Ôn tập văn học 12

Câu 1. Nêu hoàn cảnh lịch sử, văn hoá, xã hội có ảnh hưỏng tới nền văn học Việt Nam từ sau cách mạng tháng Tám đến năm 1975.

- VH vận động và phát triển dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản.

- VH tồn tại và phát triển trong hoàn cảnh lịch sử đặc biệt: kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mĩ kéo dài 30 năm, xây dựng CNXH ở miền Bắc.

- Đ/k giao lưu văn hoá chỉ giới hạn trong một số nước xã hội chủ nghĩa (Liên Xô, Trung Quốc).

Câu 2. Nêu tóm tắt các chặng phát triển và thành tựu mỗi chặng của văn học Việt Nam từ sau cách mạng tháng Tám đến năm 1975.

Chia ba giai đoạn. Mỗi giai đoạn có đặc điểm riêng và thành tựu nhất định.

a. G/đoạn 1945 –1954 (kháng chiến chống Pháp)

- Tập trung phản ánh cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, ca ngợi Tổ quốc và quần chúng ND, kêu gọi tinh thần đoàn kết toàn dân, biểu dương những tấm gương quên mình vì nước.

- Thơ, truyện, kịch, kí, lí luận văn học đạt nhiều thành tựu.

- Tác giả - tác phẩm tiêu biểu: Việt Bắc - Tố Hữu, Tây Tiến – Quang Dũng, Đôi mắt - Nam Cao, Đất nước đứng lên - Nguyên Ngọc, Truyện Tây Bắc - Tô Hoài,

b. G/đoạn 1955–1964 (xây dựng CNXH ở miền Bắc và đấu tranh thống nhất đất nước)

- Ca ngợi cuộc sống mới, con người mới và sự đổi đời. Nỗi đau chia cắt hai miền đ/ nước và khát vọng thống nhất đất nước.

- Truyện ngắn, tiểu thuyết, thơ có những thành tựu mới, kịch nói phát triển.

- Tác giả - tác phẩm tiêu biểu: Mùa lạc - Nguyễn Khải, Gió lộng - Tố Hữu, Ánh sáng và phù sa - Chế Lan Viên, Người lái đò sông Đà - Nguyễn Tuân,

 

docx32 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1697 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Ôn tập văn học 12, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 1:VĂN HỌC VIỆT NAM TỪ CM THÁNG TÁM 1945 ĐẾN HẾT THẾ KỶ XX Câu 1. Nêu hoàn cảnh lịch sử, văn hoá, xã hội có ảnh hưỏng tới nền văn học Việt Nam từ sau cách mạng tháng Tám đến năm 1975. - VH vận động và phát triển dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản. - VH tồn tại và phát triển trong hoàn cảnh lịch sử đặc biệt: kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mĩ kéo dài 30 năm, xây dựng CNXH ở miền Bắc. - Đ/k giao lưu văn hoá chỉ giới hạn trong một số nước xã hội chủ nghĩa (Liên Xô, Trung Quốc). Câu 2. Nêu tóm tắt các chặng phát triển và thành tựu mỗi chặng của văn học Việt Nam từ sau cách mạng tháng Tám đến năm 1975. Chia ba giai đoạn. Mỗi giai đoạn có đặc điểm riêng và thành tựu nhất định. a. G/đoạn 1945 –1954 (kháng chiến chống Pháp) - Tập trung phản ánh cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, ca ngợi Tổ quốc và quần chúng ND, kêu gọi tinh thần đoàn kết toàn dân, biểu dương những tấm gương quên mình vì nước. - Thơ, truyện, kịch, kí, lí luận văn học đạt nhiều thành tựu. - Tác giả - tác phẩm tiêu biểu: Việt Bắc - Tố Hữu, Tây Tiến – Quang Dũng, Đôi mắt - Nam Cao, Đất nước đứng lên - Nguyên Ngọc, Truyện Tây Bắc - Tô Hoài,… b. G/đoạn 1955–1964 (xây dựng CNXH ở miền Bắc và đấu tranh thống nhất đất nước) - Ca ngợi cuộc sống mới, con người mới và sự đổi đời. Nỗi đau chia cắt hai miền đ/ nước và khát vọng thống nhất đất nước. - Truyện ngắn, tiểu thuyết, thơ có những thành tựu mới, kịch nói phát triển. - Tác giả - tác phẩm tiêu biểu: Mùa lạc - Nguyễn Khải, Gió lộng - Tố Hữu, Ánh sáng và phù sa - Chế Lan Viên, Người lái đò sông Đà - Nguyễn Tuân,… c. G/đoạn 1965–1975 (kháng chiến chống đế quốc Mĩ): - Tập trung viết về cuộc chống Mĩ, ca ngợi tinh thần yêu nước và chủ nghĩa anh hùng CM. - Văn xuôi, thơ, kịch nói và nhiều công trình phê bình, lí luận có giá trị xuất hiện. - Tác giả - tác phẩm tiêu biểu: Những đứa con trong gia đình - Nguyễn Thi, Rừng xà nu – Nguyễn Trung Thành, Dấu chân người lính - Nguyễn Minh Châu, Mặt đường khát vọng – NKĐ, Ra trận, Máu và hoa - Tố Hữu,… Câu 3. Nêu và phân tích ngắn gọn những đặc điểm cơ bản của văn học Việt Nam từ sau cách mạng tháng Tám đến năm 1975, trong đó đặc điểm nào được xem là quan trọng nhất? a) Nền VH v/động theo hướng CM hoá, gắn bó sâu sắc với vận mệnh chung của đất nước. b) Nền văn học hướng về đại chúng c) Nền văn học chủ yếu mang khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn. Đặc điểm thứ nhất là đặc điểm quan trọng nhất chi phối những đặc điểm còn lại. Câu 4. Tr/bày ngắn gọn về khuynh hướng sử thi và c/hứng lãng mạn của nền VHVN 1945 – 1975. - Khuynh hướng sử thi: được thể hiện trong vh ở các mặt sau: + Đề tài: Tập trung phản ánh những vấn đề có ý nghĩa sống còn của đất nước: Tổ quốc còn hay mất, tự do hay nô lệ. + Nhân vật chính: là những con người đại diện cho phẩm chất và ý chí của dân tộc; gắn bó số phận cá nhân với số phận đất nước; luôn đặt lẽ sống của dân tộc lên hàng đầu. + Lời văn mang giọng điệu ngợi ca, trang trọng và đẹp tráng lệ, hào hùng. + Người cầm bút có tầm nhìn bao quát về lịch sử, dân tộc và thời đại - Cảm hứng lãng mạn: Tuy còn nhiều khó khăn gian khổ, nhiều mất mác, hy sinh nhưng lòng vẫn tràn đầy mơ ước, vẫn tin tưởng vào tương lai tươi sáng của đất nước. Cảm hứng lãng mạn đã nâng đỡ con người VN vượt lên mọi thử thách hướng tới chiến thắng. Câu 5. Nêu thành tựu cơ bản của VHVN 1975-2000. - Từ 1975 nhất là từ năm 1986, VHVN vận động theo hướng dân chủ hóa, mang tính nhân bản, nhân văn. Văn học phát triển đa dạng hơn về thủ pháp nghệ thuật, đề cao cá tính sáng tạo của nhà văn, mang tính chất hướng nội, quan tâm nhiều đến số phận cá nhân trong những hoàn cảnh phức tạp đời thường. - Tác giả - tác phẩm tiêu biểu: Đàn ghita của Lor-ca – Thanh Thảo, Ai đặt tên cho dòng sông – Hoàng Phủ Ngọc Tường, Chiếc thuyền ngoài xa – Nguyễn Minh Châu, Hồn Trương Ba, da hàng thịt – LQV,… ---------------------------------------------------------------------------------------------------------- Tiết 2: LUYỆN TẬP NGHỊ LUẬN TƯ TƯỞNG ĐẠO LÝ I Kiến thức cơ bản: 1/ Khái niệm: Nghị luận về một tư tưởng, đạo lí là bàn luận về một vấn đề thuộc lĩnh vực tư tưởng, đạo đức lối sống của con người. 2. Các yêu cầu của kiểu bài văn nghị luận về một tư tưởng, đạo lí. - bố cục: Gồm 3 phần MB, TB, KL - Yêu cầu về kĩ năng: Biết c¸ch lµm bµi văn NLXH, kết cấu chặt chẽ, diễn đạt lưu loát,….. - Yêu cầu về nội dung: Làm sáng tỏ các vấn đề tư tưởng, đạo lí bằng cách giải thích, chứng minh, so sánh, đối chiếu, phân tích…à chỉ ra chỗ đúng (hay chỗ sai) của một tư tưởng nào đó nhằm khẳng định tư tưởng của người viết-> Nêu ý nghĩa, rút ra bài học nhận thức… II. Luyện tập Đề 1: Suy nghĩ của anh (chị) về đạo lí “Uống nước nhớ nguồn”. 1. Tìm hiểu đề: - Kiểu bài: NL về một tư tưởng, đạo lí. - Nội dung: nêu suy nghĩ về câu tục ngữ “Uống nước nhớ nguồn”. - Tư liệu: kiến thức cuộc sống thực tế, sách báo … 2.Lập dàn ý: a. Mở bài: giới thiệu câu tục ngữ và nêu tư tưởng chung của câu tục ngữ. b. Thân bài: - Giải thích câu tục ngữ. - Nhận định, đánh giá. + Câu tục ngữ nêu đạo lí làm người. + Câu tục ngữ khẳng định truyền thống tốt đẹp của dân tộc. + Câu tục ngữ khẳng định một nguyên tắc đối nhân, xử thế. + Câu tục ngữ nhắc nhở trách nhiệm của mọi người đối với dân tộc. - Câu tục ngữ thể hiện một trong những vẻ đẹp văn hoá của dân tộc Việt Nam. - Truyền thống đạo lí tốt đẹp thể hiện trong câu tục ngữ tiếp tục được kế thừa và phát huy trong cuộc sống hôm nay . c. Kết bài: khẳng định một lần nữa vai trò to lớn của lí tưởng đối với cuộc sống của con người. ĐỀ 2:Hãy phát biểu ý kiến của mình về mục đích học tập do UNESCO đề xướng: “Học để biết, học để làm, học để chung sống, học để tự khẳng định mình”. (XEM LẠI BÀI VIẾT SỐ1) ******************************************************************** TiẾt 3,4 TÁC GIẢ HỒ CHÍ MINH VÀ TÁC PHẨM TUYÊN NGÔN ĐỌC LẬP MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT: Giúp học sinh: Nắm được những nét k/q nhất về sự nghiệp v/h của HCM Thấy được giá trị nhiều mặt và ý nghĩa to lớn của TNĐL cũng như vẻ đẹp của tư tưởng và tâm hồn t/g TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG: Kiến thức: - Tác giả: Quan điểm s/t và p/c nghệ thuật của HCM Tác phẩm: 3 phần .Nêu nguyên lý chung; vạch trần tội ác của t/d Pháp;Tuyên bố về quyền tự do ,độc lập và quyết tâm giữ vững quyền đ/lập, tự do của toàn thể d/tộc Kĩ năng: Vận dụng QĐST và p/c nghệ thuật của HCM để phân tích thơ văn của Người Đọc hiểu văn bản chính luận theo đặc trưng thể loại III. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC - Phần tác gia: Hướng dẫn học sinh ở nhà đọc kĩ sách giáo khoa và trả lời câu hỏi trong phần Hướng dẫn học bài.GV nêu câu hỏi, HS trả lời và thảo luận; sau đó GV nhấn mạnh khắc sâu những ý chính - Phần tác phẩm :Nêu vấn đề, gợi mở, phát vấn, đàm thoại kết hợp với diễn giảng. Hoạt động song phương giữa GV và HS trong quả trình tiếp cận IV. PHƯƠNG TIÊN DAY HOC: - SGK, SGV, Casset, tài liệu tham khảo V. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC: 1. Ổn định lớp. 2. Kiểm tra bài cũ. 3. Bài mới Câu 1. Trình bày ngắn gọn phong cách nghệ thuật của Hồ Chí Minh. HCM có phong cách nghệ thuật độc đáo, đa dạng. Ở mỗi loại Người lại có phong cách riêng: - Văn chính luận: ngắn gọn, súc tích, lập luận chặt chẽ, lí lẽ đanh thép, bằng chứng đầy thuyết phục, giàu tính luận chiến và đa dạng về bút pháp. - Truyện kí rất hiện đại, thể hiện tính chiến đấu mạnh mẽ và nghệ thuật trào phúng sắc bén chủ động và sáng tạo. Tiếng cười tuy nhẹ nhàng, hóm hỉnh nhưng thâm thuý, sâu cay. - Thơ ca thể hiện sâu sắc vẻ đẹp tâm hồn của Bác. Chia làm 2 loại: + Thơ tuyên truyền CM: giản dị, dễ nhớ, dễ thuộc, mang màu sắc d/g hiện đại. + Thơ nghệ thuật bằng chữ Hán: mang đặc điểm thơ cổ phương Đông, có sự kết hợp hài hoà giữa màu sắc cổ điển với bút pháp hiện đại, giữa chất trữ tình và tính chiến đấu Câu 2. Hoàn cảnh ra đời và mục đích sáng tác của bản Tuyên ngôn Độc lập. - HCST: Ngày 19/ 8/ 1945 chính quyền thủ đô về tay nhân dân. Ngày 26. 8, chủ tịch HCM từ chiến khu Việt Bắc về tới HN. Tại căn nhà số 48, phố Hàng Ngang, Người soạn thảo bản TNĐL. Ngày 2/9/1945 tại Quảng trường Ba Đình - HN trong hoàn cảnh: thù trong giặc ngoài, vận mệnh Tổ quốc ngàn cân treo sợi tóc Người đã thay mặt Chính phủ lâm thời nước VNDCCH đọc bản TNĐL, trước 50 vạn đồng bào. - MĐST: Tuyên bố nền độc lập, tự do của dân tộc, khai sinh ra nước VN dân chủ cộng hòa. Bác bỏ dứt khoát luận điệu xảo trá và ngăn chặn âm mưu xâm lược nước ta của TDP, đ/quốc Mỹ. Tranh thủ sự đồng tình ủng hộ của ND thế giới đối với sự nghiệp chính nghĩa của dt Câu 3. Cho biết đối tượng và giá trị (ý nghĩa văn bản) của bản Tuyên ngôn Độc lập? - Giá trị lịch sử: TNĐL là một văn kiện có giá trị lịch sử to lớn: tuyên bố chấm dứt chế độ thực dân phong kiến ở nước ta và mở ra kỉ nguyên độc lập tự do của dân tộc và khẳng định quyết tâm bảo vệ nền độc lập, tự do ấy. - Giá trị văn học: Bản tuyên ngôn là một bài văn chính luận ngắn gọn, súc tích, lập luận chặt chẽ, đanh thép, lời lẽ hùng hồn và đầy sức thuyết phục - áng văn bất hủ. - Giá trị tư tưởng: kết tinh l/tưởng đấu tranh g/phóng d/tộc và t/thần yêu chuộng độc lập, tự do. (Nếu câu hỏi là ý nghĩa vb thì bỏ những chữ “giá trị ls, giá trị vh, giá trị tư tuởng. Còn lại viết hết). - Đối tượng hướng đến: TNĐL không chỉ hướng tới đồng bào cả nước mà còn hướng tới nhân dân toàn thế giới và đặc biệt là: thực dân Pháp, đế quốc Mỹ cùng các nước Đồng minh. Câu 4. Giải thích vì sao bản Tuyên ngôn Độc lập của Việt Nam lại mở đầu bằng việc trích dẫn hai bản Tuyên ngôn Độc lập của Mỹ và Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền của cách mạng Pháp ? - Trong bản Tuyên ngôn Độc lập, Hồ Chí Minh trích dẫn hai bản Tuyên ngôn của Mỹ và của Pháp để làm căn cứ pháp lý cho bản Tuyên ngôn của Việt Nam. - Đó là những Tuyên ngôn tiến bộ, có tính chân lý được cả thế giới thừa nhận. - Mặt khác Người tranh thủ sự ủng hộ của Mỹ và phe Đồng minh. Người trích Tuyên ngôn của Pháp để sau đó buộc tội Pháp lợi dụng lá cờ, tự do, bình đẳng, bác ái đến cướp nước ta, làm trái với tinh thần tiến bộ của chính bản Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền của Cách mạng Pháp ************************************************************************* Tiết 5: ÔN TẬP CHUẨN BỊ BÀI VIẾT SỐ 2 NGHỊ LUẬN XÃ HỘI: NGHỊ LUẬN VỀ MỘT TƯ TƯỞNG ĐẠO LÝ: Đề: Trình bày suy nghĩ của anh chị về câu nói “Ý chí là con đường để về đích sớm nhất”. 1. Yêu cầu về kĩ năng: - Bố cục rõ ràng, mạch lạc. - Luận điểm sáng rõ, lí lẽ thuyết phục - Diễn đạt ngắn gọn, văn phong trong sáng. 2. Yêu cầu về kiến thức: a. Giải thích từ ngữ - Ý chí: Ý thức, tinh thần tự giác, quyết tâm dồn hết sức lực, trí tuệ, đạt cho bằng được mục đích. - Đích: Mục đích, mục tiêu phấn đấu b. Đánh giá, bàn luận: Vai trò của ý chí đối trong cuộc sống: - Ý chí giúp con người vững vàng trước mọi thử thách. - Ngày nay, với ý chí và quyết tâm, nhiều tấm gương đã vượt qua mọi khó khăn thử thách để chinh phục những thành công lớn. - Đối với học tập, ý chí là điều kiện quan trọng giúp học sinh thành công, đạt kết quả cao. c. Liên hệ, mở rộng: - Liên hệ trong lớp, bản thân, xã hội về những tấm gương có ý chí và nghị lực. - Mỗi người cần rèn luyện cho mình một ý chí để làm cho cuộc sống có ý nghĩa. 3. Cách cho điểm: - Điểm 3: Đáp ứng đầy đủ các yêu cầu cơ bản trên. - Điểm 2: trình bày được phần lớn các ý, hoặc nội dung trình bày còn sơ sài, còn mắc một số lỗi diễn đạt - Điểm 1: Trình bày được một vài ý; còn mắc lỗi bố cục, lỗi diễn đạt. . NGHỊ LUẬN VỀ MỘT HIỆN TƯỢNG ĐỜI SỐNG Giáo viên chọn lọc một số đề bài tiêu biểu và hướng dẫn học viên theo cách làm bài văn nghị luận như sau: Đề: 1) Dạy học ở các lớp học tình thương (đối với sinh viên) giúp đỡ người tàn tật có hoàn cảnh neo đơn, tham gia phong trào thanh niên tình nguyện,… 2) Bỏ học ra ngoài chơi điện tử, đánh bi a, tham gia đua xe,… I. Cách làm một bài nghị luận về một hiện tượng đời sống. 1. Tìm hiểu đề bài 2. Lập dàn ý Mở bài : Thân bài : Kết bài : II. Cách làm một bài nghị luận về một hiện tượng đời sống - Nghị luận về một hiện tượng đời sống là bàn về một hiện tượng có ý nghĩa đối với xã hội. - Bài nghị luận cần nêu rõ hiện tượng, phân tích các mặt đúng - sai, lợi - hại, chỉ ra nguyên nhân và bày tỏ thái độ, ý kiến của người viết. - Ngoài việc vận dụng các thao tác lập luận phân tích so sánh, bác bỏ, bình luận… người viết cần diễn đạt giản dị ngắn gọn, sáng sủa nhất là phần nêu cảm nghĩ của riêng mình. TIÊT 6 LUYỆN TẬP GIỮ GÌN SỰ TRONG SÁNG CỦA TIẾNG VIỆT Luyện tập: Bài tập 1(tr 33):Hai TG sử dụng từ ngữ nói về các nhvật: -Kim Trọng: rất mực chung tình -Thúy Vân: cô em gái ngoan - Thúc Sinh: sợ vợ.... Có tính chuẩn xác trong cách dùng từ Bài tập 2(tr 34): Đoạn văn đã bị lược bỏ một số dấu câu nên lời văn không gãy gọn, ý không được sáng sủa, Có thể khôi phục lại những dấu câu vaò vị trí thích hợp sau: Tôi có lấy vdụ về một dòng sông. Dòng sông vừa trôi chảy,vừa phải tiếp nhận- dọc đường đi của mình- những dòng sông khác.Dòng ngôn ngữ cũng vậy- một mặt nó phải giữ bản sắc cố hữu của dân tộc, n0 nó k0 được phép gạt bỏ, từ chối nhữg gì thời đại đem lại. Bài tập 3(tr34): - Thay file thành từ Tệp tin - Từ hacker chuyển dịch thành kẻ đột nhập trái phép hệ thống máy tính Bài tập 1(tr 44): - Câu a : kg trong sáng do lẫn lộn giữa trạng ngữ với chủ ngữ của động từ - Câu b,c,d: là những câu trong sáng: thể hiện rõ các thành phần ngữ pháp và các quan hệ ý nghĩa trong câu -------------------------------------------------------------------------------------------------------------- Tiết 7. NGHỊ LUẬN VỀ MỘT HIỆN TƯỢNG ĐỜI SỐNG Đề: Anh/ chị hãy viết một bài văn ngắn ( không quá 400 từ ) để bàn về việc tự học của học sinh, sinh viên . Hứong dẫn học sinh lập dàn ý và chọn một ý để viết thành đoạn 1/ Yêu cầu về kĩ năng : Biết cách làm bài văn nghị luận xã hội về một tư tưởng, đạo lí. kết cấu chặt chẽ, diễn đạt rõ ràng, không mắc các lỗi chính tả, dùng từ,ngữ pháp. 2/ yêu cầu về kiến thức : thí sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau, nhưng cần làm rõ các ý chính sau : - Nêu được vấn đề cần nghị luận : Việc tự học của học sinh, sinh viên.(0,25 đ) - Giải thích : Tự học là gì? Tự học là tự chiếm lĩnh kiến thức trong đời sống, sách vở.(0,75đ) - Trình bày suy nghĩ về việc tự học :(1,5đ) + Vì sao phải tự học? vì kiến thức nhân loại rộng lớn,đa dạng phong phú, nhiều lĩnh vực; vì khả năng tiếp thu của mỗi cá nhân là có giới hạn; vì thời gian học trong nhà trường là chưa đủ; vì thế giới hôm nay là thế giới phẳng,toàn cầu hoá, thông tin mau lẹ… + Tự học như thế nào ? Tự đọc sách, nghiên cứu, tìm kiếm thông tin; Có thể trao đổi với bạn bè, người khác để nâng cao kiến thức… + Phê phán thái độ coi thường việc tự học; cần phải vừa học ở thầy cô, nhà trường vừa có thói quen tự học, thậm chí phải tự học suốt đời để không lạc hậu về kiến thức. - Rút ra bài học nhận thức, hành động.(0,5đ) Tiết 8: TÂY TIẾN 1/Nội dung – Bức tranh thiên nhiên núi rừng miền tây hùng vĩ, dữ dội nhưng vô cùng mĩ lệ, trữ tình và hình ảnh người lính trên chặng đường hành quân trong cảm xúc "nhớ chơi vơi" về một thời Tây Tiến – Bức chân dung về người lính Tây Tiến trong nỗi "nhớ chơi vơi" về một thời gian khổ mà hào hùng : .2 Nghệ thuật – Cảm hứng và bút pháp lãng mạn. – Cách sử dụng ngôn từ đặc sắc: các từ chỉ địa danh, từ tượng hình, từ Hán Việt,... – Kết hợp chất nhạc và chất hoạ. 3. Ý nghĩa văn bản Bài thơ đã khắc hoạ thành công hình tượng người lính Tây Tiến trên nền cảnh núi rừng miền Tây hùng vĩ, dữ dội. Hình tượng người lính Tây Tiến mang vẻ đẹp lãng mạn, đậm chất bi tráng sẽ luôn đồng hành trong trái tim và trí óc của mỗi chúng ta. 4. Đọc thêm Gợi ý phân tích. Có thể phân tích bài thơ theo bố cục (1) Đoạn đầu bài thơ là nỗi “nhớ chơi vơi” của tác giả về thiên nhiên núi rừng Tây Bắc xa xôi hoang vắng, hùng vĩ, dữ dội, khắc nghiệt, bí hiểm với những con đường đèo dốc: khúc khuỷu, thăm thẳm, heo hút cồn mây, ngàn thước lên cao, ngàn thước xuống; với những âm thanh của thác, của chúa sơn lâm trong những buổi chiều hoang, những đêm sương lạnh. Người chiến sĩ trên đường hành quân có lúc mệt mỏi, kiệt sức: Anh bạn dãi dầu không bước nữa/Gục lên súng mũ bỏ quên đời,nhưng vẫn tiếp tục tiến lên phía trước. Tuy nhiên núi rừng Tây Bắc cũng rất thơ mộng, trữ tình: cảnh Pha Luông xa mờ trong mưa ,hình ảnh người hùng tựa như hoa về trong đêm hơi và hình ảnh: cơm lên khói, hương thơm nếp xôi...thắm đượm tình quân dân.Đó là những kỉ niệm ấm áp không thể nào quên.. Thiên nhiên Tây Bắc hoang sơ, hùng vĩ, hình ảnh đoàn quân trên miền đất lạ, mờ ảo trong sương khói tạo nét hấp dẫn, huyền ảo, người chiến sĩ vừa chịu gian khổ vừa rất kiêu hùng. (2) Đoạn thơ thứ hai là nỗi nhớ về những kỉ niệm đẹp chung vui với bản làng xứ lạ, về con người và thiên nhiên thơ mộng miền Tây. Người chiến sĩ dù phải gian khổ, hi sinh mà tâm hồn vẫn trẻ trung lãng mạn, say mê, đắm đuối trong đêm liên hoan rực rỡ, lung linh với đuốc hoa, cùng nàng e ấp, tình tứ trong man điệu. Bằng bút pháp lãng mạn, tác giả khám phá vẻ đẹp rất đỗi nên thơ của sông nước miền Tây một chiều sương giăng mờ ảo với những bến bờ bạt ngàn hoa lau trắng, với dòng nước lũ hoa đong đưa. Cảnh vừa thực vừa ảo với đường nét uyển chuyển, mềm mại gợi ra vẻ đẹp hắt hiu hoang vắng một buổi chiều Tây Bắc.Tất cả đã trở thành hoài niệm về miền đất mà tác giả một thời gắn bó. (3) Đoạn thơ thứ ba là nỗi nhớ của Quang Dũng về đoàn quân Tây Tiến với nét đẹp bi tráng. Người chiến sĩ hiện ra nguyên sơ giữa núi rừng lẫm liệt, kiêu hùng với ngoại hình độc đáo không mọc tóc, da xanh màu lá dữ oai hùm, Mắt trừng gửi mộng qua biên giới. Nhưng họ cũng rất hào hoa, lãng mạn: Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm. Lí tưởng ra đi không hẹn ngày về, quên đời vì nước, chấp nhận hi sinh trong thiếu thốn: Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh/ Áo bào thay chiếu anh về đất đã bộc lộ cốt cách anh hùng của người chiến binh Tây Tiến. TIẾT 9,10 VIỆT BẮC Câu 1. Nêu cảm nhận của anh/ chị về thiên nhiên Việt Bắc trong đoạn trích Việt Bắc? Trong đoạn trích, hình ảnh thiên nhiên chiến khu Việt Bắc hiện lên ở nhiều thời điểm khác nhau với vẻ đẹp đa dạng, phong phú: - Đó là một thiên nhiên gần gũi, ấm áp với những người kháng chiến, những hình ảnh : rừng xanh, hoa chuối, mơ nở, rừng phách… - Đó là một thiên nhiên lãng mạn, thơ mộng : trăng lên đầu núi, nắng chiều lưng nương. - Đó còn là một thiên nhiên luôn sát cánh cùng con người trong chiến đấu: Nhớ khi giặc đến giặc lùng … Rừng che bộ đội, rừng vây quân thù. Câu 2. Hình ảnh con người và cuộc sống kháng chiến ở chiến khu Việt Bắc được tái hiện như thế nào? - Con người Việt Bắc hiện lên trong cuộc sống lao động và chiến đấu hàng ngày: + Họ lam lũ, vất vả. + Họ khéo léo, tài hoa + Họ ấm áp nghĩa tình và son sắt thuỷ chung. - Cuộc sống kháng chiến hiện lên rõ nét: + Đó là một cuộc sống còn khó nghèo, cơ cực. + Nhưng cuộc sống ấy thật sôi động, hào hùng, vui vẻ, lạc quan + Đó còn là một cuộc sống đầy ắp nghĩa tình cách mạng. Câu 3 Đoạn trích Việt Bắc cho thấy vẻ đẹp nào của tình nghĩa cách mạng? - Bao trùm toàn bộ đoạn trích là nghĩa tình cách mạng của một dân tộc vừa đi qua 15 năm chiến đấu đầy gian khổ, mất mát, hy sinh ( 1940 – 1954 ). - Nghĩa tình ấy hiện diện qua sự chia ngọt, sẻ bùi giữa đồng bào Việt Bắc và những người kháng chiến Thương nhau chia củ sắn lùi Bát cơm sẻ nửa, chăn sui đắp cùng - Nghĩa tình ấy còn là lời khẳng định của kẻ đi, người ở về sự thuỷ chung, son sắt của những năm tháng không thể nào quên Câu 4. Cho biết kết cấu đặc biệt của đoạn trích Việt Bắc và những đặc sắc nghệ thuật? Đoạn trích được học rất tiêu biểu cho phong cách thơ Tố Hữu. - Tính dân tộc đậm đà: + Thể thơ lục bát truyền thống được sử dụng nhuần nhuyễn. + Kết cấu đối đáp thường thấy trong ca dao được sử dụng sáng tạo . + Cặp đại từ nhân xưng mình – ta với sự biến hoá linh hoạt và những sắc thái ngữ nghĩa biểu cảm phong phú được khai thác hiệu quả. + Những biện pháp tu từ quen thuộc được sử dụng như: so sánh, ẩn dụ, nhân hoá, hoán dụ… - Đoạn trích cũng mang chất sử thi đậm nét khi tác giả tạo dựng được hình tượng kẻ ở, người đi đại diện cho tình cảm của cả cộng đồng. - Bên cạnh đó, đoạn trích còn cho thấy chất trữ tình chính trị đậm đà khi Tố Hữu ngợi ca tình cảm cách mạng thuỷ chung, son sắt giữa người kháng chiến và đồng bào Việt Bắc. Câu 5. Có người nói “Việt Bắc” vừa là một bản anh hùng ca vừa là một bản tình ca. Chứng minh điều đó qua trích đoạn Việt Bắc. Nói Việt Bắc vừa là một bản anh hùng ca vừa là một bản tình ca là khẳng định sự hoà quyện giữa sử thi và trữ tình. - Ra đời ở một bước ngoạt lớn lao của lịch sử dân tộc, thật dễ hiểu vì sao bài thơ có tính chính trị. - Thắm thiết chất trữ tình là bởi bài thơ cùng một lúc nói được nhiều tình cảm của con người cách mạng và kháng chiến. Đó là tình yêu nước lớn lao, cụ thể trong trích đoạn yêu nước chính là yêu Việt Bắc-cái nôi của phong trào cách mạng, chiến khu của kháng chiến trường kỳ. Đó là tình yêu thiên nhiên Việt Bắc hùng vĩ và thơ mộng, con người Việt Bắc nghèo khổ, mộc mạc mà nghĩa tình sâu nặng. Đó là lòng biết ơn, niềm kính yêu Đảng và lãnh tụ. Đó là nghĩa tình thuỷ chung với cội nguồn, với cách mạng và kháng chiến. TIẾT 11 ĐẤT NƯỚC Cảm nhận của em về tư tưởng “Đất Nước của Nhân dân” qua đoạn trích Đất Nước (trích trường ca Mặt đường khát vọng của Nguyễn Khoa Điềm) Hướng dẫn gợi ý Trên cơ sở hiểu biết về tác giả Nguyễn khoa Điềm, về trường ca Mặt đường khát vọng, về đoạn trích bài Đất Nước SGK , học sinh có thể trình bày theo nhiều cách , nhưng cần thể hiện được các ý cơ bản sau: * MB: Nêu được vấn đề cần nghị luận (tác giả, tác phẩm, đoạn trích, cảm nhận chung về đoạn trích: Thể hiện rõ tư tưởng “Đất Nước của Nhân dân”, của ca dao thần thoại) * TB: - Ý khái quát :Tác giả nhìn nhận , phát hiện mới về Đất Nước trong chiều sâu văn hóa, địa lí , lịch sử của đất nước để làm nổi bật tư tưởng “Đất Nước của Nhân dân”. - Biểu hiện cụ thể trong nội dung: + Văn hóa - đời sống: nhân dân chính là những người âm thầm gìn giữ những nét văn hóa của dân tộc qua bao thăng trầm của lịch sử ,tạo nên nền tảng sự sống về vật chất và tinh thần cho thế hệ mai sau : “ Họ giữ và truyền cho ta hạt lúa ta trồng…không sợ dài lâu”… + Lịch sử: Trong 4.000 năm lịch sử , Đất Nước trong cảm nhận của Nguyễn khoa Điềm không gắn với tên các vương triều các anh hùng mà gắn với những lớp người vô danh, âm thầm ,bình dị . Họ đã lao động cần cù để xây dựng đất nước , họ chiến đấu chống kẻ thù để bảo vệ đất nước. Họ đã âm thầm làm nên lịch sử “Trong bốn nghìn lớp người …họ đã làm ra Đất Nước”. + Địa lí: Những thắng cảnh ,địa danh đều gắn liền với con người , kết tinh công sức ,khát vọng của nhân dân , của những con người bình dị .Không phải thiên nhiên ,tạo hóa tạo ra mà chính là những câu chuyện về đời sống về số phận ,tâm hồn của nhân dân đã tạo nên những địa danh, thắng cảnh…Tác giả đi đến cái nhìn khái quát “Và ở đâu…đã hóa núi sông ta”. - Biểu hiện cụ thể trong nghệ thuật: Tư tưởng “Đất Nước của Nhân dân” được thể hiện bằng lời thơ giàu chất liệu văn hóa dân gian * KB: Khái quát, cảm nhận chung về đoạn thơ: Tư tưởng “Đất Nước của Nhân dân”, của ca dao thần thoại của Nguyễn Khoa Điềm đã đóng góp thêm một thành công cho thơ về đề tài Đất Nước. Làm sâu sắc thêm nhận thức về nhân dân, về Đất Nước trong thời kì chống Mỹ. TIẾT 12 LUYỆN TẬP LUẬT THƠ Luyện tập: Bài tập 1: So sánh những nét giống và khác nhau trong luật thơ ngũ ngôn truỳên thống với thơ năm tiếng: “Ôi con sóng ngày xưa ... Từ nơi nào sóng lên” Gợi ý: + Khổ thơ: Có thể có hoặc không, số lượng không quy định. + Số tiếng: tương tự thơ Ngũ ngôn Đường luật. + Vần: tự do. + Nhịp: 2/3 hoặc 3/2 + Hài thanh: không chặt chẽ như thơ cổ nhưng vẫn đảm bảo về thanh điệu. Bài tập 2: So sánh những nét giống và khác nhau trong luật thơ thất ngôn truỳên thống với thơ bảy tiếng hiện đại: “Đưa người ta không... ....trong mắt trong” + Khổ thơ: Có thể có hoặc không, số lượng không quy định. + Số tiếng: + Vần: Mỗi khổ mỗi vần: vần liền ở hai dòng đầu, gián cách ở dòng 3 và điệp lại ở dòng 4. Có thể hợp vần chính, vần thông, hoặc không vần...khiến câu tho không bị gò bó + Nhịp: Tuỳ thuộc cảm xúc + Hài thanh: có sự đối xứng, hài hoà trong 1 dòng hoặc giữa hai dòng với nhau. Bài tập 3: Ghi mô hình âm luật của bài thơ: “Mời trầu”(Hồ Xuân Hương) 1 2 3 4 5 6 7 Niêm Niêm Đối Dòng 1 B T B Vần Dòng 2 T B T Vần Đối Dòng 3 T B T Dòng 4 B T B Vần Bài tập 4: Chứng minh sự ảnh hưởng của Thất ngôn bát cú đối với thơ mới: “ Sóng gợn ....lạc mấy dòng” Gợi ý: - Nhịp ¾. - Vần: vần chân, tiếng thứ hai, thứ tư (vần cách) - Đối: luân phiên B-T TIẾT 13 SÓNG 1. Nêu ý nghĩa biểu tượng của hình ảnh soùng và mối quan hệ giữa hai hình tượng “sóng” và “ em” trong bài thơ Sóng của Xuân Quỳnh. - Sóng là biểu tượng cho khát vọng về tình yêu của người phụ nữ, tương đồng với sự phong phú, bí ẩn của tâm hồn người phụ nữ khi yêu.           - Sóng là hình ảnh biểu tượng cho tì

File đính kèm:

  • docxga bam sat van 12.docx