (…) Mình đi có nhớ, những ngày             Mưa nguồn suối lũ, những mây cùng mù             Mình về có nhớ chiến khu             Miếng cơm chấm muối, mối thù nặng vai             Mình đi có nhớ những nhà             Hắt hiu lau xám, đậm đà lòng son…     Các câu 8 hầu như ngắt thành 2 vế tiểu đối 4/4, ngôn ngữ thơ cân xứng, hài hòa, âm điệu thơ êm ái, nhịp nhàng, nhạc điệu ngân nga thấm sâu vào tâm hồn người, gợi ra một trường thương nhớ, lưu luyến mênh mông.     “Mình” và “ta” trong ca dao, dân ca là lứa đôi giao duyên tình tự. “Mình”, “ta” đi vào thơ Tố Hữu đã tạo nên âm điệu trữ tình đậm đà màu sắc dân ca, nhưng đã mang một ý nghĩa mới trong quan hệ: người cán bộ kháng chiến với đồng bào Việt Bắc; tình quân dân, tình kẻ ở người về.     2. Sáu mươi tám câu tiếp theo là người về trả lời kẻ ở lại. Có thể nói đó là khúc tâm tình của người cán bộ kháng chiến, của người về. Bao trùm nỗi nhớ ấy là “như nhớ người yêu” trong mọi thời gian và tràn ngập cả không gian:     - Nhớ cảnh Việ

File đính kèm:

  • docOn thi tot nghiep tu bai To Huu den Mua Lac.doc