Ôn thi đại học. cao đẳng môn Vật lý - Phần: Quang học - Mắt – Kính lúp

1. Một người cận thị có giới hạn nhìn rõ từ 20 đến 40cm. Có thể sửa tật cận thị bằng hai cách:

a. Đeo kính O1 để nhìn rõ những vật ở rất xa mà mắt không phải điều tiết.

b. Đeo kính O2 để nhìn rõ những vật ở khoảng cách gần nhất 25cm như người bình thường.

Coi kính đeo sát mắt. Hãy xác định độ tụ của O1 và O2, khoảng thấy rõ ngắn nhất khi đeo kính O1 và khoảng thấy rõ dài nhất khi đeo kính O2.

 2. Người này không đeo kính mà dùng một kính lúp có độ tụ D = 10dp để quan sát một vật nhỏ. Quang tâm của mắt trùng với tiêu điểm ảnh của kính lúp. Tính độ bội giác của ảnh khi ngắm chừng ở cực cận & cực viễn

Q160 Một người cân thị khi đeo kính có độ tụ D = -2dp sẽ có giới hạn nhìn rõ từ 12,5cm đến vô cùng, kính đeo sát mắt. Hỏi khi không đeo kính người đó chỉ có thể nhìn thấy vật trong khoảng nào? Nếu người này bỏ kính ra và quan sát vật nhờ một kính lúp trên vành có ghi X6,25. Kính lúp cách mắt 2cm.

a. Hỏi vật phải đặt trong khoảng nào trước kính lúp?

b. Tính độ bội giác của kính lúp khi vật đặt trước kính và cách kính 3,5cm.

Q161 Một người có điểm cực cận cách mắt 10cm và khoảng nhìn rõ là 40cm.

1. Mắt người đó mắc tật gì? Xác định số của kính cần đeo? Khi đó khoảng nhìn rõ như thế nào?

2. Người này quan sát vật nhỏ qua một kính lúp có độ tụ 20dp. Tính độ bội giác của kính khi ngắm chừng ở điểm gần nhất và xa nhất trong các trường hợp: Quan sát không đeo kính và khi đeo kính. cả hai trường hợp kính lúp cách mắt 5cm. Trường hợp nào quan sát tốt hơn? Tại sao?

3. Để có thể ngắm chừng ở điểm cực cận trong hai trường hợp trên, vật ph

doc2 trang | Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 646 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Ôn thi đại học. cao đẳng môn Vật lý - Phần: Quang học - Mắt – Kính lúp, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Mắt – kính lúp Q159 1. Một người cận thị có giới hạn nhìn rõ từ 20 đến 40cm. Có thể sửa tật cận thị bằng hai cách: Đeo kính O1 để nhìn rõ những vật ở rất xa mà mắt không phải điều tiết. Đeo kính O2 để nhìn rõ những vật ở khoảng cách gần nhất 25cm như người bình thường. Coi kính đeo sát mắt. Hãy xác định độ tụ của O1 và O2, khoảng thấy rõ ngắn nhất khi đeo kính O1 và khoảng thấy rõ dài nhất khi đeo kính O2. 2. Người này không đeo kính mà dùng một kính lúp có độ tụ D = 10dp để quan sát một vật nhỏ. Quang tâm của mắt trùng với tiêu điểm ảnh của kính lúp. Tính độ bội giác của ảnh khi ngắm chừng ở cực cận & cực viễn Q160 Một người cân thị khi đeo kính có độ tụ D = -2dp sẽ có giới hạn nhìn rõ từ 12,5cm đến vô cùng, kính đeo sát mắt. Hỏi khi không đeo kính người đó chỉ có thể nhìn thấy vật trong khoảng nào? Nếu người này bỏ kính ra và quan sát vật nhờ một kính lúp trên vành có ghi X6,25. Kính lúp cách mắt 2cm. Hỏi vật phải đặt trong khoảng nào trước kính lúp? Tính độ bội giác của kính lúp khi vật đặt trước kính và cách kính 3,5cm. Q161 Một người có điểm cực cận cách mắt 10cm và khoảng nhìn rõ là 40cm. 1. Mắt người đó mắc tật gì? Xác định số của kính cần đeo? Khi đó khoảng nhìn rõ như thế nào? 2. Người này quan sát vật nhỏ qua một kính lúp có độ tụ 20dp. Tính độ bội giác của kính khi ngắm chừng ở điểm gần nhất và xa nhất trong các trường hợp: Quan sát không đeo kính và khi đeo kính. cả hai trường hợp kính lúp cách mắt 5cm. Trường hợp nào quan sát tốt hơn? Tại sao? 3. Để có thể ngắm chừng ở điểm cực cận trong hai trường hợp trên, vật phải đặt cách mắt một đoạn bao nhiêu? Q162 Một người viễn thị có khoảng cách trông rõ ngắn nhất là 1m. Người đó nhìn mắt mình (không đeo kính) qua một gương cầu lõm tiêu cự 1m. Tính khoảng cách ngắn nhất từ mắt tới đỉnh gương để người đó trông rõ ảnh ảo của mắt mình. Nếu gương có kích thước nhỏ thì người đó trông rõ mắt mình. Hỏi nếu gương có kích thước lớn thì người đó có thể trông rõ mặt mình không? Tại sao? Tính khoảng cách từ mắt tới đỉnh gương sao cho người đó trông rõ ảnh ảo của mắt mình với góc trông nhỏ nhất. Ngày thường người đó đeo kinh hội tụ mỏng có tiêu cự 1m thì nhìn rõ vật đặt ở vô cùng mà không diều tiết. Khi người đó soi gương lõm trên mà không đeo kính thì cần đặt mắt cách đỉnh gương bao xa để trông rõ mắt mình mà không điều tiết. Q163 Một gương cầu lồi có bán kính cong R = 80cm. Một người đứng cách gương một khoảng d. 1.Cho d = 28cm, người đó trông thấy ảnh mình cách mắt bao nhiêu? ảnh này to lên hay nhỏ đi mấy lần? 2. Đặt một tấm thuỷ tinh dày e = 2,5cm, chiết suất n = 1,6 giữa gương và người đó, thì người đó thấy ảnh của mình cách mình bao xa và so với ảnh trước thì lớn lên hay nhỏ đi mấy lần? Q164 Vật sáng AB đặt thẳng góc với quang trục chính của một gương cầu lồi, cho ảnh A1B1. Khi dịch vật ra xa gương thêm một đoạn bằng 1,8m thì thấy ảnh cũng dịch ra xa gương thêm 0,18m và nhỏ hơn ảnh A1B1 1,6 lần. Xác định tiêu cự của gương cầu lồi đó? Một người cận thị có điểm cực viễn cách mắt 1m. Hỏi người đó phải đứng cách gương cầu lồi thêm một khoảng bằng bao nhiêu để có thể nhìn được ảnh của mình mà mắt không phải điều tiết Q165 Một người có điểm cực cận cách mắt 50cm và điểm cực viễn cách mắt 500cm. Hỏi người đó phải đeo kính gì và có độ tụ là bao nhiêu để có thể đọc sách ở cách mắt 25cm? Khi đeo kính trên người đó có thể nhìn được vật ở trong khoảng nào? Người đó không đeo kính và soi mặt vào trong một gương cầu lõm có bán kính R = 120cm. Hỏi gương phải đặt cách mắt bao nhiêu để người đó có thể nhìn thấy ảnh của mắt mình cùng chiều và ở vị trí cực cận của mắt? Q166 1. Một người cận thị phải đeo kính có độ tụ D1 = -2dp thì điểm cực viễn cách mắt bao nhiêu? 2. Người ấy không đeo kính mà đặt mắt sát một kính lúp có D2 = 10dp đẻ quan sát một vật nhỏ qua kính lúp. Muốn nhìn rõ ảnh của vật mà mắt không phải điều tiết thì phải đặt vật cách kính lúp bao nhiêu? Q167 Một người khi đeo kính có độ tụ D1 = 1dp sát mắt thì có thể nhìn rõ ảnh của các vật đặt cách mắt từ 25cm đến 1m. Hỏi khoảng cách từ điểm cực cận và điểm cực viễn tới mắt người đó, khi không đeo kính bằng bao nhiêu? Xác định độ biến thiên độ tụ của thuỷ tinh thể mắt người đó từ trạng thái không điều tiết đến trạng thái điều tiết tối đa. Q168 Một người cân thị về già chỉ còn nhìn rõ những vật nằm trong khoảng cách mắt từ 0,4 m đến 1m. 1. Để nhìn rõ những vật ở rất xa mà mắt không phải điều tiết, người đó phải đeo kính với độ tụ bằng bao nhiêu? 2. Để nhìn rõ vật gần nhất cách mắt 25cm, người này phải đeo kính có độ tụ là bao nhiêu? Khi đeo kính này thì điểm cực viễn mới cách mắt bao nhiêu? 3. Để tránh tình trạng phải thay kính, người ta làm kính có hai tròng, tròng trên dùng để nhìn xa (như ở câu 1) tròng dưới dùng để nhìn gần (như ở câu 2) tròng nhìn gần được cấu tạo gồm một kính nhỏ gắn thêm vào phần dưới của tròng nhìn xa. Hãy tính độ tụ của kính mà người này cần dán thêm vào đó. Các kính coi như sát mắt. Q169 Một người cận thị phải đeo kính cận số 4 mới thấy rõ được các vật ở xa vô cùng. Khi đeo kính người đó chỉ đọc được trang sách đặt cách mắt ít nhất 25cm. 1. Xác định giới hạn nhìn rõ của người này khi không có kính. 2. Người này không mang kính và muốn quan sát chi tiết của hình vẽ ở dưới đáy một cái chậu, nhưng mắt chỉ có thể đặt cách đáy chậu ít nhất 16cm. Với vị trí đó của mắt thì phải đổ nước vào chậu đến độ cao nào để quan sát được hình với góc trông lớn nhất. Q170 1. CM công thức độ phóng đại góc của kính lúp. Vẽ hình để giải thích các đại lượng trong công thức. 2. Mắt có giới hạn nhìn rõ từ 20cm đến 50cm, kính lúp có độ tụ D = 20dp. Mắt đặt trên quang trục, cách quang tâm của kính lúp một khoảng 5cm. Tìm vị trí của AB để có độ phóng đại góc G =12. Q170 Một hệ quang học đồng trục gồm hai thấu kính O1 và O2 tiêu cự là f1 = -10cm và f2 = 20cm.đặt cách nhau 10cm, Đặt vật AB trước O1 và cách O1 15cm. Xác định vị trí, tính chất và độ phóng đại của ảnh qua hệ. Vẽ hình. Một người có điểm cực cận cách mắt 10cm và điểm cực viễn cách mắt 1m, đặt mắt sát O2 đẻ quan sát ảnh. Hỏi phải A B O1 O2 M đặt vật AB trong khoảng nào trước O1 để người này có thể quan sát được ảnh của vật. Nêu nhận xét về trường hợp này A B O1 O2 Giữ vị trí của vật AB và O1 như ý 1, dịch chuyển O2 ra xa O1. Phân tích sự thay đổi tính chất của ảnh cuối cùng. Q171 Một thấu kính phân kỳ có độ tụ –5dp đặt đồng trục với một gương cầu lõm có bán kính cong R = 16cm, quang tâm của chúng cách nhau l = 30cm. Vật sáng nhỏ AB đặt vuông góc với trục chính, cách thấu kính 20cm (hình vẽ). Xác định vị trí, tính chất, độ phóng đại của ảnh? Vẽ ảnh của AB qua hệ. Người có thị lực bình thường phải đặt mắt cách thấu kính bao nhiêu để có thể nhìn thấy ảnh nói trên? Để hứng được ảnh thật của AB trên màn đặt phía trước thấu kính thì vật AB phải đặt trong khoảng nào so với thấu kính? Q172 Cho một hệ gồm hai thấu kính O1 và O2 có cùng trục chính. Thấu kính O1 có tiêu cự f1 = 20cm, thấu kính O2 có tiêu cự f2 = -10cm. Hai thấu kính đặt cách nhau một khoảng l. Chiếu một chùm sáng song song bất kỳ vào thấu kính O1 thì chùm ló ra khỏi O2 song song với nhau. Hãy xác định khoảng cách l. Vẽ hình? Giữ nguyên khoảng cách l giữa hai thấu kính trong câu trên. Đặt một vật sáng AB trước thấu kính O1, vuông góc với trục chính. Chứng minh rằng độ phóng đại ảnh không phụ thuộc vào vị trí đặt vật AB. Một người cận thị có điểm cực cận cách mắt 15cm và điểm cực viễn cách mắt 50cm, dùng hệ thấu kính trên để quan sát vật AB nói trong câu 2. Mắt đặt sát sau O2. Hỏi AB phải đặt trong khoảng nào để người này nhìn thấy ảnh của vật qua hệ thấu kính? Q173 Một người cận thị phải đeo kính có độ tụ D = –2dp mới nhìn rõ các vật ở xa mà không phải điều tiết. Người này dùng một gương cầu lõm có tiêu cự f = 10cm để nhổ râu. Hỏi: Khi soi gương nà không đeo kính, để nhìn rõ ảnh cùng chiều của mình trong gương mà mắt không phải điều tiết người đó phải để gương cách mắt mình bao nhiêu? Đưa gương ra xa dần, đến một vị trí xác định, người đó lại thấy ảnh rõ nét của mình, ngược chiều nhưng nhỏ hơn. Giải thích hiện tượng đó và tính khoảng cách từ mặt người đó đến gương ở vị trí ấy. Q174 Một kính lúp có dạng một thấu kính phẳng lồi bằng thuỷ tinh chiết suất n = 1,5, bán kính mặt lồi là R = 2cm. Khoảng cách giữa mặt phẳng và đỉnh S của mặt cong là 3cm. Khi sử dụng vật AB phải quan sát được đặt trước mặt phẳng còn mắt người quan sát đặt tại S. Giả sử người này có giới hạn nhìn rõ là từ 26cm đến vô cùng. A B S Để nhìn rõ ảnh của vật phải đặt vật cách mặt phẳng của thấu kính ít nhất và nhiều nhất là bao nhiêu? Vật được đặt cách mặt phẳng của thấu kính 1,6cm. Tính độ phóng đại góc mà người này thu được.

File đính kèm:

  • doc15Mat-kinh lup.DOC
Giáo án liên quan