Ôn tập môn văn 12

Câu 1 (2đ):

Qua tác phẩm “Đời thừa”, anh (chị) có nhận xét gì về nghệ thuật viết truyện ngắn của nhà văn Nam Cao?

Câu 2 (3đ):

“Trên đường thành công không có vết chân của người lười biếng” (Lỗ Tấn).

Viết một bài văn ngắn trình byaf suy nghĩ của anh (chị) về ý kiến trên.

Câu 3 (5đ):

Phân tích tình yêu cuộc sống của Xuân Diệu trong đoạn thơ sau:

Tôi muốn tắt nắng đi,

Cho màu đừng nhạt mất;

Tôi muốn buộc gió lại,

Cho hương đừng bay đi.

 

Của ong bướm này đây tuần tháng mật;

Này đây hoa của đồng nội xanh rì;

Này đây lá của cành tơ phơ phất;

Của yến anh này đây khúc tình si

Và này đây ánh sáng chớp hang mi.

Mỗi buổi sáng thần vui hằng gõ cửa;

Tháng giêng ngon như một cặp môi gần;

Tôi sung sướng. Nhưng vội vàng một nửa:

Tôi không chờ nắng hạ mới hoài xuân ”

(Vội vàng)

 

doc23 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 2119 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Ôn tập môn văn 12, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỀ VĂN 12 ĐỀ 1 Câu 1 (2đ): Qua tác phẩm “Đời thừa”, anh (chị) có nhận xét gì về nghệ thuật viết truyện ngắn của nhà văn Nam Cao? Câu 2 (3đ): “Trên đường thành công không có vết chân của người lười biếng” (Lỗ Tấn). Viết một bài văn ngắn trình byaf suy nghĩ của anh (chị) về ý kiến trên. Câu 3 (5đ): Phân tích tình yêu cuộc sống của Xuân Diệu trong đoạn thơ sau: Tôi muốn tắt nắng đi, Cho màu đừng nhạt mất; Tôi muốn buộc gió lại, Cho hương đừng bay đi. Của ong bướm này đây tuần tháng mật; Này đây hoa của đồng nội xanh rì; Này đây lá của cành tơ phơ phất; Của yến anh này đây khúc tình si Và này đây ánh sáng chớp hang mi. Mỗi buổi sáng thần vui hằng gõ cửa; Tháng giêng ngon như một cặp môi gần; Tôi sung sướng. Nhưng vội vàng một nửa: Tôi không chờ nắng hạ mới hoài xuân…” (Vội vàng) DÀN Ý Câu 1: * Yêu cầu: Trình bày những đặc điểm về nghệ thuật viết truyện ngắn của nhà văn Nam Cao thể hiện qua tác phẩm “Đời thừa” * Hướng dẫn làm bài: - Nêu nhận xét về nghệ thuật viết truyện ngắn của nhà văn: “Đời thừa” thể hiện nghệ thuật viết truyện ngắn già dặn, đạt tới trình độ bậc thầy của nam Cao. + cách dựng truyện tự nhiên, dung dị nhưng vẫn gây được ấn tượng sâu đậm và tạo được hiệu quả nghệ thuật cao. + Xây dựng thành công một nhân vật thuộc loại nhân vật tư tưởng (nhân vật Hộ) nhưng vẫn có bản chất xã hội xác định, Hộ đúng là một văn nghệ sĩ (say mê văn chương, dễ bốc đồng khi cao hứng, luôn luôn không bằng long với mình, vừa kiêu ngạo, vừa dễ bi quan…). Tuy nhiên bản chất Hộ vốn là một con người giàu tình thương, nhất mực nhạy cảm với nỗi bất hạnh, đau khổ của người khác. = > Xây dựng được nhân vật như thế là do Nam Cao có biệt tài miêu tả và phân tích tâm lí nhân vật. + Giọng văn của tác phẩm rất đặc sắc. Nhân vật Hộ trong tác phẩm có đời sống tinh thần gần gũi với tác giả, nhưng câu chuyện về Hộ lại được kể bằng giọng điệu khách quan dửng dưng, pha chút khinh bạc. Điều đó đã tạo nên ở tác phẩm một giọng điệu chua chat, xót xa, cay đắng, cười ra nước mắt, rất Nam cao. Câu 2 (3đ): * Yêu cầu: Trình bày suy nghĩ của cá nhân về bài học rút ra từ câu nói trên: phê phán thói lười biếng, khẳng định sự thành công từ chăm chỉ, cần cù. Tập trung vào giải thích ý kiến của nhà văn, sau đó bàn luận, mở rộng vấn đề “muốn thành công phải chăm chỉ rèn luyện, học tập”. * Hướng dẫn làm bài: A-MB - Dẫn câu nói của nhà văn - Đưa ra ý kiếm của cá nhân về câu nói trên. VD mở bài: (Lười biếng là một trong những thói xấu của con người. Lười biếng không những chẳng làm được việc gì nên chuyện mà còn là gốc rễ của những thói xấu khác, Nhàvăn Lỗ Tấn đã đúc kết chân lí “Trên đường thành công không có dấu vết của người lười biếng”. TB Giải thích ý kiến của nhà văn Lỗ Tấn: “Trên đường thành công không có dấu vết của người lười biếng Người lười biếng: là người lười suy nghĩ, lười lao động và học tập. - Thành côn: là mục đích, kết quả mà người ta phải đổ mồ hôi, công sức, thời gian, trí tuệ, thậm trí phải nếm trải thất bại mới có được. = > Đây chính là chân lí của thành công. Bàn luận, mở rộng vấn đề: * Tại sao lười biếng không thể thành công - Con đường dẫn đến thành côn là con đường đầy khó khăn, chông gai, thử thách chứ không phải bằng nhung lụa. Để đạt đến kết quả nhất định nào đó, con người phải không ngừng lao đọng, học tập và nghiên cứu, điều này đòi hỏi con người phải cần cùn, miệt mài, chịu khó, có ý chí quyết tâm cao mới thành công. Không có thành công, thành quả nào mà không phải đổ bằng mồ hôi và nước mắt. VD minh hoạ: + Người nông dân làm ra hạt thóc phải một nắng hai sương “Ai ơi bưng bát cơm đầy- Dẻo thơm một hạt….” + Một công trình khoa học, một sáng chế ra đời là cả một quá trình nghiên cứu lao động miệt mài của người kĩ sư mới có được… + Để trở thành một giáo viên, bác sĩ giỏi, nhà văn nổi tiếng được mọi người kính trọng và ngưỡng mộ, họ phải đổi bằng cả tâm huyết cuộc đời cho sự nghiệp. + Một học sinh giỏi, có ước mơ hoài bão không thể là người ‘Há miệng chớ sung… mà đó là một người luôn biết học hỏi, khám phá kiến thức trong sách vở và cuộc sống. Chăm chỉ học tập và rèn luyện. Có thể nêu ra một số tấm gương thành công nhờ vào sự học tập và ràn luyện (Bác Hồ….). = > Không một người lười biếng nào lại đạt được sự thành công. - Phê phán thói lười biếng đã có bao câu nói: “Làm biếng ngồi ăn lở núi non ” (Nguyễn Trãi), “Sự buồn chán bước vào thế giới qua cửa lười biếng” (La Bruye), “Lười biếng làm mòn trí tuệ và thân thể” (B Phranklin), “Lười biếng là mẹ đẻ của thói ăn cắp và sự đói rét” (V.Huy gô)… - Lười biếng là một thói xấu, lười biếng dẫn người ta đến bần cùng, đói nghèo, buồn chán và là nguyên nhân của mọi thói xấu khác. Hơn nữa nó làm mòn trí tuệ, thân thể và nhân cách, - Khẳng định bất cứ sự thành công nào cũng có sự cần cù, chăm chỉ, kiên trì, chịu khó. Lười biếng, ỉ nại, ngại khó ngại khổ sẽ chẳng bao giờ làm được việc gì có ý nghĩa. * Liên hệ; rút ra bài học cho bản thân: Cần chăm chỉ và học tập khi còn ngồi trên ghế nhà trường để đạt được thành công trong tương lai. KB: Xây dựng ước mơ, hoài bão và nhân cách của mình bằng sức lao động, sự cần cù chăm chỉ. Cần cù chăm chỉ mới trở thành người tài đức, cuộc sống mới ấm no, hạnh phúc. Hồ Chí Minh nói: “Trong xã hội ta không có nghề nào thấp kém, chỉ có những kẻ lười biếng, ỉ nại mới đáng xấu hổ”. Câu 3 (5đ): * Yêu cầu: Phân tích tình yêu cuộc sống của Xuân Diệu thể hiện trong đoạn thơ trên: + Tình yêu đó thể hiện ở khát vọng phi thường muốn ‘tắt nắng”, “buộc gió”. + Tình yêu cuộc sống thể hiện ở bức tranh rực rỡ sắc màu… * Dàn ý: MB - Giới thiệu Xuân Diệu là nhà thơ “say đắm tình yêu, say đắm cảnh trời, sống vội vàng cuống quit” (Hoài Thanh), trong những vần thơ của ông là một nỗi “khắc khoải thời gian”. - Nỗi khắc khoải ấy được thể hiện một cách đầy đủ và rõ nét nư một triết lí sống của Xuân Diệu trong tác phẩm “Vội vàng”, đặc biệt là đoạn trích: “Tôi muốn….) (trích đoạn). TB a- Tình yêu cuộc sống thể hiện qua khát vọng phi thường: Tôi muốn tắt nắng đi Cho màu đừng nhạt mất Tối muốn buộc gió lại Cho hương đừng bay đi - “Nắng’ và “gió’ là những hiện tượng tự nhiên và có qui luật riêng, con người không thể thay đổi được. - Xuân Diệu muốn tắt nắng và gió để chế ngự thiên nhiên, muốn đi ngược lại qui luật muôn đời để vĩnh cửu hoá những hiện tượng mont manh: “Cho màu đừng nhạt mất”, “cho hương đừng bay đi”. - Cuộc sống trong mắt Xuân Diệu chính là thế giới đầy màu sắc và hương thơm, vì vậy ngọn nguồn của ước mơ phi lí ấy xuất phát từ tình yêu cuộc sống cháy bỏng của nhà thơ.. - Khát khao cháy bỏng được lưu giữ từng khoảnh khắc kì diệu của cuộc sống đã tự nó bật lên thành điệp khác “tôi muốn…” như ngân mãi một mong muốn không bao giờ có thực => Chính vì vậy, lời thơ càng trở nên khắc khoải. b- Tình yêu cuộc sống thể hiện qua bức tranh rực rỡ sắc màu: - Với cặp mắt “xanh non’, cặp mắt “biếc rờn”, Xuân Diệu đã nhìn cuộc sống như một thế gới thật nên thơ, thật đáng yêu, đáng sống, đáng say, đáng đắm mình trong đó. Chất hoạ và chất nhạc đã hội tụ đầy đủ trong thơ ông để tấu lên, vẽ lên một thiên đường mặt đất. + Đó là một thế giới rực rỡ sắc màu của “tuần tháng mật”. của “đồng nội xanh rì”, của “cành tơ phơ phất”, của ‘ánh sáng chớp hang mi”, của “tháng giêng ngon như một cặp môi gần”…. + Đó là một thế giới rộn rã âm thanh: của yến anh này đây khúc tình si, mỗi buổi sớm thần vui hằng gõ cửa… - Tất cả những cảnh vật rất đỗi bình dị, thân quen của cuộc sống đời thường như sống động, như dạo rực, đắm say dưới ngòi bút của Xuân Diệu bởi chúng được tắm một tình yêu nồng nàn, chếnh choáng men say từ trái tim thi sĩ. Và bởi thế nên giữa chúng cũng tràn ngập yêu thương, cũng cuốn quit bên nhau như một bản hợp xướng hài hoà của màu sắc, âm thanh và ánh sáng. - Hình ảnh độc đáo “tháng giêng ngon như một cặp môi gần” được coi như nhãn tự của đoạn thơ. Trong thế giới thơ đầy xuân sắc và tình tứ, chuẩn mực của cái đẹp không còn là thiên nhiên thường thấy trong thơ ca truyền thống mà là con người giữa tuổi trẻ và tình yêu, nên vẻ non tơ trong ngần của tháng giêng được ví như một cặp môi gần quyến rũ và đầy mê đắm. - Biện pháp lặp cấu trúc tạo nên âm hưởng dồn dập, say đắm, gấp gáp như muốn chạy đua cùng với thời gian và cuộc sống. - Nhà thơ yêu cuộc sống, đắm say với cái đẹp là thế, nhưng đó là niềm vui không trọn vẹn, bởi: Tôi sung sướng nhưng vội vàng một nửa, Tôi không chờ nắng hạ mới hoài xuân. => Trái tim Xuân Diệu buồn nhất ngay trong lúc vui nhất, vì ông quan niệm rằng: “Xuân đương tới nghĩa là xuân đương qua, xuân còn non nghĩa là xuân sẽ già”=> Xuân Diệu ý thức một cách sâu sắc về sự trôi chảy, không vĩnh viễn của thời gian nên “không chờ nắng hạ mới hoài xuân”, luôn muốn níu giữ nhưng phút giây hiện tại và bên cạnh tiếng reo vui bao giờ cũng là tiếng thở dài nuối tiếc đầy khắc khoải. KB Đoạn thơ thể hiện sâu sắc và độc đáo tình yêu cuộc sống của Xuân Diệu qua những khát vọng phi thường và bức tranh “thỉên đường trên mặt đất”. ĐỀ 2 Câu 1 (2đ): Nêu hoàn cảnh ra đời, ý nghĩa và mục đích của bản “Tuyên ngôn độc lập” của Hồ chí Minh. Câu 2(3đ) Trình bày suy nghĩ của anh (chị) về sự ảnh hưởng của công nghệ thông tin và mạng Internet đến đời sống tâm lí của giới trẻ hiện nay? Câu 3 (5đ): Suy nghĩ của anh (chị) về hình ảnh nước mắt của nhân vật Chí Phèo (Chí Phèo- Nam Cao) GỢI Ý LÀM BÀI Câu 1 (2đ): - Hoàn cảnh ra đời: + Ngày 19/8/1945, chính quyền ở Hà Nội về tay nhân dân. Ngày 26/8/1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh về tới Hà Nội, Người soạn thẻo “Tuyên ngôn độc lập” tại số nhà 48, phố Hàng Ngang, Ngày 2-9- 1945 tại quảng trường Ba Đình Hà Nội trước hang chục vạn đồng bào, Người thay mặt chính phủ lâm thời nước Việt nam Dân chủ Cộng hoà đọc bản Tuyên ngôn độc lập. + Lúc này cũng là thời điểm bọn đế quốc, thực dân nấp sau quân Đồng minh vào tước khí giới quân đội Nhật, đang âm mưu chiếm lại nước ta. TP Pháp tuyên bố Đông Dương là thuộc địa của Pháp bị Nhật xâm chiếm, nay Nhật đầu hàng, nên Đông Dương phải thuộc quyền của Pháp. - Mục đích sáng tác (và ý nghĩa): + Chính thức tuyên bố trước quốc dân, trước thế giới sự ra đời của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà, khẳng định quyền độc lập, tự do của dân tộc Việt Nam. + Tố cáo tội ác của thực dân Pháp đối với nhân dân ta trong suốt 80 năm qua và tuyên bố chấm dứt chế độ thực dân, xoá bỏ mọi đặc quyền Pháp trên đất nước Việt Nam. + Khẳng định ý chí của dân tộc Việt Nam kiên quyết bảo vệ nền độc lập, tự do của Tổ quốc. Câu 2 (3đ): * Yêu cầu: - Về nội dung: Trình bày quan điểm của cá nhân về một vấn đề xã hội: sự ảnh hưởng của công nghệ thông tin và mạng Internet đến đời sống tâm lí của giới trẻ hiện nay. Gồm một số ý sau: + Sự phát triển của công nghệ thong tin và Iternet. + Lợi ích của ông nghệ thong tin và Iternet vào cuộc sống và giới trẻ. + Tác hại của công nghệ thông tin và Internet đến đời sống và tâm lí của giới trẻ + Rút ra bài học cho bản thân. - Phương pháp lập luận: giải thích, bình luận kết hợp với chứng minh. - tư liệu trong đời sống thực tế và sách báo. * Dàn ý: MB - Dẫn và nêu vấn đề nghị luận. TB a- Sự phát triển công nghệ thông tin và mạng Internet trong thời điểm hiện nay: - Máy tính và mạng Internets phủ sóng khắp nới với mật độ dày đặc từ thành phố đến vùng nông thôn nghèo. - Nhiều ứng dụng công nghệ thông tin ra đời phát triển rất nhanh như chơi game trực tuyến, đọc báo trực tuyến… - Các website (véc sai),diễn đàn forum (ph rum)… mọc lên như nấm. => Chỉ với một máy tính và thiết bị kết nối, bạn trể có thể sống trong một thế giới khác có đầy đủ tiện ích. b- Những tiện ích của công nghệ thông tin và mạng Internet: - Công nghệ thông tin và mạng Internet đáp ứng đầy đủ nhu cầu của bạn trẻ mọi lứa tuổi: + Nhu cầu giải trí: chơi games, đọc báo… + Nhu cầu kết nối; diễn đàn, gặp gỡ bạn bè… + Nhu cầu chia sẻ tâm sự: bạn trẻ có thể vào các diễn đàn để thể hiện ý kiến, quan điểm của mình về các vấn đề xã hội mà không lo sợ hay e ngại, bởi đó là cộng đồng ảo. + Nhu cầu khám phá, học hỏi: tham gia các khoá học trực tuyến, được giải đáp thắc mắc thông qua “nhà bác học”, diễn đàn trâ đổi ý kiến…. - Thông qua công nghệ Internet những giá trị ảo có thể thành những giá trị thật: + Rất nhiều tình bạn, tình yêu đẹp được hình thành nhờ làm quen trên mạng Internet. + Thông qua mạng Internet, đặc biệt là những tờ báo trực tuyến như Dân trí, Việt Nam Nét… có rất nhiều số phận khó khăn đã được giúp đỡ kịp thời, những khó khăn của người dân khắp các vùng miền được chia sẻ, cảm thông. => DC: Qua mạng Internets tình hình bão lũ miềm Trung được cập nhật từng giờ, giúp người dân trên đất nước cũng như ở nước ngoài nắm bắt được tình hình…. + Thông qua ternets, những người thân thất lạc từ rất lâu có thể nhận và gặp lại nhau. VD: Những người con thất lạc mẹ được nhận lại mẹ qua báo Dân trí… c- Những bất cấp mà công nghệ thông tin và Internet mang lại: - Công nghệ thông tin và mạng Internet ảnh hưởng tiêu cực đến lối sống, chi phối những hành động của một số thanh niên: + Đam mê vào các trò chơi điện tử, giải trí trên mạng xã hội, diễn đàn… không tập trung vào công việc chính là học tập. Dẫn chứng: nhiều bạn trẻ say mê game phải bỏ học…. + Tâm lí bị ảnh hưởng không nhỏ từ các chương trình không lành mạnh trên mạng Internet. DC: Tình trạng bạo lực vị thành niên…. - Sự đam mê vào Internet khiến một bộ phận giới trẻ hình thành lối sống hời hợt, thiếu thực tế. + Các bạn trẻ quá đam mê vào Interet, vào các cộng đồng ảo mà thiếu đi những kiến thức thực tế được đúc rút từ cuộc sống hằng ngày, thiếu hiểu biết về xã hội. VD: Không biết nấu bữa ăn, tuổi vị thành niên cũng không biết chăm sóc bản thân, yêu đương, sinh hoạt bừa bãi… + Không còn nhiều thời gian để quan tâm tới gia đình, bạn bè, ngoài đời, do đó mối quan hệ gắn bó với gia đình ít hơn, họ trở nên vô tâm hơn. d- Ý kiến cá nhân: - Rút bài học về lợi ích cũng như tác hại của mạng internet đối với đời song thanh thiếu niên. - Cố gắng phát huy, học hỏi những điều hay trên mạng, áp dụng vào thực tế học hành. - Bố trí thời gian hợp lí để tham gia các hoạt động thể dục thể thao, hoạt động thực tế lành mạnh. - Chỉ sử dung Internet vào mục đích học tập, giải trí lành mạnh. KẾT LUẬN - Khẳng định vai trò của công nghệ thông tin và mạng Internet đối với cuộc sống con người và nhận thức của bản thân về việc sử dụng Internet một cách hợp lí. Câu 3 (5đ): 1- Yêu cầu: - về nội dung: Trình bày suy nghĩ về hình ảnh nước mắt của nhân vật Chí Phèo trong tác phẩm. - Dạng bài: Phân tích một vấn đề ,một hình tượng nào đó trong tác phẩm văn học. DÀN Ý MB - Giới thiệu nhà văn Nam Cao; nhà văn viết nhiều về đề tài người nông dân trước cách mạng. Vấn đề nhà văn quan tâm không chỉ là cuộc sống đói khổ của họ mà là nhân cách của họ trong hoàn cảnh khốn cùng. - giới thiệu tác phẩm và nêu vấn đề: “Chí phèo’ là tác phẩm nổi tiếng của Nam Cao, chứa đựng những suy tư, trăn trở về số phận con người. Nhân vật Chí phèo để lại nhiều ám ảnh cho người đọc. Hình ảnh nước mắt của Chí phèo là một trong những chi tiết có ý nghĩa sâu sắc. B-TB - vỚI Nam Cao, hình ảnh nước mắt là hiện thana của tình người, của nhân tính. Nhà văn đã từng quan niệm “nước mắt là miếng kính biến hình vũ trụ”, khi con người bằng đôi mắt yêu thương và khi con người còn biết yêu thương, thế giới sẽ tốt đẹp hơn nhiều. - Phát hiện và miêu tả nước mắt trên gương mặt Chí Phèo là sự phát hiện và kahwngr định bản chất người trong kẻ bị coi là quỉ dữ- nỗi kinh hoàng của cả làng Vũ Đại. - Trong cuộc đời Chí, Nam Cao miêu tả nhiều cơn say, nhiều tiếng chửi nhưng hình ảnh nước mắt chỉ xuất hiện một lần. Để chuẩn bị cho hình ảnh này xuất hiện, nhà văn miêu tả rất chi tiết những thay đổi trong diễn biến tâm trạng nhân vật. + Sau cuộc gặp gỡ với thị Nở những suy nghĩ, cảm giác của con người bắt đầu trở lại trong nhân vật; thấy yêu cuộc sống, thấy sợ rượu, thấy nhớ quá khứ, mơ tưởn tương lai “Hắn bâng khuâng như tỉnh dậy sau một cơn say rất dài”. + Lắng nghe những âm thanh của một ngày thường và nhớ về một thời đã từng ao ước “có một gia đình nho nhỏ”. + Muốn kết thành vợ chồng với thị Nở. + Tỉnh dậy, Chí Phèo cảm thấy mình già, cô độc và “buồn thay cho cuộc đời” hắn vơ vẩn suy nghĩ ‘đến khóc được mất”. + Bát cháo hành của thị Nở chính là nhân tố làm xuất hiện nước mắt của Chí Phèo. Nam Cao không khẳng định mà đoán định “hắn thấy mắt hình như ươn ướt”. Ngay sau cảm giác hình như ấy là bước ngoặt về nhận thức và cuộc đới Chí Phèo:hắn suy nghĩ về con đường mình đã đi và con đường mình sẽ đi, hắn muốn quay về làm người lương thiện, hắn quay trở về người liền lành “giống như bản tính của hắn ngày thường bị lấp đi”. - >Chi tiết nước mắt giống như tấm bản lề khép mở hai tâm trạng, hai giai đoạn cuộc đời nhân vật: +) Nửa trước là cuộc đời u mê, tăm tối triền miên trong cơn say, đắm chìm trong tuyệt vọng. +) Nửa sau là sự thức tỉnh của nhân tính, quyết không chấp nhận sống lại cuộc đời con quỉ dữ cho dù phải trả giá bằng cái chết. Chi tiết này mặc dù không được Nam Cao miêu tả cụ thể nhưng nó có ý nghĩa đặc biệt quan trong trong tác phẩm. KB - Đưa đến cho người đọc một hình ảnh Chí phèo không phải chỉ biết rạch mặt ăn vạ mà còn có ‘lúc mắt hình như ươn ướt”, Nam Cao muốn khẳng định ngay cả những con người tưởng chừng như đã bị huỷ hoại đến cùng cả nhân hình và nhân tính vẫn tồn tại cảm xúc và khát vọng rất “người”. Tình yêu thương sẽ làm bản chất tốt đẹp aayd toả sáng. - Hình ảnh nước mắt của Chí Phèo là cộng hưởng của những trái tim yêu thương: trái tim đầy trắc ẩn của Nam Cao (phát hiện và khẳng định), trái tim tin yêu không toan tính của thị Nở (khơi dậy và thắp sáng), trái tim khao khát “muốn làm hoà với mọi người” của Chí Phèo. ĐỀ 3 Câu 1 (2đ): Nêu những nét chính về phong cách thơ Tố Hữu. Câu 2 (3đ): Hãy trình bày suy nghĩ của anh (chị) về câu danh ngôn “Học tập là hạt giống của kiến thức, kiến thức là hạt giống của hạnh phúc” (Ngạn ngữ Gruzia). Câu 3 (5đ): Cảm nhận của anh (chị) về sự hi sinh của các chiến sĩ Tây Tiến của nhà thơ Quang Dũng. GỢI Ý LÀM BÀI Câu 1: Nêu những nét chính về phong cách thơ Tố Hữu. * Yêu cầu: Nếu ngắn gọn đặc điểm về phong cách thơ Tố Hữu được thể hiện ở 2 mặt: Nội dung Nghệ thuật sáng tác. * Định hướng làm bài: *) Nội dung thơ Tố Hữu mang chất trữ tình- chính trị sâu sắc. - Hồn thơ Tố Hữu luôn hướng đến cái ta chung với lối sống lớn, với tình cảm lớn, niềm vui lớn của con người cách mạng, của cả dân tộc. Cái tôi trữ tình là cái tôi chiến sĩ, cái tôi nhân danh Đảng, nhân danh cộng đồng, dân tộc, dấn thân vào con đường cách mạng giải phóng dân tộc với mục đích cao cả. Thơ Tố Hữu không đi sâu vào tình cảm riêng tư mà tập trung vào tình cảm lớn, có tính chất tiêu biểu, phổ biến của con người cách mạng: tình yêu lí tưởng, tình cảm với lãnh tụ, tình đồng bào, đồng chí. VD: Từ ấy, Việt bắc, gió lộng…. - Thơ Tố hữu mang đậm tính sử thi, + Coi những sự kiện chính trị lớn của đất nước là đối tượng thể hiện chủ yếu, luôn đề cập đến những vấn đề có ý nghĩa lịch sử, có tính chất toàn dân. Nhà thơ tập trung khắc hoạ những bối cảnh rộng lớn, những biến cố quan trọng tác động đến vận mệnh dân tộc. VD: Bài ca xuân 61, Chào xuân 67. + Cảm hứng chủ đạo trong thơ Tố Hữu là cảm hứng lịch sử- dân tộc, làm nổi bật lên những vấn đề của cộng đồng chứ không phải vấn đề số phận cá nhân. Các nhân vật trữ tình thường mang phẩm chất tiêu biểu cho dân tộc, cho lịch sử và cho thời đại. VD: Lên Tây bắc, Tiếng hát sang xuân, Hãy nhớ lấy lời tôi, Người con gái Việt Nam. *) Nghệ thuật: - Thơ Tố Hữu mang giọng điệu tâm tình rất tự nhiên, đằm thắm, chân thành. Lời thơ tâm tình ấy là tiếng nói đồng ý, đồng chí, đồng tình, đồng điệu với người đọc. Vì thế, thơ ông rất dễ nhớ, dễ thuộc và được nhiều người yêu thích. - Thơ tố Hữu đậm đà tính dân tộc, được thể hiện ở: + thể thơ: +) tiếp tinh hoa của phong trào thơ mới, của thơ ca thế giới cổ điển và hiện đại. +) Rất thành công trong việc vận dụng thể thơ truyền thống của dân tộc như lục bát, song thất lục bát, thất ngôn. + Ngôn ngữ: Chủ yếu sử dụng những từ ngữ và cách nói quen thuộc với dân tộc. Đặc biệt phát huy cao độ tính nhạc phong phú của tiếng Việt, ông sử dụng rất tài tình các từ láy, thanh điệu và vần thơ. Câu 2 (3đ): Hãy trình bày suy nghĩ của anh (chị) về câu danh ngôn “Học tập là hạt giống của kiến thức, kiến thức là hạt giống của hạnh phúc” (Ngạn ngữ Gruzia). * Yêu cầu đề bài: Bày tỏ suy nghĩ của cá nhân về tầm quan trọng của câu ngạn ngữ Gruzia “Học tập là hạt giống của kiến thức, kiến thức là hạt giống của hạnh phúc”. - Tập trung giải thích các khái niệm: + hạt giống; + vì sao học tập là hạt giống của kiến thức + Vì ao kiến thức là hạt giống của hạnh phúc. - Nêu ý nghĩa của câu danh ngôn và lien hệ với bản thân, với thợc tiễn cuộc sống. * Hướng dẫn làm bài: A- MB - Giới thiệu vấn đề nghi luận: + Học tập là quá trình có vai trò vô cùng quan trọng trong cuộc sống của con người bởi “Học tập là hạt giống của kiến thức, kiến thức là hạt giống của hạnh phúc” (Ngạn ngữ Gruzia. + trong quá trình học tập, mỗi học sinh phải ý thức được mục đích của quá trình học tập đó. TB a- Giải thích khái niệm - Vì sao học tập là hạt giống của kiến thức? + Giải thích thuật ngữ “hạt giống”: Theo nghĩa đen, hạt giống là yếu tố dung để ươm mầm nên cây cối. Để cây cối tốt tươi hoa thơm trái ngọt thì phải có hạt giống tốt Tác giả vận dụng hình ảnh hết sức ấn tượng “học tập là hạt giống của kiến thức”: Ý nói rằng để có được kiến thức, con người phải học tập. Học tập để thu nhận kiến thức làm nền tảng cơ bản dẫn tới sự thành công. + Quá trình học tập mà trước hết học tập trong nhà trường sẽ giúp con người kiến thức cơ bản của cuộc sống trên nhiều lĩnh vực: tự nhiên, xã hội… + Những kiến thức đó sẽ làm cơ sở nảy nở và tiếp thu được những kiến thức thuộc các lĩnh vực khác chuyên sâu và chuyên ngành hơn. DC: Hầu hết những người nổi tiếng đều phải trải quá quá trình học tập cần cù, chịu khó trên ghế nhà trường như Lê-nin, Bác Hồ, hay những tấm gương các nhà bác học vĩ đại Anh-xtanh, Lô-mô-nô-xốp… + Học tập ở đây còn bao gồm quá trình tự học, tự học là hành trình của cả đời người. Mỗi chúng ta phải tự gieo những hạt giống kiến thức trong suốt quá trình của đời mình. Điều đó, lí giải tại sao nhiều văn hào, nhiều bác học không tốt nghiệp đại học hoặc thậm chí cả trung học mà vẫn đạt được nhiều thành tựu vĩ đại trên lĩnh vực khoa học. DC: Bill Gtes (Bưu ghết) – ông vua máy tính của thế giới đã bỏ đại học năm thứ 3 để lập công ti máy tính riêng. Nhưng trong quá trình đó, ông đã miệt mài trong thư viện đọc sách và học tập. Sự luôn hoài nghi và mong ước khám phá đã giúp ông sáng tạo ra phần mềm lớn nhất hiện nay. - Vì sao kiến thức là hạt giống của hạnh phúc: + Mỗi người có thể có những quan niệm khác nhau về hạnh phúc, nhưng hạnh phúc là đích đi tới của mỗi người trong cuộc sống. + Có kiến thức, con người mới có thể hành động để tiến tới hạnh phúc, bởi tri thức là sức mạnh. + Có kiến thức, con người mới hiểu biết để cảm nhận và trân trọng những thành quả của cuộc sống, tự mình tìm kiếm hạnh phúc. DC: là một nhà tư tưởng vĩ đại suốt đời phấn đấu cho lí tưởng, bằng sự hiểu biết của mình về hiện thực thế giới, C. Mác đã dạy con hiểu về Hạnh phúc trong thời đại bấy giờ: Hạnh phúc là đấu tranh. = > Câu nói chỉ ra mối quan hệ nhân quả: quá trình- kết quả của con đường học tập. Bắt đầu từ học tập, con người sẽ thu nhận được nhiều thành quả trong đời sống. b- Bàn luận mở rộng vấn đề, nêu ý nghĩa của câu danh ngôn: - Câu danh ngôn đã chỉ ra một hành trình đi đến hạnh phúc trong đó học tập là con đường, đích đến hạnh phúc cho mỗi học sinh chúng ta. - Vấn đề là lựa chọn cách học phù hợp để có thể gieo giống tốt đẹp vào trong tâm hồn, chứ không phải cách học gạo, học chống đối, máy móc, đọc chép lấy điểm cao tức thời. - Muốn thế, cách dạy trong nhà trường cũng phải phù hợp để làm sao không truyền thụ kiến thức cho học sinh không thụ động. Ngoài học tập để lấy kiến thức, giảo viên còn phải chú ý dạy kĩ năng sống thích hợp để học sinh có thể tìm thấy hạnh phúc trong đời sống của mình. KB Khẳng định lại vai trò của học tập. Định hướng của học sinh trong học tập để thu nhận được kiến thức, đạt được thành công và hạnh phúc. Câu 3 (5đ): Cảm nhận của anh (chị) về sự hi sinh của các chiến sĩ Tây Tiến của nhà thơ Quang Dũng. * Yêu cầu của đề bài: Nêu cảm nhận về sự hi sinh của các chiến sĩ Tây Tiến trong bài thơ, sự hi sinh đó được thể hiện ở nhiều cung bậc khác nhau: +Hình ảnh về một cuộc hành trình gian khó + Sự hi sinh đặt trên nền thiên nhiên hoang dã, dữ dội, do đó sắc thái bi tráng càng được tô đậm. +Nhận xét về cách sử dụng từ ngữ, phương thức biểu đạt, giọng thơ… để thấy được dụng ý của tác giả khi nói về sự hi sinh. Hướng dẫn làm bài: MB - Nêu ngắn gọn về nhà thơ Quang Dũng và bài thơ Tây Tiến. - Có thể giới thiệu bằng nhiều cách để thấy rằng “Tây Tiến” tái hiện một cách hào hung và hào hoa sự hi sinh của những người chiến sĩ- một hiện thực tất yếu của chiến tranh. TB - Tây Tiến thể hiện sự hi

File đính kèm:

  • docde van 12 1.doc
Giáo án liên quan