Ôn thi đại học. cao đẳng môn Vật lý - Phần: Cơ học - Giao thoa sóng cơ

C91 (CĐSP HN 01):

 Trong một thí nghiệm giao thoa trên mặt nước, hai nguồn kết hợp S1 và S2 dao động với tần số f = 20Hz tác động lên mặt nước tại hai điểm A và B cách nhau 8cm. Tại một điểm M trên mặt nước cách A một khoảng d1 = 25cm và cách B một khoảng d2 = 20,5cm, sóng có biên độ cực đại. Giữa M và đường trung trực của AB có hai dãy cực đại khác.

1. Tìm vận tốc truyền sóng.

2. Tìm số điểm dao động với biên độ cực đại trên đoạn AB.

3. Giọi C và D là hai điểm trên mặt nước sao cho ABCD là hình vuông. Tính số điểm dao động với biên độ cực đại trên đoạn CD.

 

doc2 trang | Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 851 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Ôn thi đại học. cao đẳng môn Vật lý - Phần: Cơ học - Giao thoa sóng cơ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Giao thoa sóng cơ C91 (CĐSP HN 01): Trong một thí nghiệm giao thoa trên mặt nước, hai nguồn kết hợp S1 và S2 dao động với tần số f = 20Hz tác động lên mặt nước tại hai điểm A và B cách nhau 8cm. Tại một điểm M trên mặt nước cách A một khoảng d1 = 25cm và cách B một khoảng d2 = 20,5cm, sóng có biên độ cực đại. Giữa M và đường trung trực của AB có hai dãy cực đại khác. Tìm vận tốc truyền sóng. Tìm số điểm dao động với biên độ cực đại trên đoạn AB. Giọi C và D là hai điểm trên mặt nước sao cho ABCD là hình vuông. Tính số điểm dao động với biên độ cực đại trên đoạn CD. C92(ĐH Dược và Luật 01): Hai âm thoa nhỏ giống nhau được coi như hai nguồn phát sóng âm S1 và S2 đặt cách nhau một khoảng S1S2 = 20m, cùng phát ra một âm cơ bản có tần số f = 420Hz. Hai nguồn có cùng biên độ a = 2mm, cùng pha ban đầu. Vậi tốc truyền âm trong không khí là v = 336m/s. Chứng minh rằng trên đoạn thẳng S1S2 có những điểm tại đó âm thanh nghe to nhất, có những điểm tại đó không nhận được âm thanh. Coi biên độ sóng âm tại mọi điểm trên phương truyền sóng đều bằng a, nghĩa là sóng âm không tắt dần. Xác định vị trí các điểm trên đoạn thẳng S1S2 tại đó không nhận được âm thanh. Viết phương trình dao động âm tổng hợp tại trung điểm M0 của đoạn thẳng S1S2, cách M0 một khoảng 20cm. So sáng pha dao động của các điểm M0 và M’ với pha dao động của nguồn. C93 (): Hai nguồn sóng cơ O1 và O2 cách nhau 20cm dao động theo phương trình x1 = x2 = 4sin40pt(cm) , lan truyền trong môi trường với vận tốc v = 1,2m/s. xét các điểm trên đoạn thẳng nối O1 với O2. Có bao nhiêu điểm không dao động và tính khoảng cách từ các điểm đó tới O1. Tính biên độ dao động tổng hợp tại các điểm cách O1 (9,5cm, 10,75cm, 11,0cm). C94 (ĐHKiến Trúc 01): Hai nguồn kết hợp S1,S2 cách nhau 50mm dao động theo phương trình u = asin200pt (mm), trên mặt thoáng của thuỷ ngân, coi biên độ không đổi. Xét một phía đường trung trực S1S2 ta thấy vân bậc K đi qua điểm M có hiệu số MS1 – MS2 = 12mm và vân bậc K+3 (cùng loại với vân K) đi qua điểm M’ có M’S1 – M’S2 = 36mm. Tìm bước sóng và vận tốc truyền sóng trên mặt thuỷ ngân. Vân bậc K là cực đại hay cực tiểu. Xác định số cực đại trên đường nối S1S2 và vị trí của chúng đối với nguồn S1. Điểm gần nhất dao động cùng pha với nguồn trên đường trung trực của S1S2 cách nguồn S1bao nhiêu. C95 (ĐH Thuỷ Sản): Cho phương trình dao động của hai nguồn A và B trên mặt nước đều là u = a sinwt. Biên độ sóng do A và B truyền đi đều bằng 1mm. Vận tốc truyền sóng là 3m/s. Điểm M cách A, B lần lượt là d1 =2m và d2 =2,5m. Tần số dao động của nguồn là 20Hz. Viết phương trình dao động tại M do mỗi nguồn A và B truyền tới. Các khoảng cách d1 và d2 phải thay đổi thế nào để hai dao động do A và B gây ra tại những điểm M tương ứng cùng pha hoặc ngược pha. Khi đó biên độ dao động tổng hợp tại M bằng bao nhiêu? C96 (ĐHNN1 98): Cho hai nguồn kết hợp trên mặt nước rộng được thực hiện bởi một âm thoa dao động với tần số f. Coi biên độ sóng tại một điểm bất kỳ trên phương truyền sóng bằng biên độ dao động của nguồn sóng là a. Khoảng cách giữa hai ngọn sóng liên tiếp do mỗi nguồn tạo ra là 2mm, vận tốc truyền sóng là v = 0,9m/s. Tính tần số f của sóng. Gọi M1, M2 là hai điểm trên mặt nước mà khoảng cách tới hai nguồn A và B lần lượt là M1A = d1 =3,5cm; M1B = d1’ = 6,9cm và M2A = d2 =3cm; M2B = d2’ = 6,5cm. Xác định biên độ dao động của điểm M1 và M2. Khoảng cách giữa hai nguồn sóng là AB = 4cm, hãy tính số gợn sóng quan sát được trên đoạn AB. C97(ĐHQG 2K): Hai đầu A và B của một mẩu dây thép nhỏ hình chữ U được đặt chạm vào mặt nước. Cho mẩu dây thép dao động điều hoà theo phương vuông góc với mặt nước. Trên mặt nước thấy các gợn sóng hình gì? Giải thích hiện tượng (không vần tính toán) Cho biết khoảng cách AB = 6,5cm; tần số dao động f = 80Hz; vận tốc truyền sóng v = 32cm/s; biên độ sóng không đổi a= 0,5cm. Thiết lập phương trình dao động tổng hợp tại điểm M trên mặt nước cách A một khoảng d1 = 7,79cm và cách B một khoảng d2 = 5,09cm. So sánh pha dao động tổng hợp tại điểm M với dao động tại hai nguồn A và B. Tìm số gợn lồi và vị trí của chúng trên đoạn AB. C98 (ĐHHH 98): Cho hai nguồn kết hợp S1 và S2 giống hệt nhau, cách nhau 5cm. Nếu sóng do hai nguồn này tạo ra có bước sóng l = 2cm thì trên đoạn S1S2 có thể quan sát đựoc bao nhiêu cực đại giao thoa (không kể vị trí S1, S2 của hai nguồn). Nếu tần số dao động của mỗi nguồn tăng lên gấp đôi thì kết quả sẽ thế nào? Giả thiết rằng vận tốc truyền sóng không đổi. C99 (ĐHQG HCM 2K): Trong thí nghiệm giao thoa sóng, người ta tạo ra trên mặt nước hai nguồn sóng A và B dao động với phương trình uA = uB = 5sin10pt (cm). Vận tốc sóng là 20cm/s. Coi biên độ sóng không đổi. Viết phương trình dao động tai điểm M trên mặt nước cách A và B lần lượt là 7,2cm và 8,2cm. Nhận xét về dao động này. Một điểm N trên mặt nước với AN – BN = -10cm. Hỏi điểm này nằm trên đường cực đại hay đứng yên? Là đường thứ bao nhiêu và về phía nào so với đường trung trựccủa AB? C100 (ĐHGT 97): Hai nguồn âm O1 và O2 coi là hai nguồn điểm cách nhau 4m là hai nguồn phát sóng kết hợp cùng tần số 425Hz, cùng biên độ 1cm, cùng pha ban đầu bằng không. Vận tốc truyền âm trong không khí là 340m/s. Coi biên độ sóng không đổi. Tìm phương trình dao động của một điểm bất kỳ trên đoạn thẳng nối O1O2. Tìm công thức xác định vị trí các điểm dao động với biên độ 2cm. Có bao nhiêu điểm như vậy (trừ hai điểm O1 và O2)?

File đính kèm:

  • doc09GIAO~1.DOC