Ôn tập học kì hai

I. Phần lí thuyết:

1. Ôn tập về tính chất vật lí, cấu tạo phân tử, tính chất hóa học, điều chế và ứng dụng của : Metan, Etilen, Axetilen, Benzen, Rượu Etylic, Axit axetic, chất béo, Glucozơ, Saccarozơ, Tnh bột, Xenlulozơ, Protein, Polime.

2. Viết được công thức cấu tạo của các hợp chất hữu cơ đã học, viết được các sơ đồ chuyển hóa.

3. Nhận biết các chất hữu cơ ( dựa vào tính chất hóa học đặc trưng của mỗi hợp chất hữu cơ).

 

doc2 trang | Chia sẻ: shironeko | Lượt xem: 2021 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Ôn tập học kì hai, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ôn tập Học Kì II I. Phần lí thuyết: 1. Ôn tập về tính chất vật lí, cấu tạo phân tử, tính chất hóa học, điều chế và ứng dụng của : Metan, Etilen, Axetilen, Benzen, Rượu Etylic, Axit axetic, chất béo, Glucozơ, Saccarozơ, Tnh bột, Xenlulozơ, Protein, Polime. 2. Viết được công thức cấu tạo của các hợp chất hữu cơ đã học, viết được các sơ đồ chuyển hóa. 3. Nhận biết các chất hữu cơ ( dựa vào tính chất hóa học đặc trưng của mỗi hợp chất hữu cơ). II. Phần Bài tập: Các dạng bài tập: Vấn đề 1: Viết phương trình hóa học- chuỗi chuyển hóa. Hướng giải: Vận dụng tính chất hóa học và các phản ứng điều chế các chất hữu cơ để viết. Bài 1:Dự đoán hiện tượng và viết các phương trình hóa học của phản ứng ở mỗi thí nghiệm: Thả mẩu kim loại K vào cốc rượu etylic. Thả mẫu kim loại Zn vào cốc đựng giấm ăn. Cho nước vào cốc đựng đất đèn. Cho vài giọt dung dịch Iot vào cốc đựng tinh bột. Bài 2: Viết các phương trình hóa học thực hiện sơ đồ phản ứng sau: CaC2 C2H2 C2H4 C2H5OH CH3COOHCH3COOC2H5 Bài 3: Viết các phưong trình hóa học thực hiện sơ đồ sau: (7) (6) (3) CO2 Na2CO3 CH3COONa (4) (2) (1) (-C6H10O5-)n C6H12O6 C2H5OH H2 (5) CH3COOC2H5 Bài 4: Từ Etilen, Nước, Brom, một số chất vô cơ khác và các thiết bị cần thiết, hãy viết phương trình hóa học của phản ứng điều chế rượu Etylic, Đibrometan, axit axetic. Vấn đề 2: Nhận biết các hợp chất hữu cơ. Hướng giải: Vận dụng những phản ứng đặc trưng, đặc thù của các chất. Bài 1: Chỉ được dùng hai thuốc thử bên ngoài để nhận biết 4 chất sau đựng trong các lọ mất nhãn: Axit axetic, benzen, đường Glucozơ, rượu Etylic. Bài 2: Chỉ được dùng hai thuốc thử bên ngoài để nhận biết 3 chất bột đựng trong 3 lọ riêng biệt là: Đường Glucozơ, đường Saccarozơ, tinh bột. Vấn đề 3: Tính toán theo phương trình hóa học- Bài tập tổng hợp Bài 1: Đốt cháy hoàn toàn a gam hỗn hợp gồm rượu etylic và axit axetic, thì cần dùng 11,2 lít khí O2 (đktc). Dẫn toàn bộ sản phẩm cháy đi qua dung dịch Canxi hiđroxit dư thì thu được 40 g kết tủa. Tìm a. Tính thành phần % theo khối lượng của mỗi chất trong hỗn hợp. Nếu cho a gam hỗn hợp trên phản ứng với dung dịch Natri Cacbonat dư thì thu được V lít khí B thoát ra ở đktc. Vậy khí B là khí gì? Tìm V. Bài 2: Cho 45,2 g hỗn hợp gồm axit axetic và rượu Etylic phản ứng hoàn toàn với 1 lượng kim loại Na vừa đủ thì thu được V lít khí B ở đktc. Mặt khác, để trung hòa hết lượng hỗn hợp trên cần dùng 600ml dung dịch NaOH 1M. Tính khối lượng mỗi chất trong hỗn hợp. Tính khối lượng của kim loại Na. Tính V. Vấn đề 4: Xác định công thức phân tử hợp chất hữu cơ: Dạng 1: Đốt cháy a gam một hợp chất hữu cơ, thu được b gam CO2( hoặc b lít khí CO2 ở đktc) và c gam H2O ( hoặc c lít hơi nước ở đktc).Biết khối mol của chất hữu cơ là M. Tìm công thức phân tử của hợp chất hữu cơ.

File đính kèm:

  • docHoa 9 HKII.doc
Giáo án liên quan