Ôn tập học kì II môn Địa lý

I. Cơ cấu và vai trò của các ngành dịch vụ.

1. Cơ cấu ngành

- Dịch vụ kinh doanh gồm: vận tải, thông tin liên lạc, tài chính, bảo hiểm kinh doanh bất động sản, dịch vụ nghề nghiệp.

- Dịch vụ tiêu dùng gồm: Các hoạt động bán buôn, bán lẻ, du lịch, các dịch vụ cá nhân như y tế, giáo dục.

- Dịch vụ công cộng gồm các dịch vụ hành chính công, các hoạt động đoàn thể.

2. Vai trò

- Thúc đẩy các ngành sản xuất vật chất phát triển, chuyển dịch cơ cấu kinh tế.

- Nâng cao chất lượng cuộc sống, tăng thu nhập cho con người.

- Khai thác hiệu quả các tài nguyên thiên nhiên, di sản văn hoá lịch sử và nguồn lao động.

 

doc6 trang | Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 575 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Ôn tập học kì II môn Địa lý, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
I. Cơ cấu và vai trò của các ngành dịch vụ. 1. Cơ cấu ngành - Dịch vụ kinh doanh gồm: vận tải, thông tin liên lạc, tài chính, bảo hiểm kinh doanh bất động sản, dịch vụ nghề nghiệp. - Dịch vụ tiêu dùng gồm: Các hoạt động bán buôn, bán lẻ, du lịch, các dịch vụ cá nhân như y tế, giáo dục... - Dịch vụ công cộng gồm các dịch vụ hành chính công, các hoạt động đoàn thể. 2. Vai trò - Thúc đẩy các ngành sản xuất vật chất phát triển, chuyển dịch cơ cấu kinh tế. - Nâng cao chất lượng cuộc sống, tăng thu nhập cho con người. - Khai thác hiệu quả các tài nguyên thiên nhiên, di sản văn hoá lịch sử và nguồn lao động. ảnh hưởng của các nhân tố tới sự phát triển và phân bố ngành dịch vụ. Cho ví dụ. - Trình độ phát triển kinh tế và năng suất lao động xã hội: Đầu tư bổ sung lao động cho ngành dịch vụ. Ví dụ: Ngành công nghiệp và nông nghiệp có trình độ cao sẽ giải phóng lao động để chuyển sang dịch vụ. - Số dân, cơ cấu dân số, sức mua của dân cư: ảnh hưởng tới nhịp độ phát triển và cơ cấu ngành dịch vụ. Ví dụ: Cơ cấu dân số già sẽ xuất hiện các dịch vụ chăm sóc người già. Dân có thu nhập cao, sức mua lớn, ngành dịch vụ tăng trưởng nhanh. - Phân bố dân cư: quyết định mạng lưới dịch vụ. Ví dụ: Nơi có mật độ dân cao (thành phố, thị xã) sẽ có nhiều cơ sở và loại hình dịch vụ hơn những khu vực thưa dân. - Truyền thống văn hoá, phong tục tập quán ảnh hưởng tới tổ chức dịch vụ. Ví dụ: Các dịch vụ phục vụ tết nguyên đán ở Việt Nam như gói bánh chưng, gói giò, bán hoa tươi.... - Sự phân bố các tài nguyên du lịch: Hình thành các điểm du lịch. Ví dụ: Hạ Long, Cố Đô Huế... là những điểm du lịch hấp dẫn ở nước ta I. Vai trò và đặc điểm ngành giao thông vận tải 1. Vai trò - Tham gia vào quá trình sản xuất. - Thực hiện mối giao lưu kinh tế giữa các vùng và các nước. - Phục vụ nhu cầu đi lại của con người. - Tăng cường sức mạnh quốc phòng. 2. Đặc điểm - Sản phẩm là sự chuyên chở người và hàng hoá. - Chỉ tiêu đánh giá GTVT : + Khối lượng vận chuyển: tấn và người. + Khối lượng luân chuyển: người.km và tấn.km. II. Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố ngành GTVT 1. Điều kiện tự nhiên: ảnh hưởng đến sự phân bố và hoạt động của các loại hình GTVT. 2. Điều kiện kinh tế - xã hội: Có ý nghĩa quyết định đối với sự phát triển và phân bố ngành GTVT. Nhân tố ảnh hưởng tới sự phát triển và phân bố GTVT Điều kiện tự nhiên Vị trí địa lí Loại hình vận tải Địa hình Xây dựng các công trình, hướng vận chuyển Khí hậu Hoạt động Sông ngòi Vận tải đường thuỷ, chi phí cầu đường Điều kiện kinh tế - xã hội Sự phát triển và phân bố của các ngành kinh tế Sự phát triển và phân bố GTVT Trình độ KHKT Mật độ và loại hình GTVT Quan hệ giữa nơi sản xuất và nơi tiêu thụ Hướng vận chuyển Phân bố dân cư Vận tải hành khách và hàng hóa Vận tải đường sắt Vận tải ôtô Ưu điểm - Vận chuyển hàng nặng trên những tuyến đường xa. - Tốc độ nhanh, ổn định, giá rẻ. - Tiện lợi, cơ động, có khả năng thích nghi cao với mọi địa hình. - Đặc biệt có hiệu quả với các cự li ngắn và trung bình. Nhược điểm - Chỉ hoạt động trên những tuyến đường ray cố định. - Chi phí lớn để xây dựng đường ray, nhà ga và cần nhiều nhân viên. - Gây ô nhiễm môi trường. - Gây ách tắc giao thông và nhiều tai nạn giao thông. Tình hình phát triển - Sức kéo có sự thay đổi từ đầu máy chạy bằng hơi nước đ đầu máy diezen đ đầu máy chạy điện đ tàu chạy trên điệm từ. - Trước đây đường ray khổ rộng 0,6m nay là 1,6m. - Tổng chiều dài đường sắt của thế giới là 1,2 triệu km. - Tốc độ của tàu đã đạt tới 500km/h - Đã chế tạo được nhiều loại ôtô, đặc biệt là ôtô dùng ít nhiên liệu, ít gây ô nhiễm môi trường. - Thế giới có 700 triệu ôtô trong đó 4/5 là xe du lịch. Đường ống- Ưu điểm: có hiệu quả cao khi vận chuyển dầu và khí đốt, giá rẻ, không tốn đất xây dựng. - Nhược điểm: Phụ thuộc vào địa hình, không vận chuyển các vật chất rắn. - Tình hình phát triển và phân bố: + Chiều dài đường ống tăng nhanh: Riêng Hoa Kì có 320.000km đường ống dẫn dầu và 2 triệu km đường ống dẫn khí thiên nhiên. + Những nước, khu vực phát triển vận tải đường ống: Trung Đông, Hoa Kì, Liên Bang Nga, Trung Quốc IV. Đường sông, hồ 1. Đặc điểm: - Sự phân bố mạng lưới đường sông, hồ phụ thuộc vào: + Các lưu vực sông lớn, hồ lớn. + Các cơ sở kinh tế phân bố dọc theo các dòng sông. *Ưu điểm: Giá rẻ, chở được hàng nặng, cồng kềnh, không yêu cầu vận chuyển nhanh. *Nhược điểm: Phụ thuộc vào dòng chảy. 2. Tình hình phát triển và phân bố - Tốc độ của các tàu chạy trên sông hồ đã đạt 100km/h. - Nhiều sông được cải tạo, kênh nối các lưu vực vận tải với nhau. - Các nước có mạng lưới giao thông đường sông, hồ phát triển: Hoa Kì, Liên Bang Nga, Ca-na-đa. V. Đường biển 1. Ưu điểm: Chở được hàng nặng, cồng kềnh đi trên các tuyến đường xa. 2. Nhược điểm Gây ô nhiễm môi trường biển 3. Tình hình phát triển và phân bố - Đảm nhiệm 3/5 khối lượng luân chuyển hàng hoá của tất cả các loại hình vận tải chủ yếu là vận chuyển dầu). - 2/3 số cảng lớn của thế giới nằm ở ven bờ Đại Tây Dương. I. Vai trò của ngành thông tin liên lạc - Đảm nhiệm sự vận chuyển các tin tức một cách nhanh chóng và kịp thời - Tạo mối giao lưu kinh tế giữa các địa phương và các nước, thúc đẩy quá trình toàn cầu hoá. - Làm thay đổi cách thức tổ chức kinh tế. - Nâng cao chất lượng cuộc sống. - Thông tin liên lạc là thước đo của nền văn minh. II. Tình hình phát triển và phân bố ngành thông tin liên lạc 1. Viễn thông Viễn thông gồm các thiết bị thu và phát, cho phép truyền các thông tin, âm thanh, hình ảnh đến các khoảng cách xa trên trái đất. 2. Các dịch vụ viễn thông - Điện báo: Truyền thông tin không có lời thoại. - Điện thoại: Truyền tín hiệu âm thanh - Telex: Thiết bị điện báo hiện đại, có thể truyền tin nhắn và số liệu trực tiếp giữa các thuê bao. - Fax: Thiết bị truyền văn bản và hình ảnh đồ hoạ. - Radio: Hệ thống thông tin đại chúng truyền âm thanh. - Vô tuyến truyền hình: hệ thông tin đại chúng truyền âm thanh, hình ảnh. - Máy tính cá nhân và Internet: Thiết bị thông tin đa phương tiện truyền âm thanh, hình ảnh, văn bản. - Nhiều kênh đào nối biển được xây dựng: Pa-na-ma, Xuy-ê, Ki-en - Số đội tàu buôn tăng nhanh (Nhật bản có 9399 tàu buôn). VI. Đường hàng không 1. Ưu, nhược điểm - Ưu điểm: Tốc độ nhanh nhất trong các loại hình vận tải. + Đi đến những vùng xa xôi nhất (vùng cực, núi cao). - Nhược điểm: Cước phí đắt, trọng tải thấp, gây ô nhiễm không khí. 2. Tình hình phát triển và phân bố: - Tốc độ máy bay đạt 800-900km/giờ. - Thế giới có 5000 sân bay, tập trung ở Hoa Kì và EU. Lợi ích của kênh Pa-na-ma: Kênh đào Pa-na-ma là con đường ngắn nhất nối Thái Bình Dương và Đại Tây Dương, giảm cước phí vận chuyển, tăng khả năng cạnh tranh của hàng hoá. Đẩy mạnh giao lưu giữa các vùng thuộc châu á- Thái Bình Dương với Hoa Kì, thúc đẩy kinh tế phát triển- Lợi ích của kênh Xuy-ê: Giảm cước phí vận chuyển, tăng khả năng cạnh tranh của hàng hoá. Tránh được ảnh hưởng của thiên tai trong quá trình vận chuyển. Đem lại nguồn thu lớn cho Ai cập thông qua thuế hải quan. Thúc đẩy giao lưu kinh tế giữa Châu Âu, Châu Phi và châu á.... IV. Các tổ chức thương mại thế giới 1. Tổ chức thương mại thế giới - WTO là tổ chức thương mại lớn nhất thế giới với 149 thành viên (2005). - Chức năng cơ bản của WTO: + Quản lí và thực hiện các hiệp định đa phương và nhiều bên tạo nên tổ chức này + Làm diễn đàn cho các cuộc đàm phán thương mại đa phương + Giải quyết tranh chấp thương mại 2. Một số khối kinh tế lớn trên thế giới - APEC: Diễn đàn hợp tác kinh tế châu á - Thái Bình Dương. - EU: Liên minh châu Âu - ASEAN: Hiệp hội các nước Đông Nam á - NAFTA: Hiệp định thương mại tự do bắc Mĩ. - MERCOSUR: Thị trường chung Nam Mĩ. Vai trò của ngành nội thương: Tạo ra thị trường thống nhất trong nước, thúc đẩy phân công lao động theo lãnh thổ. - Ví dụ: Đồng bằng sông Hồng là vùng cung cấp các sản phẩm lúa, gạo, ngô, khoai, rau vụ đông........... là vùng tiêu thụ các sản phẩm cà phê của Tây Nguyên, cao su của Đông Nam bộ, thuỷ sản của Đồng bằng sông Cửu Long.............. - Vai trò của ngoại thương: Gắn thị trường trong nước với thị trường thế giới, làm tăng cường quan hệ kinh tế thế giới, thúc đẩy phân công lao động quốc tế. - Đẩy mạnh hoạt động xuất nhập khẩu, là động lực thúc đẩy nền kinh tế trong nước. + Hoạt động xuất nhập khẩu tạo đầu ra cho sản phẩm, tăng hiệu quả kinh tế của nhiều ngành sản xuất, tích luỹ vốn (máy móc, thiết bị sản xuất, nguyên, nhiên liệu,...). + Hoạt động nhập khẩu (máy móc, thiết bị sản xuất, nguyên, nhiên liệu), tạo điều kiện thúc đẩy sản xuất trong nước phát triển. Nhập khẩu hàng hoá, thúc đẩy các cơ sở sản xuất trong nước nâng cao chất lượng và sức cạnh tranh của sản phẩm với hàng nhập khẩu. + Hoạt động xuất nhập khẩu tạo việc làm, tăng thu nhập và nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân

File đính kèm:

  • docOn tap KT hoc ky 2 DL.doc
Giáo án liên quan