Ôn tập kiểm tra học kì I - Toán 6

1) Dấu hiệu chia hết:

- Các số có chữ số tận cùng là 0; 2; 4; 6; 8 thì các số đó chia hết cho 2.

- Các số có chữ số tận cùng là 0; 5 thì các số đó chia hết cho 5.

- Các số có chữ số tận cùng là 0 thì các số đó chia hết cho cả 2 và 5.

- Các số có tổng các chữ so chia hết cho 3 thì các số đó chia hết cho 3.

- Các số có tổng các chữ số chia hết cho 9 thì các số đó chia hết cho 9.

doc5 trang | Chia sẻ: thanhthanh29 | Lượt xem: 497 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Ôn tập kiểm tra học kì I - Toán 6, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tên:............................... Lớp: ÔN TẬP KT HKI TOÁN 6 NH.12-13 LÝ THUYẾT SỐ HỌC 1) Dấu hiệu chia hết: - Các số có chữ số tận cùng là 0; 2; 4; 6; 8 thì các số đó chia hết cho 2. - Các số có chữ số tận cùng là 0; 5 thì các số đó chia hết cho 5. - Các số có chữ số tận cùng là 0 thì các số đó chia hết cho cả 2 và 5. - Các số có tổng các chữ số chia hết cho 3 thì các số đó chia hết cho 3. - Các số có tổng các chữ số chia hết cho 9 thì các số đó chia hết cho 9. 2) 10 số nguyên tố đầu tiên: 2; 3; 5; 7 ;11; 13 ;17; 19; 23; 29 3) Ước và bội: Vì a x nên x Ư(a). Vì x a nên x B(a). Vì a x và b x nên x ƯC(a;b). Vì x a và x b nên x BC(a;b). 4) Muốn tìm ước của a, ta làm như sau: - Xem a chia hết cho những số nào từ 1 đến a. - Vậy các số đó là ước của a. 5) Muốn tìm bội của a, ta làm như sau: - Nhân a lần lượt với các số tự nhiên 0; 1; 2; 3 - Kết quả thu được là bội của a. 6) Muốn tìm ƯCLN của các số lớn hơn 1, ta làm như sau: - Phân tích các số ra thừa số nguyên tố. - Lập tích các thừa số nguyên tố chung. (mỗi thừa số lấy với mũ nhỏ nhất) Vậy tích đó là ƯCLN cần tìm. 7) Muốn tìm BCNN của các số lớn hơn 1, ta làm như sau: - Phân tích các số ra thừa số nguyên tố. - Lập tích các thừa số nguyên tố chung và riêng. (mỗi thừa số lấy với số mũ lớn nhất) Vậy tích đó là BCNN cần tìm. 8) Cách tìm ƯC của các số thông qua tìm ƯCLN - Tìm ƯCLN của các số. - Tìm Ước của ƯCLN. Vậy Ước đó là ƯC cần tìm. 9) Cách tìm BC của các số thông qua tìm BCNN: - Tìm BCNN của các số. - Tìm Bội của BCNN. Vậy Bội đó là BC cần tìm BÀI TẬP ĐỀ 1: Bài 1: Thực hiện phép tính: a) (-20) + + (+8) c) ( 5 . 32 – 24 : 23 ).20090 b) 25.213 + 87.25 d) e) 100 – 98 + 96 – 94 + + 4 – 2 Bài 2: Tìm số tự nhiên x, biết: a) (128 – x) : 3 = 7 b) 125 – 5(x + 3) = 25 c) x 12 và 0 < x 30 d) 20 x và 0 < x < 10 e*) 1 + 2 + 3 + + x = 325 Bài 3: a) Tìm số tự nhiên a để và a < 700. b) Điền chữ số vào * để chia hết cho cả 2; 3; 9 Bài 4: Một khu vườn hình chữ nhật có chiều dài 105m, chiều rộng 60m. Người ta muốn trồng cây xung quanh vườn để mỗi góc vườn có một cây và khoảng cách giữa hai cây liên tiếp bằng nhau. Tính khoảng cách lớn nhất giữa hai cây liên tiếp (khoảng cách giữa hai cây liên tiếp là một số tự nhiên với đơn vị là mét), khi đó tổng số cây là bao nhiêu? Bài 5: Cho x Z và –12 x 10 a) Tìm x. b) Tính tổng các số x tìm được. Bài 6: Trên tia Ax, vẽ M và N: AN=3cm, AM=6cm. a) Tính MN? b) Điểm N trung điểm của đoạn thẳng AM? c) Gọi I trung điểm đoạn thẳng MN. Tính AI? ĐỀ 2: Bài 1: Thực hiện phép tính: a) (–13) + (–9) + b) 18 . 253 – 18 . 53 c) 210 : 25 + 32 . 22 – 43 d) 1449 – e*) 33 + 35 + 37 + + 79 Bài 2: Tìm số tự nhiên x, biết: a) (200 + x):4 = 460+854 b) 315 – (5x + 80) = 155 c) x 13 và 10 x 39 d) 16x và x > 5 e*) (x + 1) + (x + 2) + + (x + 100) = 5750 Bài 3: Cho a = 220, b = 240, c = 300. a) Tìm ƯCLN (a;b;c) và BCNN (a;b;c)? b) BCNN (a;b;c) lớn gấp mấy lần ƯCLN (a;b;c)? Bài 4: Hai đội công nhân nhận trồng một số cây như nhau. Mỗi công nhân đội 1 phải trồng 10 cây, mỗi công nhân đội 2 phải trồng 15 cây. Tính số cây mỗi đội phải trồng, biết số cây trong khoảng 100 đến 200? Bài 5: Cho x Z và . a) Tìm x. b) Tính tổng các số x tìm được. Bài 6: Trên tia Ox, vẽ ba đoạn thẳng OA, OB, OC sao cho OA = 2cm, OB = 5cm, OC = 8cm. a) So sánh BC và BA? b) Trên tia đối của tia Bx lấy điểm D sao cho BD = 7cm. Tính độ dài OD? c) Trên hình có điểm nào là trung điểm của đoạn thẳng không? Nếu có vì sao? ĐỀ 3: Bài 1: Thực hiện phép tính: a) 2 + 2008 : 4 b) 213 . 25 + 25 . 87 c) 4 . 32 – 160 : 42 d) e*) 2 + 4 + 6 + + 100 Bài 2: Tìm số tự nhiên x, biết: a) b) 177 – 15x = 23 . 32 c) x 6 và x < 31 d) x Ư(20) và x > 9 e) x(x-15) = 0 Bài 3: Cho a = 30; b = 45; c = 60. Tìm ƯCLN (a;b;c) và BCNN (a;b;c). Bài 4: Hai bạn Tùng và Hải cùng học ở một trường nhưng ở hai lớp khác nhau. Tùng cứ 8 ngày trực nhật một lần, Hải 10 ngày trực nhật một lần. Lần đầu cả hai bạn cùng trực vào một ngày. Hỏi sau ít nhất bao nhiêu ngày thì cả hai bạn cùng trực nhật. Bài 5: Cho x Z biết 5. Tính tổng tất cả các số nguyên x tìm được. Bài 6: Vẽ tia Ox và A, B để OA = 3cm; OB = 6cm. a) Tính AB. b) Trên tia đối của tia OA lấy điểm C sao cho OC = 3cm. Hỏi trong các điểm O, A, B, C có điểm nào là trung điểm của đoạn thẳng không? ĐỀ 4: Bài 1: Thực hiện phép tính: a) 27 – 18 + (-3) b) 67.68 – 67.58 c) 80 – (4.52 – 3. 23) d) e*) 1 + 2 – 3 – 4 + 5 + 6 – 7 – 8 + 9 + + 994 – 995 – 996 + 997 + 998 Bài 2: Tìm số tự nhiên x, biết: a) 123 – 5(x+4) = 38 b) (3x – 24). 73 = 2 . 74 c) x 12 và 0 < x < 40 d) 18 x e) 5x + 3 – 13 = 112 Bài 3: a) Tìm a biết a10; a 12; a 18 và 0 < a < 400 b) Điền chữ số vào dấu * để chia hết cho 5 và 9 Bài 4: Một số sách khi xếp thành từng bó 10 cuốn, 12 cuốn, 15 cuốn, 18 cuốn đều vừa đủ bó. Biết số sách trong khoảng từ 200 đến 500. Tính số sách? Bài 5: Cho x Z biết –5 < x < 4. a) Tìm x. b) Tính tổng các số x tìm được. Bài 6: Vẽ tia Ox và M; N để OM = 2cm, ON = 6cm. a) Tính MN. b) Trên tia Ox lấy điểm A, sao cho AN = 2cm. Tính độ dài đoạn thẳng OA. c) Khi điểm A nằm giữa hai điểm M, N thì điểm nào là trung điểm của đoạn thẳng? Vì sao? ĐỀ 5: Bài 1: Thực hiện phép tính: a) 145 + 340 – 45 + 160 b) 34.123 + 34.77 c) 22 . 6 – 18 : 32 + 15 . 2 d) e*) 1 + 3 + 5 + + 997 Bài 2: Tìm số tự nhiên x, biết: a) 4(x + 15) = 260 b) 84 – 5(x–3)=49 c) x60 và 90 10 e*) 3x – 5 . 32x = 81 Bài 3: Tìm ƯCLN và BCNN của 96 ; 40 ; 32. Bài 4: Tính số học sinh khối 6 của một trường khi xếp hàng 12, 15, 18 đều thừa 5 học sinh, biết số học sinh trong khoảng từ 200 đến 400? Bài 5: Tìm x Z , biết Tính tổng tất cả các số nguyên x tìm được. Bài 6: Trên tia Ox, lấy 2 điểm P và Q sao cho OP = 4 cm, OQ = 8 cm. a) Tính PQ? b) Điểm P có là trung điểm của OQ không? Vì sao? c) Trên tia đối của tia OP, lấy điểm I sao cho OI = 2 cm. Tính IP ? ĐỀ 6: Bài 1: Thực hiện phép tính: a) 15 + (–2) – + 200 b) 33.123 – 33.23 c) 5.42 – 18 : 32 d) 24.143 + 57.24 + 200 e) Bài 2: Tìm số tự nhiên x, biết: a) x – 63 : 9 = 18 b) 200 – 8(2x + 7) = 112 c) 2x : 4 = 16 d) x48; e)15x f) và Bài 3: Một đội y tế có 24 bác sĩ và 108 y tá. Có thể chia đôi đội y tế đó thành nhiều nhất mấy tổ để số bác sĩ và y tá được chia đều vào các tổ? Bài 4: Tính tổng các số nguyên x, biết Bài 5: Trên tia Oy, lấy 2 điểm A và B sao cho OA = 2,5 cm, OB = 7,5 cm. a) Tính AB? b) Trên tia Oy, lấy điểm M sao cho BM = 2,5 cm. Tính OM? c) Khi M nằm giữa A và B thì điểm nào là trung điểm của đọan thẳng? Vì sao? ĐỀ 7: Bài 1: Thực hiện phép tính: a) 18.153 – 18.53 b) 100:[2.(22.13 – 33)] c) 64 : [12 – 4 + 4. (16 : 8)] d) (21 – 15).7 + 6. e*) (3 + 5 + 7 + + 99) – (4 + 6 + 8 + 98) Bài 2: Tìm x: a) 15x – 12x = 63:3 b) 18 – =2 c) 35 – (x + 6) = 23 d) + 5=21 e*) 4x – 5 + 4x = 64 Bài 3: Cho a = 30, b = 36, c = 42. a) Tìm ƯCLN (a;b;c) và BCNN (a;b;c)? b) BCNN (a;b;c) lớn gấp mấy lần ƯCLN (a;b;c)? Bài 4: Điền chữ số thích hợp vào dấu * để: a) chia hết cho 3. b) chia hết cho 2 và 3. c) chia hết cho 5 và 9 d) chia hết cho 2; cho 9 và chia cho 5 dư 2. Bài 5: Người ta chia đều 90 quyển tập và 75 bút cho 1 nhóm học sinh. Hỏi số học sinh trong nhóm? (Giả sử nhóm có từ 2 người trở lên) Bài 6: Cho AB = 6cm và M là trung điểm của AB. a) Tính MB? b) Trên tia MB, lấy C để MC=4cm. Tính BC; AC? c) Trên tia đối của tia BC vẽ E để BE=1 cm. Chứng minh B trung điểm đoạn thẳng EC ĐỀ 8: Bài 1: Thực hiện phép tính: a) 204 – 84 : 12 b) 15.23 + 4.32 – 5.7 c) d) e*) 1 – 2 – 3 + 4 + 5 – 6 – 7 + + 2001 – 2002 – 2003 + 2004 Bài 2: Tìm x: a) 2448 : [119 – (x – 6)] = 24 b) (x – 1)(x – 10)x = 0 c) (3x – 6) . 3 = 34 d) 41 – 2x = 9 e*) x + 8x = 189 Bài 3: Cho a = 30, b = 45, c = 150. a) Tìm ƯCLN (a;b;c) và BCNN (a;b;c)? b) BCNN (a;b;c) lớn gấp mấy lần ƯCLN (a;b;c)? Bài 4: Một trường tổ chức cho khoảng từ 800 đến 900 học sinh đi tham quan. Tính số học sinh biết nếu xếp 35người hoặc 40 người lên 1 xe thì đều không thừa một ai? Bài 5: Điền chữ số thích hợp vào dấu * để : a) Chia hết cho 3. b) Chia hết cho cả 2 và 5. c) Chia hết cho cả 3 và 5. d) Chia cho 5 dư 3. Bài 6: Vẽ tia Ox và A; B sao cho OA = 2 cm, OB = 3cm a) Tính AB? b) Trên tia đối của tia Ox, hãy xác định hai điểm C và D sao cho O là trung điểm của hai đoạn thẳng AC và BD. Tính AC và BD? ĐỀ 2008 - 2009: Bài 1: Thực hiện phép tính: a/ 132 + 257 + 168 – 57 b/ 36.19 + 164.19 c/ 4.52 – 23.32 d/ 307 – {[(180 – 160) : 22 + 9] : 2} e*/ 1 + 2 + 3 + 4 + + 100 Bài 2: Tìm x: a) (x – 12) . 8 = 208 b) 135 – 5.(x + 4) = 35 c) 20 x d) x B(6) và 20 < x < 40 Bài 3: Tìm ƯCLN và BCNN của ba số 20; 30; 45. Bài 4: Hai đội công nhân nhận trồng một số cây như nhau. Mỗi công nhân đội I phải trồng 8 cây, mỗi công nhân đội II phải trồng 9 cây. Tính số cây mỗi đội phải trồng, biết rằng số cây đó trong khoảng từ 100 đến 200 cây? Bài 5: : Cho x Z biết . a) Tìm x. b) Tính tổng các số x tìm được. Bài 6: Trên tia Ox lấy hai điểm M và N sao cho OM = 2 cm, ON = 6cm. a) Tính MN? b) Trên tia Ox lấy điểm A sao cho AN = 2cm. Tính độ dài đoạn thẳng OA? c/ Khi A nằm giữa hai điểm M và N thì điểm nào là trung điểm của đoạn thẳng? Vì sao? ĐỀ 2009 - 2010: Bài 1: Thực hiện phép tính: a/ 204 – 84 : 12 b/ 33 . 18 - 33 . 12 c/ 100 : {2 . [52 – (35 – 8)]} d/ 15 . 23 + 4 . 32 – 5 . 7 Bài 2: Tìm x: a/ 219 – 7(x + 1) = 100 b/ 24 x và 5 < x < 10 c/ (3x - 6) . 3 = 34 d/ 2x . 2x + 1 = 32 Bài 3: Điền chữ số thích hợp vào dấu * để a/ Chia hết cho 3. b/ Chia hết cho cả 2 và 5. c/ Chia hết cho cả 3 và 5. d/ Chia cho 5 dư 3. Lưu ý: Điền tất cả các trường hợp có thể xảy ra. Bài 4: Một số sách khi xếp thành từng bó 10 cuốn, 12 cuốn, 15 cuốn, 18 cuốn đều vừa đủ bó. Biết số sách trong khoảng từ 200 đến 500. Tính số sách. Bài 5: Trên tia Ox lấy hai điểm A và B sao cho OA = 2 cm, OB = 3cm. a) Tính AB? b) Trên tia đối của tia Ox hãy xác định hai điểm C và D sao cho O là trung điểm của hai đoạn thẳng AC và BD. Tính độ dài các đoạn thẳng AC và BD. ĐỀ 2010 - 2011: Bài 1: Thực hiện phép tính: a/ 129 – 9 . 3 b/ 21 . 49 + 21 . 66 – 21 . 15 c/ 5 . 24 – 50 : 52 + 32 . 4 d/ 4 . {32 . [(52 + 23) : 111] – 26} Bài 2: Tìm x: a) 200 - 5(x + 6) = 125 b) (2x + 5) . 4 = 15 . 22 c) 30 x và 5 < x < 10 d) 4x + x = 100 Bài 3: a/ Tìm ƯCLN và BCNN của ba số 15; 20; 50. b/ Chứng tỏ A = 5 + 52 + 53 + 54 + ... + 5100 chia hết cho 6. Bài 4: Lớp 6A có 36 học sinh, lớp 6B có 48 học sinh , lớp 6C có 48 học sinh. Ba lớp cùng xếp thành các hàng dọc như nhau mà không lớp nào có người lẻ hàng. Tính số hàng dọc nhiều nhất có thể xếp được. Bài 5: Trên đường thẳng xy lấy ba điểm A, B, C sao cho AB = 3cm, AC = 7cm (B nằm giữa A và C) a/ Tính độ dài đoạn thẳng BC. b/ Gọi M là trung điểm của đoạn thẳng BC. Tính độ dài đoạn thẳng AM. c/ Hãy kể tên hai cặp tia đối nhau và hai cặp tia trùng nhau gốc B. ĐỀ 2011 - 2012: Bài 1: Thực hiện phép tính: a/ 25 + 5 . 3 b/ 37 . 149 + 37 . 52 – 37 c/ 153 – {120 : [82 – (21 + 36 : 32) + 20120 d/ 21 + 22 + 23 + ... + 99 Bài 2: Tìm x: a) 3(x – 2) + 150 = 240 b) (3x – 23) . 52 = 250 c) 40 x và 5 < x < 10 d) 7x + 2x = 918 Bài 3: Tìm các chữ số a và b sao cho số a/ Chia hết cho 9 và 5. b/ Chia hết cho cả 2; 3; 5 và 9. Bài 4: Chứng tỏ rằng A = (n + 1999)(n + 2012) là một số chẵn với mọi số tự nhiên n. Bài 5: Tính số học sinh khối 6 của một trường khi xếp hàng 12, 15, 18 đều thừa vừa đủ hàng, biết số học sinh trong khoảng từ 300 đến 400? Bài 6: Cho đoạn thẳng AB = 6cm. Điểm M nằm giữa A và B sao cho AM = 4cm. a/ Tính độ dài đoạn thẳng MB. b/ Trên tia đối của tia AB lấy điểm N sao cho AN = 4cm. Tính độ dài đoạn thẳng MN. Điểm A có là trung điểm của đoạn thẳng NM không? Vì sao?

File đính kèm:

  • docON TAP KIEM TRA HKI TOAN 6 NAM HOC 20122013.doc
Giáo án liên quan