Ôn tập Vật lý 8 - Bài 4: Lực và vận tốc – biểu diễn lực

Bài 4: LỰC VÀ VẬN TỐC – BIỂU DIỄN LỰC

I. Câu hỏi lí thuyết - Bài tập:

1. Tại sao khi cho viên bi A bắn vào viên bi B đang đứng yên, thì B sẽ cđ, còn bi A sẽ cđ chậm lại hoặc đứng yên hoặc cđ theo chiều ngược lại?

2. Biểu diễn các lực sau đây:

a. Trọng lực của vật 600N (lấy tỉ lệ xích 1cm=100N).

b. Lực kéo 1 toa xe là 20.000N (lấy tỉ lệ xích 1cm=4000N).

c. Một gầu nước chứa 6 lít nước được kéo từ dưới giếng lên.Biểu diễn lực kéo và trọng lực của nước trong gầu (lấy tỉ lệ xích 1cm=20N).

3. Hãy trình bày các lực trong những hình vẽ dưới đây. Biết tỉ lệ xích 0,5cm ứng với 100N.

 

doc2 trang | Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 846 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Ôn tập Vật lý 8 - Bài 4: Lực và vận tốc – biểu diễn lực, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài 4: LỰC VÀ VẬN TỐC – BIỂU DIỄN LỰC Câu hỏi lí thuyết - Bài tập: Tại sao khi cho viên bi A bắn vào viên bi B đang đứng yên, thì B sẽ cđ, còn bi A sẽ cđ chậm lại hoặc đứng yên hoặc cđ theo chiều ngược lại? Biểu diễn các lực sau đây: Trọng lực của vật 600N (lấy tỉ lệ xích 1cm=100N). Lực kéo 1 toa xe là 20.000N (lấy tỉ lệ xích 1cm=4000N). Một gầu nước chứa 6 lít nước được kéo từ dưới giếng lên.Biểu diễn lực kéo và trọng lực của nước trong gầu (lấy tỉ lệ xích 1cm=20N). 3. Hãy trình bày các lực trong những hình vẽ dưới đây. Biết tỉ lệ xích 0,5cm ứng với 100N. Một đoàn tàu đang chạy với lực kéo là 60.000N và lực đẩy phía sau 30.000N. Tìm hợp lực tác dụng lên đoàn tàu? Biểu diễn các vectơ lực thành phần và vectơ hợp lực. Một ô tô tải đang chạy nhờ lực kéo của đầu xe là 3000N. Xe chịu sức cản của gió và lực ma sát là 2500N. Biểu diễn các vectơ lực thành phần và hợp lực tác dụng vào xe? Có 2 cuốn sách giáo khoa đặt chồng lên nhau ở trên bàn. Cuốn 1 có khối lượng 0,4kg và cuốn 2 có khối lượng 0,3 kg. Tính trọng lượng mỗi cuốn sách, biểu diễn các lực tác dụng lên 2 cuốn sách? 7*. Hai lực F1 = 30N và F2 = 40N vuông góc với nhau. Tìm độ lớn của vectơ hợp lực F. 8*. Người ta dùng 2 canô, mỗi canô tạo ra 1 lực kéo (hoặc đẩy) lần lượt là F1 = 40.000N và F2 = 30.000N để đưa 1 đoàn xà lan chạy trên sông. Tính hợp lực trong mỗi trường hợp sau: Một chiếc kéo, một chiếc đẩy. Cả 2 nối đuôi nhau cùng kéo xà lan. Cả 2 dàn hàng ngang, dây kéo của 2 ca nô hợp với nhau 1 góc a = 900. Câu hỏi trắc nghiệm: Một vật đang cđ, nếu ta tác dụng thêm 1 lực vào vật đó thì vật sẽ: a. Chuyển động nhanh dần b. Cđ chậm dần c. Dừng lại hoặc đứng yên mãi mãi. d. Vật đó sẽ thay đổi vận tốc. 2. Câu nào sau đây sai: a. Hợp lực của 2 lực cùng phương là một lực bằng . b. Hợp lực của 2 lực của 2 lực cùng phương cùng chiều là 1 lực cùng phương cùng chiều. c. Hợp lực của 2 lực của 2 lực cùng phương ngược chiều là 1 lực cùng phương nhưng có chiều là chiều của lực lớn hơn. d. Hợp lực của 2 lực đối nhau (cân bằng nhau) là bằng không . 3. Một vật nổi được trên mặt nước là do: a. Lực đẩy của nước lớn hơn trọng lượng của vật. b. Lực đẩy của nước nhỏ hơn trọng lượng của vật. c. Lực đẩy của nước và trọng lượng của vật là 2 lực cân bằng nhau. d. Câu a, c đúng. 4. Lực là nguyên nhân chính làm: a. Thay đổi khối lượng. b. Thay đổi hình dáng của vật. c. Thay đổi vận tốc. d. Cả a, b,c 5. Dưới tác dụng của một lực, mọi vật sẽ: a. Cđ nhanh dần b. Cđ chậm dần c. Đứng yên d. Thay đổi trạng thái cđ 6. Khi biểu diễn 1 vectơ lực ta phải: a. Chỉ cần xác định chính xác điểm đặt. b. xác định điểm đặt và độ lớn của lực. c. Chỉ cần xác định điểm đặt và phương của lực đó. d. Xác định đầy đủ điểm đặt, phương, chiều và độ lớn của lực đó. 7. Một lực F = 40N tác dụng vào vật theo phương ngang làm vật di chuyển theo chiều tác dụng của lực. Hình vẽ nào sau đây là đúng? a b c d 8. Khi biểu diễn vectơ trọng lượng của vật, ta thường chọn điểm đặt tại: a. Bất kỳ vị trí nào trên vật. b. Bất kỳ vị trí trên bề mặt của vật. c. Tại vị trí trọng tâm của vật. d. Bề mặt gần mặt đất nhất của vật. 9. Một ô tô đang chạy trên đường nằm ngang nhờ lực kéo của động cơ là 600N. Nếu lực cản của gió là 200N thì hợp lực tác dụng lên xe là: a. 800N b. 400N c. 500N d. 700N Câu hỏi soạn bài mới: Thế nào là 2 lực cân bằng? Dưới tác dụng của 2 lực cân bằng, trạng thái cđ của vật sẽ thay đổi như thế nào? Tính chất giữ nguyên vận tốc của vật dược gọi là gì? Quán tính của vật phụ thuộc vào những tố nào? Nêu một số ví dụ về quán tính có lợi và quán tính có hại trong đời sống? Tại sao ta không nên thay đổi vận tốc, không nên hãm phanh hay khởi động máy móc 1 cách đột ngột?

File đính kèm:

  • docluc ma sat(2).doc
Giáo án liên quan